Quy Định Của Pháp Luật Lao Động Hiện Hành Về Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm

Chương 2‌

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH

VỀ TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG


2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH VỀ TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức giới thiệu việc làm

2.1.1.1. Chức năng của tổ chức giới thiệu việc làm

Theo quy định của pháp luật lao động, tổ chức GTVL có các chức năng sau:

Chức năng tư vấn

Tư vấn là một loại dịch vụ trí tuệ, là hoạt động chất xám nhằm cung cấp cho những người có nhu cầu tư vấn những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, biện pháp hành động và giúp đỡ, hướng dẫn họ thực hiện một cách hiệu quả các lời khuyên đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Hoạt động tư vấn thường được thực hiện thông qua hợp đồng giữa người lao động, người sử dụng lao động với người cung ứng dịch vụ là các tổ chức GTVL. Trong hoạt động của mình, các tổ chức GTVL thường xuyên thực hiện hoạt động tư vấn. Cụ thể, tư vấn cho người lao động các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn các công việc, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, đào tạo nghề… Đôi khi còn tư vấn cho họ về cả kỹ năng làm giấy tờ, hồ sơ, kỹ năng giao tiếp khi gặp gỡ người tuyển dụng lao động. Đối với người sử dụng lao động, các tổ chức GTVL tư vấn cho họ những vấn đề như: nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề của người lao động… Thậm chí có những lúc còn tư vấn cho họ về cả việc bố trí nguồn nhân lực hoặc các giải pháp trước khi giảm bớt nguồn nhân lực.

Với thị trường lao động hiện nay có rất nhiều thông tin mà người lao động cũng như người sử dụng lao động hết sức bối rối khi họ muốn chọn cho mình một công việc hay những người lao động phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của mình. Vì vậy, họ thường tìm đến các tổ chức GTVL với mong muốn nhận được những lời tư vấn, lời khuyên bổ ích.

Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 7

Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng này cho người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức GTVL không nên áp đặt cho họ sự lựa chọn cụ thể, mà nên định hướng cho họ hoặc đưa ra các phương án cho họ tự lựa chọn. Người tư vấn cũng cần phải lưu ý, khi đưa ra các phương án thì cũng phải chỉ rõ cho họ những ưu và hạn chế của từng phương án đó. Việc tư vấn trên sẽ có lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, họ sẽ hài lòng với phương án mà mình lựa chọn, đồng thời họ cũng tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó.

Để đáp ứng nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động, thì những lời khuyên của tổ chức GTVL phải có độ chính xác cao, trên cơ sở của sự hiểu biết sâu, rộng và khả năng phân tích, đánh giá của các cán bộ làm công tác tư vấn.

Chức năng môi giới (chức năng trung gian)

Đây là chức năng thể hiện bản chất của hoạt động GTVL, chức năng này thể hiện qua việc "Giới thiệu, cung ứng và giúp tuyển lao động" [13].

Bản chất của chức năng này thể hiện ở chỗ tổ chức GTVL chính là khâu trung gian giữa người tìm việc (người lao động) với người thuê nhân công lao động (người sử dụng lao động); giữa người cần học nghề với người đào tạo và dạy nghề. Thông qua mắt xích trung gian này, "cung" và "cầu" được chắp nối nhanh hơn, nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động về nghề nghiệp (bao gồm cả nhu cầu về việc làm, thuê nhân công, hướng nghiệp, chọn lĩnh vực nghề cần đào tạo và quy mô đào tạo…) được thỏa mãn. Làm tốt chức năng này, các tổ chức GTVL đã góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển ngày càng sôi động hơn.

Vì thế, trong bất cứ môi trường xã hội nào, hoàn cảnh nào… Nhà nước cũng cần phải quy định cho các tổ chức GTVL thực hiện chức năng này.

Chức năng thông tin

Một trong những chức năng quan trọng khác của tổ chức GTVL là chức năng thông tin. Bản chất của chức năng này thể hiện ở việc nhận, xử lý và cung ứng thông tin cho người lao động và người sử dụng lao động. Điều 18 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung còn quy định: "… Tổ chức GTVL thu thập, cung ứng thông tin về thị trường lao động…".

Trong biển thông tin về lao động hiện nay, để tìm ra thông tin có ý nghĩa cho người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức GTVL khi nhận các thông tin cần phải tiến hành sắp xếp, xử lý, phân loại để cung cấp cho người lao động và người sử dụng lao động những thông tin cần thiết, có giá trị, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ, cũng như cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này khi được yêu cầu.

Chức năng dịch vụ

Chức năng dịch vụ của tổ chức GTVL được thể hiện thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Mỗi khách hàng thường có một số nhu cầu nào đó, chẳng hạn nhu cầu về việc làm của người tìm việc, nhu cầu cần thuê nhân công của người sử dụng lao động… Họ tìm đến tổ chức GTVL với hy vọng là tổ chức GTVL có thể đáp ứng được nhu cầu này cho họ. Khi nhu cầu của họ được đáp ứng, tổ chức GTVL sẽ nhận được một khoản phí dịch vụ. Các tổ chức GTVL sẽ không thể tồn tại và phát triển được nếu không thực hiện chức năng này.

Như vậy, hệ thống tổ chức GTVL ở nước ta đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam với các chức năng là cầu nối giữa người lao động cần tìm việc làm và người sử dụng lao động cần thuê lao động, giúp người lao động và người sử dụng lao động thỏa mãn nhu cầu về nguồn lực, việc làm một cách nhanh chóng và phù hợp; là địa chỉ tin cậy tư vấn cho người lao động về việc làm, học nghề, tự tạo việc làm, quan hệ

lao động; làm điểm quan sát, thu thập và cung cấp các thông tin về thị trường lao động cho các đối tượng có nhu cầu nhằm phát triển thị trường lao động.

2.1.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức giới thiệu việc làm

Những nhiệm vụ cụ thể của tổ chức GTVL được quy định trong các văn bản pháp luật có giá trị cao như BLLĐ, các Nghị định của Chính phủ.

Mặc dù ra đời từ năm 1987, nhưng đến năm 1994, khi Quốc hội thông qua BLLĐ đầu tiên ở nước ta thì các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức GTVL mới chính thức được ghi nhận về mặt pháp lý.

Các nhiệm vụ của tổ chức GTVL, được khái quát tại Điều 18 BLLĐ và được cụ thể hóa tại Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995, Thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 10/3/1997 của Bộ LĐTB&XH (đến nay đã hết hiệu lực). Theo quy định của các văn bản này, tổ chức GTVL có các nhiệm vụ sau: Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề; Giới thiệu người lao động đến những nơi đang cần người làm việc và học nghề ở những nơi phù hợp; Tổ chức cung ứng lao động cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động là người Việt Nam và nước ngoài đang lao động hợp pháp ở Việt Nam; Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động là người Việt Nam và người nước ngoài đang lao động hợp pháp ở Việt Nam cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động và việc làm theo quy định của Bộ LĐTB&XH.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, dân số nước ta càng ngày càng tăng, mỗi năm có khoảng 1,4 đến 1,5 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động [53], kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp gia tăng, tổ chức GTVL có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác như: đưa ra các biện pháp giúp đỡ những người thất nghiệp, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp (khi có chính sách bảo hiểm thất nghiệp). Ngoài ra, các tổ chức GTVL của Nhà nước có thể tham gia với các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển và các biện pháp nhằm tác động tích cực đến vấn đề tạo việc làm và thu hút lực lượng lao động. Vì vậy, nếu các tổ chức

GTVL chỉ thực hiện các nhiệm vụ nêu trên thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thực tiễn.

Do đó, năm 2002, khi thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ, Quốc hội vẫn tiếp tục khẳng định và bổ sung thêm một số nhiệm vụ cho tổ chức GTVL.

Điều 18 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung quy định: "Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, GTVL cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung ứng thông tin về thị trường lao động và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật".

Nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 18 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung, ngày 28/2/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động động của tổ chức GTVL. Nghị định quy định rất cụ thể các nhiệm vụ của tổ chức GTVL. Đặc biệt lần đầu tiên Nhà nước đã đưa vào quản lý hệ thống các doanh nghiệp hoạt động GTVL thông qua việc cấp giấy phép GTVL làm đồng thời cũng quy định rõ nhiệm vụ của các doanh nghiệp này.

Theo quy của pháp luật lao động, các tổ chức GTVL phải thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản sau [17]:

Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động

Tư vấn là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được của các tổ chức GTVL. Nhiệm vụ này rất phong phú về nội dung và đối tượng tư vấn, nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực sau:

- Tư vấn về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn … về lao động và việc làm của Việt Nam và pháp luật lao động của các nước khác (nếu có).

Người lao động và người sử dụng lao động thường quan tâm đến các chính sách liên quan đến học nghề, tuyển dụng, đào tạo lại, chính sách sử

dụng lao động, hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, qui trình thủ tục thực hiện các chính sách đó. Ngoài ra, họ cũng muốn biết quyền và nghĩa vụ của họ khi tìm việc, khi tham gia dự tuyển, khi làm việc tại doanh nghiệp, khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động, khi muốn tìm việc mới hoặc chuyển việc. Trong trường hợp đó, tổ chức GTVL có thể giúp họ, tư vấn cho họ các nội dung mà họ quan tâm và muốn biết. Tổ chức GTVL có thể tư vấn cho người sử dụng lao động cách thức tuyển lao động, các phương án bố trí sử dụng lao động, các phương án cắt giảm lao động khi có sự thay đổi cơ cấu lao động theo đúng quy định của pháp luật

Để thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, tổ chức GTVL phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành về lao động - việc làm của Việt Nam, phải thu thập, cập nhật thông tin về các văn bản liên quan đến pháp luật lao động, phong tục, tập quán của các nước khác trên thế giới để phục vụ nhiệm vụ tư vấn cho lao động xuất khẩu. Khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế, các tổ chức GTVL cần phải nắm vững các Công ước và các Khuyến nghị của ILO về lao động - việc làm như: Công ước số 83 về "Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức GTVL"... Bởi, nước ta đã là thành viên của ILO, nên các tổ chức GTVL ở nước ta cần phải tuân thủ các Công ước và các Khuyến nghị của ILO.

- Hướng nghiệp, tư vấn cách thức tìm việc làm, giúp cho người lao động có điều kiện lựa chọn công việc phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn và sở trường, nguyện vọng cá nhân, giúp người lao động tự tạo việc làm hoặc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề …

Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay của thị trường lao động. Việc định hướng nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê, cấu trúc lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo cấp độ đào tạo vốn đã bất hợp lý, nay lại càng bất hợp lý hơn. Năm 2004, cấu trúc đào tạo là 1- 0,91 - 2,78 (tương ứng với 1 lao động có trình độ Đại học - Cao đẳng trở lên thì có

0,91 lao động có trình độ Trung học chuyên nghiệp và 2,78 lao động có trình độ sơ cấp/học nghề - công nhân kỹ thuật). Năm 2005, cấu trúc này là: 1 - 0,82

- 2,89. Trong khi ở các nước đang phát triển, với chất lượng đào tạo đã được chuẩn hóa, việc quản lý và sử dụng lao động đã đạt tới trình độ cao, cấu trúc đào tạo ở tầm quốc gia thường là 1- 12 - 24.

Với nước ta, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 cấu trúc đào tạo nói chung của cả nước là 1- 4 -

10. Tuy nhiên, với thực trạng đào tạo như những năm qua, chưa nói đến việc không thể thực hiện được mục tiêu trên đến năm 2010 mà thậm chí có xu hướng ngày càng bất hợp lý hơn [46].

Như vậy, thị trường lao động ở nước ta không phải là thiếu việc làm, mà vấn đề là do người lao động không lựa chọn đúng nghề nghiệp mà thị trường lao động đang cần nên họ khó có thể tìm được việc làm theo đúng chuyên môn đã được đào tạo. Do đó, nhiệm vụ của tổ chức GTVL trong giai đoạn hiện nay là không chỉ thực hiện nhiệm vụ GTVL, mà cần phải hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho người lao động theo yêu cầu của thị trường lao động.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, tổ chức GTVL phải nắm vững các thông tin nghề nghiệp, các thủ tục tìm việc làm và ký kết hợp đồng, các yêu cầu của thị trường lao động đối với những người tìm việc làm. Ngoài ra, khi khai thác thông tin từ người lao động và người sử dụng lao động, những thông tin thu nhận được từ họ phải chi tiết chính xác, đầy đủ, việc xử lý thông tin phải rất cẩn thận và tỷ mỷ.

- Tư vấn về tự tạo việc làm: Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam việc làm trong khu vực Nhà nước và doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho số thất nghiệp ngày càng tăng. Do vậy, tự tạo việc làm là một hướng quan trọng nhằm góp phần giải quyết tình trạng này. Tổ chức GTVL có thể tư vấn, khuyến khích người tìm việc tự tạo việc làm cho bản thân mình. Thực tế, đây chính là quá trình người tìm việc đầu tư cho chính họ để có việc làm và

thu nhập cho bản thân. Tổ chức GTVL có thể tư vấn trợ giúp tự tạo việc làm thông qua việc cung cấp thông tin về các cơ hội tự tạo việc làm, đặc biệt là ngay ở địa phương nơi người lao động cư trú; Đào tạo kỹ năng cho người muốn tự tạo việc làm hoặc cung cấp các thông tin về các cơ sở đào tạo các kỹ năng này; cung cấp thông tin và tư vấn vay vốn từ các nguồn tín dụng để tự tạo việc làm…

Để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tốt, cán bộ, nhân viên tổ chức GTVL ngoài việc phải hiểu rõ pháp luật, chính sách, còn phải biết đánh giá khả năng, sở trường, nhu cầu, sở thích của khách hàng và có được thông tin đầy đủ về các lĩnh vực tư vấn.

Giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động

Theo quy định của pháp luật lao động, nhiệm vụ này bao gồm:

- Tổ chức cho người lao động đến đăng ký tìm việc làm.

GTVL thể hiện đúng bản chất của tổ chức GTVL đó là cầu nối trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động. Để tổ chức cho người lao động đến đăng ký tìm việc làm các tổ chức GTVL cần phải:

+ Thông báo cho người lao động những thông tin cần thiết về đăng ký tìm việc làm qua các phương tiện thông tin thích hợp;

+ Thực hiện các thủ tục cần thiết khi người lao động đến đăng ký tìm việc.

Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, tổ chức GTVL phải nắm được thông tin của người lao động có nhu cầu tìm việc làm, có như vậy, tổ chức GTVL mới biết được người lao động đang có nhu cầu tìm việc gì, yêu cầu đối với công việc như thế nào… Trên cơ sở đó, tổ chức GTVL mới thực hiện tốt và hiệu quả nhiệm vụ GTVL.

- Liên hệ với người sử dụng lao động để tìm chỗ làm mới cho người lao động.

Khi đã có trong tay những thông tin về người lao động, tổ chức GTVL với vai trò trung gian cần phải tiếp xúc, tìm hiểu người sử dụng lao động để thực hiện yêu cầu của người lao động. Người sử dụng lao động chính là người tạo ra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2024