Hạch Toán Tổng Hợp Nhập Vật Liệu


TK 1522.2. Phụ liệu. TK 1523. Nhiên liệu

TK 1524. Phụ tùng sửa chữa thay thế. TK 1526. Phụ tùng khác.

TK 1527. Phế liệu.

Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: 111,112,133,331...

3.2. Phương pháp hạch toán

3.2.1 Hạch toán tổng hợp nhập vật liệu

Cùng với việc hạch toán chi tiết nhập vật liệu thì hàng ngày kế toán cũng phải tiến hành hạch toán tổng hợp nhập vật liệu. Đây là công việc cần thiết quan trọng bởi vì qua đây kế toán mới có thể phản ánh được giá trị của vật liệu nhập vào, từ đó có thể nẵm rõ được sự luân chuyển của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị.

Hàng ngày kế toán tập hợp các chứng từ nhập, xuất vật liệu và phân loại chứng từ nhập và chứng từ xuất. Căn cứ vào các chứng từ nhập kho, kế toán vật tư tiến hành đối chiếu, kiểm tra, định khoản rồi đưa dự liệu vào máy. Sau khi nhập dữ liệu vào máy kế toán vật liệu gửi phiếu nhập kho và hoá đơn tài chính cho kế toán thanh toán để theo dõi các khoản phải thanh toán và đã thanh toán cho nhà cung cấp trên "Sổ chi tiết số 2" và các nhật ký chứng từ liên quan khác như NKCT số 1, số 2, số 4, số 10

Mỗi phiếu được theo dõi một dòng trên "Sổ chi tiết số 2" với đầy đủ các thông tin trên hoá đơn về nhà cung cấp, số tiền phải thanh toán.

Nguyên tắc mở sổ chi tiết số 2: Sổ này được mở hàng tháng. Đối với người bán có quan hệ thường xuyên với công ty thì được mở riêng một sổ, còn những nhà cung cấp không thường xuyên thì theo dõi qua một cuốn sổ chung của công ty

- Cơ sở số liệu: từ phiếu nhập kho, hoá đơn và các chứng từ thanh toán

- Phương pháp ghi:


Căn cứ vào phiếu nhập vật tư, hoá đơn, kế toán ghi cột ngày tháng, số hiệu chứng từ.

Cột nội dung: Ghi số dư đầu tháng của từng nhà cung cấp được lấy từ "Sổ chi tiết số 2" của tháng trước. Và ghi các nghiệp vụ nhập vật tư (Tên vật tư, số lượng nhập, đơn giá), các nghiệp vụ thanh toán với người bán.

Cột tài khoản đối ứng: Căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn mua vật liệu gì thì chi tiết theo tài khoản của vật liệu đó căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi phần thuế (TK133). Thanh toán với người bán theo hình thức nào, chẳng hạn thanh toán bằng tiền mặt (TK111), bằng tiền gửi ngân hàng (TK112), bằng vay ngắn hạn (TK311), và đối với ngưòi bán có mua hàng của xí nghiệp thì có thể thanh toán bù trừ (TK131)...

Cột phát sinh:

+ Số phát sinh Có: Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho về số vật liệu theo hoá đơn đó, kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người bán các nội dung: hoá đơn, phiếu nhập và số tiền vào các cột phù hợp theo định khoản:

Nợ TK 152

Nợ TK 133

Có TK 331

+ Số phát sinh Nợ: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán tiền hàng, tuỳ theo hình thức thanh toán, kế toán kiểm tra xác định số tiền thanh toán với từng người bán cho từng chuyến hàng ghi vào các cột phù hợp.

Nếu thanh toán bằng tiền mặt kế toán ghi Nợ TK 331

Có TK111

Nếu thanh toán bằng phương thức hàng đổi hàng kế toán ghi: Nợ TK 331

Có TK 131


Nếu thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng kế toán ghi Nợ TK 311

Có TK311

Cột số dư: Kế toán phản ánh khoản công ty còn nợ người bán hoặc các khoản công ty trả trước cho người bán nhưng trong tháng hàng chưa về hoặc số tiền công ty trả thừa cho người bán vào cột số dư.

(Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người bán được trích ở trang sau)


Biểu số 3.2 SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

Tháng 8/2002 - Chị Phan Hồng Liên


Chứng từ

Nội dung

Tài khoản

đối ứng

Phát sinh

Số dư

SH

NT



Nợ

Nợ

111

2/8

Tạm ứng mua bao tải dứa

111

345000



61124315

125

15/8

Thoi suốt

1524

133


140000

14000



130

29/8

Dầu công nghiệp

1523

133


520000

52000





Cộng


345000

726000





Cộng TK

1524



140000





Cộng TK

1523



520000





Cộng TK133



66000





Số dư cuối tháng






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May Hà Nội - 7

Ở công ty việc thu mua vật liệu bằng tiền tạm ứng không theo dõi trên sổ chi tiết TK 141 mà khi cán bộ cung tiêu tạm ứng mua vật liệu lại theo dõi trên sổ chi tiết thanh toán với người bán. Trên sổ chi tiết thanh toán với người bán ngoài số trang mở cho người bán còn mở cho từng cán bộ cung tiêu tạm ứng mua vật liệu.

Khi người đi mua vật liệu viết đơn xin tạm ứng phải ghi rõ là mua vật liệu gì số lượng là bao nhiêu rồi đưa lên phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch sẽ xem xét và phê duyệt để chuyển lên phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng ký duyệt rồi mới viết phiếu chi và ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người bán, trang sổ ghi tên cán bộ cung tiêu. Khoản tạm ứng này được ghi sổ chi tiết TK 331 theo định khoản: Nợ TK331

Có TK 111


Việc phản ánh này giống như trường hợp ứng trước tiền hàng cho người bán, thực chất đây không phải là tiền ứng trước cho người bán nhưng lại được theo dõi trên sổ chi tiết TK 331 như một khoản trả trước cho người bán. Điều này chưa phản ánh đúng ý nghĩa kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Và khi người tạm ứng mua vật liệu về nhập kho, kế toán ghi vào sổ chi tiết như sau: Nợ TK152

Nợ TK 133

Có TK 331

Cuối tháng, kế toán khoá sổ chi tiết thanh toán với người bán, theo từng nhà cung cấp, số liệu ở dòng tổng cộng trên từng sổ chi tiết TK 331 là cơ sở để ghi vào NKCT số 5 với nguyên tắc mỗi nhà cung cấp ghi một dòng sổ bao gồm cả phát sinh Có TK 331/Nợ TK liên quan và phần phát sinh Nợ TK 331/Có TK liên quan.

NKCT số 5 là một loại sổ kế toán tổng hợp dùng để theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp của toàn công ty. Nguyên tắc mở sổ NKCT số 5:

- Cơ sở số liệu: Căn cứ vào NKCT số 5 tháng trước, sổ chi tiết số 2

- Phương pháp ghi:

+ Cột số dư đầu tháng: Lấy số liệu từ cột số dư cuối tháng của NKCT số 5 tháng trước.

Số dư nợ: Phản ánh số tiền công ty đã trả trước cho người bán nhưng hàng chưa về nhập kho trong tháng

Số dư có: Phản ánh số tiền công ty còn nợ người bán

+ Số phát sinh

Phần ghi Có TK 331, ghi Nợ các TK (152,1521....) lấy số liệu cộng của từng loại vật liệu của người bán ghi vào các tài khoản tương ứng.

Phần ghi Nợ TK 331, ghi Có các TK (111,112....)lấy số liệu cộng ỏ các TK tuỳ theo hình thức thanh toán để ghi số tiền vào tài khoản tương ứng.

+ Số dư cuối tháng: Căn cứ vào số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng

để tính số dư cuối tháng của từng người bán.

Cuối tháng khóa sổ NKCT số 5 xác định tổng số phát sinh bên Có TK331 đối ứng Nợ các tài khoản liên quan, và lấy số liệu tổng cộng của NKCT số 5 để ghi sổ cái TK152 (Nợ TK152, Có TK331)


3.2.2 Hạch toán tổng hợp xuất vật liệu.

Quản lý vật tư không chỉ quản lý tình hình thu mua bảo quản và dự

trữ vật tư mà còn phải quản lý việc xuất dùng vật tư. Đây là khâu quản lý cuối cùng rất quan trọng trước khi vật liệu chuyên giá trị của nó vào giá trị sản phẩm chế tạo. Chi phí về vật tư chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất cho nên kế toán phải xác định chính xác giá trị từng loại vật tư sử dụng là bao nhiêu và theo dõi được vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng. Bởi vậy hạch toán tổng hợp vật liệu phải phản ánh kịp thời tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng. Bởi vậy hạch toán tổng hợp vật liệu phải phản ánh kịp thời cho từng bộ phận sử dụng cũng như xuất dùng cho các đối tượng khác. Tổ chức tốt khâu hạch toán xuất dùng vật liệu là tiền đề cơ bản để hạch toán chính xác đầy đủ giá thành sản phẩm đặc biệt là khâu tính giá

Trình tự ghi sổ hạch toán tổng hợp xuất vật liệu:

Hàng ngày, từ chứng từ xuất kho, kế toán đưa dữ liệu vào máy.Giá vật liệu ghi trên phiếu này là giá hạch toán . Cuối tháng, máy tự tổng hợp số liệu, cho biết số vật tư xuất dùng của từng kho , từng tài khoản cả về số lượng và giá trị theo giá hạch toán. Sau đó,trên cơ sở bảng kê số 3 sẽ xác định được giá trị thực tế của vật liệu xuất kho như sau:

Giá thực tế vật liệu xuất kho = Giá hạch toán vật liệu xuất kho x Hệ số chênh lệch

Kế toán lập bảng kê số 3 căn cứ vào các bảng tổng hợp nhập vật liệu để vào cột hạch toán, và căn cứ vào giá ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí khác thực tế phát sinh như chi phí vận chuyển, bốc dỡ ....để vào cột thực tế .


Biểu số 3.4 BẢNG KÊ TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ THÁNG 9/2002



TK

TK1521

TK1522

TT

HT

TT

HT

1.Số đầu kỳ

1.548.941.455

1.385.368.012

2.472.801.998

2.424.987.936

2.Số phát sinh nợ

19.563.286.107

19.147.493.513

971.804.697

964991771

1111H

1.617.050


109.273.613


1121H1

51.350.635


11.394.460


1121H5

2.182.942




1521V

3.767.837.361

3.767.837.361



331H

165.322.763

165.322.763

33.064.553

33.064.553

………..





3.Dư đầu + PSnợ

21.112.227.562

20.532.861.526

3.444.606.695

3.389.979.707

4.Hệ số chênh lệch

1.028.217


11.061.143


5.Xuất dùng trong tháng

2029668140

19735783536

3175673128

3125310930

6. Tồn kho cuối kỳ





Trên cơ sở " Bảng tổng hợp xuất vật liệu" của từng kho và " Bảng tính giá thực tế vật liệu", cuối tháng kế toán tổng hợp và đưa ra " Bảng phân bổ vật liệu" Bảng này có tác dụng cung cấp thông tin trong công tác tính giá thành sản phẩm.

Các bộ phận lĩnh dùng vật liệu ở công ty: Vật liệu xuất cho sản xuất ở các nhà máy:

Chi phí vật liệu trực tiếp Hà Đông: 621D Chi phí vật liệu trực tiếp Hà Nội: 621H Chi phí vật liệu trực tiếp Vinh: 621V


Vật liệu xuất cho quản lý nhà máy: Chi phí vật liệu Vinh: 627 V2

Biểu số 3.5 BẢNG PHÂN BỐ VẬT LIỆU CÔNG CU DỤNG CỤ

Tháng 8/2002


TK có


TK Nợ

TK1521

TK1522

TT

HT

HT

TT

TK 1388 H



20168946

18738946

TK 1521 V

3675585925

3675585925



TK 621



318029804

305176301

TK 621 H1

10619544098

9802999313

203363957

190863256

TK 627 D2



15986513

15057600

TK 627 H12



318921738

314456456

TK 627 H321



16322294

16093763

TK 627 H33



2397806102

2316573821

…………





Cộng

20292668140

19735783536

3175673128

3125310930


Biểu số 3.6 SỔ CÁI TK 1521

Số dư đầu năm: 15864325632


Ghi nợ TK

152/Có các TK


Tháng 1


Tháng 2


…...


Tháng 11


Tháng 12


Cộng

TK 111





1617050


TK 152





3767837361


TK 331





165322763


…….





……….


PS Nợ





19563286107


PS Có





20292668140


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023