Định Hướng Phát Triển Ngành Y Tế Tỉnh Quảng Ngãi Đến Năm 2020


Xây dựng và phát triển Trung tâm YTDP huyện đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ: Giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng, chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và xây dựng làng văn hoá sức khoẻ.

* Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

- Hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn. Mỗi cơ sở đảm nhiệm việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh cho một cụm dân cư (không phụ thuộc địa giới hành chính), bảo đảm đạt tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế cho từng tuyến:

+ Tuyến 1: Các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng III, gồm có bệnh viện quận, huyện, thị xã (gọi chung là bệnh viện huyện), bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản; tiếp nhận bệnh nhân từ cộng đồng hay từ các trạm y tế cơ sở.

. Mỗi khu vực cụm dân cư huyện hoặc liên huyện có một bệnh viện huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện. Quy mô giường bệnh tuyến 1 từ 50 đến 200 giường và tùy theo điều kiện địa lý, dân cư mà cân đối số giường bệnh theo tỷ lệ 01 giường bệnh phục vụ từ 1.500 đến 1.700 người dân.

. Duy trì và phát triển phòng khám đa khoa khu vực thuộc bệnh viện huyện tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, bảo đảm cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho nhân dân địa phương.

+ Tuyến 2: Bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bệnh viện tư nhân và một số bệnh viện ngành tại các thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II trở lên; cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh với các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành, đáp ứng hầu hết nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn; là cơ sở thực hành cho học sinh các trường y - dược trong tỉnh, thành phố.

. Mỗi tỉnh có ít nhất 1 bệnh viện đa khoa, với quy mô từ 300 đến 800

giường, được xác định theo tỷ lệ 01 giường bệnh phục vụ từ 1.600 đến 1.800

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.


người dân.

Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi - 21

. Phát triển một số bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố, phù hợp với nhu cầu khám, chữa bệnh chuyên khoa của nhân dân. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số dân từ 1 triệu người trở lên, có thể thành lập các bệnh viện chuyên khoa như phụ - sản, nhi, điều dưỡng - phục hồi chức năng.

. Phát triển bệnh viện y dược học cổ truyền tại các tỉnh, bảo đảm mỗi tỉnh có 01 bệnh viện y dược học cổ truyền với quy mô từ 50 đến 150 giường.

. Xây dựng bệnh viện lao và bệnh phổi ở các tỉnh có tỷ lệ mắc bệnh lao từ

120 bệnh nhân/100.000 dân trở chiếm trên 50%.

lên, trong đó số

bệnh nhân có AFB dương tính

3.1.2. Định hướng phát triển ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020

Trên cơ sở quán triệt những quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển sự nghiệp y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về tổng quát quá trình phát triển ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 đã bám sát những định hướng sau đây:

Trong giai đoạn 2015 - 2020 cần triển khai có hiệu quả các Chương trình y tế quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Các chỉ tiêu về khám bệnh, chữa bệnh:

+ Số lần khám bệnh, chữa bệnh bình quân/người/năm: 1/1/1lần.

+ Tỷ lệ tử vong chung bệnh viện < 0,3%.

+ Ngày điều trị bình quân: < 7 ngày.

+ Công suất sử dụng giường bệnh: 70% - 80%.

Nâng cao năng lực khám chữa bệnh của các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế tuyến huyện, liên huyện để đủ khả năng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và các huyện lân cận theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế. Nhằm đưa các dịch vụ kỹ thuật y tế đến gần dân; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, đồng thời giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện


tuyến trên.

- Về cơ sở vật chất:

+ 100% các bệnh viện đa khoa huyện được xây dựng phù hợp với khả năng thực tế và yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của địa phương, được đầu tư trang thiết bị thiết yếu theo tiêu chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế quy định.

+ Phấn đấu đến năm 2020, số giường bệnh/vạn dân đạt trên 20 giường.

- Về đội ngũ y bác sỹ:

+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt 6 bác sỹ/10.000 dân; 0,7 dược sỹ đại

học/10.000 dân và đến năm 2020 đạt 7 bác sỹ/10.000 dân, 1 dược sỹ đại học/10.000 dân.

+ Phấn đấu đến năm 2015 trên 24% cán bộ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có trình độ đại học và sau đại học.

+ Trên 30% cán bộ bệnh viện đa khoa tuyến huyện được đào tạo, tập huấn chuyên môn về lĩnh vực khám chữa bệnh.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 70% xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và các huyện miền núi nói riêng đạt Chuẩn quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế.

- Củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ y tế; chủ động phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh lưu hành tại địa phương.

Là “bộ mặt” của ngành y tế và giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức thực hiện, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi không nằm ngoài mục tiêu hoạt động vì sự phát triển của toàn ngành. Với chiến lược và quy hoạch phát triển đến năm 2020, mỗi đơn vị đều phải đặt các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và phát triển toàn diện về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động,… Do đó các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh cần nhận thức được rằng nhiệm vụ của mình ngày càng nặng nề, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, tính chất bệnh tật ngày càng phức tạp,… nên để đảm bảo công bằng y tế thì luôn phải nỗ lực hoàn thiện mọi mặt của đơn vị. Vừa đảm bảo công bằng y tế vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi là yêu cầu khắt khe trong quản lý tài chính


của các đơn vị và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị chính là một yêu cầu nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chiến lược phát triển mà toàn ngành đặt ra.

3.2. Quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi

Hệ thống các CSYT công lập của Quảng Ngãi nói chung và các bệnh viện, trung tâm YTDP nói riêng đang đứng trước những thách thức to lớn trong môi trường đang có nhiều đổi mới. Xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu của quá trình tham gia vào WTO đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gây gắt cả đối với doanh nghiệp và các đơn vị. Việc phải đối mặt với các thành phần kinh tế khác và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình cung cấp các dịch vụ công là điều tất yếu đang diễn ra. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, CSYT công lập nói nói chung và các bệnh viện, trung tâm YTDP nói riêng phần lớn còn thụ động, thiếu sáng tạo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Một trong nhiều nguyên nhân là do hoạt động của khu vực công cộng thường thiếu sức ép cạnh tranh nên hiệu quả hoạt động thường yếu kém. Trước tình hình đó các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi cần nhận thức và nhanh chóng thích nghi với môi trường cạnh tranh để tự nâng cao năng lực của mình. Việc hoàn thiện công tác kế toán ở các bệnh viện công lập, trung tâm YTDP là vấn đề hết sức cần thiết, nhằm phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển đất nước.

Xuất phát từ cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán kết hợp với nghiên cứu thực tiễn hoạt động để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, cơ chế chính sách kinh tế và nhu cầu của các đơn vị là yêu cầu căn bản của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi. Để kế toán thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, việc tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi cần được thực hiện theo các quan điểm định hướng sau đây:

Quan điểm 1: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công


lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ

chế quản lý tài chính và nâng cao nhận thức, phát huy vai trò quan trọng của kế toán ở cả tầm vĩ mô và vi mô trong công tác quản lý tài chính.

Trong giai đoạn hiện nay với cơ chế quản lý tài chính luôn đổi mới và hoàn thiện, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi được trao quyền tự chủ tài chính cùng với tính tự chịu trách nhiệm ngày càng cao, kế toán và tổ chức công tác kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý tài chính, xây dựng định mức chi tiêu hợp lý, kiểm soát và đưa ra các thông tin kịp thời, có chất lượng, phục vụ cho nhu cầu quản lý của đơn vị.

Quan điểm 2: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi vừa phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, vừa phải phù hợp và tiếp cận với các thông lệ kế toán quốc tế.

Hệ thống văn bản pháp quy Nhà nước ban hành như Luật Ngân sách, Luật kế toán, chế độ kế toán,… phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ và phù hợp với điều kiện hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng điều khiển mọi hoạt động về kinh tế tài chính của các đơn vị. Chính vì vậy, khi nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nhất thiết phải bám sát những quy định trên để điều chỉnh cho phù hợp.

Mặt khác, với xu hướng quốc tế hóa và hợp tác hóa của nền kinh tế hiện nay; Với tư cách là một thành viên của các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ASEAN, WTO,…) Việt Nam có nghĩa vụ trao đổi thông tin về tình hình tài chính với các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải có sự tham khảo các thông lệ kế toán quốc tế, đặc biệt là hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và quá trình triển khai hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế ở các nước để xây dựng kế toán Việt Nam khoa học hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Như vậy, một mặt hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải chịu sự chi


phối, đảm bảo tuân thủ đúng theo các cơ chế, chính sách tài chính hiện hành. Mặt khác kết quả nghiên cứu cũng cần đưa ra những điểm chưa hoàn thiện của cơ chế, chính sách hiện hành để từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.

Quan điểm 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tính phù hợp với tổ chức bộ máy hành chính và chính quyền các cấp; phù hợp với đặc điểm hoạt động của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi.

Việc phân cấp chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy hành chính và các hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi là yếu tố quyết định việc phân cấp quản lý tài chính và sử dụng ngân sách. Đây là yếu tố căn bản quyết định tới tổ chức công tác kế toán. Do đó nghiên cứu và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sự nghiệp y tế và đặc điểm tổ chức quản lý, yêu cầu quản lý, quy mô và đặc điểm hoạt động khám chữa bệnh và trình độ cán bộ quản lý để các giải pháp mang tính khả thi và bền vững.

Quan điểm 4: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo tiết kiệm chi phí kế toán, nâng cao năng suất lao động kế toán.

Trong điều kiện hoạt động tài chính của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ngày càng phong phú, quy mô ngày càng lớn, quan hệ giữa các cơ quan, các đơn vị liên quan trong quá trình phân cấp quản lý và sử dụng các khoản thu, chi ngày càng phức tạp, hệ thống phân cấp và xử lý thông tin về tài chính và sử dụng kinh phí cũng ngày càng phải được hiện đại hóa, mới có thể thích ứng với môi trường và đáp ứng được các yêu cầu quản lý trong hoàn cảnh mới. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ thay thế các công việc mang tính thủ công, rút gọn thời gian, nâng cao tính chính xác, tạo sự liên kết, trao đổi thuận tiện dữ liệu, thông tin giữa các bộ phận. Hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin còn góp phần hỗ trợ quá trình xử lý, tổng hợp thông tin, đảm bảo tính chính xác, logic của thông tin, làm gọn nhẹ bộ máy hoạt động và nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các bệnh viện công lập


và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại là một yêu cầu tất yếu trong tổng thể kế hoạch xây dựng bệnh viện điện tử, CSYT không giấy tờ.

Bên cạnh đó, cũng như các hoạt động khác, hạch toán kế toán phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là hiệu quả. Việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải xem xét trong mối quan hệ với chất lượng và hiệu quả, các giải pháp hoàn thiện phải mang tính khả thi và thực tế cao.

3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là khâu quan trọng, quyết định đến

chất lượng thông tin kế toán. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán trong các bệnh viện, trung tâm YTDP cần phải được thực hiện, khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong quá trình tổ chức hệ thống chứng từ kế toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Trước hết, các đơn vị cần phải thực hiện tốt việc ghi chép ban đầu để có thể thu nhận, cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác và trung thực những thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với khâu lập, luân chuyển chứng từ

Một là, để đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các mẫu chứng từ theo quy định của chế độ kế toán HCSN, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi cần sử dụng các chứng từ theo quy định để phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cụ thể:

- Khi xuất kho các loại văcxin sử dụng cho các tổ tiêm phòng để thực hiện hoạt động tiêm phòng, Trung tâm YTDP tỉnh và Trung tâm YTDP thành phố phải lập Phiếu xuất kho chứ không phải lập Hóa đơn bán lẻ như đang lập ở các Trung tâm YTDP hiện nay nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng các loại văcxin xuất kho

cũng như

giúp cho đơn vị

kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao các loại

văcxin theo quy định.

- Trên thực tế trong các đơn vị HCSN, bao gồm cả các bệnh viện và trung


tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi đang diễn ra khá phổ biến hoạt động in, phát

hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ. Tuy nhiên hoạt động này chưa được hướng dẫn đầy đủ, kịp thời trong chế độ kế toán HCSN nên thực tế thực hiện ở các đơn vị HCSN còn khác nhau. Nhiều đơn vị, trong đó có các bệnh viện và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi quyết toán ngay vào chi phí để quyết toán với nguồn kinh phí ngân sách (đối với các loại ấn chỉ sử dụng cho hoạt động HCSN như biên lai thu viện phí…) và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh (đối với các loại ấn chỉ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như hóa đơn giá trị gia tăng…) ngay khi thuê in và nhập kho ấn chỉ và sau đó chỉ theo dõi số lượng ấn chỉ nhập xuất kho. Để khắc phục các tồn tại, hạn chế trên Thông tư số 185 (năm 2009) của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán HCSN đã hướng dẫn kế toán hoạt động in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ. Theo đó các loại vật liệu là ấn chỉ đặc biệt phải quản lý và thanh quyết toán chặt chẽ, để phản ánh nhập,

xuất kho các loại

ấn chỉ,

các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh

Quảng Ngãi phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhập, xuất kho ấn chỉ. Tất cả các loại ấn chỉ cấp và ấn chỉ bán khi nhập, xuất kho đều phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định và bắt buộc phải có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

- Khi có công cụ, dụng cụ bị mất hoặc hỏng ở các khoa, phòng ban bộ phận của các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi cần thiết phải lập Giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ nhằm xác nhận số lượng công cụ, dụng cụ bị hỏng, mất làm căn cứ ghi sổ của bộ phận kế toán và bộ phận quản lý sử dụng (ghi có TK 005- Dụng cụ lâu bền đang sử dụng và ghi giảm công cụ, dụng cụ trên “Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ theo nơi sử dụng”.

Hai là, đối với việc phản ánh các khoản thanh toán tiền làm thêm giờ, thanh toán thu nhập tăng thêm, chi thanh toán hội nghị,… các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi cần sử dụng đầy đủ các chứng từ như Giấy báo làm thêm giờ được sử dụng trong trường hợp đơn vị có người làm thêm giờ không thường xuyên và khi sử dụng “Giấy báo làm thêm giờ” để theo dõi thời gian làm thêm giờ thì đơn vị không phải lập Bảng chấm công làm thêm giờ; Bảng chấm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2023