Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Người cam đoan


Vũ Văn Họa


MỤC LỤC


Nội dung Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. Lý luận chung về vai trò của kiểm toán hoạt động 15

1.1. Bản chất của kiểm toán hoạt động 15

1.1.1. Khái niệm về kiểm toán hoạt động 15

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán hoạt động 23

1.1.3. Đặc điểm của kiểm toán hoạt động 25

1.1.4. Mục tiêu của kiểm toán hoạt động 33

1.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của kiểm toán hoạt

động do kiểm toán nhà nước thực hiện 40

1.2.1. Vai trò của kiểm toán hoạt động do kiểm toán nhà nước thực hiện 40

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của kiểm toán hoạt động do kiểm

toán nhà nước thực hiện 49

1.3. Kinh nghiệm của nước ngoài về tăng cường vai trò của kiểm toán

hoạt động do kiểm toán nhà nước thực hiện 63

1.3.1. Khái quát về vai trò của kiểm toán hoạt động của một số nước 63

1.3.2. Những bài học về vai trò của kiểm toán hoạt động rút ra từ kinh nghiệm của các nước 71

Chương 2. Thực trạng vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do

kiểm toán nhà nước thực hiện 75

2.1. Khái quát về kiểm toán nhà nước và kiểm toán hoạt động 75

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước 75

2.1.2. Khái quát về kiểm toán hoạt động ở Việt Nam 80

2.2. Thực trạng kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước

thực hiện 85

2.2.1. Tổ chức và kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2001 – 2005 85

2.2.2. Tổ chức và kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng phí, lệ phí

giao thông đường bộ năm 2005 và năm 2006 91

2.2.3. Tổ chức và kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí

sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 – 2008 96

2.2.4. Tổ chức và kết quả kiểm toán hoạt động mua sắm, quản lý tài sản của

các ban quản lý dự án giai đoạn 2005 – 2007 100

2.3. Đánh giá vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán

nhà nước thực hiện 105

2.3.1. Khái quát chung về vai trò kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm

toán nhà nước thực hiện 105

2.3.2. Vai trò của kiểm toán hoạt động đối với quản lý vĩ mô 108

2.3.3. Vai trò của kiểm toán hoạt động đối với quản lý vi mô 115

2.3.4. Khái quát thực trạng vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do

kiểm toán nhà nước thực hiện thời gian qua 120

Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu tăng cường vai trò

của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện 132

3.1. Sự cần thiết tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt

Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện 132

3.1.1. Yêu cầu thực hiện xã hội hóa sản xuất trong điều kiện kinh tế thị thường 132

3.1.2. Yêu cầu bức xúc của xã hội về kiểm tra tài chính công 133

3.1.3. Yêu cầu tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 136

3.1.4. Yêu cầu đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả của nền kinh tế trong

tiến trình hội nhập quốc tế 138



3.2. Quan điểm và phương hướng tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt


động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện những năm tới

139

3.2.2. Quan điểm tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam


những năm tới

139

3.2.2. Phương hướng tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt


Nam những năm tới

143

3.3. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt


động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện

148

3.3.1. Nâng cao nhận thức của đơn vị về hoạt động kiểm toán nói chung


và kiểm toán hoạt động nói riêng

148

3.3.2. Nâng cao chất lượng kiểm toán hoạt động

151

3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa Cơ quan Kiểm toán Nhà nước với các


cơ quan kiểm tra, giám sát

155

3.3.4. Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Cơ quan


Kiểm toán Nhà nước

157

3.3.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và chế độ đãi ngộ cho kiểm toán viên

174

3.3.6. Tăng cường cơ sở vật chất cho Cơ quan Kiểm toán Nhà nước

181

3.3.7. Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán hoạt động

182

KẾT LUẬN

186

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

I

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

II

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Tên sơ đồ bảng Trang I SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 1 Tính 1

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG


Tên sơ đồ, bảng

Trang

I. SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực

39

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước

76

II. BẢNG


Bảng 1.1. Sự khác biệt cơ bản giữa kiểm toán hoạt động với kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ


32

Bảng 2.1. Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ

giai đoạn 2001- 2005


88

Bảng 2.2. Tình hình thực hiện kinh phí sự nghiệp phân bổ cho khoa học

và công nghệ


89

Bảng 2.3. Tình hình quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và

công nghệ


90

Bảng 2.4. Tình hình thu, chi phí đường bộ năm 2005 và 2006

92

Bảng 2.5. Tình hình kinh phí và quyết toán thu phí năm 2005 và 2006

93

Bảng 2.6. Kết quả thu phí của Trạm thu phí số 2 - Quốc lộ 14

94

Bảng 2.7. Tình hình thu phí của 12 tỉnh và 03 bộ được kiểm toán

97

Bảng 2.8. Tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006-2008


97

Bảng 2.9. Kết quả xử lý về tài chính của 09 cuộc kiểm toán có gắn với

kiểm toán hoạt động


124


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của Đề tài

Sự ra đời và phát triển của nền tài chính quốc gia, trong đó tài chính công là quan trọng nhất, vì nó luôn gắn liền với sự phát triển của nhà nước và của nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên đã phát sinh nhiều quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính công. Nhà nước với chức năng của mình là quản lý và sử dụng tài chính công để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, để phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Tài chính công cũng chính là công cụ chủ yếu để nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy chức năng kiểm tra tài chính công là chức năng quan trọng và vốn có của mọi nhà nước. Chức năng này thể hiện quyền lực của nhà nước và được thực hiện thông qua các công cụ kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước về tài chính, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nhà nước và của xã hội.

Qua các giai đoạn phát triển của nhà nước, việc kiểm tra tài chính công được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là kiểm tra và xác định các khoản chi tiêu tài chính, công quỹ của bộ máy nhà nước, ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi tham nhũng, lạm dụng làm thất thoát công quỹ, để bảo đảm các khoản chi tiêu tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả cao. Theo quy định của pháp luật, Quốc hội là cơ quan giám sát tối cao đối với ngân sách nhà nước. Quốc hội có thẩm quyền cao nhất trong việc phê duyệt dự toán và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Để đảm bảo cho hoạt động này thực sự có hiệu lực, hiệu quả, đòi hỏi Quốc hội phải có trong tay một công cụ chuyên môn đắc lực để thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước. Công cụ đó phải đủ mạnh, đủ khả năng phân tích, đánh giá thực trạng và


cung cấp thông tin xác thực cho Quốc hội, Chính phủ ra các quyết sách chính xác và hợp lý, có như vậy thì hoạt động giám sát tối cao đối với ngân sách nhà nước và tài chính công mới thiết thực và có hiệu quả.

Theo thông lệ quốc tế, hầu hết các nước trên thế giới đều thành lập Cơ quan Kiểm toán Nhà nước nhằm hình thành một thiết chế quản lý của nhà nước, là một điều kiện bảo đảm cho nền dân chủ xã hội, không chỉ trong xã hội dân chủ mà cả trong những hình thái tổ chức nhà nước khác, việc thành lập thiết chế kiểm toán nhà nước là điều kiện cần thiết cho mọi nhà nước nói chung, bất kể nhà nước đó có hình thức tổ chức như thế nào. Việt Nam hình thành thiết chế kiểm toán nhà nước là một sự tiến triển phù hợp với tiến trình thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là công cụ của cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát tài chính công và cùng với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo đảm để pháp luật của nhà nước được thực hiện, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường.

Do tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán nhà nước như nêu trên, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh “Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán nhà nước như một công cụ mạnh của nhà nước”[19] và để thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã chính thức thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006), trong đó địa vị pháp lý của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước được xác định:

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, với mục đích kiểm toán là phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật;


nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, trong đó kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước[81].

Từ khi thành lập đến nay và nhất là từ khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực (năm 2006), Kiểm toán Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động như kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm (báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước), kiểm toán quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kiểm toán báo cáo quyết toán của các bộ, ngành trung ương, kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia, kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước... Tuy nhiên, cho đến hết năm 2009 hoạt động kiểm toán nhà nước chủ yếu vẫn là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, còn kiểm toán hoạt động mới bước đầu thực hiện đan xen trong các cuộc kiểm toán chuyên đề hoặc trong một số cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, như các cuộc kiểm toán sau (Kiểm toán chi khoa học và công nghệ giai đoạn 2001 – 2005; Kiểm toán thu phí giao thông đường bộ năm 2005 – 2006; Kiểm toán quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006

– 2008; Kiểm toán Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Kiểm toán Chương trình 135; Kiểm toán việc mua sắm, quản lý tài sản của các ban quản lý dự án; Kiểm toán Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo…). Các cuộc kiểm toán nói trên bước đầu đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ trong việc sắp xếp lại bộ máy quản lý, giảm bớt các đầu mối trung gian; góp phần giúp cho các hoạt động của Chính phủ được thực hiện theo kế hoạch, chặt chẽ và có hiệu lực; góp phần sử dụng tiết kiệm ngân sách nhà nước cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước nhằm

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí