Những Đặc Điểm Về Sản Xuất Ảnh Hưởng Tới Công Tác Kế Toán


Việc chuyển đổi tên thành công ty Dệt may Hà Nội không phải là sự chuyển đổi về hình thức mà chính thức là sự đổi mới về sự tư duy kinh tế, đổi mới về chức năng nhiệm vụ và phương thức của doanh nghiệp Nhà nước.

Tên giao dịch quốc tế của công ty dệt may Hà Nội là Ha Noi Textile Company.

Viết tắt: HANOSIMEX

Hình thức sở hữu vốn: quốc doanh

Hình thức hoạt động: sản xuất kinh doanh

Khái quát về kết quản hoạt động kinh doanh của công ty trong những

năm gần đây.

Qua một vài nét giới thiệu về công ty dệt may Hà Nội ta thấy đây là một doanh nghiệp trẻ về tuổi đời và với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề đủ phẩm chất để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Đây chính là thuận lợi lớn giúp cho công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm của công ty luôn đạt được chất lượng cao và được tặng nhiều huy chương vàng và các bằng khen tại các hội chợ triển lãm kinh tế. Sản lượng thiết kế đã vươn lên đạt công suất tối đa, chất lượng sợi luôn được ổn định đạt tiêu chuẩn quốc tế và dần dần về sản lượng sản phẩm sợi tại Việt Nam sản phẩm của công ty đặc biệt là các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao được xuất đi nhiều nước trên thế giới và đã được chấp nhận ở những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Mỹ... và được khách hàng trong và ngoài nước mến mộ.

Công ty Dệt may Hà Nội là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nề nếp trong Bộ công nghiệp nhẹ, luôn mở rộng hình thức kinh doanh, mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá sẵn sàng hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị hiện đại đem khoá học công nghệ mới, lãnh đạo doanh nghiệp là các nhà kinh doanh có năng lực chuyên môn, nhạy bén luôn tìm mọi biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất phục vụ tốt nhất yêu cầu sản xuất kinh doanh với mục tiêu đề ra, lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước. Công ty luôn chấp hành vượt mức kế hoạch nhà nước giao.


Có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 498.376 triệu đồng Tổng doanh thu đạt: 501.891 triệu đồng Trong đó: Doanh thu công nghiệp: 314.318 triệu đồng Doanh thu xuất khẩu: 187.576 triệu đồng

Thu nhập bình quân: 867.575 đồng/người/tháng.

2. Những đặc điểm về sản xuất ảnh hưởng tới công tác kế toán

nguyên vật liệu ở công ty.

2.1 Đặc điểm công nghệ và cơ cấu sản xuất.

Việc tổ chức sản xuất hợp lý khoa học phù hợp với công nghệ sản xuất ở mỗi xí nghiệp là việc hết sức quan trọng. Gắn với mỗi loại hình sản xuất khác nhau, công nghệ khác nhau đòi hỏi việc tổ chức sản xuất quản lý khác nhau, yêu cầu của bộ máy kế toán phải phù hợp đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. Có như vậy sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Đặc điểm tổ chức của công ty được quyết định bởi quy mô sản xuất kinh doanh lớn, đa dạng về chủng loại sản phẩm cùng độ rộng khắp của thị trường trong nước và quốc tế.

Nhiệm vụ của công ty được thực hiện thông qua các nhà máy thành

viên.

- Nhà máy sợi 1: quy mô 6500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm. Sản

phẩm chủ yếu là sợi PeCô và Cotton các loại, có chỉ số Ne 60, Ne 45, Ne 46, Ne 30 dây truyền sợi xe cán 300 tấn/năm.

- Nhà máy sợi 2: quy mô 3500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm sản phẩm chủ yếu là sợi Peco các loại, có dây truyền sợi xe cán với sản lượng 350 tấn/năm.

- Nhà máy dệt và nhuộm gồm các phân xưởng dệt và nhuộn.

- Nhà máy may: gồm 2 xưởng may 1 và may 2, bộ phận in thêu. Hai nhà máy kết hợp với nhau để từ sợi sản xuất ra vải, quần áo dệt kim các loại như T-Shirt, VL-Shirt, Hineck với sản lượng 4,5 triệu tấn/năm.


- Nhà máy sợi vinh: quy mô 2500 cọc sợi, sản lượng 2000 tấn/năm sản phẩm chủ yếu là các loại sợi, ngoài ra còn có các sản phẩm may.

- Nhà máy dệt Hà Đông: sử dụng nguyên liệu sợi 600 tấn/năm chuyên sản xuất khăn mặt, khăn các loại, lều bạt.

- Nhà máy thêu Đông Mỹ: sử dụng khoảng 5000 tấn sợi mỗi năm

cho ra các sản phẩm dệt kim với sản lượng 1,4 triệu sản phẩm mỗi năm.

Ngoài ra còn có hai nhà máy phục vụ cho sản xuất là nhà máy động lực và nhà máy cơ điện.

2.2 Quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng chủ yếu trong đơn

vị.

Toàn bộ quy trình sản xuất được chia ra nhiều giai đoạn công nghệ.

Nguyên liệu chính được chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục có sản phẩm dở dang thành phẩm của giai đoạn này, vừa có thể xuất bán vừa có thể là nguyên liệu cho công đoạn sau. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến công tác hạch toán của đơn vị thành phẩm của công ty là các loại sợi, hàng dệt kim, dệt thoi các sản phẩm này được thực hiện bằng dây truyền công nghệ khép kín: dây truyền kéo sợi, dây truyền dệt kim, dây truyền dệt thoi. Có thể hình dung ra công nghệ sản xuất của công ty qua sơ đồ sau:

Dây truyn dt kim


Si

Dt

Vi

Git nâu

Vi dt kim

Văng

M

G

Vt

Ct

Thêu

May

Bao

Sn phm nhp kho


Xé trn

Nghin

Chi thô

Ghép trước bông

Cui cúi

Xé trn xơ

Nghin

Chi thô

Ghép trước

Ghép trn

Si con

Đánh

Si xe đôi

Sn phm nhp kho

Dây truyền kéo sợi



Chi k

Ghép I, II

Sn phm nhp kho si COTTON si PE si PMA

Ghép thô


Dây truyền dệt thoi



Si

Dt

Vi

Nhum

Vi dt

Nhp



Sn phm nhp

May

Ct


Do mặt hàng sản xuất của công ty phong phú và đa dạng sản xuất hàng loạt nên bộ phận sản xuất chia thành các phân xưởng như: phân xưởng dệt, phân xưởng nhuộm... Để tiếp cận được mục tiêu kế hoạch sản xuất tiến trình sản xuất được chia làm các ca sản xuất 1, 2, 3.

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

tại công ty Dệt may Hà Nội

Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước lớn hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Tổ chức của công ty thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động được chỉ đạo thống nhất từ cơ quan giám đốc tới khối phòng ban điều hành và xuống các nhà máy. Thông tin được quản lý và kiểm tra chặt chẽ, việc xử lý thông tin cũng nhanh chóng và thuận tiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình như sau


Phòng KTĐT

Phòng KHTT

Nhà máy si

Nhà máy dt

Nhà máy si

Nhà máy dt



Phòng TM

TTTN và KTCL

NM Dt Nhum

Nhà May 1

Nhà May2

Nhà May3

Nhà Máy May Mu

NM May

Đông M

Phòng KTTC

Phòng XNK

Tng Giám đốc

Phó Tng GĐ2

Phòng TCHC

T T Y tế

Phòng Đời Sng

Phó Tng GĐ3

Phó Tng GĐ1

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Tổng giám đốc công ty do tổng công ty dệt may bổ nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời là người đại diện quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật.

- Giúp việc cho Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc đồng


thời là cán bộ tham mưu cao nhất cho tổng giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh.

- Dưới sự điều hành công ty có các phòng ban chức năng.

+ Phòng xuất nhập khẩu: đảm đương toàn bộ công tác xuất nhập khẩu tại công ty như: Nhập nguyên liệu máy móc, phụ tùng thiết bị, hoá chất nhôm, xuất khẩu các sản loại sản phẩm sợi, dệt kim, khăn bông.. Có kế hoạch xuất nhập khẩu để phòng kế toán tài chính cân đối kế hoạch thu chi ngoại tệ xây dựng dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu, các phương thức thanh toán lập báo cáo xuất nhập khẩu.

+ Phòng tổ chức hành chính: là phòng tham mưu cho tổng giảm đốc về lĩnh vực tổ chức lao động khoa học, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, đào tạo cán bộ quản lý và sử dụng có hiệu quả quản lý quỹ tiền lương trên cơ sở quy chế đã ban hành. Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ tổ chức lực lượng đảm bảo an toàn cho công ty với cơ quản công an trong công tác bảo vệ sự an toàn.

+ Phòng kế toán tài chính: có đầy đủ chức năng nhiệm vụ như luật định, điều lệ, kế toán của nhà nước quy định, giám sát kiểm tra hoạt động kinh tế của công ty đảm bảo cân đối tài chính phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh. Phòng có kế hoạch thu chi cho từng kỳ, ghi chép đầy đủ và phản ánh một cách chính xác kịp thời liên tục có hệ thống về tình hình luân chuyển của vật tư, tiền vốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lập và thực hiện kế hoạch tài chính.

+ PhòngTTTN và KTCL: Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các loại nguyên vật liệu dựa vào nhà máy các loại bán phế phẩm trong quá trình sản xuất và các loại sản phẩm do Công ty sản xuất ra, đồng thời đóng góp các biện pháp đề tài, sáng kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ tiếp cận và mở rộng thị trường cho Công ty, tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các đại lý của Công ty.

+ Phòng kỹ thuật đầu tư: có nhiệm vụ triển khai kỹ thuật sản xuất tới các nhà máy và xây dựng mục tiêu phát triển của Công ty.


Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ cấu trực tiếp là rất phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh lớn của Công ty, đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đồng thời đảm bảo tính gọn nhẹ trong tổ chức tránh việc chồng chéo trong chỉ đạo, phân công…

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ

TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.

Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có thể hiện như một tập hợp những cán bộ nhân viên kế toán cùng với trang thiết bị kỹ thuật phương tiện ghi chép tính toán, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý trong doanh nghiệp.

nhà máy

Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Dệt may Hà Nội


Kế toán trưởng (Trưởng phòng)






Phó phòng kế toán (kế toán tng hp)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May Hà Nội - 4



Thqu

Kế toán thanh toán công n

Kế toán thanh toán

Kế toán

TSCĐ

v à XDCB

Kế toán tp hp chi

phí và tính giá

Kế toán thành phm và

tiêu

ththành

Kế toán NVL

Kế

toán

tin

lương

các

khon

BH






phm



Các nhân viên kinh tế

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí