DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATVSTP
TÊN VIẾT ĐẦY ĐỦ
An toàn vệ sinh thực phẩm
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BV Bệnh viện
CNTT Công nghệ thông tin
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi - 1
- ; Và Các Tài Liệu Hội Thảo: “Bệnh Viện Tự Chủ: Thực Trạng, Hướng Phát Triển Và Bước Đi” Của Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Kim Chúc Hay “Nguồn Tài
- Ý Nghĩa, Yêu Cầu Và Nhiệm Vụ Của Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
- Cơ Sở Chi Phối Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSYT Cơ sở y tế
GĐYK Giám định y khoa
HCSN Hành chính sự nghiệp
HCTH Hành chính tổng hợp
HSCC Hồi sức cấp cứu
KBNN Kho bạc nhà nước
KCB Khám chữa bệnh
KHTH Kế hoạch tổng hợp
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTNB Kiểm toán nội bộ
NSNN Ngân sách nhà nước
TCKT Tài chính kế toán
TH – ĐY Tổng hợp - Đông y
TSCĐ Tài sản cố định
TT Trung tâm
YTCC Y tế công cộng
YTDP Y tế dự phòng
UBND Ủy ban nhân dân
Trang Sơ đồ 2.1- Mô hình tổ chức hệ thống cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi 69
Sơ đồ 2.2- Mô hình tổ chức quản lý của các bệnh viện công lập và trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi 74
Sơ đồ 2.3- Quy trình luân chuyển chứng từ ở các bệnh viện công lập và trung tâm y tế dự phòng của tỉnh Quảng Ngãi 89
Sơ đồ 2.4- Quy trình luân chuyển chứng từ thu viện phí tại một số bệnh viện công lập tỉnh Quảng Ngãi 93
Sơ đồ 2.5- Quy trình luân chuyển chứng từ về hoạt động dịch vụ tiêm phòng văcxin tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố Quảng Ngãi 95
Sơ đồ 3.1- Trình tự tổ chức phân tích tình hình tài chính 179
Sơ đồ 3.2- Sơ đồ tích hợp các phân hệ ERP tại bệnh viện 186
Sơ đồ 3.3- Mối quan hệ giữa các bộ phận trong phân hệ thu viện phí 193
Trang Bảng 1.1: Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế của một số nước trong Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế (OECD) 60
Bảng 2.1: Cơ cấu các nguồn thu của các bệnh viện công lập và trung tâm y tế dự phòng của tỉnh Quảng ngãi 77
Bảng 2.2: Định mức phân bổ ngân sách cho sự nghiệp y tế 78
Bảng 2.3: Số lượng nhân viên kế toán theo trình độ ở một số bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng ở tỉnh Quảng Ngãi tính đến năm 2012 111
Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình khai thác nguồn thu 173
Bảng 3.2: Bảng phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán 175
Bảng 3.3: Bảng phân tích kết quả tài chính hoạt động sự nghiệp 176
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp các phân hệ, chức năng chính của phần mềm ERP tại các bệnh viện công lập 185
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe là tài sản và là vốn quý nhất của mỗi người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân và của cả cộng đồng. Đầu tư cho hoạt động này là trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị, chiến lược về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới). Tham gia vào hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân có sự đóng góp của nhiều tổ chức, lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân như Nhà nước, các cơ sở khám, chữa bệnh, YTDP, dược, các tổ chức phi lợi nhuận, người dân thụ hưởng… Trong đó các CSYT chính là bộ phận trung tâm trực tiếp quyết định mức độ hiệu quả của công tác này. Chính vì vậy ở mọi quốc gia, hoạt động của các CSYT luôn là vấn đề được quan tâm nhằm đem lại những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trong thời gian qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, ngành y tế đã đạt được những thành tựu trong việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn một bước, mạng lưới khám chữa bệnh đã được đầu tư nâng cấp và thực sự có những tiến bộ mới. Hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệ người ốm được chăm sóc y tế đã tăng lên. Công tác quản lý đã chấn chỉnh một bước, nâng cao trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, công tác dự phòng và khám chữa bệnh cũng như công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực y tế ở tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua gặp không ít khó khăn, bất cập. Chất lượng các dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các CSYT công lập mặc dù đã và đang được đầu tư xây dựng và mua sắm trang bị, nhưng chưa hoàn chỉnh và đồng bộ,
còn lạc hậu, chưa đủ khả năng giải quyết hết các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa đặc thù trên địa bàn. Công tác quản lý, huy động và sử dụng các nguồn tài chính ở các CSYT công lập chưa đạt hiệu quả và chưa đúng mục đích. Rõ ràng, hệ thống y tế Quảng Ngãi chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanh của nền kinh tế - xã hội và sự phát sinh, biến đổi bất thường của bệnh tật trên địa bàn. Đây chính là mối quan tâm, băn khoăn của người dân và các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.
Để đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đòi hỏi các
CSYT công lập cần tập trung củng cố và hoàn thiện
cơ sở
vật chất về phòng
bệnh, khám bệnh; sản xuất - cung ứng thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Tăng cường huy động các nguồn thu, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch.
Đầu tư tài chính và quản lý hoạt động tài chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý các CSYT công lập. Để tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, các đơn vị có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng một trong những công cụ hữu hiệu nhất là kế toán. Kế toán có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính của các đơn vị HCSN nói chung và các CSYT công lập nói riêng, là công cụ quan trọng thực hiện quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế trong các đơn vị. Để phát huy vai trò quan trọng đó, vấn đề có tính chất quyết định là các đơn vị phải biết tổ chức một cách khoa học và hợp lý công tác kế toán của đơn vị.
Chính vì thế, tổ chức công tác kế toán được hoàn thiện sẽ giúp cho việc quản lý các nguồn thu và các nội dung chi của các đơn vị hiệu quả hơn. Cho đến nay, cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn ở nước ta và tỉnh Quảng Ngãi, có rất ít công trình nghiên cứu khoa học (nhất là ứng dụng) đề cập một cách toàn diện và cụ thể về tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính ngành y tế tỉnh
những năm tới.
Bởi vậy việc nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của ngành y tế tỉnh là yêu cầu bức xúc, cả trong lý luận lẫn thực tiễn hoạt động hiện tại và tương lai của các CSYT công lập. Nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán trong các CSYT công lập, tác giả chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Tổ chức công tác kế toán được coi như là một hệ thống các yếu tố cấu thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính, kế toán vào đơn vị; tổ chức các nhân sự để thực hiện công việc kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả.
Một cách tổng quát, luận án làm rõ một số vấn đề về cơ sở khoa học của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như phân tích các nhân tố chi phối đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập; luận án phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua và trên cơ sở đó, luận án đề xuất, gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi, trong đó luận án tập trung nghiên cứu các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP tại tỉnh Quảng Ngãi. Với đối tượng này, luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP, cùng với việc đề xuất các
giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể:
+ Về mặt nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi (lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán, thực trạng tổ chức công tác kế toán và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán).
+ Về mặt không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi, trong đó tập trung vào các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP tại tỉnh Quảng Ngãi.
+ Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2007 đến hết năm 2012.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận án trình bày hệ thống hóa, toàn diện những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, Luận án đưa ra vấn đề tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế về công tác quản lý trực tiếp ở các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua, Luận án mô tả và phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó, Luận án phân tích, đánh giá những kết quả và tồn tại theo các nội dung trên. Luận án đưa ra những quan điểm định hướng và đề
xuất mô hình tổ
chức công tác kế
toán áp dụng trong các CSYT công lập tỉnh
Quảng Ngãi. Mô hình được xây dựng phù hợp với điều kiện luật pháp và những điều kiện ràng buộc khác ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài luận án là phương pháp duy vật biện chứng; trong đó dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến hiện thực khách quan về tổ chức công tác kế toán của các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi.
Phương pháp luận duy vật biện chứng vận dụng bước đầu trong nghiên cứu được dựa trên quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến tổ chức công tác kế toán nhằm tìm ra những vấn đề cần phải giải quyết về mặt lý thuyết. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và tổng kết những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến tổ chức công tác kế toán và xác định mục tiêu nghiên cứu của mình.
Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được vận dụng thông qua quá trình thu thập và xử lý dữ liệu. Quá trình khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế được tiến hành thông qua việc điều tra, chọn mẫu và áp dụng phiếu khảo sát để thu thập số liệu.Trong quá trình thu thập số liệu, các cơ sở dữ liệu được so sánh để tìm ra giải pháp tốt nhất phản ánh được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Nhờ đó, cũng đã giảm thiểu được vai trò chủ quan của tác giả nhằm bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành hoạt động của các đơn vị HCSN, trong đó có các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi chịu tác động rất nhiều các nhân tố khác nhau xuất phát từ khách quan hay chủ quan xuất phát từ chính nội tại của các đơn vị. Do đó để nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán cần thiết phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để nhận biết được thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu và nghiên cứu tài liệu: Là một công việc rất cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào, các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học