vị sự nghiệp y tế công lập bao gồm:
- Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển.
- Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.
- Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên.
- Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do NSNN bảo đảm toàn bộ.
Theo quan điểm trên tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập là mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp, được xác định bằng công thức sau:
Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp
hoạt động thường xuyên = ------------------------------------------- x 100 %
của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Có thể bạn quan tâm!
- ; Và Các Tài Liệu Hội Thảo: “Bệnh Viện Tự Chủ: Thực Trạng, Hướng Phát Triển Và Bước Đi” Của Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Kim Chúc Hay “Nguồn Tài
- Ý Nghĩa, Yêu Cầu Và Nhiệm Vụ Của Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
- Cơ Sở Chi Phối Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
- Quy Trình Lập Dự Toán, Chấp Hành Dự Toán Và Quyết Toán Ngân Sách Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
- Nội Dung Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
- Tổ Chức Phân Tích Thông Tin Kế Toán
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
Tổng nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.
Theo lĩnh vực hoạt động thì đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành:
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo bao
gồm các cơ
sở giáo dục công lập thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân như
các
trường mầm non, tiểu học, trung học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện,…
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin nghệ thuật bao gồm các đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa thông tin, bảo tàng, trung tâm thông tin triển lãm, thư viện công cộng, đài phát thanh, truyền hình,…
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao bao gồm trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao,…
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực kinh tế bao gồm các
viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị, nông thôn; các trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng về nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, công nghiệp, địa chính,…
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các Bộ, ngành và địa phương; cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo y dược; các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe,…
Tóm lại, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, tính chất hoạt động và mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2.2. Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thu - chi, tình hình quyết toán ngân sách để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo,… Do đó, việc quản lý tài chính có hiệu quả hay không là nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bại của các đơn vị, tổ chức, không kể đó là đơn vị lớn hay nhỏ. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất lớn đến tổ chức công tác kế
toán trong các đơn vị
sự nghiệp công lập.
Do đó, theo chúng tôi cần thiết phải
nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính; việc huy động, khai thác, quản lý các nguồn tài
chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như quy trình lập dự toán,
chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các đơn vị này. Chính vì thế, nội dung tiếp theo của luận án sẽ đi sâu làm rõ công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2.2.1. Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế - xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Theo nghĩa rộng, quản lý tài chính được nhìn nhận như việc sử dụng tài chính làm công cụ quản lý hệ thống kinh tế - xã hội thông qua việc sử dụng các chức năng vốn có của nó. Theo nghĩa hẹp, quản lý tài
chính được quan niệm như là việc quản lý của bản thân hoạt động tài chính, nghĩa là tài chính được xem là đối tượng quản lý.
Sự tác động bên ngoài của tài chính với tư cách là công cụ quản lý và tổ chức bên trong của nó - quản lý bản thân tài chính - có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quản lý bản thân tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế - xã hội theo các hướng phát triển đã hoạch định.
Vậy, cơ chế quản lý tài chính là thuật ngữ nói về phương thức tổ chức và hoạt động điều hành, hướng dẫn kiểm tra… của một hệ thống các bộ phận, tổ chức trong một xã hội, một lĩnh vực, một tổ chức theo mối liên hệ kết hợp thống nhất nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế - xã hội phát triển theo những mục tiêu đã định, phù hợp với những quy luật khách quan và điều kiện kinh tế - xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định [72].
Do vậy, việc xác định cơ chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện nay, cơ chế tự chủ tài chính là một trong những phương thức của cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế tự chủ tài chính góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập, sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi cơ chế tài chính có vai trò quyết định đến việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo tuân thủ cơ chế tài chính do Nhà nước quy định.
Năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 230/1999/QĐ-
TTg ngày 17/12/1999 về việc “Thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với một số cơ quan thuộc thành phố Hồ Chí Minh”. Sau một thời gian thí điểm có hiệu quả, năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg về việc “Mở rộng thí điểm khoán biên chế và quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước”; đây là những văn bản
pháp lý đánh dấu những bước đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, chi với mục tiêu tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, Nghị định đầu tiên được Chính phủ ban hành số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về “Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu”, Nghị định này đã xác định rõ các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí. Hiện nay, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập công lập
được tuân thủ
theo quy định của Nghị
định 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày
25/4/2006 về
việc “Quy định quyền tự
chủ, tự
chịu trách nhiệm về
thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.
Theo Nghị định 43, thì quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được trao cho đơn vị sự nghiệp công lập trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Nhà nước thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển. Để tiếp tục thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực. Trong lĩnh vực y tế có Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
tắc:
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải tuân thủ theo nguyên
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hóa,
cung cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị.
- Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
Quyền tự
chủ về
thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ
máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thể hiện như sau:
- Thứ nhất, tự chủ thực hiện nhiệm vụ: Các đơn vị sự nghiệp công lập được chủ động quyết định các biện pháp thực hiện để đảm bảo chất lượng, tiến độ đối với nhiệm vụ được nhà nước giao; được tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật; được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, tự chủ về tổ chức nhân sự: Là sự chủ động về phương thức quản lý nguồn nội lực của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm mục tiêu phát triển. Các đơn vị sự nghiệp công lập cần được quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, đãi ngộ nhân tài đồng thời xây dựng một chiến lược phát triển có tầm nhìn và định hướng rõ ràng.
- Thứ ba, tự chủ về tài chính: Các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ về nguồn kinh phí thường xuyên, vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất
lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật; thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và số tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn NSNN đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Số tiền trích khấu hao, tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại (nếu có).
Theo quy định hiện hành, các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ trên các mặt sau:
- Tự chủ về các khoản thu, mức thu
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng nhưng không vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định và phải thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước.
+ Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá thì mức thu được xác định dựa trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.
+ Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có tích lũy.
- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính:
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; đơn vị quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản được thực hiện theo quy định.
Trên cơ sở quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự và tài
chính các đơn vị sự nghiệp công lập phải tự chịu trách nhiệm trước người sử
dụng dịch vụ công, xã hội, Nhà nước và chính bản thân đơn vị trên các mặt sau:
- Trách nhiệm với xã hội:
Là trách nhiệm đảm bảo chất lượng như cam kết và trách nhiệm sử dụng hiệu quả, minh bạch các khoản thu sự nghiệp của người sử dụng dịch vụ công đóng góp và kinh phí ngân sách cấp. Trong từng lĩnh vực công, để có định hướng đúng đắn và cạnh tranh lành mạnh, mỗi đơn vị sự nghiệp công lập phải chủ động xây dựng chiến lược và mục tiêu phù hợp, xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất thích đáng để cạnh tranh thu hút sự đầu tư từ Nhà nước cũng như từ các nguồn khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực xã hội.
- Trách nhiệm với nhà nước:
Là trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo nhiệm vụ chính trị được giao và trong khuôn khổ của pháp luật, trách nhiệm sử dụng kinh phí cấp phát của Nhà nước một cách hiệu quả và minh bạch, trách nhiệm báo cáo và chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Trách nhiệm đối với chính đơn vị:
Là trách nhiệm phát triển đơn vị sự nghiệp công lập một cách bền vững, giữ vững và nâng cao uy tín của đơn vị vì quyền lợi của tập thể đội ngũ cán bộ
viên chức. Trong cơ chế tự chủ, uy tín và sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, quản lý và chuyên môn của chính đội ngũ cán bộ từng đơn vị sự nghiệp công lập; Nhà nước chỉ tạo cơ chế thông thoáng và giúp các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Từ những vấn đề nêu trên, dẫn đến việc quản lý, tổ chức công tác kế toán các đơn vị sự nghiệp công lập khác với các doanh nghiệp, tổ chức khác.
1.2.2.2. Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập
Muốn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển, các đơn vị sự nghiệp công lập cần được huy động các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị chuyên môn, trả lương cho viên chức và đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ,… Như vậy, đầu tư tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập là nhằm đầu tư cho phát triển, góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần an sinh xã hội. Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân của các chủ thể kinh tế - xã hội. Đó là nguồn vốn từ NSNN và nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, quỹ tiền tệ tự tạo do hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy, việc huy động, khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập tác động đến tổ chức công tác kế toán ở các khâu huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị. Đồng thời để đảm bảo các yêu cầu đó và kế toán phát huy được vai trò, chức năng trong công tác quản lý thì cần thiết phải tổ chức chi tiết từ chứng từ, tài khoản phản ánh nguồn kinh phí, sổ kế toán theo từng loại nguồn kinh phí và báo cáo chi tiết biến động của từng loại nguồn kinh phí nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng kinh phí có hiệu quả nhất. Cụ thể:
- Nguồn vốn NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.