động với nhau để có những thông tin hữu ích phục vụ nhu cầu lãnh đạo. Điển hình như các báo cáo thu viện phí và BHYT thường không gắn kết với các báo cáo của bộ phận vật tư, kho hàng nên phần nào phản ánh không trung thực bức tranh về thu, chi viện phí tại các bệnh viện. Hay báo cáo của bộ phận kho dược, kế toán vật tư được tổng hợp theo tháng, trong khi của bộ phận thu viện phí được tổng hợp theo tháng nhưng chi phí của bệnh nhân lại được thống kê theo đợt điều trị.
Ngoài ra, đối với công tác công khai Báo cáo tài chính, mặc dù Luật Kế toán đã có quy định cụ thể về nội dung cũng như thời hạn công khai Báo cáo tài chính, song hầu hết các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi chưa thực hiện một cách nghiêm chỉnh đúng quy định của Luật Kế toán. Việc thực hiện công tác công khai tài chính trong các đơn vị chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ. Có tồn tại này là do cán bộ kế toán chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc công khai Báo cáo tài chính và hơn nữa các cơ quan cấp trên cũng chưa có biện pháp xử lý thích đáng đối với các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ công tác công khai Báo cáo tài chính.
- Về tổ chức phân tích thông tin kế toán
Hầu hết các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi chưa thật sự chú trọng đúng mức đến công tác phân tích tài chính hoặc nội dung, quy trình phân tích tài chính còn đơn giản, chủ yếu tập trung vào phân tích tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí. Phương pháp phân tích chỉ mới dừng lại ở phương pháp so sánh. Chính vì thế, việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu - chi, tình hình chấp hành các chế độ chi tiêu, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước mang tính chất chung chung mà chưa đề ra những giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.
- Về tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Phần lớn các đơn vị được khảo sát đều chưa thực hiện tốt việc kiểm tra kế toán, công tác kiểm tra còn buông lỏng, không mang tính thường xuyên và đồng bộ. Hầu hết các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi đều không xây dựng kế hoạch kiểm tra và thường không tổ chức bộ phận kiểm tra kế
toán riêng mà do các nhân viên kế toán phần hành tự kiểm tra trước khi ghi sổ kế toán, kế toán trưởng thường đảm nhiệm kiểm tra chung định kỳ trước khi lập báo cáo tài chính. Nội dung tự kiểm tra kế toán thường bao gồm các vấn đề như kiểm tra quá trình ghi chép trên các chứng từ, sổ kế toán, quá trình thiết lập các báo cáo tài chính; kiểm tra trách nhiệm, kết quả công việc của bộ máy kế toán; kiểm tra các chính sách quản lý tài sản và việc sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị,… Mặt khác, do phương pháp kiểm tra không khoa học, không hợp lý đã dẫn đến tình trạng ở một số đơn vị còn xảy ra trường hợp số liệu kế toán phản ánh không trung thực, không khách quan, ghi chép không chính xác, tình trạng gây lãng phí, thất thoát vật tư còn phổ biến.
- Về tổ chức bộ máy kế toán
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Vận Dụng Hệ Thống Sổ Kế Toán Và Hình Thức Kế Toán
- Đánh Giá Thực Trạng Về Công Tác Quản Lý Tài Chính Và Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Csyt Công Lập Tỉnh Quảng Ngãi
- Đánh Giá Thực Trạng Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Csyt Công Lập Tỉnh Quảng Ngãi
- Định Hướng Phát Triển Ngành Y Tế Tỉnh Quảng Ngãi Đến Năm 2020
- Giải Pháp Hoàn Thiện Tổ Chức Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán
- Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi - 23
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
Phần lớn các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi được khảo sát đều chưa quan tâm đến tổ chức và bố trí cán bộ nhân viên kế toán thực hiện công việc để thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về các hoạt động sự nghiệp của đơn vị một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động sự nghiệp trong nội bộ đơn vị. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của bộ máy kế toán chủ yếu là tạo lập hệ thống thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách. Trong khi đó, việc lập các báo cáo bộ phận, xây dựng hệ thống phân tích thông tin tài chính phục vụ ra quyết định không được coi là nhiệm vụ thường xuyên của bộ máy kế toán.
- Về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán
Phần lớn các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi đều áp dụng tin học một cách rời rạc, thông tin không liên kết với nhau từ đó dẫn đến nhiều bất cập. Chẳng hạn tại một số bệnh viện công lập của tỉnh Quảng Ngãi, cùng thông tin của một bệnh nhân Bảo hiểm y tế nhưng các bộ phận khác nhau phải nhập lại họ tên, địa chỉ,… làm 3 lần trên 3 phần mềm khác nhau (phần mềm quản lý bệnh viện, phần mềm thanh toán bảo hiểm y tế, phần mềm quản lý báo cáo thống kê) đã gây nhiều phiền hà cho bệnh nhân phải chờ đợi và gây lãng
phí nhân lực nhập số liệu của bệnh viện. Hoặc, công việc kế toán bị trùng lắp,
công việc các phần hành, số
liệu kế
toán không có tính kế
thừa, không được
chuyển giao dữ liệu trong cùng một hệ thống phần mềm máy tính mà phải in ra giấy làm cơ sở đầu vào cho phần hành kế toán tiếp theo trên một phần mềm khác, ví dụ như kế toán thu viện phí cập nhật số liệu thu viện phí từ các biên lai thu tiền được lập thủ công vào phần mềm viện phí, sau đó in bảng kê nộp cho kế toán thanh toán nhập dữ liệu thu viện phí vào phần mềm kế toán HCSN. Ngoài ra, phần
mềm kế toán HCSN mà các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh
Quảng Ngãi đang sử dụng chủ yếu chỉ phục vụ cho việc lập các Báo cáo tài chính mà chưa chú trọng đến việc cung cấp, phân tích các thông tin phục vụ nhu cầu quản trị tại đơn vị. Hầu hết các báo cáo phục vụ cho nhu cầu quản trị tại các đơn vị nếu có thì cũng chỉ được lập thủ công do những bộ phận trực tiếp thực hiện. Mặt khác, một số vấn đề bất cập khác như hệ thống máy vi tính dùng trong các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi không đồng bộ, hệ thống mạng quá cũ, tư vấn thiết kế không tốt và trình độ của cán bộ ở nhiều bệnh viện, trung tâm YTDP cũng còn hạn chế, dẫn tới việc triển khai các phần mềm quản lý đơn vị gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.3. Những nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Hiện nay các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi đều thống nhất áp dụng Chế độ kế toán HCSN theo Quyết định số 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT- BTC ngày 14/12/2010 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán HCSN. Mặc dù chế độ kế toán đã sửa đổi những điểm bất cập và bổ sung thêm những nội dung mới nhưng tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các đơn vị sự nghiệp y tế gắn với cơ chế tự chủ tài chính theo qui định của Nghị định số 43 nhưng chưa có hướng dẫn kế toán của Bộ Tài chính để thực hiện thống nhất về hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán và sổ kế
toán nên dẫn tới tình trạng đơn vị tự thực hiện theo cách hiểu của mình. Điển hình như các nghiệp vụ liên quan đến việc huy động vốn góp của cán bộ công nhân viên mua sắm máy móc, thiết bị,... phục vụ hoạt động dịch vụ tiêm phòng, khám chữa bệnh dịch vụ, hay hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân bên ngoài trong việc thực hiện nhiệm vụ... Mặt khác, các quy định của Luật Kế toán và chế độ kế toán HCSN hiện nay chủ yếu phù hợp với kế toán thủ công trong khi hầu hết đơn vị kế toán hiện nay đã thực hiện trên máy tính; báo cáo, truyền thông, công khai, lưu trữ… cũng thực hiện trên phương tiện điện tử.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hiện nay Bộ Tài chính đã thành lập Ban soạn thảo để nghiên cứu, soạn thảo để ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế theo lộ trình cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Với khuôn khổ pháp luật về kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN như hiện nay, do còn nhiều điểm khác biệt với hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, từ đó chưa cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho nhà nước và đơn vị HCSN trong điều hành quản lý. Khi các qui định về tự chủ tài chính ngày càng được mở rộng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì khối lượng các giao dịch kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp như các doanh nghiệp trong khu vực tư thì các hạn chế này càng lớn cần phải có giải pháp hoàn thiện hữu hiệu.
* Nguyên nhân chủ quan
- Quan niệm của lãnh đạo nhiều đơn vị đối với vai trò của kế toán nói chung và bộ máy kế toán nói riêng còn chậm đổi mới. Trong khi cơ chế tài chính đã có nhiều thay đổi thì bộ phận kế toán ở phần lớn các đơn vị y tế của tỉnh chỉ xác định chức năng, nhiệm vụ theo quan điểm truyền thống là tổ chức ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định. Vai trò của bộ phận tài chính kế toán còn rất hạn chế, khả năng tham mưu cho lãnh đạo về lập kế hoạch thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Việc phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong đơn vị còn chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn thiếu
khoa học, không hợp lý và còn nhiều chậm trễ.
- Kế toán ở các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi chưa nghiên cứu kỹ hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn hiện hành nên khi vận dụng vào công việc xử lý nghiệp vụ chưa tuân thủ và chưa đúng quy định.
- Các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh chưa khai thác được hiệu quả của công nghệ thông tin trong tổ chức công tác kế toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc, thiếu liên kết, phần mềm sử dụng không còn phù hợp, thiếu cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với chính sách, chế độ hiện hành đã gây tốn kém trong đầu tư, lãng phí thời gian và hạn chế chất lượng thông tin tài chính kế toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tổ chức công tác kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính của mọi đơn vị bao gồm cả các CSYT công lập. Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quan về hệ thống y tế Quảng Ngãi, trong đó tập trung nghiên cứu hệ thống các bệnh viện và các trung tâm YTDP bởi đây là bộ mặt của ngành y tế. Để tạo cơ sở cho tổ chức công tác kế toán, tác giả đã mô tả thực trạng công tác quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi, từ đó phản ánh thực tế tổ chức công tác kế toán bao gồm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán, hệ thống báo cáo kế toán đến việc tổ chức phân tích cung cấp thông tin kế toán, kiểm tra kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức bộ máy kế toán trong điều kiện hiện nay. Luận án cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, định hướng cho những kiến nghị về đổi mới, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi ở chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Định hướng phát triển ngành y tế đến năm 2020
3.1.1. Định hướng phát triển ngành y tế Việt Nam đến năm 2020
Y tế Việt Nam lấy nền tảng là công bằng, coi trọng hiệu quả. Mục tiêu nhất quán của nền y tế Việt Nam cho đến nay vẫn là “Mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Do đó, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp y tế [77]:
Một là, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Hai là, đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ba là, thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện, gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y.
Bốn là, xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước, thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Chính vì thế, tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra định hướng phát triển sự nghiệp y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2020 như sau:
Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, hoàn thành xây dựng bệnh viện tuyến huyện, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các CSYT công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ
y tế. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả
các xã,
phường có bác sĩ. Phát triển mạnh YTDP, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Tiếp tục kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV. Tiếp tục giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Nâng cao chất lượng và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Do đó, để thực hiện các quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển trên,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó hệ thống y tế Việt Nam được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu chung là từng bước hiện đại, hoàn chỉnh, hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Cụ thể:
* Củng cố và phát triển mạng lưới YTDP
- Tuyến tỉnh
+ Bảo đảm 100% Trung tâm YTDP tỉnh có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1. Tại các tỉnh đại diện vùng và ở một số thành phố lớn, xây dựng phòng xét nghiệm của Trung tâm YTDP đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2 đủ khả năng giám sát, phát hiện dịch và thực hiện toàn bộ các xét nghiệm phục vụ hoạt động chuyên môn.
+ Đầu tư, phát triển và nâng cao năng lực của các Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch y tế quốc tế.
+ Phát triển và kiện toàn Trung tâm y tế lao động của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố có các khu công nghiệp lớn; thống nhất tên gọi là Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường.
+ Hoàn thiện các Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ Sinh sản, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Duy trì và nâng cấp các trung tâm phòng, chống sốt rét hiện có ở các tỉnh có tỷ lệ mắc và lưu hành sốt rét cao. Sau năm 2010, các tỉnh có tỷ lệ mắc mới bệnh sốt rét thấp hơn 100 bệnh nhân/100.000 dân trong thời gian ít nhất 5 năm liền, thì Trung tâm phòng, chống Sốt rét sẽ được sáp nhập vào Trung tâm YTDP tỉnh.
+ Từng bước sáp nhập các Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội hiện có vào Trung tâm YTDP tỉnh hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
+ Xây dựng và hoàn thiện các Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tuyến huyện