Đánh Giá Thực Trạng Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Csyt Công Lập Tỉnh Quảng Ngãi


dung chi khác như chi phí bộ máy, chi phí chuyên môn nghiệp vụ, chi phí mua sắm bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư chuyên môn. Bên cạnh đó, kinh phí chống dịch thường không được xây dựng và phê duyệt trong kế hoạch kinh phí hàng năm của Trung tâm YTDP, mà chỉ được cấp trên cấp khi có dịch, nên cũng giảm tính linh hoạt và chủ động của Trung tâm YTDP trong chống dịch. "Mỗi khi có dịch xảy ra thì các đơn vị mới xin được nguồn ngân sách. Nhưng thường thì sau khi dịch xảy ra mấy tháng, tiền mới về thì làm sao mà có thể khống chế dịch được ngay, làm sao dự báo trước được vụ dịch? Vì vậy, chỉ khi nào các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư ngân sách đúng mức cho hệ YTDP thì hiệu quả hoạt động phòng chống dịch mới có

thể

khởi sắc hơn”, GS.TS Trịnh Quân Huấn, Thứ

trưởng Bộ

Y Tế, khẳng định

[109].

Mặt khác, việc mở rộng hoạt động dịch vụ theo yêu cầu trong các bệnh

viện công không có giới hạn và theo phương thức “góp vốn - chia lãi”, chủ yếu nhằm cung ứng dịch vụ y tế cho người có khả năng chi trả, nhất là những người thu nhập cao, mà chưa quan tâm đến các đối tượng có thu nhập thấp. Việc huy động vốn tư nhân, gắn với thu hồi vốn và lợi nhuận, có thể tạo ra sự cách biệt về thu nhập của cán bộ y tế giữa các tuyến y tế, các địa phương, thúc đẩy sự chuyển dịch cán bộ y tế giỏi từ nông thôn về thành thị, từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ YTDP sang điều trị. Điều này dẫn đến hậu quả đáng lo ngại là các nguồn tài chính

tư (private revenue) đang ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong các tổng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

nguồn thu của bệnh viện. Mặt khác, việc sử dụng nhà, đất của các bệnh viện công để liên doanh, liên kết, hoặc để xây dựng các khu điều trị theo yêu cầu, có thể dẫn đến sự lẫn lộn tài sản công và tư.

Do đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ thiếu minh bạch và vì động cơ lợi nhuận có thể dẫn đến tình trạng chia cắt hệ thống y tế thành các đơn vị riêng rẽ, thiếu điều phối, không hợp tác, thoát ly sự quản lý của Nhà nước. Đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện chưa gắn với đổi mới cơ chế quản trị cơ bản đối với khu vực công, nhằm bảo đảm sự định hướng và kiểm tra, kiểm soát của nhà nước ở mức

Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi - 19


cần thiết, cũng chưa gắn với đổi mới và phát huy vai trò của cơ quan BHYT, với tư cách là người chi trả, là đối tác chính của các cơ sở cung ứng dịch vụ KCB. Có thể đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “còn lúng túng cả về nhận thức và xây dựng cơ chế hoạt động, đặc biệt là cơ chế tài chính”, như nhận định của Bộ Chính trị.

2.3.2. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các CSYT công lập tỉnh Quảng Ngãi

2.3.2.1. Những kết quả đạt được

Từ thực tế tổ chức công tác kế toán các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi, có thể ghi nhận những kết quả đạt được trong tổ chức công tác kế toán như sau:

Thứ nhất, các đơn vị đã căn cứ vào quy định chung về hệ thống chứng từ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp của Luật Kế toán, chế độ kế toán hiện hành để tổ

chức vận dụng hệ

thống chứng từ kế

toán và thực hiện ghi chép ban đầu các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Ngoài

ra trong quá trình hoạt động các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh

Quảng Ngãi đã bổ sung các chứng từ kế toán cần thiết để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh.

Thứ

hai,

các đơn vị

đã chủ

động nghiên cứu và vận dụng hệ

thống tài

khoản kế toán khá hợp lý và tương đối tuân thủ chế độ kế toán. Các tài khoản kế toán đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của đơn vị. Bên cạnh đó, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh đã linh hoạt mở tài khoản kế toán cấp 2, cấp 3 để hạch toán các khoản thu, khoản chi chi tiết phù hợp với điều kiện, đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị mình.

Thứ ba, hầu hết các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi đều vận dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung phù hợp với đặc điểm của các đơn vị. Qua đó đáp ứng được yêu cầu về hệ thống hóa thông tin


kế toán từ các chứng từ kế toán đã phản ánh theo từng đối tượng kế toán, theo từng chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ kịp thời cho quản lý và góp phần thúc đẩy hoạt động của đơn vị có hiệu quả. Việc phân công giữ và ghi chép các sổ kế toán được các kế toán thực hiện theo đúng nhiệm vụ kế toán được giao. Các đơn vị mở tương đối đầy đủ sổ kế toán để hạch toán, đáp ứng nhu cầu lập báo cáo tài chính. Như vậy, về cơ bản các đơn vị đã vận dụng quy định về hệ thống sổ kế toán tương đối tốt.

Thứ tư, các báo cáo tài chính và quyết toán ngân sách đều được các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi lập đầy đủ, đúng mẫu theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010.

Thứ năm, công tác tự kiểm tra kế toán được thực hiện thường xuyên hàng năm. Nhờ đó các đơn vị đã tận thu được các khoản thu sự nghiệp, tăng thu từ các hoạt động dịch vụ, đồng thời, tiết kiệm các khoản chi để từ đó tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp y tế ngày một tốt hơn.

Thứ sáu, bộ máy kế toán ở các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức theo mô hình tập trung là phù hợp với bộ máy quản lý, góp phần thực hiện tốt chức năng của đơn vị; có sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên kế toán và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác của đơn vị. Như vậy, về cơ bản bộ máy kế toán ở các đơn vị đã thực hiện được nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản lý tài sản và sử dụng kinh phí trong đơn vị.

Thứ bảy, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán trong tổ chức công tác kế toán. Tại các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP, phần lớn chứng từ kế toán, sổ kế toán đã được thực hiện trên hệ thống máy vi tính có tác dụng hỗ trợ


tích cực cho các nhân viên kế toán trong việc thực hiện phần hành kế toán của mình.

2.3.2.2. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức công tác kế toán ở các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn những tồn tại cần giải quyết.

- Về tình hình áp dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế

Chế độ kế toán HCSN Việt Nam được xây dựng và ban hành trên cơ sở Luật NSNN, Luật Kế toán và các chính sách tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN

vẫn còn nhiều điểm khác biệt với hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế mà

nhiều nước đã nghiên cứu ban hành và áp dụng theo lộ trình cho phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế.

Thứ nhất, Ở Việt Nam, toàn bộ các khoản thu, chi của đơn vị HCSN được phản ánh ở hai báo cáo riêng biệt, trong đó, kinh phí đã tiếp nhận và sử dụng phản ánh ở Báo cáo B02-H; Các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh ở Báo cáo B03-H. Theo IPSAS, các đơn vị thuộc lĩnh vực công phải xác định thặng dư hoặc thâm hụt thuần trên cơ sở so sánh chênh lệch các khoản thu, chi phát sịnh trong kỳ. Cũng theo IPSAS, các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị được phản ánh theo nguyên tắc cơ sở dồn tích còn quy định của Chế độ kế toán HCSN thì toàn bộ quá trình tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN và các khoản thu, chi của hoạt động sự nghiệp được phản ánh về cơ bản theo nguyên tắc cơ sở tiền mặt, các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh theo nguyên tắc cơ sở dồn tích.

Thứ hai, thực tế ở Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị HCSN theo quy định hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với Luật NSNN và các chính sách quản lý tài chính đối với đơn vị HCSN. Tuy nhiên trong hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị HCSN hiện nay chưa có Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.


Đây là các báo cáo tài chính mà các đơn vị thuộc lĩnh vực công phải lập theo yêu cầu của hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế.

Thứ

ba,

Thông tư

số 71/2006/TT-BTC 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng

dẫn thực hiệ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập quy định: Đơn vị HCSN có hoạt động liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, Chuẩn mực số 08 - Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh (Ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính, ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 3) là chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên do Bộ Tài chính chưa có Thông tư hướng dẫn nên các đơn vị sự nghiệp công lập còn rất lúng túng khi triển khai thực hiện ghi chép kế toán theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán này, đặc biệt là các bệnh viện công lập có triển khai nhiều các hoạt động liên doanh, liên kết.

Từ việc quy định gượng ép như vậy nên các đơn vị HCSN thực hiện không thống nhất, các cơ quan nhà nước không có căn cứ xử lý khi kiểm tra, kiểm toán. Do vậy, trong thời gian sớm nhất Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng để ban hành ngay một số chuẩn mực kế toán công trên cơ sở IPSAS cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam để có cơ sở pháp lý cho việc hướng dẫn kế toán như chuẩn mực kế toán hàng tồn kho, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, hợp đồng xây dựng, thuê tài sản, chi phí đi vay, kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh.

- Về tổ chức vận dụng chế độ kế toán

Mặc dù, trong những năm qua đã có nhiều chính sách, chế độ tài chính, kế toán mới ban hành tuy nhiên một số bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi đôi khi còn thụ động, chưa sáng tạo và chưa chú trọng đến việc tập huấn, hướng dẫn cho toàn thể cán bộ nhân viên làm công tác kế toán trong đơn vị


nên trong xử lý nghiệp vụ kế toán của các nhân viên kế toán còn hạn chế, lúng túng.

- Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Chế độ chứng từ và hạch toán ban đầu nhằm thu nhận thông tin về các

nghiệp vụ

kinh tế

tài chính phát sinh của các bệnh viện công lập và trung tâm

YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi chưa thực sự phản ánh hết các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh; chưa quy định thống nhất về phương pháp ghi chép một số chỉ tiêu trên

chứng từ; một số mẫu chứng từ còn thiếu những yếu tố cơ bản, đặc thù của

nghiệp vụ khám bệnh, chữa bệnh nên tính pháp lý chưa cao. Một số mẫu chứng từ kế toán bắt buộc được thiết kế trên phần mềm kế toán không theo mẫu quy định chế độ kế toán của Nhà nước ban hành gây khó khăn cho công tác kiểm tra. Một số đơn vị còn sử dụng mẫu chứng từ cũ so với chế độ hiện hành hoặc các mẫu chứng từ do các đơn vị chủ động thiết kế để phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình như Giấy đề nghị nhận văcxin, Phiếu nộp tiền viện phí, Phiếu nộp tiền tạm ứng, Bảng kê tính tiền hàng ngày, Tờ khai chi tiết thu phí, lệ phí, Bảng kê thanh toán người cho máu, chứng từ thanh toán tiền thủ thuật, phẫu thuật,

… mặc dù cùng phản ánh một nội dung nghiệp vụ phát sinh nhưng lại khác nhau về hình thức, cách trình bày; điều này khiến công tác hạch toán gặp khó khăn.

Nội dung nghiệp vụ kinh tế ghi trên chứng từ tự lập chưa có đầy đủ các nội dung phải có theo qui định của Luật Kế toán (điều 17). Mặt khác công tác kiểm tra chứng từ kế toán chỉ mới được thực hiện thường xuyên ở khâu đầu, còn việc kiểm tra chứng từ lần sau thường dồn vào cuối quý, cuối năm do đó việc phát hiện sai sót thiếu tính kịp thời.

Việc luân chuyển chứng từ chưa thực hiện tốt, chưa đảm bảo đúng quy trình. Điều này một phần là do quy trình luân chuyển chứng từ chưa xác định cụ thể, rõ ràng và cách bố trí con người để thực hiện quy trình chưa đảm bảo tính khép kín, liên tục.

Bên cạnh đó, công tác lưu trữ và bảo quản chứng từ chưa đúng quy định, chưa thật bảo đảm do điều kiện vật chất khó khăn. Việc bố trí sắp xếp chứng từ lưu trữ chưa khoa học, không có tính hệ thống.


- Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng tại một số bệnh viện và trung tâm YTDP còn chưa phù hợp với quy định của chế độ hiện hành, phản ánh không đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế trên tài khoản, còn mang nặng tính chủ quan của lãnh đạo các đơn vị. Một số nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh chưa quy định phương pháp kế toán cụ thể nên các đơn vị thực hiện hạch toán không thống nhất như các nghiệp vụ liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân để đặt các máy móc thiết bị chuyên dùng, hiện đại; phương pháp kế toán xác định và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng đồng thời cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ; phương pháp kế toán về xử lý các khoản viện phí của bệnh nhân trốn viện hoặc không có khả năng thanh toán, phương pháp kế toán hoạt động dịch vụ… Bên cạnh đó, một số bệnh viện và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi chưa quan tâm đến việc xây dựng các tài khoản kế toán chi tiết hoặc việc mở các tài khoản kế toán chi tiết chưa nhất quán, thiếu đồng bộ, chưa bao quát hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế. Các tài khoản kế toán chi tiết được xây dựng tại các đơn vị chưa đáp ứng tốt yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ.

- Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán

Tất cả các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP ở tỉnh Quảng Ngãi đều sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung với việc sử dụng phần mềm kế toán “MISA Mimosa.Net” do Công ty Misa cung cấp hoặc “Chương trình phần mềm kế toán HCSN” do Công ty máy tính Ánh Mai trong tỉnh Quảng Ngãi cung cấp. Tuy nhiên, một số mẫu sổ kế toán được thiết kế trong phần mềm kế toán của Công ty máy tính Ánh Mai hiện nay chưa phù hợp với Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006 và Thông tư 185/2010 như Sổ Nhật ký chung, Sổ theo dõi dự toán, Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí. Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát, một số bệnh viện và trung tâm YTDP của tỉnh chưa quan tâm đến việc thiết kế mẫu sổ kế toán chi tiết phù hợp để phục vụ cho công tác kế toán. Ngoài ra, một số nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và có nhu cầu ghi nhận như các nghiệp vụ về góp vốn liên doanh, liên kết, theo dõi tình hình tăng


giảm số vốn góp,… nhưng chưa có quy định hướng dẫn nên các bệnh viện gặp khó khăn trong việc tổ chức thiết kế và ghi chép.

- Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo kế toán ở các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi chỉ được lập vào cuối năm. Nội dung, chất lượng của Thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài, chưa chỉ ra được những kết quả đạt được trong công tác kế toán của đơn vị cũng như chưa nêu ra được những khó khăn, vướng mắc của đơn vị trong quá trình điều hành, sử dụng kinh phí. Bên cạnh đó, một số đơn vị chưa tổng hợp đầy đủ các nguồn thu, chi khác của các đơn vị, chưa phản ánh hết tất cả các khoản chênh lệch thu - chi và việc sử dụng chênh lệch thu - chi tại đơn vị vào Báo cáo tài chính như Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì, theo Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm chênh lệch thu - chi của hoạt động sự nghiệp, chênh lệch thu - chi của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thực hiện đơn đặt hàng của nhà nước và chênh lệch thu - chi hoạt động khác sau khi trừ đi số thuế phải nộp theo nghĩa vụ cho NSNN. Như vậy, với tình hình hiện tại, Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đủ để phản ánh tổng quát kết quả tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế.

Bên cạnh đó, khi quyết toán kinh phí, theo chế độ quy định, thời hạn nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan cấp trên chậm nhất là 45 ngày sau khi kết thúc năm ngân sách. Nhưng trên thực tế, các đơn vị vẫn chưa thực hiện được đúng thời hạn mà thường kéo dài hơn quy định.

Mặt khác, các bệnh viện công lập và trung tâm YTDP của tỉnh Quảng Ngãi chưa quan tâm đúng mức đến việc lập các báo cáo kế toán phục vụ cho việc cung cấp thông tin quản trị nội bộ. Các báo cáo kế toán này ở các đơn vị thường được lập mang tính riêng lẻ, tự phát theo yêu cầu đột xuất của lãnh đạo mà không mang tính bao quát các hoạt động của CSYT công lập, không gắn kết được các hoạt

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 01/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí