Thánh Mẫu anh linh, người người trong thiên hạ đến đền cầu việc gì cũng thành. Người người sắm sửa gà, xôi, trầu, rượu đến đền cầu khấn. Tuy nhiên, vì việc giết gà không được thanh tịnh, xôi oản thì ruồi nhặng ăn trước, khi làm lại không được sạch sẽ. Tuy mọi người có lòng thành nhưng lễ vật lại không thanh tịnh nên Thánh Mẫu không hưởng. Khi ấy, Thánh Mẫu đã hóa thân thành một bà cụ làm bánh dầy bán tại đền. Mẫu lại hóa thân thành vài ba thiếu nữ phao tin với mọi người rằng:
Nay bảo cho các người biết, các người cúng Thánh những xôi, gà không được tinh khiết thì Thánh ngài không hưởng. Các người có lòng thành cúng Thánh thì đến hàng bà cụ già đằng kia. Bà cụ ấy bán bánh dầy ngon lắm, các người mua lấy mà mang cúng Thánh Mẫu. Mọi người thấy vài ba thiếu nữ nói vậy thì đổ xô đến hàng bà cụ để mua bánh dầy vào dâng Thánh Mẫu. Cúng xong, mọi người hạ lễ, ăn thấy có vị rất ngọt và béo ngậy, ngon không thể tả. Nếu ai có bệnh, sau khi ăn bánh, bệnh sẽ thuyên giảm, những người suy nhược, ăn xong lại khỏe hẳn ra. Người đến đền này lễ Thánh Mẫu chỉ tìm đến hàng của bà lão mua bánh nhưng sau một thời gian thì chẳng ai biết bà lão ở đâu mà mua. Vì thế mà người ta gọi đền thờ Thánh Mẫu là “phủ Dầy”. Sau đó, người làng và những làng lân cận liền bắt chước Thánh Mẫu làm bánh “dầy” bán cho khách mua dâng lên Thánh Mẫu nhưng không thể ngon bằng bánh do Thánh Mẫu làm. Vì vậy, từ đó về sau, dân xã luôn trích một mẫu ruộng công giao cho dân làng luân phiên canh tác mỗi người một năm để lấy gạo làm bánh. Hằng năm, cứ đến dịp tháng Ba, tức ngày tế Thánh Mẫu, trước đó hai ngày, tức mùng Một tháng Ba, người nào đến phiên canh tác ruộng công sẽ cùng gia đình và người làng làm sạch gạo rồi đem ngâm. Đến sáng mùng Hai, mọi người lại đến nhà người ấy đem gạo đồ xôi rồi đổ ra một chiếc chiếu sạch, cử hai nam thanh niên, mỗi người cầm một chiếc chày gỗ giã cho xôi nhuyễn để mọi người nặm thành bánh hình tròn, gọi là “bánh dầy”. Mỗi chiếc to bằng chiếc bát ăn cơm, đường kính khoảng 2 thốn (20cm), dầy khoảng sáu phân. Phải nặn tất cả thảy đủ 500 cái. Đến sáng mùng Ba tháng Ba, gia đình người được giao làm bánh mang bánh, chuối, trầu cau và rượu đến phủ Chính, chức dịch và phụ lão trong làng mặc trang phục chỉnh tề tổ chức tế Thánh Mẫu. Tế xong, mỗi người thuộc diện mặc áo, đội mũ tế Thánh Mẫu được thụ hưởng một cái và một quả chuối, thủ từ được thụ hưởng 1 cái, các ni
sư thụ hưởng 5 cái, số còn lại chia đều cho dân từ già tới trẻ. Đó là sự tích dân xã nhớ ơn làm “bánh dầy” dâng Thánh Mẫu [152].
Từ những diễn giải theo kiểu ngữ âm dân gian, bằng phương pháp ngữ âm học, qua dẫn dụ và phân tích, tác giả Cao Xuân Hạo khẳng định:
Về mặt ngữ âm - lịch sử, cái mà ta viết là D, GI, TR vốn xưa là một. Kiểu như ở nông thôn Bắc Bộ, cho đến nay, dân làng vẫn nói GIẦU CAU chứ không nói TRẦU CAU (phương ngữ Trung Bộ và nay trở thành ngôn ngữ văn học)... Người ta cũng nói “Giần (dần) cho nó một trận” thay vì “Trần cho nó một trận”. Và, dân miệt biển Bái - Hạ Long gọi con Ngọc trai là GIÀU trong khi Hán - Việt là Châu (phương ngữ Bắc Bộ, người ta nói ông bà GIÀ thì phương ngữ Thanh Hóa gọi là TRA, trong khi phương ngữ Trung Bộ (và nay là ngôn ngữ văn học) gọi Tráo trở thì phương ngữ Bắc Bộ gọi là Giáo giở. v.v… và v.v…) [79, tr. 330].
Sau đó, ông xác lập một giả thuyết là: “Việc chuyển biến từ TR - GI (D) là một hiện tượng ở nông thôn châu thổ Băc Bộ, trong khi miền Bắc Trung Bộ (Thanh- Nghệ - Tĩnh) vẫn giữ được âm TR của tiếng Việt cổ. Bắc Trung Bộ được giới ngôn ngôn ngữ học nhất trí thừa nhận là nơi bảo lưu đậm đà nhiều từ Việt cổ” [79, tr. 330].
Dẫn dụ và lý giải thêm qua một số địa danh cổ, cơ cấu dòng họ và vấn đề lịch sử liên quan đến vùng đất Kẻ Giày, cuối cùng, ông đã đưa ra một giả thuyết khoa học: “Kẻ Giầy chính là Kẻ Trần, cùng của họ Trần” [79, tr. 331].
Về dấu tích ngữ âm địa phương qua văn tự (chữ Nôm), trực tiếp liên quan đến âm vận và ngữ nghĩa của tên đất Kẻ Giày/Dày, phủ Giầy/Dầy, xin dẫn dụ và phân tích bổ sung qua hai trường hợp sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Tư Liệu Hán Nôm Tại Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du Từ/cung)
- Nhóm Tư Liệu Công Văn - Sớ Sách - Khoa Nghi
- Giá Trị Lịch Sử - Văn Hóa Của Tư Liệu Hán Nôm Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ
- Không Gian Văn Hóa Liên Quan Tới Khu Vực Phủ Giày Và Danh Hiệu Phủ Giày
- Tam Vị Thánh Mẫu Phủ Giày Qua Tư Liệu Hán Nôm
- Thuyết Vỉ Nhuế - Ghi Trong Cát Thiên Tam Thế Thực Lục
Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.
Như đã chú thích ở trên, chữ dầy = đài 臺 + hậu 厚 , bên cạnh chữ này còn chú
thích rõ: “dầy épáis" (bánh dầy) - Cách ghi âm trong tài liệu này đã xuất hiện cách nay hàng thế kỷ. Xét về cách tạo tự (chữ), rõ ràng, chữ dầy (Nôm) ở đây được cấu tạo theo
phương pháp kết hợp ý + âm, với hậu 厚 (nghĩa theo chữ Hán là dầy - chỉ độ dầy) chỉ ý,
đài 臺 (âm đài) chỉ âm. Nếu hiểu một cách đơn giản theo ngữ âm hiện nay thì chữ dầy
này (Nôm) - (âm dầy = đài 臺 + hậu 厚) mang ý nghĩa chỉ độ dầy, như có vẻ không liên
quan gì tới nghĩa “giầy” trong bánh “giầy” (giày, dầy, dày), đôi giầy (giày), giầy/giày xéo…, nhưng xét trong văn cảnh thì rõ ràng chữ dầy/dày này (Nôm) - (âm dầy/dày = đài
臺 + hậu 厚) lại được sử dụng để ghi âm để định danh (gọi tên) một loại bánh - bánh dầy
(xin nhắc lại: trong văn bản, bên cạnh chữ dầy còn chú thích rõ: “dầy épáis). Tương tự, tại phủ Vân Cát, văn bia Vụ Bản huyện đồng huyện cúng trí lệ điều tiền tại Vân Cát, tục
hiệu phủ Dày bi ký 務 本 縣 仝 縣 供 置 例 田 錢 在 雲 葛 俗 号 府 𠫅 碑 記 - Bia ghi
việc cả huyện Vụ Bản tiến cúng tiền ruộng lệ ở phủ Vân Cát, tục gọi là phủ Dầy/Dày, khắc năm Khải Định thứ 6 (1921), chữ dầy 𠫅 (Nôm) cũng được cấu tạo theo phương
pháp kết hợp ý âm, với chữ hậu 厚 (nghĩa theo chữ Hán là dầy - chỉ độ dầy) chỉ ý, chữ
đài 苔 (âm đài) chỉ âm.
Trên cơ sở phân tích, biện giải của tác giả Cao Xuân Hạo (việc biến âm từ TR - GI
(D) là một hiện tượng ở nông thôn châu thổ Bắc Bộ), cùng với những diễn giải của ngữ âm dân gian, phân tích ngữ âm địa phương qua văn tự Nôm, theo lịch sử ngữ âm, một giả thiết để làm việc được đặt ra là: Trong lịch sử tiếng Việt, vốn dĩ, giầy/giày và dầy/dày tuy khác âm nhưng đôi khi tương thông về nghĩa, sau biến thể (dầy/dày) dần được tách ra và gắn với ý nghĩa phái sinh, chỉ độ dầy/dày, trái nghĩa với mỏng? Vì vậy, nếu thừa nhận tính đa dạng và biến thể ngữ âm tiếng Việt trong ngôn ngữ dân gian, với trường hợp Kẻ Giày mà chúng ta đang bàn, có thể ghi âm “Quốc ngữ” là: Kẻ Giày, Kẻ Giầy, Kẻ Dày, Kẻ Dầy, đều không sai, miễn sao phải đặt và hiểu chúng trong ngữ cảnh ngữ ân lịch sử.
Như vậy, trong tâm thức dân gian vùng Kẻ Giày, chữ Giày/Giày trong tên đất Kẻ Giày (một cách đọc), cơ bản gắn với hai lớp nghĩa chồng lấn: Giày/Giầy là bánh Giày/Giầy và Giày/Giầy là chiếc Giày/Giày, không gắn với nghĩa dày/dầy trong từ chỉ độ dầy. Trong khi những kiến giải về đối tượng đang bàn là Kẻ Giày/Giầy hay Kẻ Dày/Dầy, phủ Giày/Giầy hay phủ Dày/Dầy vẫn đang dừng lại ở giả thiết để làm việc, tôn trọng cách diễn giải của ngữ âm dân gian và nguyên tắc khoa học, việc lựa chọn cách ghi âm “Kẻ Giày, phủ Giày” của nghiên cứu sinh trong luận án này xin được coi là một trường hợp lựa chọn biến thể, được đưa ra như một giả thiết để làm việc. Theo đó, dưới góc nhìn đa nguyên (đa nguồn gốc) về văn hóa dân gian, có thể tạm hình
dung: Kẻ Giày thuộc vùng đất Kẻ Trần của họ Trần xưa, nổi tiếng với phủ Giày và truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh, trong đó có thuyết Mẫu để lại chiếc giày, nghề làm bánh giày trên vùng đất này…
Vậy, Kẻ Giày được chia tách thế nào?
Truyền thuyết dân gian bên làng Tiên Hương kể rằng: “Theo lời truyền lại thì đó là tại hai cụ nghè (tiến sĩ) người cùng xã, người đi trước, người đỗ sau, tranh nhau ngôi Tiên chỉ (đứng đầu xã), cho nên người đỗ sau xin với vua tách quê quán làng mình ra thành xã riêng” [79, tr. 401].
Tác giả Trần Quốc Vượng đã từng gạn hỏi chuyện này qua các cụ ở Tiên Hương và được biết như sau:
Quan nghè "Tiên Hương tên là TRẦN KỲ đỗ thám hoa"…, người xóm 4 (Giáp tư). "Mộ quan Thám mới bị đào gạch và miếu quan Thám ở xóm 4 mới bị phá gần đây thôi và quan Thám không có con trai nối dõi".
Còn cụ nghè Vân Cát tên là TRẦN BÍCH HOÀNH (hay HOẰNG, HOÀNG) đỗ Bảng nhãn (trên Thám hoa) song đỗ sau, người xóm Vân Cầu, Vân Cát.
Vì đỗ sau, nhưng lại đỗ cao hơn nên cụ nghè Vân Cát (Bảng nhãn) muốn tranh ngôi Tiên chỉ với cụ nghè - quan Thám hoa Tiên Hương đỗ trước, nên xin cho… ??? Do vậy mới có xã Vân Cát, vốn trước mới chỉ là một trại (trại Vân Cát) của xóm (giáp Nhất) Vân Cát của xã An Thái [79, tr. 401 - 402].
Văn bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại cho thấy: Cụ Trần Bích Hoành/Hoằng, người phủ Kiến Hưng, huyện Thiên Bản, đỗ tiến sĩ (Bảng nhãn) Khoa Mậu Tuất năm Hồng Đức thứ 9 (1478), trong khi cụ Trần Kỳ, người huyện Thiên Bản phủ Kiến Hưng đỗ tiến sĩ (Đồng tiến sĩ xuất thân) Khoa Đinh Mùi năm Hồng Đức thứ 18 (1487), đỗ sau cụ Trần Bích Hoành 9 năm. Rõ ràng, cụ Trần Bích Hoành đỗ cao hơn cụ Trần Kỳ. Vậy nếu có chuyện hai cụ tranh nhau chức tiên chỉ và nếu phải nhường thì phần nhường thuộc về cụ Trần Kỳ?
Đó là những “mảnh vụn” lịch sử trong ký ức dân gian vùng Kẻ Giày xưa về sự kiện chia tách xã (biệt xã) mà lâu nay thường được gán ghép để biện giải cho
mối quan hệ biệt xã giữa bên Vân Cát và Tiên Hương.
Tuy nhiên, qua tư liệu Hán Nôm, có thể khẳng định, vào khoảng đầu thế kỷ XIX, câu chuyện biệt xã (tách xã) giữa Vân Cát và Tiên Hương gắn với sự kiện thôn Vân Cát tách khỏi xã An Thái (mới) để thành lập xã Vân Cát được phản ánh rất rõ. Sau đó, xã An Thái (mới) được đổi tên thành xã Tiên Hương. Trước và sau mốc thành lập và chia tách xã An Thái (mới), mối quan hệ địa chính và văn hóa giữa Vân Cát và Tiên Hương tương đối phức tạp, có nhiều điều hấp dẫn, li kỳ. Qua đây, một giả thiết để làm việc được đặt ra là: Phải chăng, câu chuyện biệt xã (chia tách) mà truyền thuyết dân gian bên Tiên Hương lưu giữ phảng phất bóng dáng của cuộc chia tách Kẻ Giày (tên gọi Nôm, không phải tên gọi hành chính) trong khoảng cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI thành những đơn vị địa chính mới, trong đó có xã Vân Cát và xã An Thái? Về vấn đề này, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục giải mã qua tư liệu Hán Nôm ở phần sau.
3.1.1.2. Vân Cát
Trong điều kiện tư liệu hiện nay, cũng chưa thể xác định được tuyệt đối về thời điểm xuất hiện địa danh Vân Cát. Dấu vết “mờ” về sự xuất hiện của Vân Cát với tư cách là đơn vị cấp xã, được Đại Việt Sử ký toàn thư (Bản Nội các quan bản, bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 - 1697) ghi nhận như sau:
Mậu Tuất, [Hồng Đức] năm thứ 9 (1478), (Minh Thành Hóa năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, ngày 23, ra sắc chỉ cho ba ty Đô, Thừa, Hiến các xứ, người nào liêm khiết hay được xét các quan lại trong bộ thuộc của mình, người nào liêm khiết hay tham ô, chuyên cần hay lười biếng, cùng các quan Nho học dạy dỗ nhân tài, hằng năm có người được sung Cống sĩ hay không, nhiều hay ít, đều ghi tên tâu lên [14b] để định việc thăng hay giáng.
Ra sắc chỉ cho các quan thừa tuyên, phủ huyện các xứ trông nom việc đồng ruộng, khuyên dân lấy nước vào ruộng để kịp thời gieo cấy.
Tháng 3, tổ chức thi hội cho các cử nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Ninh gồm 26 người.
(Lê Ninh người Thụ Ích, Yên Lạc, là ông của Hiến).
Mùa hạ, tháng 5, ngày 14, vua ra hiên, ra đề văn sách, hỏi về đế vương trị thiên, duyệt các bài trả lời. Cho Lê Quảng Chí đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh, Trần Bích Hoành, Lê Ninh đều đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (Quảng Chí người [xã] Thần Đầu, [huyện] Kỳ Hoa, làm đến chức Đông Các, được tặng Thượng thư, hiệu là Hoành Sơn Tiên sinh, được phong Thượng đẳng thần, là anh của [Lê Quảng] Ý; Bích Hoành người [làng] Vân Cát, [huyện] Thiên Bản. Bọn Nguyễn [51a] Địch Tâm 9 người đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Bọn Nguyễn Nghiễm 50 người đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân [18, tr. 485].
Chứng tích rõ hơn về tên gọi Vân Cát với tư cách là đơn vị cấp xã, ít nhất đã xuất hiện trên sắc phong (bản gốc) hiện được lưu ở nhà thờ Trần Bích Hoành (thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hiện nay). Tại đây, còn một số sắc phong, trong đó có 02 sắc thời Lê Trung hưng, phong cho hậu duệ của cụ Trần Bích Hoành ghi nhận Vân Cát đương thời là tên địa danh cấp xã, thuộc huyện Thiên Bản:
1). Sắc niên đại Đức Long năm thứ 3 (1631), sắc cho Phó chánh Đội trưởng Trần Bá Cơ, người xã Vân Cát, huyện Thiên Bản - Sắc Thiên bản huyện, Vân Cát
xã Phó chánh Đội trưởng Trần Bá Cơ 勑 天 本 縣 雲 葛 社 副 正 隊 長 陳 伯 基;
2). Sắc niên đại Vĩnh Hựu năm thứ 5 (1739), sắc cho Trần Thị Ban, người xã Vân Cát, huyện Thiên Bản – Sắc Thiên bản huyện, Vân Cát xã Trần Thị Ban 勑 天 本 縣 雲 葛 社 陳 氏 班 .
Như vậy, qua sắc phong hiện lưu tại nhà thờ Trần Bích Hoành có thể khẳng định, ít nhất từ nửa đầu thế kỷ XVII và dưới thời Lê Trung hưng, Vân Cát đã tồn tại với tư cách là địa danh cấp xã - xã Vân Cát, thuộc huyện Thiên Bản - Thiên bản
huyện, Vân Cát xã 天 本 縣 雲 葛 社.
Sang thời Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 (1805), tài liệu địa bạ vẫn ghi nhận Vân Cát là đơn vị cấp xã (xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng). Khi ấy,
xã Vân Cát thuộc huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, xứ Sơn Nam Hạ ( 山 南 下 處
義 興 府 天 本 縣 雲 葛 社) [119], xã An Thái cũng thuộc huyện Thiên Bản, phủ
Nghĩa Hưng, xứ Sơn Nam Hạ (山 南 下 處 義 興 府 天 本 縣 社 安 泰) [120]. Sau
đó, chưa rõ lý do nhưng ít nhất từ năm Gia Long thứ 10 (1811), Vân Cát lại trở thành một thôn/giáp, thuộc xã An Thái - tạm gọi là xã An Thái (mới).
Sau khi chia tách, xã An Thái (mới) được đổi tên thành xã Tiên Hương. Từ đây, hai xã Vân Cát và Tiên Hương giữ tư cách là những đơn vị địa chính cấp xã độc lập về địa chính và thờ tự, ổn định về cơ cấu cho đến khi cùng hợp nhất với xã Kim Bảng thành xã Kim Thái vào năm 1947.
3.1.1.3. An Thái
Khảo chứng qua tư liệu Hán Nôm, về thời điểm xuất hiện của địa danh An Thái như vừa mờ vừa tỏ. Trong Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược, Khiếu Năng Tĩnh, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Khoa Canh Thân (1880), người xã Chân Mỹ (nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, đương thời là một người rất am tường lịch sử Nam Định đã gián tiếp khẳng định, từ cuối thế kỷ XV, An Thái đã tồn tại với tư cách là một xã thuộc huyện Thiên Bản, bởi theo ông, “Trần Kỳ: Người xã An Thái, huyện Thiên Bản, đỗ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi năm Hồng Đức 18 (1487), làm quan Đông các Điện đại học sỹ” [80, tr. 36]. Đành rằng, ghi chép của ông có thể cũng chỉ là ảnh xạ của lịch sử, bởi khi Khiếu Năng Tĩnh viết những dòng này, cụ Trần Kỳ đã đỗ tiến sĩ cách đó khoảng 400 năm - Bia đề danh tiến sĩ khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 18 (1487) hiện đang dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội chỉ ghi ngắn gọn:
Trần Kỳ 陳 琦 , người huyện Thiên Bản, phủ Kiến Hưng 建 興 府 天 本 縣 đỗ Đệ
nhị giáp Tiến sĩ xuất thân mà không ghi rõ ông là người xã nào.
Qua thần sắc hiện lưu tại phủ Tiên Hương, có thể tạm khẳng định, ít nhất từ nửa đầu thế kỷ XVIII, An Thái đã giữ tư cách là một đơn vị địa chính cấp xã - xã An Thái, thuộc huyện Thiên Bản. Cụ thể, mặt sau sắc phong cho Liễu Hạnh Công
chúa năm Vĩnh Khánh 2 (1730) ghi chú: Thiên Bản huyện, An Thái xã 天 本 縣 安
泰 社 - xã An Thái, huyện Thiên Bản. Ngoài ra, thông tin xã An Thái, thuộc huyện
Thiên Bản còn được ghi lại trên mặt sau hai sắc phong cho: Quế Hoa Công chúa năm Cảnh Hưng 44 (1783) ghi: 天 本縣 安 泰 社 黃 焚 Thiên Bản huyện, An Thái
xã hoàng phần - [ý là] xã An Thái, huyện Thiên Bản hóa; và, sắc phong Duy Tiên Công chúa năm Cảnh Hưng 44 (1783) ghi: 天 本 縣 安 泰 社 黃 焚 Thiên Bản
huyện, xã An Thái hoàng phần - [ý là] xã An Thái, huyện Thiên Bản hóa. Ngoài ra, mặt sau sắc phong cho Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Duy Tiên Công chúa năm
Cảnh Hưng 28 (1767) ghi: 安 泰 殿 第 二 An Thái điện Đệ nhị - (Sắc phong cho)
Mẫu Đệ nhị, điện/đền An Thái. Một điểm cần lưu ý là: Xét về mặt thể thức thì các sắc thời Lê chỉ phong trực tiếp cho thần, không ghi thông tin xác nhận sắc ban cho cộng đồng/đơn vị hành chính nào (không quy định rõ nghĩa vụ thờ cúng cho bất kỳ xã, tổng, huyện… nào), do đó, những thông tin này không thuộc phạm vi nội dung lòng sắc mà chỉ có tác dụng ghi để chỉ dẫn/đánh dấu cho dễ nhận biết khi cuộn sắc vào hoặc cũng có thể đây là những bản phó, sau khi chế xong hoặc tiếp nhận, những thông tin trên được ghi vào để khẳng định/đánh dấu các sắc này thuộc về xã An Thái, huyện Thiên Bản. Vậy tại sao hai thần sắc phong năm Cảnh Hưng 44 (1783),
với mặt sau ghi rõ: Thiên Bản huyện, An Thái xã hoàng phần 天 本 縣 安 泰 社 黃
焚 - [ý là] xã An Thái, huyện Thiên Bản hóa nhưng lại không được hóa mà còn tồn tại đến tận ngày nay? Rất có thể, vì một lý do nào đó, như gặp biến cố lớn kéo dài - do chiến tranh, vỡ đê, lụt lội chẳng hạn mà sau khi rước sắc về, cộng đồng chưa có điều kiện tổ chức hành lễ hóa sắc dâng thần?
Nhân đây, xin nói thêm về tục “phần hoàng”, tức hóa sắc gửi cho thần. Tục xưa, khi được ân điển vua phong, thường thì đương sự phải kính cáo với tổ tiên bằng cách dâng văn tế viết trên giấy vàng, tế xong rồi hóa đi, gọi là phần hoàng, dân gian gọi là hóa vàng. Đối với việc thờ thần cũng vậy, ngoài việc hóa văn tế còn có tục tuyên sắc (tuyên đọc sắc) rồi hóa sắc gửi cho thần để thần biết được sắc lệnh của vua và tiếp nhận sắc, bởi trong xã hội quân chủ Việt xưa, vua là thiên tử (con trời), với ý thức khẳng định, dưới gầm trời này, không có đất nào không thuộc về vua, không có ai không phải là bề tôi của vua. Với thần linh cũng vậy, vua có quyền hiệu triệu thần linh dốc sức hiệu linh phù hộ xã tắc, hoàng gia và thần dân trăm họ. Vua có quyền ban sắc phong tặng hoặc phế truất thần (không cho thờ phụng).
Trước thời Nguyễn, đến dịp, sau khi nhận bản kê khai của địa phương, đối