Quyền Hạn Của Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm

việc làm mới, góp phần giải quyết việc làm, làm cho thị trường lao động hoạt động sôi động, hiệu quả hơn. Việc liên hệ với người sử dụng lao động có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: liên hệ trực tiếp với người sử dụng lao động, liên hệ qua điện thoại, qua mạng Internet, thông tin qua Fax. Nhiều khi người sử dụng lao động có thể chủ động liên hệ với tổ chức GTVL.

Để việc liên hệ có thể thu được kết quả như mong muốn, tổ chức GTVL phải gây được lòng tin, thiện cảm với người sử dụng lao động và phải giữ mối quan hệ mật thiết, thường xuyên với người sử dụng lao động.

- Giới thiệu người lao động đang tìm việc làm với người sử dụng lao động đang cần tuyển lao động.

Sau khi đã nắm được các thông tin về người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức GTVL sẽ tiến hành phân loại, khớp nối, xử lý thông tin cung - cầu về lao động để tìm ra những yêu cầu giống nhau của họ và thông báo cho khách hàng về những đặc điểm yêu cầu của đối tác. Khi hoàn thành công việc này, tổ chức GTVL trực tiếp giới thiệu người lao động với người sử dụng lao động. Công việc tiếp theo là có thỏa thuận được với nhau hay không đều phụ thuộc vào quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động. Đến đây, nhiệm vụ giới thiệu của tổ chức GTVL đã hoàn thành.

- Tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho người sử dụng lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.

Khi nhận được yêu cầu của người sử dụng lao động, không kể là người Việt Nam hay người nước ngoài thì tổ chức GTVL sẽ thay mặt họ đứng ra để tuyển lao động. Thường thì đây là cuộc tuyển chọn có số lượng lao động lớn, nên tổ chức GTVL phải thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc. Nhiệm vụ này được các tổ chức GTVL thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng cung ứng lao động, văn bản ủy quyền… Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là người sử dụng nước

ngoài) tại Việt Nam tuyển lao động là người Việt Nam vào làm việc thì phương thức và trình tự tuyển lao động được thực hiện như sau [15]:

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp tuyển lao động Việt Nam;

+ Nếu không trực tiếp tuyển dụng thì các doanh nghiệp thông qua tổ chức GTVL

+ Danh sách lao động đã tuyển được phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương.

- Tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho các công ty, đơn vị được phép đưa lao động đi làm việc, học tập có thời hạn ở nước ngoài

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài là một giải pháp cơ bản trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc này vừa giải quyết được việc làm, vừa nâng cao đời sống cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách quốc gia.

Thị trường lao động nước ngoài là một thị trường rất giàu tiềm năng và cần được khai thác. Trong vài năm trở lại đây, phong trào xuất khẩu lao động ở Việt Nam sang một số nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malayxia, Libia, Nhật bản… phát triển rất mạnh, chủ yếu tập trung vào một số công việc như: giúp việc, chăm sóc người già, may mặc, điện tử… Nhiệm vụ này thường được thực hiện thông qua quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các quốc gia hoặc các cơ quan, tổ chức, đoàn thể … được pháp luật cho phép có thể ký kết các hợp đồng cung ứng lao động cho nước khác. Việc tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng lao động cho nước ngoài được thực hiện thông qua các tổ chức GTVL.

Ở nước ta, chỉ có các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 mới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ vào nhu cầu xuất khẩu lao động của mình, các doanh

nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp có thể tìm nguồn lao động để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc cung ứng của các tổ chức GTVL, đặc biệt là đối với các hợp đồng xuất khẩu lao động có số lượng lớn và có điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Có thể các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp ký hợp đồng với các tổ chức GTVL để đào tạo và cung ứng nguồn lực lao động nhằm phục vụ lâu dài cho công tác xuất khẩu lao động của mình.

Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động

Với tư cách là một đầu mối thông tin về thị trường lao động, các tổ chức GTVL có nhiệm vụ thu thập, phân tích tất cả các thông tin về thị trường lao động như: Nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động, của vùng và cả nước để cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu đó là những người lao động, người sử dụng lao động và cả các cơ quan quản lý nhà nước về lao động - việc làm. Yêu cầu đối với thông tin thị trường lao động phải toàn diện, chính xác và kịp thời. Các thông tin này khi đến với người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan phải phù hợp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại những lợi ích nhất định.

Để làm tốt nhiệm vụ này, các tổ chức GTVL cần phải nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của tổ chức GTVL, Bộ LĐTB&XH, các Sở phải hình thành hệ thống thông tin về thị trường lao động, nắm bắt thông tin thường xuyên về tình hình cung cầu lao động ở từng vùng, từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

Tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật

Đây là một trong bốn nhiệm vụ cơ bản của tổ chức GTVL [17]

Mục đích của học nghề là nhằm đào tạo ra những lao động có kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cần thiết để có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp. Các tổ chức GTVL không chỉ có nhiệm vụ là giới thiệu cho người lao động tìm kiếm việc làm, mà đối với những lao động chưa có nghề hoặc có

nghề nhưng không phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và thị trường lao động. Trên cơ sở nhu cầu của người lao động hoặc thông qua hợp đồng ký kết với người sử dụng lao động, tổ chức GTVL tổ chức dạy nghề nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, hoặc giới thiệu họ đi học nghề tại các cơ sở có đủ điều kiện về uy tín, chất lượng và thẩm quyền đào tạo. Từ đó, người lao động sẽ đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tổ chức GTVL cũng đáp ứng được mục đích của mình đó là giải quyết được việc làm cho người lao động và giúp người sử dụng lao động có thể tuyển được những lao động phù hợp với yêu cầu của họ.

Tuy nhiên, với nhiệm vụ này các tổ chức GTVL cũng cần lưu ý một điều là: Việc đào tạo, dạy nghề thường phải tuân thủ những quy định riêng về thời gian tiến hành đào tạo, thi cử, nội dung đào tạo… Nên việc ký kết hợp đồng dạy nghề, học nghề thực hiện theo quy định tại Nghị định 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2001 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành BLLĐ và Luật Giáo dục về dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thực hiện khác.

Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các tổ chức GTVL phải có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Khi được người sử dụng lao động yêu cầu tham gia tuyển chọn, đào tạo nghề, các tổ chức GTVL có thể tự mình đứng ra đào tạo nghề cho người lao động, hoặc có thể thuê các chuyên gia thực hiện nhiệm vụ này và chỉ tham gia vào quá trình dạy nghề với vai trò là nhà tổ chức.

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên của các tổ chức GTVL nói chung, pháp luật còn quy định đối với các trung tâm GTVL phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ở nước ta, các trung tâm GTVL thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn được giao thêm một số nhiệm vụ sau:

+ Nắm và phân loại lao động theo nghề nghiệp, việc làm, tình hình lao động, cung, cầu lao động trên địa bàn. Tổ chức để người thất nghiệp đăng ký;

nắm số liệu về lao động thất nghiệp đang cần tìm việc làm và số người đã được giải quyết việc làm thông qua hệ thống các trung tâm GTVL;

+ Tổng hợp nhu cầu tuyển lao động trên địa bàn có kế hoạch, biện pháp giới thiệu và giúp tuyển lao động đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;

+ Thực hiện GTVL, đào tạo nghề miễn, giảm phí cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người dân tộc và người nghèo;

+ Nắm bắt nhu cầu đào tạo, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch đào tạo và mô hình mẫu về dạy nghề gắn với việc làm.

Đối với các trung tâm GTVL, qua tổng hợp từ các trung tâm thì đến nay có trên 93% các trung tâm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, riêng về nhiệm vụ thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động thì chỉ có 80,82% trung tâm thực hiện. Việc thực hiện nhiệm vụ của các trung tâm được thông qua biểu tổng hợp sau:

Biểu 3.1: Tổng hợp về thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm GTVL [55]

(Đơn vị tính %)



TT


Vùng kinh tế


Tư vấn

Giới thiệu, cung ứng lao động

Thu thập, cung ứng về TTLĐ


Dạy nghề

1

Vùng Đông Bắc

76,92

84,61

69,23

84,61

2

Vùng Tây Bắc

100

100

66,66

100

3

Vùng đồng bằng sông Hồng

91,11

91,11

86,66

97,71

4

Vùng Bắc Trung Bộ

95,23

95,23

90,47

100

5

Vùng Nam Trung Bộ

94,44

94,44

66,66

94,44

6

Vùng Tây Nguyên

100

100

100

100

7

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

100

100

81,80

86,36

8

Vùng Đông Nam Bộ

95,23

95,23

71,42

85,71

Chung cả nước

93,15

93,83

80,82

93,83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 8

Như vậy, với việc bổ sung thêm một số nhiệm vụ cho các trung tâm GTVL và lần đầu tiên quy định các nhiệm vụ cho doanh nghiệp hoạt động

GTVL, có thể thấy Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý tương đối đầy đủ để hệ thống tổ chức GTVL hình thành và phát triển.

2.1.1.3. Quyền hạn của tổ chức giới thiệu việc làm

Quyền hạn của các tổ chức GTVL được quy định khá phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước thành viên của ILO.

Ở Việt Nam hiện nay, quyền hạn của tổ chức GTVL được quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ, Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH.

Theo quy định của pháp luật, tổ chức GTVL có các quyền hạn sau [17]:

- Có quyền ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, GTVL và dạy nghề, học nghề.

Đây là một trong những quyền hạn rất quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức GTVL. Tuy nhiên, các tổ chức GTVL khi ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, GTVL, tuyển lao động phải thực hiện theo quy định của pháp luật như [22]:

+ Đối với hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng tuyển lao động, hợp đồng GTVL phải ký kết theo mẫu do Bộ LĐTB&XH thống nhất ban hành.

+ Việc ký kết hợp đồng dạy nghề, học nghề thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2001 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành BLLĐ và Luật Giáo dục về dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thực hiện

- Có quyền khai thác các thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề từ cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức;

Hoạt động của các tổ chức GTVL là nhằm góp phần làm minh bạch thị trường lao động, điều tiết thị trường lao động, tránh những lộn xộn trên thị trường lao động; góp phần thực hiện các chính sách về lao động - việc làm; đáp ứng nhu cầu của người tìm việc và người sử dụng lao động…

Vì vậy, để đáp ứng được các yêu cầu trên, tổ chức GTVL được quyền khai thác các thông tin về lao động việc làm và dạy nghề như: đưa ra dự báo, dự kiến về việc làm trong các năm tới; những biến động của dân số và lao động, các công việc đang thiếu trên thị trường lao động, các nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo và đào tạo lại, xu hướng về việc làm, các thông tin về chính sách thị trường lao động, các chương trình và giải pháp đối với thị trường lao động, các thông tin về các doanh nghiệp mới thành lập… Trên cơ sở đó để thực hiện tốt các hoạt động của mình là tư vấn và cung cấp cho khách hàng những yêu cầu cầu cần thiết đối với cung - cầu của thị trường lao động.

- Có quyền thu phí GTVL bao gồm: phí tư vấn, giới thiệu, cung ứng lao động, cung cấp thông tin lao động - việc làm và thu học phí theo quy định của pháp luật.

Mức thu phí GTVL được quy định như sau [23]:

+ Đối với người lao động: Các trung tâm GTVL không được thu phí tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và tuyển lao động của người lao động. Các doanh nghiệp hoạt động GTVL được thu các loại phí này, nhưng mức thu đối với phí tư vấn không quá 10.000 đồng/lần/người, phí GTVL không quá

200.000 đồng/lần/người, phí cung ứng lao động và tuyển lao động không quá 20% tiền lương 1 tháng lương đầu ghi trong hợp đồng lao động của người được tuyển.

+ Đối với người sử dụng lao động: Các tổ chức GTVL (trung tâm và doanh nghiệp) đều được phép thu tất cả các loại phí GTVL, mức thu đối với phí tư vấn không quá 20.000 đồng/lần/người; phí GTVL không quá quá 20% tiền lương 1 tháng lương đầu ghi trong hợp đồng lao động của người được tuyển và phí cung ứng lao động và tuyển lao động không quá 30% tiền lương 1 tháng lương đầu ghi trong hợp đồng lao động của người được tuyển.

Pháp luật còn quy định: Tiền lương theo hợp đồng là căn cứ để tính phí GTVL gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương, tổ chức GTVL quy định mức thu cụ thể đối với từng đối tượng nộp phí cho phù hợp với trình độ của người lao động (lao động phổ thông, lao động có nghề, lao động có trình độ cao…), địa bàn GTVL (trong tỉnh, ngoài tỉnh), số lượng lao động được giới thiệu… nhưng không được vượt quá mức thu theo quy định trên.

Khi đăng ký tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động, người đăng ký phải nộp phí GTVL đối với hoạt động tư vấn; Phí GTVL đối với hoạt động GTVL, cung ứng lao động chỉ được thanh toán khi tổ chức GTVL thực hiện xong công việc GTVL và người lao động nhận được việc làm.

Khi thu phí, các trung tâm GTVL phải lập giao biên lai thu cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế. Các doanh nghiệp hoạt động GTVL phải lập và giao hóa đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng.

Đối với việc quản lý, sử dụng phí GTVL, pháp luật cũng quy định [23]:

+ Các trung tâm GTVL thì phí GTVL được thu là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước, các trung tâm được sử dụng toàn bộ tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc GTVL và thu phí.

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động GTVL thì phí GTVL là khoản thu không thuộc Ngân sách Nhà nước. Tiền phí thu được là doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu được sau khi đã nộp thuế theo quy định, hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

- Được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 11/10/2024