Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 4


thác nguồn tư liệu sắc phong để củng cố cho nhận định này. Vậy có hay không một motif hành trạng Mẫu, vốn từ người thực chết thiêng, sau được huyền thoại hóa để mang những yếu tố thần kỳ. Và, phải chăng, đây là một xu hướng “thần thánh hóa” con người bên cạnh xu hướng nhân hóa thần linh trong tín ngưỡng truyền thống Việt? Đó là những câu hỏi nhỏ cũng được nghiên cứu sinh đặt ra và thử tìm câu trả lời trong luận án này?

Trong Luận văn thạc sĩ Hán Nôm, Đại học Quốc gia Hà Nội, với đề tài Văn bản Truyền kỳ tân phả và mối quan hệ với các thần tích, bảo vệ thành công năm 2011, Lê Tùng Lâm đã rất dày công điểm lại lịch sử nghiên cứu và dịch thuật Truyền kỳ tân phả, trong đó có truyện Vân Cát Thần nữ. Qua đó, một số vấn đề văn bản và truyền bản văn bản này đã được làm rõ. Với thao tác tập hợp tư liệu theo thiên hướng khảo cứu, bước đầu tác giả đã thống kê được 29 văn bản thần tích liên quan tới Vân Cát Thần nữ. Sau phân tích văn bản, tác giả đã khái quát về hình tượng và hành trạng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh qua Truyền kỳ Tân phả và các bản thần tích dưới các góc độ: danh hiệu, tên trên thiên đình, tục danh và sự giáng sinh, thần hiệu, ngày sinh và ngày mất, quê hương, bố mẹ, anh em, chồng con… và đưa ra một nhận xét khá thú vị là:

Đoàn Thị Điểm đã thu thập nhiều tích truyện trong dân gian để viết nên Vân Cát Thần nữ theo motip tài tử giai nhân. Truyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, khi thâm nhập vào khắp các miền quê lại có thay đổi ít nhiều cho phù hợp điều kiện mới. Và, để thống nhất thần quyền, cầu cho vận nước dài lâu, triều đĩnh đã ban sắc, dựng đền đưa vào hàng quốc tế. Theo đó, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng lớn mạnh… [37].

Tuy nhiên, một điều đáng tiếc, là khi khảo văn bản Vân Cát thần nữ lục và tham khảo các bản dịch trước đó, cách diễn giải “truyền thống” vô tình vẫn bóp méo sự thật lịch sử vẫn chưa được phát lộ, nên trong các diễn giải về đất giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh vẫn được cho là ở Thôn/làng An Thái, thuộc xã Vân Cát, trong khi trong cấu trúc câu “An Thái Vân Cát Thiên Bản chi danh hương…, về quan hệ địa chính giữa Vân Cát và An Thái tại thời điểm định bản Vân Cát Thần nữ lục trong Truyền kỳ tân phả khắc năm Gia Long 10 (1811) thì Vân Cát chính là một thôn của xã An Thái. Trong khi đó, nhiều bản thần tích liên quan do chính tác giả công bố trong phụ lục lại mô tả


đúng, là khi ấy, thôn Vân Cát, thuộc xã An Thái. Và, sự kiện một số văn bản ghi năm Gia Long thứ 4 (1805) xã An Thái được đổi tên thành xã Tiên Hương cũng mặc nhiên được thừa nhận nhưng trong khi thực tế đây là câu chuyện lịch sử vào cuối thờ Thiệu Trị - đầu thời Tự Đức. Về vấn đề này, nghiên cứu sinh xin được làm rõ trong chương 3 khi đề cập đến biến đổi địa chính khu vực Kẻ Giày trong lịch sử.

Một điểm đóng góp đáng kể nữa của luận văn này là tác giả đã công bố khá nhiều bản dịch dị bản truyện Vân Cát Thần nữ, trong đó có Nội Đạo tràng và các bản thần tích: AE.A2/86, AE.A2/48, ghi Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh từ thời Lý… [37].

Có lẽ, một tác giả có công lớn nhất trong việc đặt tiền đề khai phá tìm hiểu Tín ngưỡng thờ Mẫu (tác giả công trình này gọi là Đạo Mẫu) ở Việt Nam qua tư liwwuj Hán Nôm, phải kể đến là thạc sĩ Đinh Thị Lệ Huyền, với luận văn thạc sĩ Hán Nôm mang tên Đạo Mẫu từ nguồn tư liệu Hán Nôm, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, bảo vệ thành công năm 2007.

Đây là công trình có đóng góp về khía cạnh tập hợp, chỉ dẫn tư liệu Hán Nôm và khảo cứu dị bản các văn bản liên quan tới tục thờ Mẫu trên phạm vi cả nước. Qua khảo sát tư liệu, tác giả đã thống kê (dù chỉ qua sách thư mục) được 85 đầu mục tư liệu Hán Nôm liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung qua Thư mục đề yếu, kèm theo các thông cơ bản về tên văn bản, ký hiệu, niên đại, tác giả, ngôn ngữ nội dung (khái lược) và ghi chú. Riêng với nhóm thần tích, tác giả cũng đã thống kê được 31 đơn vị tài liệu, với các thông tin cơ bản về tên văn bản, ký hiệu, hiệu duệ tôn thần, niên đại và tác giả, địa danh lưu trữ thần tích và ghi chú về số tờ, văn tự được thể hiện trên văn bản. Đáng chú ý, công trình này đã công bố danh mục 220 bản khai thần tích - thần sắc của các chức dịch làng xã kê khai năm 1938, hiện đang lưu tại Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, với các thông tin khái quát về số đăng ký, nơi có thần tích và sắc phong, duệ hiệu tôn thần, số lượng, số ký hiệu [36].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Qua các tổng hợp phân tích văn bản, phân loại văn bản theo nhóm loại hình, tác giả đã đưa ra một số nhận xét về lịch sử văn hóa rất đáng lưu tâm, cụ thể:

- Về thời gian, quá trình văn bản hóa truyền thuyết về Mẫu ở nước ta được bắt đầu từ thời Lê Trung hưng, dưới thời vua Lê Anh Tông (1571 - 1573), sau được kế tục qua các triều đại sau.

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 4


- Điểm đáng chú ý là bên cạnh ghi chép bằng chữ Hán, với sự ra đời và phát triển hình thức ghi chép bằng chữ Nôm, đã góp phần giúp cho điều kiện truyền bá, phổ cập tín ngưỡng thờ Mẫu dễ dàng hơn.

- Tính dị bản trong các văn bản Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ quả tất yếu của việc tường lược bất đồng (chỗ mờ chỗ tỏ).

- Nguồn tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu trực tiếp phản ánh nhiều mặt về đời sống tín ngưỡng thờ Mẫu… [36].

Nhân đây, xin nói rõ thêm, là quá trình văn bản hóa truyền thuyết về Mẫu ở nước ta được bắt đầu từ thời Lê Trung hưng, dưới thời vua Lê Anh Tông (1571 - 1573), sau được kế tục qua các triều đại sau, thực chất là việc “văn bản hóa” mang tính chất quan phương, do triều đình thực hiện nhằm “điều chỉnh” một số nội dung mà triều đình cho là nhảm nhí. Ngoài mặt tích cực và tiện dụng cho việc quản lý bách thần, thì việc làm này cũng là một tác nhân trực tiếp can thiệp vào sự đa dạng văn hóa dân gian, dần biến thần tích của các vị thần thành/theo một motip chung như chúng ta còn thấy hiện nay.

Bên cạnh đó, còn thể kể tới một số công trình khác như: Nghiên cứu kinh giáng bút của thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Luận án tiến sĩ Hán Nôm của Trần Quang Huy [32], Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào thiện đàn đầu thế kỷ XX, Luận văn thạc sĩ Hán Nôm của Trần Quang Huy [33], Đức thánh Trần qua kinh giáng bút, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hiền [24]… và nhiều công trình khác nữa, như của các tác giả Nguyễn Minh San, [50, tr. 210 - 219], Chu Xuân Giao [50, tr. 237 - 276], Bùi Văn Tam [50, tr. 315 - 319], Nguyễn Duy Hinh [50, tr. 346 - 358]…

Điểm qua một số kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước, có thể nhận thấy, mỗi nghiên cứu, với phương pháp riêng, cách tiếp cận riêng, lý luận riêng, biện giải riêng sẽ cho ra một kết quả “tương đối riêng” nhưng nhất định không có “vấn đề cũ”. Tạm hợp các mảnh ghép lại, ắt sẽ tạo nên một bức tranh đa sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh từ lịch sử đến đương đại nhưng vẫn có những điểm như vừa mờ, vừa tỏ. Những thành tựu nghiên cứu trên, đặc biệt là những nghiên cứu cơ bản và tập hợp tư liệu là tiền đề quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa và triển khai đề tài này. Theo đó, có thể nhận thấy, từ việc tập hợp, khảo cứu văn bản học Hán Nôm trong


điều kiện hiện nay, vấn đề lịch sử địa chính và văn hóa khu vực Kẻ Giày quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh cần thiết phải được diễn giải lại để làm sáng tỏ thêm. Trên nền này, kết hợp với khai thác giá trị của tư liệu Hán Nôm dưới góc nhìn văn hóa học, những vấn đề cụ thể, như tên gọi Kẻ Giày, phủ Giày, hệ thần được thờ, thần điện và không gian thực hành tín ngưỡng, các thực hành văn hóa tín ngưỡng liên quan, vai trò của các cộng đồng chủ thể sáng tạo văn hóa, tư cách chính tự và một số vấn đề khác nữa… quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày cần được diễn giải và phân tích làm sáng tỏ hơn…

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.2.1. Cơ sở lý luận

Thừa hưởng kết quả nghiên cứu của người đi trước, một số thành tựu nghiên cứu đã điểm qua sẽ được nghiên cứu sinh lựa chọn tiếp thu, trong đó có những lý luận khái quát từ góc nhìn địa - văn hóa, nguyên lý mẹ trong văn hóa Việt Nam của GS. Trần Quốc Vượng; nguyên tắc diễn giải ngữ âm dân gian trong việc tìm hiểu về địa danh của GS. Cao Xuân Hạo; lý luận mang tính khái quát về các bước phát triển, các dạng thức thờ Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt của GS. Ngô Đức Thịnh...

Luận án sử dụng hai cách tiếp cận chính, đó là văn bản học và văn hóa học. Bên cạnh đó, cách tiếp cận liên ngành gồm sử học, ngôn ngữ học, tôn giáo học… sẽ được sử dụng trong các phân tích cụ thể.

Về văn bản học, theo các chuyên gia Hán Nôm thì bộ môn lý luận văn bản học của Nga (Liên Xô cũ), một nước có nền văn bản học tiếng Nga cổ rất phù hợp để áp dụng nghiên cứu văn bản học Hán Nôm. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Hán Nôm vẫn đang lưu bản dịch về văn bản học của Likhatsop, ký hiệu DT.108, có giá trị tham khảo nhất định đối với những người nghiên cứu văn bản học Hán Nôm.

Về thuật ngữ, văn bản học tiếng Nga là “Textologhi” (phiên âm tiếng Pháp là “Textologi”). Ở Tây Âu không có thuật ngữ tương đương, thường được gọi là phê phán văn bản (“Critique de textes”). Ở Trung Quốc, văn bản học từ đời Thanh đã

rất phát triển, thường được định danh bằng thuật ngữ “Bản bản học” (版 本 學).

Ở Việt Nam, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu phê phán văn bản. Chẳng hạn, khi phê phán văn bản Lam Sơn thực lục, ông cho


rằng, văn bản này được sao chép có nhiều chữ sai, không rộng tìm các bản mà chỉ tùy ý sửa đổi, thêm bớt, làm mất tính chân thực của bản gốc.

Sách giả ở Trung Quốc rất nhiều, ở Việt Nam cũng không phải không có. Chẳng hạn: Quanh sách Lĩnh Nam dật sử của Trần Nhật Duật, đã có nhiều ý kiến phân tích, tuy nhiên, ở nước ta, lĩnh vực văn bản học chưa được định hình để trở thành khoa “Biện ngụy học” như ở Trung Quốc. “Theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, Văn bản học là một ngành của khoa học ngữ văn, nghiên cứu các tác phẩm có văn tự, các tác phẩm văn học và văn học dân gian nhằm mục đích kiểm tra có phê phán, xác định và tổ chức các văn bản để tiếp tục nghiên cứu để lý giải công bố” [dẫn theo 17, tr.271].

Từ định nghĩa này, có thể xác định, văn bản học hán nôm đảm đương những nhiệm vụ cơ bản sau: “Giám định, phân tích hiệu chỉnh các văn bản Hán Nôm. Nghiên cứu lịch sử phát triển, lưu truyền văn bản nhằm khôi phục lại bộ mặt nguyên bản sơ, khi các tác giả văn bản tạo ra” [17, tr. 271].

Từ lý thuyết này có thể khẳng định, nghiên cứu văn bản học là một trong những thao tác không thể bỏ qua khi tiếp xúc và khai thác văn bản Hán Nôm. Trong phạm vi xử lý tư liệu Hán Nôm trực tiếp liên quan của đề tài. Riêng với trường hợp Vân Cát thần nữ truyện trong Truyền kỳ tân phả cũng có nhiều vấn đề về văn bản, nhưng may mắn là đã được một số nhà thư tịch học phân tích khai phá. Nghiên cứu sinh cơ bản dựa trên kết luận của học giả Trần Văn Giáp để lựa chọn bản Vân Cát Thần nữ truyện được tập hợp trong Truyền kỳ tân phả [223], do Lạc Thiện đường khắc năm Gia Long thứ 10 (1811) làm bản nền để nghiên cứu, so sánh, đối chiếu để tìm hiểu về hành trạng Mẫu Liễu Hạnh và một số vấn đề liên quan đến văn bản học như một trường hợp dẫn dụ áp dụng lý thuyết…

Về hướng tiếp cận văn hóa, tiến hóa luận và nhân học sinh thái nửa sau thế kỷ XX là một thuyết sẽ được nghiên cứu sinh áp dụng để biện giải về quá trình hình thành hệ thần Tam phủ, Tứ phủ như một giả thiết để làm việc.

Theo đó:

Nhân học sinh thái liên quan tới mối quan hệ giữa con người và môi trường sinh thái. Môi trường tự nhiên bao gồm không chỉ cây cối và


động vật cần thiết cho sự tồn tại của con người, mà còn là những con sông, hồ nước, khí hậu cũng như kỹ thuật và phương tiện vật chất khác do con người tạo nên để sử dụng các cơ sở vật chất có trong môi trường. Cơ sở của mỗi nền văn hóa là công cụ, máy móc, kỹ thuật, thực hành. Thông qua khoa học kỹ thuật, mỗi nền văn hóa có quan hệ tương tác với môi trường vật chất của nó để có thực phẩm, chất đốt, và các hình thức sử dụng nhiên liệu khác. Kỹ thuật và văn hóa giúp cho cộng đồng con người chống lại dã thú, bệnh tật, sự quá khắc nghiệt của khí hậu… [44, tr. 545].

Qua hướng tiếp cận này sẽ phần nào thấy được:

Những mối liên hệ mới giữa môi trường tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức xã hội, các mô hình định cư, phân bố dân cư, và lịch sử. Sự tập trung dân số và các mô hình định cư là một phần cơ sở của sự phân tích của Steward về các nhóm săn bắn theo họ cha và sự tiến hóa của người da đỏ Pueblo ở Hoa Kỳ. Ông tranh luận rằng dân số tăng lên có thể là do sự căng thẳng về môi trường sinh thái làm tăng các tổ chức dòng họ trong các vùng của người da đỏ Pueblo. Tỉ lệ tăng dân số cũng là chiếc chìa khóa để giải thích sự phát triển và tan rã của các nhà nước và đế chế cổ đại [44, tr. 547]…

Và,


Tiến hóa xã hội phân biệt với tiến hóa sinh học ở chỗ tiến hóa sinh học liên quan tới sự thay đổi, cạnh tranh và chọn lọc. Trong khi tiến hóa xã hội thể hiện sự tương đồng như là sự đa dạng, thích nghi, duy trì, tái sinh, và định hướng. Trong cả quá trình tiến hóa có sự tương đồng nhưng lại khác nhau về nội dung. Tiến hóa xã hội diễn ra thông qua hữu thức và vô thức của con người, dựa vào ngôn ngữ và văn hóa mà loài người có được. Tiến hóa sinh học mang tính di truyền và không có mặt ý thức của con người [44, tr. 548].

- Nhân học giải thích:

Nhân học giải thích áp dụng một cách tiếp cận đặc biệt, nghĩa là nghiên


cứu những trường hợp đơn lẻ mà những trường hợp đó có thể đưa ra những hiểu biết sâu sắc và bao hàm nhiều ý nghĩa. Đối với việc nghiên cứu một trường hợp riêng lẻ trong một xã hội cụ thể, nhân học theo phương pháp giải thích không xem xét con người ứng xử như thế nào, cũng không đi sâu vào các ý nghĩa hành động và thái độ của con người. Giải thích luận cho rằng thế giới vật chất và xã hội của con người có thể hiểu một cách tốt nhất bằng cách hiểu con người sống trong xã hội đó tự lý giải và tự hiểu các thể chế và tập quán của họ. Nhiệm vụ của nhà nhân học là giải mã những lý giải của người bản địa.

Clifford Geertz là một nhà nhân học theo phương pháp giải thích, nhưng không phải là nhà sáng lập ra phương pháp tiếp cận nhân học này. Ông cho rằng nhân học không thể là một ngành khoa học như ngành vật lý với các quy luật và sự tổng quát dựa vào các số liệu thực tế và thực nghiệm. Nhân học cần phải dựa vào hiện thực cụ thể của một xã hội, nhưng phải là ý nghĩa của chúng do con người sống trong xã hội đó hiểu, chứ không phải là những phán đoán chủ quan của nhà nghiên cứu dựa vào số liệu thực tế. Đối với Geertz, nhân học cần dựa vào các nguyên tắc nhân văn, sự miêu tả, thi pháp, văn học, thần thoại, biểu tượng, và các đặc tính khác của loài người phân biệt với các loài sinh vật khác.

Quan điểm của Geertz về tầm quan trọng của trường hợp đơn lẻ không phải là hoàn toàn mới, mà Boas, Malinowski, và Radcliffe – Brown đã từng nghiên cứu chuyên sâu một nền văn hóa đơn lẻ để nêu ra các chức năng của các thể chế trong xã hội loài người. Quan điểm chống lại thuyết vị chủng và ủng hộ hội nhập của tất cả các nền văn hóa, khuynh hướng tìm hiểu các nền văn hóa khác từ quan điểm của người bản địa là một điểm mạnh trong nhân học của các học giả tiền bối này.

Phương pháp tiếp cận của Geertz tìm hiểu ý nghĩa dựa vào những lý giải của người bản địa mang tính tương đối. Điều cốt lõi trong các công trình nghiên cứu của Geertz là liên kết các quá trình tự biết, tự nhận thức, tự hiểu của người bản địa với sự hiểu biết của nhà nghiên cứu về văn hóa


của họ. Cuốn sách cuối cùng của ông Tri thức bản địa (Local Knowledge) đề cập đến cái đặc biệt, cái cụ thể, trường hợp cá thể, tri thức bản địa và sự kết hợp tri bản địa với hiểu biết của nhà nghiên cứu. Quan niệm của Geertz trong nhân học có thể được gọi là nhân văn hay giải thích, với nghĩa là ông hướng vào việc giải thích các vấn đề văn hóa mà vẫn giữ được đặc thù cá nhân và sự phức hợp của thái độ con người đối với hình thức văn hóa của họ.

Quan niệm nhân học truyền thống cho rằng nếu nhà nghiên cứu muốn hiểu các nền văn hóa của dân tộc khác, họ phải đảm nhiệm vai trò của những người bản địa. Malinowski cho rằng chỉ bằng cách nghiên cứu thực tế, trực tiếp quan sát những hiện tượng văn hóa của người bản địa mới có thể hiểu được ý nghĩa của những yếu tố văn hóa của họ. Geertz ủng hộ quan niệm “giải thích của người bản xứ” như là con đường dẫn tới hiểu biết văn hóa của một dân tộc trong nhân học văn hóa. Theo cách tiếp cận này, các điều lý giải được tập hợp lại bao gồm phiên bản của văn bản, lời nói, hành động so sánh với những hình thức tương ứng khác, hoặc một tập hợp những nhận thức của người bản địa so sánh với những nhận thức khác của họ. Sau đó là những nhận thức và tri thức của con người nghiên cứu kết hợp với nhận thức của người bản địa về chính văn hóa của họ. Với việc tập hợp những lý giải các văn bản, hành động, biểu tượng, các hình thức xã hội, các hiện tượng bằng cách đi từ cụ thể tới cái chung và ngược lại, sự hiểu biết và ý nghĩa của một nền văn hóa sẽ từ từ hiện ra. Phương pháp nghiên cứu này còn được gọi là “miêu tả sâu”. Trong khi miêu tả, nhà nghiên cứu phải thay đổi đi thay đổi lại từ quan niệm khác, từ mức độ này tới mức độ khác, và cuối cùng dẫn tới một sự hiểu biết sâu sắc về một nền văn hóa cụ thể [44, tr. 555 - 557].

Trong luận án này, nhân học giải thích sẽ được áp dụng như một cách tiếp cận đặc biệt, tức xem xét một số hiện tượng văn hóa đơn lẻ nhưng qua đó lại có thể đưa ra những hiểu biết sâu sắc và bao hàm nhiều ý nghĩa.

- Quan niệm tôn giáo của nữ giới và các vai trò giới:

Xem tất cả 312 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí