Cơ Sở Chi Phối Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập


bảo sự thống nhất giữa các nội dung của công tác kế toán, đảm bảo sự thống nhất giữa đối tượng, phương pháp, hình thức tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị.

Thứ ba, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc thù của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị.

Tổ chức công tác kế toán cũng phải phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán trong đơn vị.

Tổ chức công tác kế toán cũng phải phù hợp với trình độ trang bị các thiết bị, phương tiện tính toán và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý chung trong toàn đơn vị.

Thứ tư, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu

quả.

Theo chúng tôi những nguyên tắc này phải được thực hiện một cách đồng

bộ trong tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

1.1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán

Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị sự nghiệp công lập. Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là điều kiện cần thiết để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán, đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán còn tiết kiệm được chi phí cho công tác kế toán.

Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi - 5

Là một trong các công cụ quản lý quan trọng của đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy theo chúng tôi những nhiệm vụ chính của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

Một là, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị phù hợp với đặc điểm, điều kiện tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính ở đơn vị, đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng, đảm bảo hoàn thành mọi nội dung công việc kế toán của đơn vị với chi phí tiết kiệm nhất. Thực hiện kế hoạch hóa công


tác kế toán, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng nhân viên kế toán. Xác định được mối quan hệ công việc giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị.

Tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý là một trong những tiền đề quan trọng để kế toán thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác quản lý. Kế toán là khoa học quản lý, nó có tính khoa học, đồng thời nó phải được ứng dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị thì mới phát huy được vai trò tích cực của chúng. Mặt khác, công tác kế toán phải do một bộ máy với nhiều người, nhiều khâu đảm nhận, do vậy theo chúng tôi, khi tổ chức công tác kế toán, phải đề cập đến tổ chức bộ máy kế toán, phải có kế hoạch cụ thể theo thời gian, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từng cán bộ, nhân viên kế toán thì mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Hai là, xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị về các công việc liên quan đến công tác kế toán và thu nhận, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính liên quan cho các nhà quản lý.

Thực tế để cung cấp thông tin phục vụ đáp ứng yêu cầu các ngành quản lý, quản trị trong đơn vị, đòi hỏi có sự liên quan và phối kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong toàn đơn vị. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, chúng có liên quan và có mối quan hệ tạo thành bộ máy quản lý toàn đơn vị. Do vậy, khi tổ chức bộ máy kế toán cần xác định rõ nhiệm vụ và mối quan hệ về cung cấp thông tin giữa bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng liên quan trong toàn đơn vị.

Ba là, tổ chức vận dụng chế độ kế toán, thông lệ kế toán, Luật kế toán đã ban hành và được thừa nhận với việc lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị.

Việc tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ tổ

chức thực hiện các phương pháp kế

toán, tổ

chức thực hiện và vận dụng các

nguyên tắc kế toán, Luật Kế toán, chế độ kế toán quy định vào đơn vị cho đúng và phù hợp để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý đơn vị, đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc lựa chọn


một hình thức kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị cũng là một trong các nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán, nhằm giúp đơn vị tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp và hiệu quả nhất.

Bốn là, tổ chức áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý; từng bước trang bị và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, hiện đại. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kế toán. Tổ chức phổ biến hướng dẫn các chế độ thể lệ về tài chính kế toán cho công chức viên chức trong đơn vị. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ.

Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật thông tin phát triển rất nhanh và tin học đã xâm nhập sâu vào khoa học quản lý, trở thành một yếu tố và phương tiện quan trọng, không thể thiếu. Do đó, theo chúng tôi khi tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập cần quán triệt nhiệm vụ ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại, sử dụng các chương trình phần mềm, trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ tính toán, thiết lập hệ thống thông tin, khai thác và lưu trữ thông tin cho hiệu quả.

Mặt khác, kế toán là khoa học quản lý, nó luôn có sự cải tiến và hoàn thiện cùng với sự thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, tài chính theo từng giai đoạn và thời kỳ, do vậy, người làm kế toán cần có sự hiểu biết, cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách, chế độ mới, cũng như các lĩnh vực khoa học kỹ thuật liên quan khác. Bên cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán cũng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới về khoa học kỹ thuật liên quan cho cán bộ, nhân viên kế toán.

Đồng thời, quá trình hoạt động của đơn vị chính là quá trình thực hiện các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước. Kế toán với tư cách là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, tài chính của đơn vị, do vậy, để thực hiện tốt các chính sách, chế độ của Nhà nước, khi tổ chức công tác kế toán ở đơn vị phải thực hiện nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra quá trình chấp hành chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị, nhằm đưa công tác kế toán và công tác quản lý của đơn vị vào nề nếp.


Những nhiệm vụ trên, theo chúng tôi phải được triển khai đồng bộ mới có thể phát huy được tốt các nội dung của tổ chức công tác kế toán.

1.2. Cơ sở chi phối đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Trong quá trình đơn vị sự nghiệp công lập tồn tại và hoạt động, hệ thống kế toán có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, khi những nhân tố này thay đổi, hệ thống kế toán có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay có thể dẫn đến việc phải tái tổ chức công tác kế toán.

Tổ chức công tác kế toán để đạt được các mục tiêu và thỏa mãn các yêu

cầu trên, theo chúng tôi khi tiến hành tổ

chức công tác kế

toán, các đơn vị sự

nghiệp công lập cần quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng sau:

1.2.1. Đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập chi phối đến cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị cũng như ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ở mọi quốc gia, Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý và điều hành các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Không thể có sự phát triển kinh tế -xã hội và bền vững mà không có một Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Nhà nước xây dựng và ban hành thể chế, tạo ra hành lang pháp lý và các chế độ, chính sách cho kinh tế - xã hội phát triển; Bộ máy quyền lực Nhà nước khi thực thi chức năng quản lý của mình phải xác định quyền lực Nhà nước là tập trung và thống nhất, sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện ba quyền “lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Trong đó, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Chính phủ và bộ máy hành chính Nhà nước là hệ thống các cơ quan hành pháp, thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại theo đúng chức năng, thẩm quyền theo luật định. Chính phủ có quyền hành rộng rãi và thực sự làm chủ quyền hành pháp trên toàn lãnh thổ quốc gia và chịu trách nhiệm trước nhân dân,


đã hình thành nên các đơn vị sự nghiệp để thực thi quyền hành pháp của mình.

Trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, cụm từ “đơn vị HCSN” được hiểu là từ gọi tắt cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các đoàn thể, hội quần chúng. Trong quá trình đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, các cơ quan Nhà nước xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý của mình về kinh tế, xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển. Đã tách bạch rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Vì vậy, hiện nay đơn vị sự nghiệp công lập thường được định nghĩa khá giống nhau như:

Theo Giáo trình Tài chính công của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 thì:

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động cơ bản của nó là cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội trong các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao,…[70].

Theo Giáo trình Quản lý tài chính công của Học viện Tài chính năm 2007 thì:

Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm,…[56].

Theo chế độ kế toán HCSN năm 2006 thì đơn vị sự nghiệp công lập là: Đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho từng giai đoạn [8].

Như vậy theo chúng tôi, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ

quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội


thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ

công, phục vụ

quản lý nhà nước. Nguồn tài chính để

đảm bảo hoạt động do

NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này có giá trị tinh thần vô hạn, chủ yếu được tổ chức để phục vụ xã hội, do đó chi phí chi ra không được trả lại trực tiếp bằng hiệu quả kinh tế nào đó mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Do đó, đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công là rất đa dạng, bắt nguồn từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp công lập dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều mang những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là không vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng.

Trong nền kinh tế, các sản phẩm, dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội.

Sản phẩm, dịch vụ

do hoạt động sự

nghiệp công lập tạo ra chủ yếu là

những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe, tri thức, văn hóa, đạo đức, xã hội,

… Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng.


Mặt khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp công lập chủ yếu là các “hàng hóa công cộng” phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình tái sản xuất xã hội. Hàng hoá công cộng có hai đặc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh (non- rival) và không loại trừ (non-excludable). Nói cách khác, đó là những hàng hóa mà nếu có một người tiêu dùng một hàng hóa thì trong cùng một lúc không làm cho người khác phải ngừng tiêu dùng hàng hóa đó và tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác.

Nhờ việc sử dụng những “hàng hóa công cộng” do hoạt động sự nghiệp

công lập tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình xóa mù chữ,… Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước thì cần có sự phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà nước,… mà các đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Các cách phân loại tuy khác nhau về hình thức, đôi khi không có ranh giới rạch ròi song tựu trung lại đều nhằm mục đích nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở

nghiên cứu, phân tích, đánh giá đưa ra các định hướng, mục tiêu phát triển của mỗi


loại hình đơn vị phù hợp với từng thời kỳ.

Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp thì đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng thuần túy và đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân.

Theo chủ thể quản lý thì đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành:

- Đơn vị sự nghiệp công lập do Trung ương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, trường học do Trung ương quản lý,…;

- Đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý,…;

Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài

chính đối với các đơn vị

sự nghiệp công lập tại Nghị

định 43/2006/CP ngày

25/4/2006 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động) là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động). Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động

sự nghiệp nhưng chưa tự

trang trải toàn bộ

chi phí hoạt động thường xuyên,

NSNN phải cấp một phần chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Tuy nhiên, theo Nghị định 85/2012/CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, các đơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2023