Tình Hình Nguyên Vật Liệu Tồn Kho Đầu Tháng 3/n Tại Công Ty “X” Như Sau:

3. Ngày 15: số hàng gửi đại lý kỳ trước được công ty X chấp nhận 3/4 . Số còn lại không được chấp nhận. Công ty đang gửi tại kho công ty X

4. Ngày 20: Công ty vật tư L mua trực tiếp 10.000 sản phẩm A theo giá bán đơn vị (cả thuế GTGT 10%) là 27,5. Công ty L đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng

5. Ngày 25: Công ty K trả lại 500 sản phẩm A đã bán kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã kiểm nhận, nhập kho và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho Công ty K theo giá bán (cả thuế GTGT 10%) là 13.750. Biết giá vốn của số hàng này là 10.000

Yêu cầu:

1. Tính giá thực tế sản phẩm xuất kho theo một trong các phương pháp dưới đây:

- Nhập trước, xuất trước

- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ

- Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước

- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

- Giá hạch toán (biết giá hạch toán đơn vị sản phẩm A trong kỳ là 20; sản phẩm B là 10).

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (giả sử doanh nghiệp tính giá thực tế sản phẩm xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ)

Bài 4

Cho tài liệu sau về tình hình thanh toán với khách hàng tại doanh nghiệp “X” như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

1. Số dư đầu tháng 9/N:

TK 131 “Khách hàng A” Dư Nợ: 100.000 – Hóa đơn GTGT số 90

TK 131 “Khách hàng S”: Dư Có: 120.000 – Hóa đơn GTGT số 93

TK 131 “Khách hàng T”: Dư Nợ: 200.000 – Hóa đơn GTGT số 75

TK 155 “Sản phẩm M”: 800 bộ, giá thành 545/bộ

TK 155 “Sản phẩm N”: 450 bộ, giá thành 920/bộ

2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/N:

Ngày 03/09 xuất kho sản phẩm M bán cho khách hàng A:

- Phiếu xuất kho số 45: 250 bộ

- Đơn giá bán chưa tính GTGT 630/bộ, thuế GTGT 10%

- Hóa đơn GTGT số 91, thanh toán chậm 1 tháng

Ngày 05/09: xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng T

- Phiếu xuất kho số 48: 300 bộ M và 150 bộ N

- Đơn giá bán chưa thuế GTGT 635/bộ M, và 1.020/bộ N

- Hóa đơn bán hàng số 92, thanh toán 50% bằng tiền mặt (Phiếu thu số 75)

Ngày 10/09: xuất kho hàng N bán cho khách hàng S:

- Phiếu xuất kho số 50: 250 bộ

- Đơn giá bán chưa thuế GTGT 1.000/bộ

- Hóa đơn GTGT số 93, thuế GTGT 10%

- Khách hàng thanh toán chậm 10 ngày

Ngày 15/09: khách hàng T thanh toán hết nợ đầu kỳ (hóa đơn số 75) bằng tiền mặt theo phiếu thu tiền số 76

Sản xuất hoàn thành nhập kho (theo phiếu nhập số 35): 1.200 bộ M với giá thành sản xuất 540/bộ và 800 bộ N, giá thành 925/bộ

Ngày 20/09 khách hàng S thanh toán toàn bộ số nợ mua hàng của hóa đơn GTGT số 93 sau khi bù trừ số tiền ứng từ kỳ trước (Phiếu thu số 77)

Ngày 23/09 khách hàng K đặt trước tiền để mua hàng, số tiền theo phiếu thu số 78 là 56.000

Ngày 23/09 khách hàng A trả lại 10 bộ M do hàng không đugns quy cách theo hợp đồng đã ký, đơn vị nhập lại kho (phiếu nhập kho số 36) đồng thời chấp nhận giảm từ nợ cho khách hàng

Ngày 25/09 khách hàng A thanh toán tiền hàng trước hạn bằng tiền mặt (Phiếu thu số 79) sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng

Ngày 26/09 xuất kho giao hàng cho khách hàng K:

- Phiếu xuất kho số 55: 200 bộ M và 300 bộ N

- Đơn giá bán chưa thuế GTGT 595/bộ M và 1.000/bộ N

- Hóa đơn GTGT số 94, thuế GTGT 10%

- Khách hàng chưa thanh toán

Ngày 28/09 xuất kho chuyển hàng tới cho khách hàng Q

- Phiếu xuất kho số 58: 680 bộ M và 300 bộ N

- Đơn giá bán để xuất: 600/ bộ M và 1.020/ bộ N

- Khách hàng chấp nhận số hàng nhưng xin thanh toán chậm 1 tháng

- Hóa đơn bán hàng đơn vị đã lập số 95, thuế GTGT 10%

Yêu cầu:

1. Tổ chức ghi sổ chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song và thực hiện nội dung tổ chức theo tài liệu cho trên. Biết phương pháp tính giá thực tế thành phẩm là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (hoặc nhập trước xuất trước)

2. Tổ chức kế toán chi tiết thanh toán với khách hàng và thực hành trên tài liệu cho trên

3. Tổ chức kế toán tổng hợp theo các hình thức Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chứng từ

Bài 5

I. Tình hình nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng 3/N tại công ty “X” như sau:

- Nguyên vật liệu “A”: 98.000 kg, đơn giá chưa có thuế GTGT 10% là: 9.500 đ/kg

- Nguyên vật liệu “B”: 350.000 kg, đơn giá chưa có thuế GTGT 10% là: 22.000 đ/kg

- Nguyên vật liệu “C”: 500.000 kg, đơn giá chưa có thuế GTGT 10% là: 22.500 đ/kg

II. Trong tháng 3/N có tình hình nhập, xuất các loại nguyên vật liệu như sau:

1. Ngày 05/03: Phiếu nhập kho số 180, nhập 150.000 kg nguyên vật liệu “A”, giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 10.000 đ/kg, đã trả bằng chuyển khoản 70% tổng giá thanh toán, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 500 đ/kg

2. Ngày 10/03: Phiếu nhập kho số 181, nhập kho 200.000 kg nguyên vật liệu “C”, giá mua chưa thuế GTGT 22.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản (đã nhận được giấy báo nợ), tổng chi phí thu mua trả bằng tiền mặt là 2.000.000 đ

3. Ngày 20/03: Phiếu nhập kho số 182, nhập kho 100.000 kg nguyên vật liệu “B”, giá mua chưa có thuế GTGT là 23.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Toàn bộ tiền hàng công ty đã chuyển trả cho người bán bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng

4. Ngày 07/03: Phiếu xuất kho số 150, xuất 70.000 kg nguyên vật liệu “A” cho sản xuất sản phẩm

5. Ngày 12/03: Phiếu xuất kho số 151; xuất 250.000 kg nguyên vật liệu “B” cho sản xuất sản phẩm

6. Ngày 15/03: Phiếu xuất kho số 152 ; xuất 400.000 kg nguyên vật liệu “C” cho sản xuất sản phẩm

7. Ngày 25/03: Phiếu xuất kho số 153 ; xuất 150.000 kg nguyên vật liệu “B” cho sản xuất sản phẩm

8. Ngày 30/03: Phiếu xuất kho số 154 ; xuất 100.000 kg nguyên vật liệu “A” cho sản xuất sản phẩm

Yêu cầu:

1. Lập bảng kê tính giá thực tế nguyên vật liệu cho trên theo các phương pháp sau:

- Phương pháp nhập trước, xuất trước

- Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước

- Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ

- Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

- Phương pháp giá hạch toán (biết giá hạch toán được sử dụng là giá thực tế lúc đầu)

2. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty theo phương pháp thẻ song song. Biết giá thực tế vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá hạch toán (Phương pháp hệ số giá)

3. Tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp vật tư theo các hình thức tổ chức sổ: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ

Biết giá vật tư xuất được tính theo phương pháp giá hạch toán. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên

Bài 6

I. Tình hình TSCĐHH tại công ty dệt Phương Nam ngày 01/10/N như sau: (ĐVT: đồng)

Nơi sử dụng

Nguyên giá

Tỷ lệ khấu

hao năm (%)

Giá trị hao mòn

lũy kế

1. PXSX chính số 1

1.140.000.00

0


360.000.00

0

- MMTB

900.000.000

10

300.000.00

0

- TSCĐ khác

240.000.000

5

60.000.000

2 PXSX chính số 2

864.000.000


306.000.00

0

- MMTB

720.000.000

10

270.000.00

0

- TSCĐ khác

144.000.000

5

36.000.000

3. PXSX phụ

270.000.000

10

181.000.00

0

4. Bộ phận bán hàng

324.000.000

5

48.000.000

5. Bộ phận QLDN

360.000.000

5

90.000.000

Cộng

2.958.000.00

0

X

985.000.00

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Tổ chức hạch toán kế toán - 26

II. Trong tháng 10/N có tình hình biến động TSCĐ như sau: (đơn vị : đồng)

1. Ngày 05/10: Theo hợp đồng mua bán số 09, hóa đơn GTGT số 02589 và biên bản giao nhận số 07, PXSX chính số 1 nhận 01 máy thiết bị sản xuất, đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Giá mua chư có thuế GTGT: 288.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã trả 50% bằng chuyển khoản

Thông tin bổ sung về thiết bị sản xuất:

- Tên thiết bị: Máy xe sợi

- Số hiệu: XS0987

- Nước sản xuất: Nhật Bản

- Năm sản xuất: N-5

- Công suất: 1.000.000 tấn

2. Ngày 15/10: Theo biên bản giao nhận số 08 kèm theo hóa đơn khối lượng XDCB số 250 ngày 07/10: PXSX chính số 2 nhận bàn giao nhà xưởng đưa vào sử dụng, diện tích mặt bằng 4.000m2 đầu tư bằng nguồn vốn XDCB

- Giá quyết toán của công trình được duyệt chưa có thuế GTGT là 600.000.000

- Thuế suất thuế GTGT 10%

- Tổng giá thanh toán của công trình 660.000.000, công ty đã ứng trước cho bên nhận thầu xây dựng 70%. Sau khi giữ lại 5% tổng giá thanh toán của công trình, công ty đã trả bằng chuyển khoản

3. Ngày 20/10: Theo QĐ số 09TCKT/QĐ ngày 10/10 của Giám đốc công ty và biên bản thanh lý số 25 ngày 20/10, thanh lý một nhà kho của bộ phận sản xuất phụ

- Nguyên giá: 180.000.000

- Giá trị hao mòn lũy kế: 170.000.000

- Thời gian sử dụng: 10 năm

- Phiếu chi số 150 ngày 20/10: chi thanh lý TSCĐ 1.000.000

- Phiếu thu số 230 ngày 20/10 về tiền bán phế liệu thanh lý 12.000.000

4. Ngày 30/10: theo hợp đồng liên doanh số 02/HĐLD: góp vốn liên doanh với công ty thương mại Phú Thịnh bằng một cửa hàng

- Thời hạn liên doanh: 10 năm

- Nguyên giá của cửa hàng: 240.000.000

- Giá trị hao mòn lũy kế: 30.000.000

- Hội đồng liên doanh ghi nhận giá trị vốn góp: 220.000.000

III. Yêu cầu:

1. Tổ chức chứng từ cho các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ nêu trên (các chứng từ liên quan, sơ đồ luân chuyển chứng từ, trình tự thực hiện và lập luân chuyển)

2. Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 10/N, tháng 11/N trong trường hợp khấu hao TSCĐ được tính theo ngày và trường hợp khấu hao được tính theo nguyên tắc tròn tháng

Bài 7

Cho tài liệu sau về tình hình thanh toán với khách hàng tại doanh nghiệp “X” như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

1. Số dư đầu tháng 9/N:

TK 131 “Khách hàng A” Dư Nợ: 100.000 – Hóa đơn GTGT số 90

TK 131 “Khách hàng S”: Dư Có: 120.000 – Hóa đơn GTGT số 93

TK 131 “Khách hàng T”: Dư Nợ: 200.000 – Hóa đơn GTGT số 75

TK 155 “Sản phẩm M”: 800 bộ, giá thành 545/bộ

TK 155 “Sản phẩm N”: 450 bộ, giá thành 920/bộ

2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/N:

Ngày 03/09 xuất kho sản phẩm M bán cho khách hàng A:

- Phiếu xuất kho số 45: 250 bộ

- Đơn giá bán chưa tính GTGT 630/bộ, thuế GTGT 10%

- Hóa đơn GTGT số 91, thanh toán chậm 1 tháng

Ngày 05/09: xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng T

- Phiếu xuất kho số 48: 300 bộ M và 150 bộ N

- Đơn giá bán chưa thuế GTGT 635/bộ M, và 1.020/bộ N

- Hóa đơn bán hàng số 92, thanh toán 50% bằng tiền mặt (Phiếu thu số 75)

Ngày 10/09: xuất kho hàng N bán cho khách hàng S:

- Phiếu xuất kho số 50: 250 bộ

- Đơn giá bán chưa thuế GTGT 1.000/bộ

- Hóa đơn GTGT số 93, thuế GTGT 10%

- Khách hàng thanh toán chậm 10 ngày

Ngày 15/09: khách hàng T thanh toán hết nợ đầu kỳ (hóa đơn số 75) bằng tiền mặt theo phiếu thu tiền số 76

Sản xuất hoàn thành nhập kho (theo phiếu nhập số 35): 1.200 bộ M với giá thành sản xuất 540/bộ và 800 bộ N, giá thành 925/bộ

Ngày 20/09 khách hàng S thanh toán toàn bộ số nợ mua hàng của hóa đơn GTGT số 93 sau khi bù trừ số tiền ứng từ kỳ trước (Phiếu thu số 77)

Ngày 23/09 khách hàng K đặt trước tiền để mua hàng, số tiền theo phiếu thu số 78 là 56.000

Ngày 23/09 khách hàng A trả lại 10 bộ M do hàng không đugns quy cách theo hợp đồng đã ký, đơn vị nhập lại kho (phiếu nhập kho số 36) đồng thời chấp nhận giảm từ nợ cho khách hàng

Ngày 25/09 khách hàng A thanh toán tiền hàng trước hạn bằng tiền mặt (Phiếu thu số 79) sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng

Ngày 26/09 xuất kho giao hàng cho khách hàng K:

- Phiếu xuất kho số 55: 200 bộ M và 300 bộ N

- Đơn giá bán chưa thuế GTGT 595/bộ M và 1.000/bộ N

- Hóa đơn GTGT số 94, thuế GTGT 10%

- Khách hàng chưa thanh toán

Ngày 28/09 xuất kho chuyển hàng tới cho khách hàng Q

- Phiếu xuất kho số 58: 680 bộ M và 300 bộ N

- Đơn giá bán để xuất: 600/ bộ M và 1.020/ bộ N

- Khách hàng chấp nhận số hàng nhưng xin thanh toán chậm 1 tháng

- Hóa đơn bán hàng đơn vị đã lập số 95, thuế GTGT 10%

Cuối tháng theo bảng kê chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

- Lương phải trả nhân viên bán hàng 10.000, lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 12.000

- Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng 2.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 3.000

- Chi phí khác bằng tiền thuộc bộ phận bán hàng 1.000, quản lý doanh nghiệp

5.000

Yêu cầu:

1. Tổ chức kế toán chi tiết tiêu thụ. Hãy cho biết lãi gộp từng mặt hàng kinh doanh. Cho biết kết quả tiêu thụ

2. Lập bảng tổng hợp tiêu thụ lãi lỗ của doanh nghiệp

CHƯƠNG 6. TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN


6.1. Khái quát chung về báo cáo kế toán

Kế toán quan sát hoạt động của đơn vị, phân tích ghi chép các sự kiện, các hoạt động đã ghi nhận được, tiến hành sắp xếp, phân lọai các sự kiện đó và định kỳ tổng hợp bằng cac báo biểu để báo cáo lên cho lãnh đạo đơn vị và các cơ quan chức năng có liên quan.

Báo cáo kế toán là phương thức kế toán tổng hợp số liệu kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế – tài chính một cách tổng quát, tòan diện, có hệ thống tình hình tài sản, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp sau một kỳ hạch toán. Thực chất của báo cáo kế toán là những bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính bằng tiền trên cơ sở số liệu từ sổ kế toán nhằm phản ánh tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

6.2. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính

6.2.1. Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và cơ quan chức năng…)

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chinh chủ yếu của đơn vị. Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... phục cụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các báo cáo kế toán nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.

6.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính

-Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai.

Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây:

- Báo cáo tài chính phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã qui định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo.

- Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.

Số liệu phản ánh trong báo cáo tài chính phải rò ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính phải đạt được mục đích của họ.

Báo cáo tài chính phải được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định.

Ngoài ra báo cáo tài chính còn phải đảm bảo tuân thủ các khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận và ban hành. Có như vậy hệ thống báo cáo tài chính mới thực sự hữu ích, mới đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng để ra các quyết định phù hợp.

6.2.3. Đối tượng áp dụng lập báo cáo tài chính

- Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý) được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

- Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.

- Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những qui định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự được quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự” và các văn bản quy định cụ thể.

- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022