Không Gian Văn Hóa Liên Quan Tới Khu Vực Phủ Giày Và Danh Hiệu Phủ Giày


chiếu quy định, thường là Cục Quản giám bách thần xem xét, lập danh sách các thần xứng được phong hoặc gia phong trình vua phê duyệt. Với các vị thần xứng được phong hoặc gia phong, triều đình sẽ cấp sắc về địa phương, nơi thờ tự, gồm bản chính và bản phó với nội dung, hình thức như nhau (01 bản hóa gửi cho thần, 01 bản giữ lại làm vi bằng - để đối sánh). Về sau, xét thấy việc này tốn kém, gây lãng phí, triều đình chỉ cấp 01 bản. Vì thế, khi tiếp nhận sắc, dân muốn theo lệ cũ, nếu hóa sắc gốc thì không có gì giữ lại làm vi bằng (bằng chứng) nên phải tự sao hoặc thuê người sao y (số lượng tùy nhu cầu hành lễ, thờ tự), tế xong rồi hóa để tỏ rõ lòng thành kính đối với thần. Tuy nhiên, việc sao y sắc (như thật) không hề đơn giản - Xuất phát từ nhu cầu này, “dịch vụ ngầm” sao y sắc dần được hình thành và phát triển, len lỏi vào tận cung đình. Ngoài ra, việc sao sắc trong một số cộng đồng làng xã còn nhằm mục đích phục vụ cho lệ rước sắc và tuyên sắc…

Qua điền dã, thực tế nghiên cứu sinh cũng đã bắt gặp một vài trường hợp tại di tích hiện còn lưu cả bản chính và bản phó (sao) thần sắc của triều đình phong cho cùng một vị thần tại một thời điểm, như ở miếu Voi Phục, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội chẳng hạn - Sắc phong cho “Hộ Dân Hoằng Huệ Từ Quản Giới Hậu Trạch Quảng Tế Hiển Hựu Phổ Trạch Hiển Khánh Hoằng Hưu Phù Vận Khuông Quốc Tế Thế Trạch Dân Hậu Đức Chí Nhân Dũng Lược Cương Chính Phong Công Tá Tích Dương Vũ Phù Tộ Hùng Tài Uy Dũng Diễn Phúc Đốc Bật Khang Dân Hộ Quốc Tuy Dân Đại vương” ngày Hai mươi tám tháng Mười hai năm Dương Hòa thứ 8 (1642), đều được viết trên giấy sắc vẽ hoa văn rồng mây, đóng dấu Sắc mệnh chi bảo. Tuy nhiên, khi đối chiếu, so với bản chính, bản phó (sao y) viết thiếu ba chữ (trong đó có hiện tượng kính khuyết một chữ/để cách nhật ở dòng niên đại).

Dưới thời Nguyễn, lệ phong thần sắc và hóa sắc vẫn được duy trì nhưng có phần giản lược. Điển khác, là để tránh việc lợi dụng khai man lịch sử thờ tự (tư cách chính thần), lòng sắc thời Nguyễn thường ghi rõ địa chỉ thờ tự (đủ thông tin, xã, huyện, tỉnh) và giao nghĩa vụ thờ tự cho một cộng đồng cụ thể, thường là cấp xã hoặc thôn (trường hợp nhất thôn nhất xã - xã chỉ có một thôn).

Một tư liệu xác tín nữa ghi nhận sự tồn tại của An Thái, với tư cách là đơn vị


cấp xã (xã An Thái, thuộc huyện Thiên Bản), đó là sổ ruộng đất (địa bạ triều Nguyễn, bản Giáp/bản thứ nhất của quốc triều Nguyễn, xưa lưu tại Bộ Hộ). Theo đó, năm Gia Long thứ 4 (1805), An Thái là một xã, thuộc huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, xứ Sơn Nam Hạ (Sơn Nam Hạ xứ, Nghĩa Hưng phủ, Thiên Bản

huyện, An Thái xã... 山 南 下 處 義 興 府 安 泰 社… [120]. Cùng thời điểm này,

xã Vân Cát cũng thuộc huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, xứ Sơn Nam Hạ (山 南下 處 義 興 府 天 本 縣 雲 葛 社) [119] như đã đề cập ở trên.

Muộn hơn, hai sắc phong cho Liễu Hạnh Công chúa và Quảng cung Quế Hoa Công chúa, đều có niên đại năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), hiện đang được lưu giữ tại phủ Tiên Hương cũng đều ghi nhận, đương thời (1821) xã An Thái thuộc huyện Thiên Bản:

- Sắc phong cho Liễu Hạnh Công chúa ngày Hai mươi mốt tháng Bảy năm Minh Mệnh 2 (1821):

敕 帝 釋 僊 庭 柳 杏 公 主 護 國 庇 民 稔 著 功 德 經 有 歷 朝 封 贈 .

我 世 祖 高 皇 帝 大 振 英 威 開 拓 疆 土 肆 今 丕 膺 耿 命 光 紹 鴻 圖 緬 念 神庥 蓋 隆 恩 典 可 加 贈 洪 施 普 度 英 靈 上 等 神 準 許 天 本 縣 安 泰 社 依 舊奉 事 神 其 相 佑 保 我 黎 民.

故 敕.

明 命 貳 年 柒 月 貳 拾 壹 日.

Sắc cho Đế Thích Tiên Đình Liễu Hạnh công chúa. Thần đã có công hiển linh cứu nước, giúp dân, đã được các triều phong tặng sắc phong. Nhân dịp Thế Tổ Cao Hoàng đế triều ta tỏ rõ uy phong, mở mang bờ cõi, nay thừa mệnh lớn, nhớ đến ơn thần gia ơn ban sắc nối dài tự điển, gia tặng Hồng Thí Phổ Độ Anh Linh Thượng đẳng thần. Cho phép xã An Thái, huyện Thiên Bản được phụng thờ theo như lệ cũ. Thần hãy che chở, bảo vệ muôn dân của trẫm.

Vậy nên ban sắc.

Ngày Hai mươi mốt tháng Bảy năm Minh Mệnh 2 (1821).

- Sắc phong cho Quảng cung Quế Hoa Công chúa ngày Hai mươi mốt tháng Bảy năm Minh Mệnh 2 (1821):


敕 第 三 玉 女 廣 宮 桂 花 公 主 護 國 庇 民 稔 著 功 德 經 有 歷 朝 封 贈

. 奉 我 世 祖 高 皇 帝 大 振 英 威 開 拓 疆 土. 肆 今 丕 膺 耿 命 光 紹 鴻 圖 緬念 神 庥 蓋 隆 恩 典 可 加 贈 靈 光 玄 妙 中 等 神. 準 許 天 本 縣 安 泰 社 依 舊奉 事 神 其 相 佑 保 我 黎 民.

故 敕.

明 命 貳 年 柒 月 貳 拾 壹 日.

Sắc cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Hoa Công chúa. Thần đã có công hiển linh cứu nước, giúp dân, đã được các triều phong tặng sắc phong. Nhân dịp Thế Tổ Cao Hoàng đế triều ta tỏ rõ uy phong, mở mang bờ cõi, nay thừa mệnh lớn, nhớ đến ơn thần gia ơn ban sắc nối dài tự điển, gia tặng Linh Quang Huyền Diệu Trung đẳng thần. Cho phép xã An Thái, huyện Thiên Bản được phụng thờ theo như lệ cũ. Thần hãy che chở, bảo vệ muôn dân của trẫm.

Vậy nên ban sắc.

Ngày Hai mươi mốt tháng Bảy năm Minh Mệnh 2 (1821).

Sau niên đại Minh Mệnh, dưới thời Thiệu Trị, sắc phong cho Liễu Hạnh Công chúa vào năm Thiệu Trị 4 (1844) và sắc phong cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Anh Phu nhân vào năm Thiệu Trị 4 (1844) tại phủ Tiên Hương cũng ghi nhận, đương thời (1844), An Thái là một xã thuộc huyện Thiên Bản - Cho phép xã An Thái, huyện Thiên Bản được phụng thờ thần theo như lệ cũ. Thần hảy che chở,

bảo vệ muôn dân của ta (準 許 天 本 縣 安 泰 社 依 舊 奉 事 神 其 相 佑 保 我 黎

Chuẩn hứa Thiên Bản huyện, An Thái xã y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu, bảo ngã lê dân).

Qua đây, có thể khẳng định, thông tin ghi chú trong Tiên từ phả ký (được nhiều làng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh chép hoặc biên soạn lại để làm thần tích), do Huấn Đạo Việt Yên Trần Bình Hành, người Tiên Hương) sao, được khắc in trong Tiên phả dịch lục khẳng định năm Gia Long thứ 4 (1805), bản triều đổi tên xã An Thái là xã Tiên Hương (Bản triều Gia Long tứ niên cải An Thái xã vi Tiên Hương

本 朝 嘉 隆 四 年 改 安 泰 社 為 仙 鄉 社) [40] là thông tin không chính xác.

Chưa rõ, lỗi này là vô tình hay cố ý và thuộc về ai, bởi địa bạ và thần sắc liên quan


như đã đề cập đều là những bản gốc, thuộc loại sổ sách, văn bản hành chính do triều đình ban hành. Phải đến cuối thời Thiệu Trị - đầu thời Tự Đức, xã An Thái được đổi tên thành xã Tiên Hương như đã khẳng định ở trên.

3.1.1.4. Tiên Hương

So với Vân Cát và An Thái, Tiên Hương là địa danh xuất hiện khá muộn. Qua Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng các xã tục lệ 南 定 省 務 本縣同 隊 總 各 社 俗 例, ít nhất từ năm Tự Đức thứ 3 (1850), Tiên Hương với tư cách

là đơn vị địa chính cấp xã đã chính thức xuất hiện trong bản kê khai về tục lệ của xã này (Tục lệ xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) [120].

Cũng theo, Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng các xã tục lệ 南 定 省 務

本 縣 同 隊 總 各 社 俗 例 , năm Tự Đức thứ 10 (1857), Vân Cát với tư cách là đơn vị địa chính cấp xã lại đã xuất hiện trong bản ghi tục lệ của xã này (Tục lệ xã Vân Cát, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) [129]. Sau khi thôn Vân Cát được tác khỏi xã An Thái (mới) (biệt xã) tái lập xã Vân Cát, xã An Thái (mới) mới chính thức được đổi tên thành xã Tiên Hương. Từ đây, xã Tiên Hương giữ cơ cấu 1 xã, 3 giáp/thôn (Vân Đình - tức thôn Tiên Hương, La Tây (sau tách thành La Khê và Tây Cầu) và Nham Miếu), rồi đa dạng hơn nữa, cho đến khi hợp nhất với xã Vân Cát, xã Kim Bảng thành xã Kim Thái năm 1947.

Từ những trình bày trên, có thể tạm xác lập mối quan hệ địa chính cơ bản giữa Kẻ Giày - Vân Cát - An Thái - Tiên Hương trong diễn trình lịch sử như sau: Kẻ Giày, nơi có nghề làm bánh Giày, vốn thuộc vùng đất Kẻ Trần của họ Trần (Kẻ Trần), nổi tiếng với phủ Giày và truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, trong đó có thuyết Mẫu giáng trần để lại nghề làm bánh giày và chiếc giày trên vùng đất này... Qua những bước phát triển, có lẽ, đến khoảng cuối thế kỷ cuối XV - đầu thế kỷ XVI, Kẻ Giày được chia tách để định hình những đơn vị địa chính nhỏ hơn, trong đó có xã Vân Cát và xã An Thái. Dưới thời Lê, xã Vân Cát và xã An Thái đều thuộc huyện Thiên Bản, phủ Kiến Hưng (sau đổi thành Nghĩa Hưng), xứ Sơn Nam hạ. Hai xã ổn định, độc lập về địa chính ít nhất tới năm Gia Long thứ 4 (1805). Trong khoảng những năm 1805 - 1811, xã Vân Cát được sáp nhập với xã An Thái


thành xã An Thái (mới) và trở thành thôn/giáp Nhất trong cơ cấu 4 giáp của xã An Thái (mới). Sau đó, khoảng những năm đầu dưới thời Tự Đức nhưng không thể muộn hơn năm Tự Đức thứ 3 (1850), xã Vân Cát lại được tách khỏi xã An Thái (mới), tái lập xã Vân Cát, xã An Thái (mới) được đổi tên thành xã Tiên Hương. Hai xã đều thuộc tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, tiếp tục ổn định, hoàn toàn độc lập về quan hệ địa chính cho đến khi cùng hợp nhất với xã Kim Bảng thành xã Kim Thái vào năm 1947.

3.1.2. Không gian văn hóa liên quan tới khu vực phủ Giày và danh hiệu phủ Giày

Trước tiên, xin nhắc lại câu chuyện biệt xã giữa Vân Cát và Tiên Hương mà GS. Trần Quốc Vượng đã dày công lược thuật: Khoảng thế kỷ XV, hai cụ nghè Vân Cát (Trần Bích Hoành) và Tiên Hương (Trần Kỳ) tranh nhau ngôi tiên chỉ, cuối cùng, cụ nghè bên Vân Cát thua, phải chạy biệt xã [79].

Nếu cưỡng khảo, hồi cố này ắt hàm chứa một phần sự thật lịch sử. Lờ mờ đâu đó như thoáng thấy câu chuyện tách xã (biệt xã) trong bối cảnh lịch sử - văn hóa của Kẻ Giày từ khoảng cuối thế kỳ XV - đầu thế kỷ XVI. Vậy câu chuyện biệt xã hay gọi nôm na là chia làng, tách xã diễn ra ở thời điểm này cụ thể ra sao?

Chuyện biệt xã (tách xã), ắt hẳn phải có từ sau khi hai cụ nghè về làng (trong khoảng thế kỷ XV)? Không biệt xã, sao có xã Vân Cát và xã An Thái (sau đổi thành Tiên Hương) được ghi nhận ít nhất từ đầu thế kỷ XVII, hiện vẫn còn chứng tích?

Một “hóa thạch văn hóa” rất đáng quan tâm, đó là: 2 mẫu, 7 sào, 12 thước, 0 tấc ruộng công của xã Bảo Ngũ và xã Bất Di (tổng Bảo Ngũ, tổng láng giềng của tổng Đồng Đội) tại xã Vân Cát, được ghi nhận trong sổ ruộng đất của xã Vân Cát lập năm Gia Long thứ 4 (1805) [119]. Tại thời điểm này, xã Vân Cát không còn ruộng công, xã An Thái (sau đổi thành Tiên Hương) cũng chỉ còn: 4 mẫu, 0 sào, 5 thước, 1 tấc [120].

Mối quan hệ thờ phụng Mẫu Liễu Hạnh giữa Vân Cát và dân tổng Bảo Ngũ (các xã Bảo Ngũ, xã Bất Di, xã Thái Tuyển…), với xã Bảo Ngũ vẫn còn nồng đượm ít nhất đến cuối thời Nguyễn: “Xã Vân Cát, tổng Đồng Đội và xã Thái Tuyển, tổng Bảo Ngũ có lệ cùng nhau phụng sự Thánh Mẫu ở phủ Cố Trạch. Họ ước với nhau,


cứ tới ngày kỵ Mẫu - Mùng Ba tháng Ba thì tới làm lễ, ngày mùng Bảy, mùng Tám, mùng Chín thì cùng nhau bàn việc lễ bái...” [80, tr. 100]. Đặc biệt, hội giỗ Mẫu Vân Cát còn có tục rước Mẫu sang chùa Bảo Ngũ thỉnh kinh.

Hội hoa trượng (xếp chữ) tại khu vực phủ Giày hiện nay, được cho là gắn với bà Thái phi họ Trịnh (người xã Bảo Ngũ, tổng Bảo Ngũ), từng cầu đảo tại phủ Giày, được như nguyện (làm Thái phi nhà Trịnh), trở về báo đáp ơn Mẫu, nghĩa dân: “Truyền rằng, Trịnh Thái Phi đến cầu ở đền Mẫu, được ứng nghiệm rõ rệt, lúc ấy xã dân đang đắp đê, khơi nước kinh thành, phi muốn tạ ơn bèn miễn sưu dịch cho dân về hết, bỏ mai cuốc dùng gậy dương biển kéo chữ “Thánh cung vạn tuế, Mã Vàng Công chúa, Thái bình ca xướng, Quốc thái dân an, Sở cầu như ý, Vạn thế phúc thần, Dân lại dĩ an” để đáp lễ Mẫu trong ngày kị. Từ đó thành lệ của đền Vân Cát. Đến thời Tự Đức thì Vân Cát ít người không lo được bèn giao cho đền Tiên Hương. Đến nay, Tiên Hương vẫn giữ lệ này” [80, tr. 101]. Mờ hơn, giữa Tiên Hương với đất Xuân Bảng/Kim Bảng xưa, xã Cái của tổng Đồng Đội thời Nguyễn (nay thuộc xã Kim Thái), nơi có núi Kim Bảng, gắn với truyền thuyết ra đời của Trạng nguyên Lương Thế Vinh thời Trần: “Khi bố mẹ ông Lương Thế vinh đến núi này cầu đẻ được con trai thi đỗ, ông Lương mới đổi thành núi Kim Bảng. Qua các đời có nhiều quan lại du ngoạn góp công góp của dựng chùa đền tạo cảnh” [80, tr. 14], nay còn xóm Già cũng không thể tách rời An Thái - Tiên Hương về địa - văn hóa, mặc dù từ thế kỷ XVII, dân xã Kim Bảng đã có nhiều người đi theo Công giáo, nay vẫn còn Giáo xứ Kim Bảng khá nổi tiếng.

Dưới đây, xin dẫn thông tin về ruộng đất của xã Vân Cát và xã Tiên Hương tại thời điểm năm 1805 để cùng nhìn nhận lại một số vấn đề lịch sử liên quan:

Bảng 1: Thống kê ruộng đất của xã Vân Cát và xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, xứ Sơn Nam hạ theo địa bạ lập năm Gia Long thứ 4 - 1805

Xã Vân Cát

Ruộng, đất công và tư (Công tư điền thổ)

Ruộng công (Công điền)

Ruộng tư (Tư điền)

Ruộng của đền, chùa (Thần từ, Phật tự

điền)

Đất, vườn, ao (Thổ trạch viên trì)

Đất đền (Thần từ thổ)

Nghĩa trang (Tha ma)

Gò (Thổ phụ )

Sông ngòi (Khê cừ thủy đạo)

Ruộng công (Công điền) của xã khác cùng huyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 13



450

mẫu, 8

sào, 6 thước, 6 tấc

0 mẫu

424

mẫu, 6 sào,

0

thước, 6 tấc

2 mẫu,

3 sào,

13

thước, 3 tấc

21

mẫu, 6 sào,

0

thước, 0 tấc

2 mẫu,

2 sào, 7 thước, 7 tấc

10

mẫu, 3

sào, 12 thước, 4 tấc

9 gò, tổng: 1 mẫu,

8 sào, 0 thước, 0 tấc

2

đoạn

2 mẫu, 7 sào, 12

thước, 0 tấc

- Xã Bảo Ngũ: 0 mẫu, 6 sào, 0

thước, 0 tấc;

- Xã Bất Di:

2 mẫu, 1 sào, 12

thước, 0 tấc

Xã An Thái

Ruộng, đất công và tư (Công tư điền

thổ)

Ruộng công (Công điền)

Ruộng tư (Tư điền)

Ruộng của đền (Thần từ điền)

Đất, vườn ao (Thổ trạch viên

trì)

Đất đền (Thần từ thổ)

Nghĩa trang và đất mộ) (Tha ma, mộ

địa)

Gò (Thổ phụ )

Sông ngòi (Khê cừ thủy đạo)

Ruộng công (Công điền) của xã khác cùng huyện

668

mẫu, 9

sào, 9 thước, 2 tấc

4

mẫu. 0 sào,

5

thước, 1 tấc

514

mẫu, 6 sào,

7

thước, 3 tấc

70

mẫu, 9

sào, 4 thước, 0 tấc

79

mẫu, 3 sào,

8

thước, 8 tấc

0

20

mẫu, 2

sào, 1 thước, 0 tấc

0 gò

2

đoạn

0 mẫu, 0 sào, 0

thước, 0 tấc

Tại thời điểm năm 1805, qua địa bạ của hai xã (Xem Bảng 1), tổng quan về ruộng đất của hai xã Vân Cát và An Thái (đều thuộc huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, xứ Sơn Nam Hạ) [119, 120], liên quan trực tiếp đến đền (gồm cả đình, miếu)9 và chùa, nơi thờ tự, có mấy điểm đặc biệt cần chú ý sau:

- Xã Vân Cát có 2 mẫu, 3 sào, 13 thước, 3 tấc ruộng của đền, chùa, trọng khi xã An Thái có tới 70 mẫu, 9 sào, 4 thước, 0 tấc ruộng của đền.

- Xã Vân Cát có 2 mẫu, 2 sào, 7 thước, 7 tấc đất đền, trong khi xã An Thái không có.

- Xã Vân Cát có 10 mẫu, 3 sào, 12 thước, 4 tấc đất nghĩa trang (nơi chôn cất), trong khi xã An Thái có 20 mẫu, 2 sào, 1 thước, 0 tấc đất nghĩa trang và đất mộ.

- Xã Vân Cát có 9 gò đất (tổng: 1 mẫu, 8 sào, 0 thước, 0 tấc), trong khi xã An Thái không có.

Khi đi sâu phân tích kỹ số liệu, chắc hẳn có thể rút ra được nhiều điều thú vị, nhưng trước hết, có thể nhận thấy, đương thời (1805), địa hình Vân Cát có nhiều gò (9 gò đất cao), có đất đền, có ruộng đền, miếu, chùa (dù không nhiều) - Đất đền (Thần từ thổ): 2 mẫu, 2 sào, 7 thước, 7 tấc, trong khi An Thái không có, nhưng lại có tới 70 mẫu, 9 sào, 4 thước, 0 tấc ruộng đền…


9 - Đền là từ thuần Việt chỉ nơi thờ tự, các loại hình kiến trúc thờ tự gọi theo ghi âm Hán - Việt (đình, đền, miếu, từ, nghè…), các cụ đều dịch và gọi là đền.


Như vậy, trong mối quan hệ địa chính và văn hóa giữa Vân Cát - An Thái tại thời điểm lập địa bạ (1805) và Kẻ Gầy trước đó, hai xã Vân Cát và An Thái chỉ độc lập tương đối về mặt địa chính, bởi hai xã chung đền và thờ tự chung thần - Đất đền ở xã Vân Cát, ruộng đền phần lớn ở xã An Thái. Đặc biệt, ít nhất, đến năm Tự Đức thứ 10, Vân Cát vẫn có ngôi đền gồm 2 tòa, thờ Tiền Lý Nam đế Tôn thần, với bên tả (trái) thờ quan Thám hoa Trần Kỳ, bên hữu (phải) thờ quan Giáo thụ [186]. Ắt hẳn, khi hai xã sáp nhập vào khoảng những năm đầu thời Gia Long (1805- 1811), trong quá trình thương lượng, thỏa hiệp, mỗi bên đều phải nắm chắc và tận dụng triệt để lợi thế của mình. Cuối cùng, An Thái lắm ruộng, đặc biệt là ruộng đền, được bảo lưu tên xã (An Thái) sau sáp nhập, Vân Cát có đất đền giữ ngôi Giáp Nhất trong xã An Thái (mới).

Trong mối quan hệ thờ tự chung lắm thăng trầm giữa Vân Cát - An Thái - Tiên Hương, Trần Bình Hành, Huấn đạo Việt Yên, người xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, đỗ Cử nhân khoa Tân Mão (1891), là người có công lớn trong việc xác lập hình tượng Mẫu Liễu Hạnh gắn riêng với bên Tiên Hương. Ông chép Tiên từ phả ký - Phả ký đền thiêng (Trong sách này có khắc Tiên từ phả ký của Trần Bình Hành, Khiếu Năng Tĩnh hiệu đính), sau được Kiều Oánh Mậu (1854 - 1911), đỗ Phó bảng, từng làm Tri phủ phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định dịch Nôm, Khiếu Năng Tĩnh (1833 - 1915) đỗ Hội nguyên tiến sĩ, là Tả Tham tri Bộ Lễ, Tế tửu Quốc Tử Giám hiệu đính, san khắc dưới thời Thành Thái (1889 - 1907), với tựa đề Tiên phả dịch lục, khẳng định sự tích Mẫu Liễu Hạnh gắn riêng với xã Tiên Hương (trước là An Thái). Nhưng trong chuyện này, dù cố tình hay hữu ý, cũng không thể phủ nhận được vai trò của Vân Cát với tư cách là Giáp Nhất/thôn Giáp Nhất trong xã An Thái (mới). Cụ thể, ngay sau mấy câu mở đầu Tiên từ phả ký ông đã viết: Xã An Thái là vùng quê nổi tiếng ở huyện Thiên Bản. Đất đai bằng phẳng, phong tục thuần phác. Đồi núi liền một dải, uốn lượn lượn quanh, nước tụ hội về như chuỗi ngọc trai. Xã có bốn giáp: Giáp Nhất - thôn Vân Cát; Giáp Nhị - thôn Vân Đình; Giáp Tam - thôn La Tây; Giáp Tứ - thôn Nham Miếu. Trong đoạn này, ông ghi chú thêm: Bản triều Gia Long năm thứ tư (1805), xã An Thái đổi thành xã Tiên Hương [244], trong khi Nam Định tỉnh địa dư chí lại khẳng định: “Xã Tiên Hương: trước là

Xem tất cả 312 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí