1.2.3. Hậu quả do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại gây ra
1.2.3.1. Hậu quả đối với nền kinh tế - xã hội
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại sẽ khiến cho thị trường tài chính bất ổn, từ đó sẽ tác động xấu đến sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, ảnh hướng đến các mục tiêu phát phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực và hiệu quả trong ngắn hạn và và dài hạn của các chính sách (nhất là chính sách tiền tệ), làm giảm lòng tin của xã hội đối với nhiều chính sách của Nhà nước. Thực tế hoạt động ngân hàng những năm qua ở Việt Nam cho thấy dấu hiệu của sự suy giảm chất lượng, trình độ phát triển thị trường do tác động của sự cạnh tranh không lành mạnh thể hiện trên hai phương diện chính:
Thứ nhất, lãi suất tăng cao. Cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại trong hoạt động huy động vốn đã đẩy lãi suất huy động vốn không ngừng tăng lên, mặc dù NHNN đã ấn định trần lãi suất huy động không được vượt quá 14%/năm. Các NHTM đã biến tấu theo nhiều cách thức khác nhau nhằm tăng lãi suất huy động theo các kỳ hạn, theo hạn mức gửi tiền…, dẫn đến lãi suất huy động ở một số NHTM cổ phần xấp xỉ 19%/năm – là mức lãi suất cao nhất của khu vực châu Á. Mức lãi suất này chính là một trong những tác nhân của tình trạng lạm phát gia tăng tại Việt Nam trong những năm qua và kết quả là lạm phát của Việt Nam thuộc những nước có tỷ lệ lạm phát cao của khu vực châu Á.
Do tăng lãi suất huy động nên lãi suất cho vay của một số NHTM đã xấp xỉ 25%, đây là mức lãi suất vượt quá sức chịu đựng của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Việc tăng lãi suất huy động và cho vay làm cho chi
phí vốn trên thị trường tài chính lên quá cao, điều này có nghĩa là các NHTM đang làm mất đi vai trò của mình với tư cách là một trung gian tài chính và thông qua đòn bẩy lãi suất để làm tặng hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Thứ hai, tỷ giá biến động phức tạp. Mặc dù NHNN đã đưa ra tỷ giá giao dịch chính thức và biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ cho các NHTM nhưng hầu như các NHTM không chấp hành quy định này và thường thông qua các biện pháp như tính phí giao dịch, yêu cầu khách hàng phải mua ngoại tệ trực tiếp trên thị trường sau đó đem gửi vào NHTM mới được thực hiện các giao dịch trong thanh toán quốc tế… Điều này dẫn đến việc khách hàng phải tự gánh chịu mọi rủi rõ, đồng thời NHTM cũng tự đánh mất đi vai tró của mình là người “tạo giá sơ cấp” trên thị trường hối đoái. Có thể nói, những năm qua, các NHTM Việt Nam chưa đóng được vai trò là thế lực dẫn dắt thị trường mà luôn đi sau thị trường tự do và một số NHTM đang tìm cách trục lợi nhờ cơ chế “2 giá” trên thị trường hối đoái. Điều này đã và đang gây ra những khó khăn, tổn thất lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và làm mất đi vai trò của tỷ giá với tư cách là một công cụ giúp kích hoạt và điều tiết các hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam.
1.2.3.2. Hậu quả đối với các khách hàng của NHTM
Nhìn bên ngoài, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo cơ hội tốt hơn cho khách hàng, tuy nhiên, những lợi ích đó chỉ là ngắn hạn và không có lợi về dài hạn cho khách hàng. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu tiếp tục sẽ tác động không tốt đối với khách hàng như không có thông tin đáng tin cậy, dịch vụ ngân hàng ít được cải thiện về chất lượng, mối quan hệ gắn bó dài hạn với các NHTM ít được quan tâm và khó thiết lập… Về nguyên lý, thị trường tài chính có mức độ cạnh tranh cao sẽ là cơ hội cho các khách hàng – với tư cách là những người hưởng lợi nhờ chi phí giảm. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam trong những năm qua lại không cho thấy điều này,
thậm chí ngược lại, các khách hàng lại đang phải gánh chịu những chi phí giao dịch ngày càng tăng lên. Bởi lẽ do thị trường tài chính hoạt động kém hiệu quả, vì không có cách nào khác để có thể tiếp cận được nguồn vốn nên các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại Việt Nam vẫn phải chấp nhận vay vốn với lãi suất cao tại các NHTM. Có thể nhìn nhận rằng, các NHTM Việt Nam đang thể hiện vai trò quá mờ nhạt trên thị trường tài chính. Và một khi các NHTM chưa thực sự thể hiện được vai trò, chức trách của một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trên thị trường sẽ luôn đem đến những hệ quả không có lợi đối với các khách hàng nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.
Có thể bạn quan tâm!
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 2
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Khái Niệm, Bản Chất Và Đặc Trưng Cơ Bản Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Pháp Luật Về Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Các Quy Định Của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Và Các Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành Về Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Của Ngân Hàng Thương
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
1.2.3.3. Hậu quả đối với các NHTM
Sự cạnh tranh suy cho cùng là để các NHTM tự khẳng định uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường. Kết quả của sự cạnh tranh được đo lường bằng các chỉ số về thị phần, kết quả kinh doanh… nhưng để đạt được hiệu quả lâu dài thì uy tín, thương hiệu là nhân tố có tính quyết định. Tuy nhiên, nếu là cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp pháp luật, các kết quả nếu đạt được sẽ chỉ là ngắn hạn, hậu quả cuối cùng là sẽ không chỉ các khách hàng của NHTM phải gánh chịu mà gián tiếp tác động đến chính các NHTM. Sở dĩ như vậy là do: Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ sẽ tác động đến chất lượng các khoản tín dụng cũng như các khoản NHTM đã thực hiện bảo lãnh. Tương tự, khi các khách hàng khó khăn trong tiếp cận vốn ngoại tệ và phải đi mua trực tiếp trên thị trường tự do sẽ tác động xấu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, và điều này lại gây tác động xấu tới uy tín, thương hiệu của chính các NHTM.
Hệ quả rõ ràng nhất mà chúng ta thấy trong bối cảnh hiện nay đó là tý lệ nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng nói chung và trong từng NHTM nói riêng liên tục tăng cao do việc lách trần lãi suất của các NHTM gây ra rủi ro tín dụng nghiêm trọng. Theo báo cáo của NHNN, tính đến cuối năm 2011, tỷ
lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là 3,3%. Tuy nhiên, theo báo cáo của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu thực sự có thể cao gấp 4 lần so với số liệu công bố, nghĩa là khoảng 13% [34]. Các chuyên gia nước ngoài nhận định nợ xấu của các ngân hàng là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống tín dụng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng những tác động xấu từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề đối với không chỉ những khách hàng trực tiếp của ngân hàng mà còn đối với chính các NHTM và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, để ngăn ngừa sự suy yếu, thậm chí sụp đổ của hệ thống NHTM – mạch máu của nền kinh tế thì hoạt động cạnh tranh của các NHTM phải được quản lý chặt chẽ hơn với những biện pháp cụ thể và hiệu quả hơn.
1.3. PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung cơ bản pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.3.1.1. Khái niệm
Cạnh tranh là một hiện tượng tất yếu, là động lực phát triển của thị trường, muốn phát huy được mặt tích cực của cạnh tranh và hạn chế những mặt trái của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường nhất thiết cần phải có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước để định hướng, tạo dựng môi trường cạnh tranh phù hợp với các quy luật cạnh tranh và tạo sự ổn định xã hội. Pháp luật chính là công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội và quản lý nền kinh tế. Pháp luật cạnh tranh của các nước ra đời đều bắt nguồn từ nhu cầu đó của nền kinh tế. Cùng với quá trình phát triển, pháp luật cạnh tranh đã được liên tục sửa đổi để phù hợp với thực tiễn. Luật Cạnh tranh có thể được gọi theo nhiều cách khác nhau như Luật Cạnh tranh – Competition Law của Anh, Luật Chống độc quyền – Anti monopoly Act của Nhật Bản,
Luật Thương mại lành mạnh – Fair Trade Law của Đài Loan... nhưng tất cả đều có một mục đích chung là duy trì và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cho phép các thực thể kinh doanh có cơ hội bình đẳng cạnh tranh cũng như tiếp cận thị trường. Bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc khuyến khích hạ giá và cải thiện chất lượng sản phẩm được xem như một hệ quả của cạnh tranh tự do và lành mạnh trên thị trường.
Như vậy, pháp luật cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều tiết và kiểm soát cạnh tranh nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp pháp, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của doanh nghiệp và của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội.
Pháp luật về cạnh tranh bao gồm hai bộ phận cơ bản hợp thành, đó là pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và pháp luật chống CTKLM. Mặc dù cả hai nhóm hành vi này đều làm thiệt hại đến sự vận động bình thường của thị trường, nhưng do đối tượng điều chỉnh, tính chất hành vi và mức độ nguy hại của chúng đối với thị trường là khác nhau, nên cần phải có những quy định, biện pháp riêng điều chỉnh cho phù hợp với tính chất của những quan hệ trong từng lĩnh vực.
Trong đó, pháp luật chống CTKLM ra đời sớm hơn pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Khi mới ra đời, khái niệm pháp luật cạnh tranh được hiểu đồng nghĩa với pháp luật chống CTKLM theo cách hiểu ngày nay. Mục đích của pháp luật chống CTKLM không chỉ là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng mà cao hơn là nhằm răn đe, ngăn cấm mọi hành vi CTKLM có nguy cơ xâm hại và làm ảnh hưởng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế, đảm bảo được trật tự cạnh tranh lành mạnh.
Trên thực tế, ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Pháp, Đức, Italia… pháp luật chống CTKLM và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh được quy định ở hai đạo luật riêng biệt. Còn ở một số nước có nền kinh tế chuyển đổi như Ba Lan, Séc hay một số nước Châu Á khác như Hàn
Quốc, Nhật Bản... ban hành cùng một đạo luật điều chỉnh cả hai loại hành vi. Tại Việt Nam, pháp luật cạnh tranh áp dụng theo mô hình “một luật”. Điều này thể hiện ở ngay tại Điều 1 Luật Cạnh tranh năm 2004: “Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lư vi phạm pháp luật về cạnh tranh” [25, Điều 1].
Những hành vi CTKLM được điều chỉnh bởi pháp luật chống CTKLM, là chế định bao gồm các quy phạm pháp luật xác định những hành vi bị coi là CTKLM; trách nhiệm pháp lý của các chủ thể thực hiện những hành vi này; trình tự, thủ tục khiếu kiện và giải quyết; các biện pháp chế tài được áp dụng... Pháp luật chống CTKLM được áp dụng như một chế định đặc biệt bao hàm cả tính mệnh lệnh của chế tài hành chính (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc khôi phục trở lại tình trạng hợp pháp ban đầu trước khi bị hành vi CTKLM xâm hại), đồng thời lại như một hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng.
1.3.1.2. Những đặc điểm của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ nhất, là tính linh hoạt, mềm dẻo trong áp dụng pháp luật.
Pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về hành viCTKLM nói riêng bao hàm những quy phạm mang tính giới hạn về những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện chứ không định hướng hành vi cho các chủ thể phải thực hiện. Sự khác biệt này là do hoạt động cạnh tranh gắn liền với hoạt động kinh doanh trên thị trường và nó rất phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, trong quá trình áp dụng, tính linh hoạt, mềm dẻo sẽ giúp chủ thể áp dụng pháp luật có thể căn cứ vào các dấu hiệu về các hành vi CTKLM trong luật để bổ sung các hành vi mới xuất hiện có ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh và từ đó là cơ sở đưa ra biện pháp ngăn chặn. Pháp luật cạnh tranh thường đặt ra các điều khoản
mở, những quy định miễn trừ cho phép cơ quan thi hành luật cạnh tranh có thể áp dụng một cách linh hoạt. Điều này phản ánh rằng pháp luật cạnh tranh là pháp luật có tính khoanh vùng, tiếp cận mặt trái của hành vi và do đó thuộc loại pháp luật mang tính “can thiệp” và “ngăn cản” [18, tr. 15]. Tính mềm dẻo này đòi hỏi các chủ thể áp dụng luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về hành vi CTKLM nói riêng phải hết sức linh hoạt, tránh cứng nhắc, dập khuôn.
Thứ hai, nguồn của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tương đối đa dạng, bao gồm cả án lệ, luật tục, luật thành văn, trong đó luật thành văn có thể là quy định chung của pháp luật về dân sự, thương mại, cũng có thể là một đạo luật riêng về CTKLM, hay là rải rác các quy định nằm trong các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan như Luật Thương mại năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006, Luật Quảng cáo năm 2012…
Thứ ba, về những điều kiện đảm bảo thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài những nội dung mang tính điều chỉnh hành vi CTKLM, pháp luật về hành vi CTKLM còn hình thành cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật về CTKLM với những quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và xử lý hành vi CTKLM. Đây chính là đặc điểm nổi bật so với pháp luật điều chỉnh ở các lĩnh vực khác. Pháp luật về hành vi CTKLM ngoài việc hình thành quy phạm điều chỉnh quan hệ cạnh tranh mà còn bao gồm nhiều quy phạm về trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc CTKLM và các biện pháp xử lý, ngăn chặn đối với chủ thể thực hiện các hành vi đó và những biện pháp khắc phục, bù đắp thiệt hại cho chủ thể bị hành vi CTKLM xâm hại.
Thứ tư, pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính xuyên suốt và có quan hệ mật thiết với các ngành luật khác.
- Tính xuyên suốt thể hiện ở chỗ, pháp luật về hành vi CTKLM có mặt và tràn vào rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác, là sự giao thoa giữa ranh giới của luật công và luật tư, nó là sự xâu chuỗi của hầu hết các ngành luật dân sự,
thương mại, hành chính, hình sự... Đặc trưng này được thể hiện rõ nét ở việc áp dụng chế tài trong luật cạnh tranh. Pháp luật về hành vi CTKLM, không có chế tài riêng, mà nó sử dụng chế tài của các ngành luật khác, bao gồm từ chế tài dân sự (bồi thường thiệt hại, buộc chấm dứt hành vi vi phạm), chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, buộc chấm dứt hành vi vi phạm), đến chế tài hình sự (áp dụng đối với các hành vi vi phạm luật cạnh tranh khi hành vi đó gây ra hậu quả nghiêm trọng và đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm).
- Pháp luật về hành vi CTKLM có quan hệ mật thiết với các ngành luật khác như:
+ Quan hệ với pháp luật dân sự: Các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự về tự do, tự nguyện, trung thực trong giao dịch… cũng được sử dụng để làm tiêu chí đánh giá tính chất không lành mạnh của một hành vi vi phạm. Pháp luật dân sự là luật gốc để phát triển các quy định về hành vi CTKLM, cho dù các quy định này trong khuôn khổ một đạo luật riêng, hay nằm trong các bộ phận khác nhau của pháp luật dân sự như pháp luật thương mại, pháp luật về sở hữu trí tuệ hay pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, pháp luật về hành vi CTKLM dần tách khỏi khuôn khổ của pháp luật dân sự và mang nhiều yếu tố hành chính.
+ Quan hệ với pháp luật về sở hữu trí tuệ: mối quan hệ giữa pháp luật về hành vi CTKLM và pháp luật về sở hữu trí tuệ có từ rất lâu. Như đã trình bày, các quy định mang tính quốc tế đầu tiên về hành vi CTKLM xuất phát từ một công ước về sở hữu trí tuệ (Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp), và cho tới nay nhiều nhà nghiên cứu về pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn khẳng định quyền chống CTKLM là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Bảo vệ quyền sở hũu trí tuệ chính là một trong những xuất phát điểm cơ bản của các quy định về hành vi CTKLM, vì về bản chất, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều được tiến hành với động cơ