Tổ chức hạch toán kế toán - 27

- Công ty mẹ và tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

- Các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25“Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”

6.2.4. Tổ chức lập báo cáo tài chính

6.2.4.1. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm:

- Trung thực và hợp lý;

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

+ Trình bày khách quan, không thiên vị;

+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.

6.2.4.2. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

- Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

- Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

- Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

+ Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;

+ Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn;

+ Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.

- Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

-Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

- Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

6.2.4.3. Kỳ lập báo cáo tài chính

- Kỳ lập báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

- Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ: Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (bao gồm quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.

- Kỳ lập báo cáo tài chính khác:

+ Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

+ Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

- Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê

Khi tổng hợp thống kê, trường hợp nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:

+ Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề;

+ Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu tư 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm, Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là Báo cáo tài chính bán niên;

+ Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau.

6.3. Tổ chức hệ thống báo cáo quản trị

6.3.1. Khái quát chung về báo cáo quản trị

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.

Nhiệm vụ, yêu cầu của công tác kế toán quản trị:

- Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý về chi phí của từng công việc, bộ phận, dự án, sản phẩm,…;

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, các định mức, đơn giá,... phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành và ra quyết định;

- Đảm bảo cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể hơn so với kế toán tài chính;

- Xác lập các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như giữa các thời kỳ hoạt động, giữa dự toán và thực hiện

6.3.2. Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin trên báo cáo quản trị

Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hoá các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị. Doanh nghiệp được sử dụng mọi thông tin, số liệu của phần kế toán tài chính để phối hợp và phục vụ cho kế toán quản trị.

- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.

- Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.

6.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường bao gồm:

6.3.3.1. Báo cáo tình hình thực hiện

- Báo cáo doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

- Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;

- Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;

- Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;

- Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;

- Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hoá;

- Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ;

- Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;

- Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;

- Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.

6.3.3.2. Báo cáo phân tích:

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;

- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tài chính.

Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Mục đích của báo cáo tài chính:

a. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính

b. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp

c. Đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng

d. Cả ba câu trên

Câu 2. Những thông tin nào sau đây được trình bày trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp:

a. Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu và lãi, lỗ

b. Tình hình nhân sự

c. Hợp đồng mua bán

d. Đào tạo nguồn nhân lực

Câu 3. Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho:

a. Một số loại hình doanh nghiệp

b. Một số ngành

c. Thành phần kinh tế nhà nước

d. Tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế

Câu 4. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu:

a. Sau khi khóa sổ kế toán

b. Khi chưa khóa sổ kế toán

c. Lấy bất kỳ khi nào cần

d. Lấy trên chứng từ kế toán

Câu 5. Báo cáo tài chính phải được:

a. Cơ quan thuế ký và đóng dấu

b. Người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị

c. Kiểm toán viên ký

d. Kho bạc ký

Câu 6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc:

a. Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán

b. Trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh

c. Kịp thời

d. Cả (a) và (b)

Câu 7. Các thông tin trọng yếu trình bày trên báo cáo tài chính phải được:

a. Đơn giản hóa để giúp người đọc hiểu

b. Phân tích để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp

c. Giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp

d. Che dấu để người đọc không hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp

Câu 8. Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là:

a. Năm âm lịch

b. Năm âm lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cáo cho cơ quan thuế

c. Năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cáo cho cơ quan thuế

d. Năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn.

Câu 9. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức:

a. Thông báo bằng văn bản, Niêm yết, các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

b. Phát hành ấn phẩm, thông báo bằng văn bản, niêm yết.

c. Phát hành ấn phẩm, thông báo bằng văn bản, niêm yết, các hình thức khác theo quy định của pháp luật

d. Bất kỳ hình thức nào

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Câu 1. Nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tổ chức công đoàn Câu 2. Hoạt động kinh doanh là hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp Câu 3. Hoạt động tài chính là hoạt động tài trợ.

Câu 4. Các khoản tư tương đương tiền là các khoản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi trên ba tháng.

Câu 5. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV)

Câu 6. Báo cáo tài chính được theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Câu 7. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” trên bảng cân đối kế toán chỉ là số dư nợ tài khoản 111

Câu 8. Có 2 phương pháp để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Câu 9. Đơn vị kinh doanh có thể không cần lập báo cáo tài chính nếu hoạt động kinh doanh luôn tuân thủ pháp luật.

Câu 10. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phải đính kém báo cáo kiểm toán

CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Có bao nhiêu phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ? Đó là những phương pháp nào?

Câu 2. Những chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán không có số liệu, thì đơn vị kinh doanh có thể xóa và đánh giá lại số thứ tự chỉ tiêu và mã số không?

Câu 3. Kết chuyển doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh có phản ánh vào sổ nhật ký chung không? Tại sao?

Câu 4. Chi phí và lợi nhuận có phải là các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp không? Tại sao?

Câu 5. Doanh thu phát sinh rong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thương bao gồm những loại nào?

Câu 6. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động nào? Câu 7. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp gồm những khoản nào?

BÀI TẬP

Bài 1

Thông tin về công ty cổ phần điện tử T&T (Địa chỉ: 123 Nguyễn Văn Hoan – Hồng Bàng – Hải Phòng)

Các chính sách kế toán áp dụng:

1. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc.

2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

3. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

- Doanh thu bán hàng: Tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14

- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tuân thủ 4 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14

Có số liệu năm 200N như sau:

ĐVT: Đồng


Chỉ tiêu

Cuối năm

Đầu năm

Doanh thu và các khoản làm giảm doanh thu trong

kỳ



1. Tổng doanh thu bán hàng

276.000.000

345.000.000

2. Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ

38.000.000

39.000.000

3. Hàng bán bị trả lại

3.345.000

5.768.000

4. Giảm giá hàng bán cho khách hàng

2.678.000

3.890.000

5. Chiết khấu thương mại cho khách hàng

1.098.000

2.345.000

Chi phí phát sinh trong kỳ



6. Chiết khấu thanh toán cho khách hàng thông thường

6.678.000

7.000.000

7. Giá vốn hàng bán

156.000.000

176.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Tổ chức hạch toán kế toán - 27

8.000.000

9.100.000

9. Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

6.789.000

7.345.000

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ

14.000.000

16.000.000

11. Chi phí lãi vay

13.000.000

14.000.000

12. Chi phí nhượng bán chứng khoán

4.000.000

6.000.000

13. Chi phí nhượng bán tài sản

3.000.000

4.000.000

14. Chi phí môi giới nhượng bán trái phiếu

2.000.000

3.000.000

15. Tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng

2.000.000

2.600.000

16. Chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản đem đi góp

vốn


4.000.000


2.700.000

Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác



17. Nhận lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

6.678.000

7.000.000

18. Cổ tức được chia

16.000.000

17.000.000

19. Thu nhập nhượng bán trái phiếu

8.000.000

9.000.000

20. Thu nhập nhượng bán tài sản

6.789.000

7.345.000

21. Tiền khách hàng nộp phạt

14.000.000

16.000.000

22. Thu nhập do thanh lý tài sản

5.000.000

6.000.000

23. Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản đem đi góp

vốn


3.000.000


4.000.000

24. Thu nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ

6.000.000

6.700.000

25. Bị phạt thuế, truy thu thuế

2.980.000

2.900.000

8. Giá vốn cung cấp dịch vụ

Yêu cầu:Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh biết rằng thuế suất thuế TNDN 22%.

Bài 2

Thông tin về công ty cổ phần điện tử T&T (Địa chỉ: 123 Nguyễn Văn Hoan – Hồng Bàng – Hải Phòng)

Các chính sách kế toán áp dụng:

1. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc.

2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

3. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Tuân thủ điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14

Có số liệu năm 200N như sau:


Tên tài khoản

Cuối năm

Đầu năm

1. Tiền mặt

23.134

27.890

2. Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

123.000

234.000

3. Tiền đang chuyển

4.567

5.980

107.000

78.000

5. Các khoản tương đương tiền

43.000

56.000

6. Giá trị trái phiếu đầu tư 12 tháng

234.000

198.000

7. Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

256.000

345.000

8. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

7.980

6.987

9. Phải thu của khách hàng thời hạn dưới 12 tháng

34.000

65.000

10. Trả trước cho người bán

48.900

56.900

11. Phải thu nội bộ dưới 12 tháng

56.789

43.123

12. Phải thu khác

4.567

5.321

13. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

6.876

3.098

14. Hàng đang đi đường

12.567

15.678

15. Nguyên vật liệu

123.678

213.000

16. Công cụ dụng cụ

6.789

7.123

17. Hàng hóa

134.000

234.000

18. Hàng gửi bán

57.000

67.000

19. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

5.648

3.000

20. Chi phí trả trước dưới 12 tháng

12.000

16.000

21. Thuế GTGT đầu vào

34.000

27.000

22. Cầm cố, ký cược dưới 12 tháng

45.000

56.000

23. Tạm ứng

13.000

23.000

24. Tài sản thiếu chờ xử lý

4.567

5.321

25. Phải thu của khách hàng thời hạn 24 tháng

56.000

76.000

26. Phải thu khác thời hạn 24 tháng

78.000

98.000

27. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

678.000

789.000

28. Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình lũy kế

123.000

134.000

29. Nguyên giá TSCĐ vô hình

345.000

367.000

30. Giá trị hao mòn TSCĐ vô hình lũy kế

45.000

46.000

31. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

324.000

234.000

32. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

657.000

789.000

33. Đầu tư trái phiếu thời hạn 36 tháng

234.000

345.000

34. Chi phí trả trước thời hạn 36 tháng

66.000

77.000

35. Cầm cố, ký cược thời hạn 36 tháng

78.000

99.000

36. Vay ngân hàng thời hạn 12 tháng

345.000

456.000

37. Nợ dài hạn đến hạn trả

67.000

87.000

38. Phải trả người bán thời hạn 12 tháng

123.098

234.567

39. Người mua trả tiền trước

34.000

45.000

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí