Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ TRIỂN


BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật dân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Mã số: 60 38 30


Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Quế Anh


HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Triển

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Tính mới và những đóng góp của đề tài 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Nội dung, tình hình và phương pháp nghiên cứu 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN

TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN 7

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ 7

1.1.1. Khái niệm quyền tác giả 7

1.1.2. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả 9

1.1.3. Nội dung quyền tác giả 11

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI

VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN 14

1.2.1. Lịch sử phát triển của tác phẩm văn học dân gian 14

1.2.2. Khái niệm tác phẩm văn học dân gian 16

1.2.3. Các đặc trưng cơ bản của quyền tác giả đối với tác phẩm văn

học dân gian 19

1.2.4. Mục đích bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân

gian trên thế giới 22

1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN

TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN 26

1.3.1. Trước khi có Bộ luật Dân sự 2005 ban hành 26

1.3.2. Sau khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành 29

1.4. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI

TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN 33

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 47

2.1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 48

2.2. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM

VĂN HỌC DÂN GIAN 49

2.3. TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN - ĐỐI TƯỢNG BẢO HỘ 51

2.4. XÁC LẬP QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN

HỌC DÂN GIAN 52

2.5. NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 53

2.6. XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM 55

2.7. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI

TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN 56

2.7.1. Biện pháp hành chính 56

2.7.2. Biện pháp dân sự 57

2.7.3. Biện pháp hình sự 59

2.7.4. Biện pháp kiểm soát biên giới 59

2.8. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN

VIỆT NAM 60

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÁC BIỆN

PHÁP BẢO VỆ 67

3.1. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN

HỌC DÂN GIAN 67

3.1.1. Một số vấn đề cần lưu ý khi xem xét việc bảo hộ tác phẩm văn

học dân gian 67

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tác giả

đối với tác phẩm văn học dân gian 69

3.2. CÁC KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI VIỆC THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI

TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN 73

3.2.1. Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quyền

tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian 73

3.2.2. Nâng cao ý thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng 73

3.2.3. Nâng cao năng lực xét xử của Tòa án trong giải quyết tranh chấp và xét xử các vụ án hình sự về xâm phạm quyền tác giả

đối với tác phẩm văn học dân gian 74

3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo hộ và bảo vệ quyền tác

giả đối với tác phẩm văn học dân gian 76

3.2.5. Thắt chặt cơ chế kiểm soát biên giới và mạng Internet trong lĩnh

vực quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian 76

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật Dân sự SHTT : Sở hữu trí tuệ VHDG : Văn học dân gian QTG : Quyền tác giả

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trải qua quá trình lao động, chiến đấu, xây dựng bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Nền văn học Việt Nam là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy. Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết với nhau, đó là văn học dân gian và văn học viết. Tác phẩm văn học dân gian VHDG) là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Những giá trị mà các tác phẩm văn học dân gian mang đến cho nhân loại là rất to lớn và toàn diện (Sinh hoạt, giải trí, sản xuất kinh doanh và học tập, nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước..)

Những giá trị về tinh thần cũng như lợi ích kinh tế mà việc bảo hộ mang lại cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩm văn học dân gian hết sức cần thiết và quan trọng. Nếu cơ chế bảo hộ quyền tác giả thực hiện tốt thì sẽ khuyến khích sự sáng tạo và phát triển của tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm văn học nói chung, đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị, nét tinh hoa văn hóa của tác phẩm văn học dân gian mang lại, nhằm góp phần làm cho các tác phẩm văn học trở nên phong phú và đa dạng hơn. Ngược lại, nếu không được ghi nhận xứng đáng sẽ là rào cản hạn chế động lực nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng các tác phẩm văn học dân gian vào trong các quá trình sinh hoạt, giải trí, sản xuất kinh doanh, học tập, nghiên cứu khoa học.

Ở Việt Nam quyền tác giả (QTG) đã được ghi nhận lần đầu tiên tại Nghị định 142/HĐBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo hộ quyền tác giả và đến nay đã có hàng loạt văn bản đã được ban hành gồm Luật,

các văn bản hướng dẫn thi hành và Hiệp định, Công ước quốc tế tham gia ký kết đảm bảo thi hành quyền tác giả nhưng đối với tác phẩm văn học dân gian vẫn còn những bất cập cần tiếp tục hoàn thiện. Mặc dù trong các cuộc họp thảo luận về dự thảo luật đã được các đại biểu quốc hội đưa ra và bàn luận rất nhiều nhưng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2009 thì vấn đề bất cập, mang tính thời sự về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian không được đề cập đến.

Bên cạnh đó thì nhận thức của người dân về quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian nói riêng vẫn còn thấp. Việc tuân thủ và thi hành pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian vẫn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội của mọi người dân. Thêm vào đó chúng ta còn chưa quen với việc trả một khoản chi phí cho những người có công sưu tầm, nghiên cứu, lưu giữ các tác phẩm văn học dân gian ngoài người bán các sản phẩm này.

Nhưng trên hết, vấn đề ở đây không phải là bất cập của hệ thống luật và cũng không phải là ý thức của người dân mà theo quan điểm của cá nhân đó là sự bất hợp lý giữa thu nhập của người dân và mức phí phải trả cho quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian là vấn đề nan giải.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn: “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài luận văn cao học của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài tập trung làm sáng tỏ các luận cứ khoa học về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian. Qua đó nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, xây dựng và kiến nghị một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023