Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi - 23


hệ thống mục lục NSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Ví dụ mã ngành kinh tế của các bệnh viện công lập521, của trung tâm YTDP là 523.

Mã chương trình mc tiêu, dán: Để hạch toán các khoản chi dự án theo từng chương trình mục tiêu, dự án cũng như các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (do Trung ương quyết định), ngân sách địa phương (do địa phương quyết định), bao gồm cả các chương trình của nhà tài trợ quốc tế. Mã chương trình mục tiêu, dự án gồm 4 ký tự được quy định là: N1N2N3N4. Kế toán hạch toán theo các mã số theo Danh mục mã chương trình mục tiêu, dự án quy định trong Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống mục lục NSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung mục lục NSNN. Ví dụ mã chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng có ký hiệu 0378.

Mã ngun: Dùng để hạch toán dự toán được duyệt, nguồn kinh phí và các khoản chi HCSN theo nguồn chi như nguồn kinh phí ngân sách cấp (kinh phí tự chủ và kinh phí không tự chủ), nguồn viện phí, nguồn BHXH, nguồn viện trợ, nguồn khác, phục vụ lập dự toán, phân bổ, quản lý, kế toán, quyết toán NSNN. Mã nguồn gồm 2 ký tự được quy định theo kiểu thứ tự là: N1N2. Ví dụ mã nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách cấp là 13, mã nguồn kinh phí không thường xuyên do ngân sách cấp là 12, mã nguồn viện phí 02.

Mã bphn (Khoa, phòng): Dùng để hạch toán các khoản chi HCSN, các khoản thanh toán và tình hình sử dụng thuốc, vật tư y tế, TSCĐ. Mã bộ phận gồm 2 ký tự được quy định theo kiểu thứ tự là: N1N2. Ví dụ mã 01 là Khoa sản, mã 02 là Khoa ngoại.

Mã loi vt tư y tế, TSCĐ: Dùng để hạch toán các loại vật tư y tế và TSCĐ của đơn vị. Mã loại vật tư y tế, TSCĐ được xây dựng trên đặc điểm chi tiết của vật tư, TSCĐ (như thông tin vật lý, nước sản xuất,…). Mã loại vật tư y tế và TSCĐ gồm 3 ký tự được quy định theo kiểu gợi nhớ là: N1N2N3.

Mã hot cht thuc: Dùng để hạch toán tình hình nhập, xuất thuốc ở đơn vị. Mã hoạt chất thuốc được xây dựng dựa trên hệ thống phân loại về thuốc và


hoạt chất thuốc của Tổ

chức Y tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

thế

giới

Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi - 23

(ATC: Anatomical Therapeutic

Chemical Classification). Hệ thống phân loại này được xây dựng dựa trên cơ sở ba yếu tố: Bộ phận cơ thể mà thuốc tác động vào (Anatomical), tác dụng điều trị của thuốc (Therapeutic) và các đặc trưng hóa học của thuốc (Chemical). Mã ATC là một mã số đặt cho từng loại thuốc, được cấu tạo bởi 5 nhóm ký hiệu.

Mã thứ nhất: Là một ký tự chữ cái, mã hóa bộ phận giải phẫu thuốc mà thuốc tác động vào. Ví dụ: C là Hệ tim mạch.

Mã thứ hai: Là hai ký tự chữ số (từ 01 đến 16), mã hóa tác dụng điều trị chính có liên quan đến bộ phận giải phẫu của cơ thể mà thuốc tác động vào. Ví dụ: C 03 là Lợi tiểu.

Mã thứ ba: Là một chữ cái, mã hóa nhóm điều trị cụ thể. Ví dụ: C03C là Lợi tiểu trần cao.

Mã thứ tư: Là một chữ cái, mã hóa nhóm hóa học có liên quan đến tác dụng dược lý. Ví dụ là C03CA là Sulfonamide.

Mã thứ năm: Là hai ký tự chữ số (từ 01 đến 76), mã hóa nhóm chức năng hóa học cụ thể của thuốc. Ví dụ: C03CA01 là Furosemide.

Mã hch toán chi tiết: Mã hạch toán chi tiết gồm mã chi tiết đối tượng nợ phải thu, mã đối tượng nợ phải trả,… dùng để hạch toán chi tiết các khoản phải thu, các khoản phải trả,… Mã hạch toán chi tiết gồm 3 ký tự được quy định theo kiểu gợi nhớ là: N1N2N3. Ví dụ mã đối tượng phải trả (Công ty TNHH một thành viên Dược TW3) là TW3.

Thba, thực hiện phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh chủ yếu tại các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP trên cơ sở vận dụng cho phù hợp với Chế độ kế toán HCSN và để thực hiện thống nhất giữa các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP. Cụ thể:

Một là, kế

toán hoạt động dịch vụ

tiêm phòng văcxin tại Trung tâm

YTDP tỉnh Quảng Ngãi

- Khi nhập kho thuốc văcxin do mua ngoài, căn cứ vào phiếu nhập kho, hóa


đơn GTGT và các chứng từ kế toán có liên quan, ghi:

Nợ TK 1551- Hàng hóa (theo giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3113- Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào) Có các TK 111, 112, 331…(tổng giá thanh toán)

- Khi xuất kho thuốc văcxin tạm ứng cho tổ tiêm phòng, kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho kèm giấy đề nghị nhận văcxin của các tổ tiêm phòng, ghi:

Nợ TK 312 - Tạm ứng (tổ tiêm phòng)

Có TK 1551 - Hàng hóa (thuốc văcxin)

- Hàng ngày căn cứ vào báo cáo tổng hợp của Tổ tiêm phòng về số thuốc văcxin đã cung ứng cho khách hàng khi tiêm phòng, kế toán ghi:

Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh Có TK 312 - Tạm ứng (tổ tiêm phòng)

- Khi phát sinh các khoản thu từ

việc cung

ứng dịch vụ tiêm phòng cho

khách hàng, căn cứ vào Phiếu thu, Hóa đơn GTGT và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 1111 - Tiền mặt (tổng số tiền đã thu)

Có TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh (tiền thuốc theo giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 5111 - Phí, lệ phí (phí tiêm ngừa đã thu theo giá qui định) Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra (thuế GTGT đầu ra)

- Các khoản chi quản lý hoạt động dịch vụ tiêm phòng văcxin phát sinh, căn cứ các chứng từ kế toán có liên quan, ghi:

Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh Có TK 1111, 1121,…

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản chi quản lý liên quan đến hoạt động tiêm phòng văcxin:

Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 6311 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

- Cuối kỳ, kết chuyển chênh lệch thu, chi hoạt động tiêm phòng văcxin:


Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh Có TK 4212 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động tiêm phòng văcxin: Nợ TK 4212 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

Có TK 3334 - Thuế TNDN

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số tiền phí tiêm phòng văcxin đã thu phát sinh trong kỳ ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động:

Nợ TK 5111- Phí, lệ phí

Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động.

Hai là, kế toán hoạt động in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ

Để đảm bảo thực hiện đúng Thông tư số 185 cho phù hợp với các loại ấn chỉ chuyên dùng trong các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ngãi: (1). Nguyên tc kế toán hot đng in, phát hành, qun lý, sdng n

chỉ

- Qua khảo sát cho thấy ở các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP chỉ

phát sinh các loại ấn chỉ cấp là các loại ấn chỉ dùng để cấp phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị như biên lai thu phí, hóa đơn GTGT... Ấn chỉ là một loại vật liệu nhưng là một loại ấn chỉ đặc biệt cần được quản lý nghiêm ngặt, để phản ánh nhập, xuất kho các loại ấn chỉ, kế toán sử dụng TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” phải theo dõi chi tiết cho từng loại ấn chỉ cấp.

- Hạch toán nhập, xuất, tồn kho ấn chỉ phải theo giá thực tế được quy định cho từng trường hợp cụ thể. Giá thực tế ấn chỉ do đơn vị được phép in nhập kho được tính theo giá thuê in thực tế phải trả ghi trên Hợp đồng thuê in giữa đơn vị với doanh nghiệp in. Giá thực tế ấn chỉ tự in là toàn bộ chi phí đơn vị bỏ ra để in, đóng quyển ấn chỉ đó.

- Các chi phí có liên quan (chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí vật liệu, bao bì đóng gói ấn chỉ…) được ghi trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan đến việc sử dụng ấn chỉ (các tài khoản loại 6 và chi tiết cho từng hoạt động), cụ thể:


+ Các chi phí có liên quan đến ấn chỉ nhập kho sử dụng cho hoạt động

HCSN được phản ánh vào bên Nợ TK 661 (66121) (như biên lai thu viện phí…);

+ Các chi phí có liên quan đến ấn chỉ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhập kho được phản ánh vào bên Nợ TK 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh” (như hóa đơn giá trị gia tăng…).

(2). Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Nhập kho các loại ấn chỉ do mua của cơ quan thuế hoặc do doanh nghiệp in bàn giao theo hợp đồng thuê in giữa đơn vị với doanh nghiệp in, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết từng loại ấn chỉ) Có các TK 111, 112, 461…

Trường hợp rút dự toán chi hoạt động để thanh toán tiền cho cơ quan thuế hoặc doanh nghiệp in, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

- Chi phí vận chuyển, bốc xếp ấn chỉ phát sinh, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động (đối với ấn chỉ nhập kho sử dụng cho hoạt

động HCSN)

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với ấn chỉ nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh)

Có các TK 111, 112, 331…

- Khi xuất kho ấn chỉ để phục vụ cho hoạt động quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy định, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động (66121) (đối với ấn chỉ nhập kho sử dụng cho hoạt động HCSN như biên lai thu phí)

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với ấn chỉ nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như hóa đơn GTGT)

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết từng loại ấn chỉ).

- Khi xuất kho ấn chỉ giao cho cán bộ công nhân viên của đơn vị để sử dụng cho hoạt động quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy định, ghi:

Nợ TK 312- Tạm ứng


Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết từng loại ấn chỉ).

- Khi có báo cáo thanh quyết toán của người nhận ấn chỉ về số ấn chỉ đã sử dụng, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động (66121) (đối với ấn chỉ nhập kho sử dụng cho hoạt động HCSN như biên lai thu phí)

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với ấn chỉ nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như hóa đơn GTGT)

Có TK 312- Tạm ứng.

Ba là, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ

TSCĐ trong các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng

Ngãi được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, như TSCĐ đầu tư, mua sắm

bằng nguồn vốn NSNN cấp hoặc có nguồn gốc NSNN (do được viện trợ…) (sau đây gọi chung là TSCĐ có nguồn gốc NSNN) hoặc đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn vay, từ quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị và bằng các nguồn khác. Theo quy định của Quyết định số 32/2008/QĐ- BTC ngày 29/5/2008 về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong

các cơ

quan nhà nước, đơn vị

sự nghiệp công lập và các tổ

chức có sử dụng

NSNN thì TSCĐ có nguồn gốc NSNN dùng cho hoạt động HCSN hoặc dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đơn vị phải tính hao mòn TSCĐ vào cuối năm, ghi: Nợ TK 466/ Có TK 214. Theo quy chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43 thì các đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng các TSCĐ có nguồn gốc NSNN để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải tính khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định như doanh nghiệp (thực hiện theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/2/2013 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ áp dụng cho doanh nghiệp); TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn kinh doanh và các nguồn khác không phải có nguồn gốc NSNN khi dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải tính khấu hao để thu hồi vốn. Các quy định này trên thực tế khi triển khai còn nhiều bất cập, hạn chế do chưa thực hiện thống nhất giữa các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, trong đó


có các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP như: (1) Tiêu chuẩn về nguyên giá TSCĐ theo quy định hiện hành còn có sự phân biệt giữa Quyết định 32 thì nguyên giá là từ 5 triệu đồng trở lên (trừ nhà cửa, vật kiến trúc là từ 10 triệu đồng trở lên). Theo Thông tư số 45, đơn vị phải tính khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp và chỉ được tính khấu hao cho các TSCĐ thỏa mãn tiêu chuẩn nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên; (2) Bộ Tài chính chưa có

hướng dẫn cách thức xác định số khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh

doanh khi đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng TSCĐ có nguồn gốc NSNN dùng đồng thời cho hoạt động HCSN và cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thực tế việc thực hiện còn chưa thống nhất, có đơn vị chưa thực hiện, có đơn vị đã phản ánh khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do sử dụng TSCĐ có nguồn gốc NSNN dùng đồng thời cho hoạt động HCSN và cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cơ quan thuế khi kiểm tra không thừa nhận khoản chi phí này được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Để giải quyết các bất cập này, xin được kiến nghị các giải pháp hoàn thiện sau:

- Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn NSNN dùng đồng thời cho cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động HCSN, trong đó có hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ngãi thì các đơn vị này phải xác định tiêu chí phù hợp làm cơ sở xác định chi phí khấu hao TSCĐ tính vào chí phí hoạt động sản xuất kinh doanh, như thời gian sử dụng của TSCĐ cho từng hoạt động hoặc số lượng sản phẩm, dịch vụ tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ (Ví dụ: máy chụp XQuang,…) để làm cơ sở xác định chi phí khấu hao TSCĐ cho phù hợp với cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng TSCĐ. Tiêu chí này khi lựa chọn làm cơ sở xác định chi phí khấu hao TSCĐ tính vào chí phí hoạt động sản xuất kinh doanh thì đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán và phải thuyết minh trên báo cáo tài chính. Căn cứ vào Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, kế


toán căn cứ vào số khấu hao phải trích hàng tháng theo quy định để xác định chi phí khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo công thức:

Chi phí khấu hao phải trích 1 tháng

Thời gian sử dụng (hoặc

Tổng thời gian sử dụng (hoặc tổng số

lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ) trong tháng cho hoạt

x số lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ) trong tháng

động sản xuất kinh doanh và cho hoạt động sự nghiệp

cho hoạt động sản xuất

kinh doanh

Hàng tháng, kế toán phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ thuộc nguồn NSNN dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 631 (chi tiết từng hoạt động sản xuất kinh doanh)

Có TK 431 (4314 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp)

- Để đơn giản bớt khối lượng công tác kế toán và phản ánh đúng chi phí khấu hao TSCĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các CSYT công lập, trong đó có các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP tỉnh Quảng Ngãi cần tổ chức theo hướng tách bạch toàn bộ TSCĐ, vật tư, nguồn lực lao động theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sự nghiệp. Theo đó TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN nếu chỉ dùng cho hoạt động sự nghiệp thì cuối năm đơn vị chỉ tính khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 32 (ghi Nợ TK 466/ Có TK 214) còn nếu chỉ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì: (1) Hàng tháng phải tính khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC và được bổ sung toàn bộ số chi phí khấu hao trích hàng tháng ghi tăng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo Nghị định số 43, ghi: Nợ TK 631/ Có 431(4314); (2) Cuối năm toàn bộ TSCĐ có nguồn gốc NSNN không phân biệt là dùng cho hoạt động HCSN hay hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tính hao mòn TSCĐ theo Quyết định số 32, ghi Nợ TK 466/ Có TK 214. Việc theo dõi tách bạch, chi tiết TSCĐ chuyên dùng cho từng loại hoạt động HCSN và sản xuất kinh doanh cho từng TSCĐ theo từng nguồn hình thành TSCĐ như đã nêu trên sẽ giúp cho giảm bớt khối lượng công tác kế toán và phản ánh đúng chi phí, kết quả của từng hoạt động.

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 01/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí