nhân dân ta từ buổi đầu dựng nước, trải qua trường kỳ lịch sử cho tới tận ngày nay. Và, đến nay, đó vẫn là một hiện tượng đầy sức sống…” [50, tr. 34].
Tác giả Ngô Đức Thịnh nổi tiếng với nhiều công trình riêng về tín ngưỡng thờ Mẫu, trong nghiên cứu Đạo Mẫu Việt Nam (Từ thờ Nữ thần, Mẫu thần đến Mẫu Tam phủ, Tứ phủ), cũng được tập hợp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công trình nghiên cứu, đã đưa ra những khái quát về lịch sử các hình thức thờ Mẫu của người Việt. Theo ông, lịch sử này khởi nguồn từ việc thờ Nữ thần, qua các bước phát triển, hệ Mẫu thần được xác lập, và, đỉnh cao của sự phát triển đạt tới mức độ khái quát là hệ Mẫu Tam, Tứ phủ. Đây là dạng thức thờ Mẫu tiêu biểu của người Việt ở khu vực Bắc Bộ, bên cạnh dạng thức thờ Mẫu Trung Bộ, Mẫu Nam Bộ… [50, tr.35 - 67]. Thực chất, đây là quan điểm xuyên suốt trong nhiều công trình đã công bố trước đó, được nhiều người đón nhận, tham khảo và trích dẫn… [61], [62], [63], [64].
Cũng trong nghiên cứu này, tác giả Ngô Đức Thịnh khẳng định:
Thoát thai từ đạo thờ Thần và chịu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc, Đạo Mẫu với tư cách là một biến thể của Đạo giáo Việt Nam đã và đang thâm nhập và ảnh hưởng tới các tín ngưỡng tôn giáo khác.
Cùng một loại hình Đạo giáo, Đạo Mẫu rất gần gũi với đạo thờ Thần Tiên trong cả quan niệm, thần điện và nghi thức thờ cúng. Hơn thế nữa, vị thần chủ Đạo Mẫu là Liễu Hạnh đồng thời là một vị Tiên tiêu biểu của Việt Nam. Đấy là chưa kể các hình thức nghi lễ cầu Tiên, luyện đồng giáng bút của hai loại đạo này cũng có rất nhiều nét vay mượn của nhau… [50, tr. 64].
Cũng thuộc nghiên cứu cơ bản về địa danh - từ hướng tiếp cận ngữ âm học, diễn giải về ý nghĩa của từ Kẻ Giầy, trong nghiên cứu “Về tên đất Kẻ Giầy, phủ Giầy”, tác giả Cao Xuân Hạo, Trần Thúy Anh, với sự cộng tác của tác giả Trần Quốc Vượng, đã tổng hợp được 3 thuyết dân gian có đề cập đến ngữ nghĩa và nguồn gốc của từ Kẻ Giầy, cụ thể như sau:
1. Năm 21 tuổi (1557), khi Mẫu Liễu Hạnh trở lại “thượng giới” có để lại dưới Trần gian một chiếc Hài (Giầy).
2. Vua (Lê?) hay chúa (Trịnh?) đã đi qua làng Mẫu đã nhặt được chiếc
Có thể bạn quan tâm!
- Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 1
- Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 2
- Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 4
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Qua Tư Liệu Hán Nôm
- Tư Liệu Hán Nôm Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Di Sản Hán Nôm - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.
Hài (GIẦY) của Mẫu để lại trần gian.
3. Vùng này có nghề bánh GIẦY - GIÒ nổi tiếng. Nay mỗi khi hội phủ Giầy tháng Ba lịch Trăng, mọi con nhang đệ tử và khách thập phương vẫn mua bánh giầy (dân chợ Dần (Giầy) giã mang bán) [79, tr. 329].
Qua những phân tích và dẫn dụ, cuối cùng, ông đã đưa ra một giả thuyết khoa học: “Kẻ Giầy chính là Kẻ Trần, vùng của họ Trần” [79, tr. 332].
Đây là một chỉ dẫn quan trọng cho nghiên cứu sinh tiếp tục tìm hiểu thêm về ý nghĩa lịch sử - văn hóa của vùng đất Kẻ Giầy.
Một nghiên cứu cơ bản khác nhưng lại được triển khai từ góc độ khảo cứu tư liệu Hán Nôm, đó là “Đối thoại với Hát Văn và Hầu đồng” của GS. Kiều Thu Hoạch, cũng được tập hợp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công trình nghiên cứu [50]. Với không khí “đối thoại” hiếm hỏi nhưng lại rất cởi mở, qua khảo cứu tư liệu Hán Nôm, phân tích và diễn giải, ông đi đến một số nhận định trên cơ sở tư liệu:
Tín ngưỡng thờ Mẫu thuộc loại hình tín ngưỡng Vu Hích (Đồng Cốt)… Qua tư liệu Hán Nôm, tín ngưỡng Đồng Cốt mới chỉ thấy xuất hiện từ thời Lý… Nhiều tư liệu Hán Nôm đều cho thấy, tín ngưỡng thờ Mẫu được quy tự vào Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ thời Lê Trịnh (thế kỷ XVII). Và, nếu nhìn từ tín ngưỡng Vu Hích thì Liễu Hạnh cũng có thể coi như một nữ vu (magicienne)… [50, tr. 648].
Đây cũng là một trong những chỉ dẫn mang tính căn lề cho nghiên cứu sinh triển khai các bước trong đề tài này.
Đặc biệt, trong “Tiếp cận thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt từ góc nhìn lịch sử”, tác giả Kiều Thu Hoạch, từ một hướng tiếp cận độc đáo, ông đã khẳng định: Việt vu là nguồn gốc của tục lên đồng của người Việt, đồng thời, ông cũng chỉ ra tiến trình lịch sử của lên đồng. Theo đó, lên đồng cần phải được tiếp cận trong bức tranh tổng thể và toàn cảnh, bao gồm các hoạt động vu thuật/ma thuật của tín ngưỡng này, cụ thể như phù kê/phụ tiên giáng bút, bói toán [29]…
Một nghiên cứu khác cũng rất đáng quan tâm, đó là Cult, Culture and Authority Princess Liễu Hạnh in Vietnamese Hítory của Olga Dror, một học giả
người gốc Nga, hiện đang định cư tại Mỹ, nguyên bản tiếng Anh, đã được Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tuyển dịch. Tiếp cận nguồn tư liệu trên diện rộng, gồm cả tư liệu Hán Nôm, truyền thuyết dân gian, ghi chép của các học giả đi trước, Olga Dror đã khảo rất kỹ về nguồn gốc và thời điểm định hình tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giầy qua một loạt giả thuyết để đi đến khẳng định, thế kỷ XVI là tương đối thích hợp cho thời điểm định hình tín ngưỡng này. Ngoài ra, cũng trong công trình này, Olga Dror còn đưa ra nhiều nhận xét khá thú vị khác, như về tính chất đặc trưng giới nữ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và cho rằng, Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần được sáng tạo bởi những người bình dân…
1.1.2. Một số tập hợp, giới thiệu tư liệu và tiếp cận qua tư liệu Hán Nôm
Trước tiên, phải đề cập tới nguồn tư liệu Hán Nôm liên quan tới hệ thống di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh tiêu biểu trên địa bàn Nam Định, đã được sưu tầm, chỉnh lý, phiên âm, dịch nghĩa, chú thích với sự đầu tư công sức của các tác giả Dương Văn Vượng, Trần Việt Anh, Nguyễn Xuân Cao, sau được Bảo tàng Nam Định tập hợp thành những tập tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đây là bộ tài liệu sưu tầm tương đối toàn diện và đầy đủ nguồn tư liệu Hán Nôm tại di tích phủ Giày và phủ Nấp. Trong khuôn khổ phối hợp thực hiện việc biên soạn cuốn sách Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nôm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, Nxb. Thế giới ấn hành năm 2019), tác giả luận án cùng nhóm thực hiện đã được Bảo tàng tỉnh Nam Đinh, cung cấp cho một số tệp tài liệu Hán Nôm (bản đánh máy) có giá trị tham khảo, cụ thể:
- Kết quả nghiên cứu các đạo sắc phong tại phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tập hợp 14 đạo sắc lưu tại phủ Tiên Hương, với sắc sớm nhất có niên đại năm Vĩnh Khánh 2 (1730), sắc muôn nhất có niên đại năm Khải Định 9 (1924) - Ngoài phần nguyên văn, phiên âm, dịch nghĩa, mỗi sắc đều có phần khảo tả ngắn gọn về đặc điểm, hiện trạng. Phần phiên âm, dịch nghĩa do Nguyễn Xuân Cao, cán bộ Bảo tàng Nam Định thực hiện.
- Lăng Công chúa liễu Hạnh, sưu tầm, tập hợp văn khắc Hán Nôm tại lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, do Dương Văn Vượng dịch nghĩa và chú giải.
- Phủ Tiên Hương, thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà, với nội dung tập hợp tư liệu Hán Nôm tại phủ Tiên Hương (ngoại trừ sắc phong), do Dương Văn Vượng dịch nghĩa và chú thích.
- Phủ Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà, với nội dung tập hợp tư liệu Hán Nôm tại phủ Vân Cát, do Dương Văn Vượng dịch nghĩa và chú thích.
- Tư liệu Hán Nôm tại di tích phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, Nam Định, tập hợp tư liệu Hán Nôm tại phủ Quảng Cung, do Trần Việt Anh phiên âm, dịch nghĩa, chú giải.
Những tài liệu này đã được chỉnh lý và tập hợp, giới thiệu trong sách Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nôm [51], chú thích rõ nguồn gốc và tác giả.
Một công trình tập hợp, giới thiệu tư liệu theo nhóm, cần được điểm tới là Tuyển tập những bài hát văn [49], do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, Nxb. Thế giới ấn hành năm 2017. Đây cũng là một quyển trong bộ 4 quyển: Tuyển tập những bài hát văn, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nôm, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công trình nghiên cứu, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công trình của các tác giả nước ngoài, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn.
Sách tập hợp 225 bản hát Văn (có phần phụ lục: cờn oán, hát dọc, xá cờn, phú dầu) gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, được tập hợp từ nhiều nguồn. Trong đó, có nhiều bài bản hát văn được tuyển chọn từ bản phiên dịch từ nguyên bản Hán Nôm có niên đại vào khoảng đầu thế kỷ XX, như Trần Triều hiển thánh tán văn, ký hiệu thư viện Hán Nôm A.900, do giáo sư Kiều Thu Hoạch thực hiện, Chư vị tán văn toàn tập, ký hiệu thư viện Hán Nôm AB601, do nghiên cứu sinh thực hiện. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó có lĩnh vực âm nhạc gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thần gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, ngôn ngữ, văn học dân gian và nhiều khía cạnh khác liên quan khác [49].
Cũng từ góc độ tập hợp, giới thiệu tư liệu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, có lẽ, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nôm [51], do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, Nxb. Thế giới ấn hành năm 2019 là xuất bản phẩm tập hợp và công bố được lượng tư liệu Hán Nôm đáng kể nhất. Đây cũng là một quyển trong bộ 4 quyển: Tuyển tập những bài hát văn, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nôm, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công trình nghiên cứu, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công trình của các tác giả nước ngoài, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, tập hợp và hệ thống tương đối về tư liệu Hán Nôm liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, mặc dù trước đó có một số sách khác đã tập hợp nhưng chưa thực sự thành hệ thống.
Sách đã bước đầu tập hợp và công bố bản dịch tiếng Việt tương đối đầy đủ các mảng tư liệu Hán Nôm liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định, gồm thần tích, sắc phong, văn bia và gia phả. Tuy nhiên, về cơ bản, đây mới chỉ là cuốn sách mới sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu được một số tư liệu Hán Nôm liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định, có giá trị về mặt tài liệu tham khảo nghiên cứu. Tuy nhiên, những tư liệu hán Nôm Nôm liên quan đến các vị Thánh Mẫu khác và hệ thần liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu chưa có điều kiện tập hợp, đặc biệt là những vấn đề, như nhìn nhận, đánh giá, kết luận về các vấn đề liên quan tới “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nôm” hoặc đánh giá về giá trị, nội dung tư liệu Hán Nôm, hướng khai thác tư liệu Hán Nôm cũng chưa có điều kiện đề cập đến tới [51].
Trước đây, xóc thẻ, rút thẻ, xem thẻ là một trong những hoạt động tín ngưỡng khá phổ biến trong các đền, chùa, miếu, quán, phủ… ở nước ta. Với tín ngưỡng thờ Mẫu, ấn phẩm Thánh Mẫu linh thiêm, do Olivier Tessier (Tổ chức biên soạn), Phạm Văn Ánh, Nguyễn Thị Hiệp (dịch vào giới thiệu), là một ấn phẩm tập hợp, giới thiệu tư liệu tư liệu rất đáng chú ý. Bộ sách giới thiệu khá đầy đủ chi tiết về tục bói thẻ, đặc biệt đã công bố toàn văn (dạng ảnh chụp) và phần phiên âm, dịch
nghĩa chú giải cho từng quẻ... [45].
Từ góc tiếp cận Hán Nôm, quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày, Dương Văn Vượng là tác giả có công rất lớn trong việc sưu tầm, tập hợp tư liệu Hán Nôm. Trên nền tảng này, hầu hết các nghiên cứu liên quan của ông thường dựa trên việc khảo cứu tư liệu Hán Nôm để phân định - Xin lấy ra một dẫn dụ liên quan để cùng thấy được điều này: Trong “Tìm hiểu lịch sử Mẫu Liễu qua một số thơ văn cổ”, cũng được tập hợp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những công trình nghiên cứu [50]. Trên nền tảng tư liệu, ông đã tìm cách đặt và giải quyết vấn đề lịch sử Mẫu Liễu rất đáng chú ý:
Từ câu đối của Giám sát Ngự sử Đồng Công Viện, viết năm Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712) tại chùa Hải Lạng, huyện Đại An nói về ba kiếp giáng sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bằng những kinh nghiệm điền dã và dịch thuật Hán Nôm, ông tin và lần lượt diễn giải về ba lần giáng sinh xuống trần của thánh Mẫu Liễu Hạnh như sau:
- Lần thứ nhất, Mẫu giáng sinh tại Vỉ Nhuế (Đại An).
- Lần thứ hai, Mẫu giáng sinh ở Yên Thái (Thiên Bản).
- Lần thứ ba, Mẫu giáng sinh ở Tây Mỗ (Nga Sơn)…
Điểm thú vị là khi đề cập tới Vân Cát thần nữ truyện (trong Truyền kỳ Tân phả), ông đưa ra khẳng định, Vân Cát thần nữ truyện nguyên do Trần Mại từng đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái thứ 2 - 1721, làm quan chức Công bộ Thị Lang viết. Theo ông, ghi chép của Trần Mại như sau:
Ở Yên Thái có bà con gái linh thiêng, hiển hiện nói cùng dân thôn và thân nhân trong những đêm trăng sáng dưới khu gò Đa, nơi có xác phàm, rằng mình là con gái của Thượng đế bị trích xuống trần vào nhà họ Lê ở xóm Vân Cát, lấy chồng là Trần Duy Đào, sinh được một trai, một gái, năm 21 tuổi về trời. Dân sở tại thấy cô chỉ bảo giúp địa phương tìm lành tránh dữ, nên lập miếu thờ. Em trai của cô là Lâm thay cô phụng dưỡng hai thân, dòng dõi họ Trần giữ gìn hiếu nhân tín nghĩa [50, tr. 224 - 225].
Tuy nhiên, một điểm đáng tiếc là ông chưa chú thích rõ “Theo ghi chép của Trần Mại” là theo tư liệu nào, tính xác thực lịch sử và văn bản của tư liệu ra sao.
Bên cạnh đó, cần thiết phải đặt vấn đề tính xác thực cửa tư liệu hoặc bản dịch khi xét lại chi tiết (lời ông Trần Mại) cho rằng: “Ở Yên Thái có bà con gái linh thiêng, hiển hiện nói cùng dân thôn và thân nhân trong những đêm trăng sáng dưới khu gò Đa” - Nếu hiểu, “dân thôn” trong câu này là dân thôn Yên/An Thái thì nguồn tư liệu chưa hẳn đã chính xác, bởi qua khảo cứu và đối chiếu nguồn tư liệu Hán Nôm, đặc biệt là qua các tài liệu gốc mang tính chân xác cao, như sắc phong (hiện lưu tại nhà thờ họ Trần Lê và phủ Tiên Hương), địa bạ lập năm Gia Long thứ 4 - 1805 (hiện lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ), xã An/Yên Thái, bản xác thực của Bộ Lễ triều Nguyễn, tục lệ xã Tiên Hương, do hội đồng chức dịch xã Tiên Hương (trước là An/Yên Thái) lập năm Tự Đức thứ 3 - 1850) chưa thấy khi nào An/Yên Thái ở đây giữ tư cách là một xóm/thôn.
Cũng theo Dương Văn Vượng:
Trần Mại không đề cập tới tiền thân và hậu thân của Mẫu. Tuy nhiên, Đoàn Thị Điểm và em trai của bà là Đoàn Doãn Luân đều là học trò của Trần Mại sau khi ông trí sĩ về hưu sớm. Đoàn Thị Điểm tiếp thu được chuyện này đã thêm phần trên dưới có sự linh dị, làm sống thêm cuộc đời, sự nghiệp thơ văn, hiển thánh ra oai tác phúc…. Tuy nhiên, khi đến Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (người xã Đông Sàng, huyện Phúc Thọ) biên tập lại, có đưa cho Khiếu Năng Tĩnh xem, sau khắc bản in vào năm Canh Tuất (1910), đã chú trọng đến việc thánh Mẫu chống trọi với quan triều đình như còn thấy trong tác phẩm này [50, tr. 225 - 226].
Tiếp theo, dẫn lời của Lý Văn Phức (người xã Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, đỗ Hương Cống năm Gia Long 18 - 1819), ông để đi đến khẳng định: “Bà Điểm là người yếu ớt, biết phụng sự chồng, nuôi nấng con cháu, là người học hành uyên bác nhưng chẳng dám đi đâu, nên tập biên mã vàng công chúa đã thiếu mất tiền thân và hậu thế” [50, tr. 226].
Cũng trong nghiên cứu này, Dương Văn Vượng khẳng định:
Ông từ Trần Đắc Tuyên, trong một lần ngồi đồng năm Gia Long thứ 15 (1806), đã viết: Ta (Mẫu Liễu) tiền kiếp ở Vỉ Nhuế - Đại An, trung khiếp ở
An Thái - Thiên Bản, hậu kiếp ở Tây Mỗ - Nga Sơn, đều có từ 20 đến 40 năm nơi trần thế, việc trinh hiếu là nhân bản không thể thiếu, việc du ngoạn là việc cảnh tỉnh lũ ô trọc, há lại cho là vô bổ, còn việc họa xướng ở Tây Hồ là loài hồ yêu mê hoặc không nên gán ghép cho ta… [50, tr. 226].
Đó là một chi tiết khá thú vị, để qua đó có thể đặt ra một giả thiết để làm việc là: Phải chăng, trước đây, ngoài mục đích thông linh (con đồng bắc cầu để con người và thần linh giao tiếp với con người), “lên đồng phán truyền” còn được sử dụng với mục đích xây dựng, đắp bồi hành trạng, thân thế của Mẫu và thần linh?
Sau khi dẫn thêm tư liệu sắc phong, Dương Văn Vượng khẳng định:
Trong mối quan hệ với Mẫu, ông Lê Công Tiên là bố đẻ và bà Từ Huệ (Trần Thị Phúc) là mẹ đẻ, ông Lê Công Lâm là em ruột, bà Sâm, tức Duy Tiên phu nhân là em dâu, bà Liên tức Quế Anh hay Quế Hoa là cháu.
Về phía chồng, ở xóm Vân Đình (Giáp Nhì) đều có bài vị thờ ở phủ Tiên Hương, mà đời cho là quê chồng mới, là nơi có cửa nhà và nơi gửi xác. Mộ phát tích thì tại xứ Cây Đa Bóng, có mộ cha đẻ tại xứ La Hào (Giáp ba) là mộ tổ tứ đại, còn cồn cây Đa là mộ Mẫu, nơi chôn cất xác phàm, nơi sau này ba chị em họ Lê thuộc hội Đào Chi (Huế) đã xây lăng đá năm Mậu Dần (1938) [50, tr. 229].
Cuối cùng, ông đưa ra nhận định:
Có thể nói vị đàn bà mà thời xưa phong là chúa Liễu, về nguồn gốc là người thực việc thực, có ba giai đoạn, mà kết hợp lại thì do lời của ông đồng bà cốt, thần thánh hóa uy đức của người phụ nữ.
Về thực chất có ba người phụ nữ ở ba vùng, lần thì không lấy chồng, lần thì có chồng con, đều nêu cao tính chất nhân từ nhu thuận, treo gương trinh hiếu, mà các quan lại là chồng, là thần thích, nên đã vì vợ, em, người yêu quý, góp tay xây dựng tô điểm, để bà thành vị nữ thần đệ nhất thời Việt Nam đầy biến cố [50, tr. 235].
Như vậy, tạm bỏ qua những tiểu tiết, có thể nhận thấy, qua khảo cứu, Dương Văn Vượng đã phần nào khẳng định, với Mẫu Liễu, ngoài “hành trạng Thần Tiên”, còn có một “hành trạng thế tục”. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là ông chưa khai