Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiêncứu 5.1.đối Tượng Nghiêncứu‌


nông nghiệp, tác giả cho rằng còn có hai khoảng trống nghiên cứu như sau:

Một là, do mục đích, nhiệm vụ của các nghiên cứu ít tập trung vào đánh giá tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp tại Việt Nam nên hạn chế các giải pháp cụ thể, đề xuất chính sách nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng đối với chuỗi giá trị tại Việt Nam. Các chính sách, giải pháp chỉ thực sự phù hợp với một ngành nghề khi được đề xuất từ kết quả nghiên cứu thực tiễn triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ở ngành nghề đó tại Việt Nam, mà trong luận án này là ngành cá tra.

Hai là, các phương pháp nghiên cứu sử dụng đối với nghiên cứu trong nước chủ yếu là phương pháp định tính nên chỉ mang tính chất khai phá các nhân tố. Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra.

4. Mục tiêu nghiêncứu

4.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam và đề xuất các giải pháp và chính sách trong giai đoạn tới.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ về mặt lý thuyết các nội dung liên quan đến chuỗi giá trị, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cátra . Phân tích kinh nghiệm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trịtrong nông nghiệp tại một số quốc gia và rút ra những bài học cho Việt Nam để phát triểntín dụng theo chuỗi giá trịngành cátra .

- Thực hiện khảo sát để phân tích thực trạng khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM.

- Nghiên cứu định lượng những nhân tố ảnh hưởng đếnkết quả triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM .

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triểntín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM.

4.3. Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở khoảng trống nghiên cứu, tác giả nêu ra những vấn đề vẫn chưa được các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề cập, cụ thể:

- Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp là gì?

- Những nhân tố nào tác động đến triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM?


- Đánh giá thực trạng triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM?

- Giải pháp nào để triển khai mô hình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam trong thời gian tới tại các NHTM là gì?

Câu hỏi nghiên cứu trên cần được trả lời dựa trên luận cứ khoa học chặt chẽ, với dữ liệu thực tế về các NHTM Việt Nam và cần được chứng minh bằng phương pháp định lượng tin cậy trên cơ sở rút ra từ sự thành công của các nghiên cứu trước đó.

5. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu 5.1.Đối tượng nghiêncứu‌

Tín dụng ngân hàng có nhiều nghiệp vụ khác nhau, bao gồm: cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu, cho thuê tài chính... Trong luận án này, đối tượng chính mà tác giả nghiên cứu là những vấn đề lý luận, thực tiễn triển khai và các nhân tố ảnh hưởng đến triển khainghiệp vụ cho vay theo chuỗi giá trị ngành cátra tại NHTM.

5.2.Phạm vi nghiêncứu

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: ĐBSCL mà trong đó An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ là nơi tập trung nuôi trồng cá tra lớn nhất Việt Nam nên tác giả chọn chi nhánh ngân hàng cấp 1, cấp 2 và phòng giao dịch tại khu vực này để thực hiện khảo sát. Bên cạnh đó, luận án kế thừa có chọn lọc những bài học kinh nghiệm về việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp và thủy sản tại một số quốc gia trên thế giới như Kê-ni-a, Inđônêxia, Mi-an-ma...

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp bắt đầu triển khai từ 28/5/2014, vì vậy tác giả chọn phạm vi nghiên cứu về thời gian là giai đoạn 2014 – 2018.

6. Kết cấu luậnán

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 4 chương: Chương 1: Cơ sở luận về tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của luận án

Chương 3: Thực trạng triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với


ngành cá tra Việt Nam

Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam

7. Những đóng góp mới của luận án

Trong luận án này, tác giả đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018. Căn cứ tình hình nghiên cứu nêu trên, luận án đã có những đóng góp như sau:

7.1. Về phương diện học thuật

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, các tiêu chí đánh giá, hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho người đọc khung lý thuyết cơ bản cho tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam.

- Nghiên cứu đã đo lường và đánh giá việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra giai đoạn 2014 – 2018. Đối với công tác đo lường, hiện tại ở Việt Nam rất ít tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Trên cơ sở kết quả đánh giá, luận án cung cấp một tổng thể thực trạng triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018 là chưa hiệu quả và tương xứng với quy mô của ngành cá tra Việt Nam.

- Luận án là công trình nghiên cứu ứng dụng. Bằng phương pháp khảo sát, tác giả thu thập dữ liệu, kiểm định bằng mô hình SEM và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam.

- Trên cơ sở kết quả đánh giá và kết quả kiểm định mô hình, tác giả đề xuất nhóm giải pháp cho NHTM và nhóm kiến nghị cho các Bộ, Ban, Ngành và NHNN nhằm hướng đến sự phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra bền vững.

7.2. Về phương diện thực tiễn

Luận án là công trình nghiên cứu giúp các nhà khoa học, nhà quản lý, NHTM có cái nhìn tổng quan về tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tr a Việt Nam bằng phương pháp đo lường và đánh giá dựa trên phương pháp kiểm định. Đồng thời nhận diện được các yếu tố có ảnh hưởng khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra.Đây là điều kiện để triển khai các nghiên cứu ứng dụng, các giải pháp phù hợp để tăng cường tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra trong thời gian tới.Đây là đóng góp quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn của luận án.


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP


1.1. CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Các cách tiếp cận về chuỗi giá trị được sử dụng bằng những thuật ngữ khác nhau như “hệ thống giá trị” (Porter, 1985), “luồng giá trị” (Womack vàJones, 1996), “hệ thống sản xuất” (Wilkinson, 1995), “mạng lưới giá trị” (Berger và ctv., 1999), “chuỗi giá trị toàn cầu” (Campbell, 1995), “chuỗi giá trị” (Kaplinsky, 1998; 2001); “lưới giá trị” (Pil và Holveg, 2006). Các khái niệm này có nhiều điểm chung và trong nhiều trường hợp, có thể sử dụng thay thế cho nhau.

Trong các tài liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị, thuật ngữ “chuỗi giá trị” được mô tả thông qua hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Khái niệm chuỗi đầu tiên được đề cập trong lý thuyết về phương pháp chuỗi filière (trong tiếng Pháp có nghĩa là “sợi chỉ”). Các học giả người Pháp đã sử dụng phương pháp này để phân tích hệ thống nông nghiệp của Mỹ trong những năm 1960 nhằm đưa ra những gợi ý đối với hệ thống nông nghiệp Pháp và sự hội nhập theo chiều dọc của các tổ chức trong hệ thống tại nước này. Phương pháp chuỗi bao gồm các trường phái tư duy nghiên cứu khác nhau và sử dụng các lý thuyết như phân tích hệ thống, kinh tế ngành, khoa học quản lý và kinh tế chính trị Macxít. Ban đầu, phương pháp phân tích này chú trọng vào ảnh hưởng cấp số nhân kinh tế địa phương của mối quan hệ đầu vào - đầu ra giữa các công ty và tập trung vào lợi ích hiệu quả đạt được từ lợi ích kinh tế theo quy mô, chi phí giao dịch và giao thông vận tải … Đến năm 1980, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khung lý thuyết filière tập trung vào hệ thống sản xuất nông nghiệp và mối liên kết giữa hệ thống này với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng.

Lý thuyết filière phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Sự gia tăng các hoạt động sản xuất của các cơ sở tư nhân và chính sách nông nghiệp của quốc gia. Mức tăng sản xuất được đo bởi năng lực đổi mới công nghệ, cách thức quản lý trang trại dựa vào tinh thần hợp tác của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, lý thuyết này chưa bao quát được hết các khâu trong quá trình sản xuất và chỉ phù hợp với mô hình sản xuất của Pháp thời bấy giờ.



Chuỗi giá trị đề cập đến hệ thống các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm/dịch vụ từ khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng và vứt bỏ sau khi sử dụng. Tiếp theo, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong chuỗi (Kaplinsky và Morris, 2001). Theo đó, khái niệm chuỗi giá trị ngành nông nghiệp được phân loại theo 2 nghĩa như sau:

Theo nghĩa hẹp: Chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị để sản xuất ra nông sản. Các hoạt động này có thể bao gồm: giai đoạn xây dựng ý tưởng, quá trình mua vật liệu đầu vào, nuôi trồng/sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi… Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người nông dân với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.

Theo nghĩa rộng: Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người nuôi trồng, người thu mua, người chế biến…) để cung cấp nông sản. Quy trình nuôi trồng, chế biến nông sản theo trật tự đầy đủ các hoạt động tạo giá trị gia tăng cần thiết để đưa sản phẩm chuyển từ khái niệm đến nuôi trồng, thu mua, chế biến, sản xuất, khai thác thị trường và tiếp thị, phân phối và hỗ trợ cho người tiêu dùng cuối cùng để tạo ra chuỗi giá trị.

Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất thực hiện mà nó xem xét cả mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi một sản phẩm được sản xuất và kết nối đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong luận án này, chuỗi giá trị ngành nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng.

Những hoạt động hỗ trợ

Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi giá trị của Porter


Cơ sở vật chất Quản trị nhân lực

Phát triển công nghệ

Mua hàng

Lợi nhuận

Dịch vụ

Hậu cần bên trong

Các hoạt động tác nghiệp

Hậu cần bên ngoài

Marketing vàbán hàng

Những hoạt động cơ bản


Nguồn: Porter (2008)


Những hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị: hậu cần bên trong (Tiếp nhận, quản lý dự trữ các nguyên vật liệu và phân phối theo kế hoạch sản xuất); hoạt động tác nghiệp (Chuyển đổi những đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ cuối cùng); hậu cần bên ngoài (Quản lý dự trữ và phân phối sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp); marketing và bán hàng (Xác định nhu cầu của khách hàng và bán hàng); dịch vụ (Hỗ trợ sau khi sản phẩm và dịch vụ được chuyển cho khách hàng như là lắp đặt, giải quyết khiếu nại…) (Porter, 2008).

Hiện tại, chưa có một khái niệm nhất quán về chuỗi giá trị nông nghiệp. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” hay “chuỗi cung ứng” để mô tả chuỗi giá trị nông nghiệp. FAO (2010) định nghĩa: “Chuỗi giá trị nông nghiệp bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối”.

Như vậy, khái niệm chuỗi giá trị nông sản cũng mang những đặc điểm của khái niệm chung về chuỗi giá trị, đó là mô tả chuỗi những hoạt động để đưa một sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động trong chuỗi giá trị nông sản bao gồm sản xuất, thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ cũng như các chức năng hỗ trợ như cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ tài chính, dịch vụ hậu cần, đóng gói, và marketing. Bên cạnh đó, chuỗi giá trị nông sản bao gồm cả những hỗ trợ thể chế trong các khâu của chuỗi giá trị.

Phần lớn các chủ thể tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp là hộ sản xuất nhỏ. Mối quan hệ giữa người mua – người bán trong nông nghiệp gồm: (1) Tức thời – người bán trực tiếp đem các sản phẩm của mình cung cấp cho người mua với giá bán không ổn định; (2) Hợp đồng mua bán theo mùa vụ – là hợp đồng nông sản được ký kết theo từng thời kỳ; (3) Mua bán dài hạn – là mối quan hệ mua bán phi hợp đồng diễn ra trong thời gian dài, dựa trên niềm tin, tín nhiệm lẫn nhau; (4) Người mua tham gia vốn vào hoạt động sản xuất của người bán; (5) Công ty hoạt động tất cả các khâu trong chuỗi giá trị theo chiều dọc mà không cần mua hàng hóa từ bất kỳ người mua nào (Vorley, Lundy và MacGregor, 2008).

Qua phân tích trên, có thể hiểu chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là hàng loạt những hoạt động từ khâu nuôi trồng đến khi sản phẩm nông sản được đưa đến tay người tiêu dùng, tại mỗi khâu trong chuỗi giá trị đều tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản. Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp cơ bản bao gồm năm chức năng là cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và tiêu dùng như mô tả tại sơ đồ 1.2. Tương ứng với năm chức năng là năm tác nhân chính bao gồm nhà cung cấp đầu vào, người nuôi trồng, người thu gom, nhà chế biến, đơn vị phân phối đến người tiêu dùng. Qua mỗi


khâu, giá trị của sản phẩm sẽ được tăng lên.

Sơ đồ 1.2: Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp cơ bản


Cung cấp đầu vào

Nuôi trồng

Thu gom

Chếbiến

Thương mại


Đối tượng tham gia

Nhà cung cấp giống, thức ăn, thuốc, thiết bị

Nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp

Nhàbán buôn, thương lái, công ty vận tải

Hộ chế biến, doanh nghiệp chế biến

Đơn vị bán lẻ, doanh nghiệp xuất khẩu



Họ làm gì?

Cung cấp đầu vào.

Nghiên cứu ứng dụng.

Đầu tư vào sản xuất.

Quản lý các chương trình hợp đồng.

Giới thiệu và thực hiện các tiêu chuẩn.

Phối hợp trong chuỗi giá trị.

Phân phối ở thị trưởng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.


Tác động

Chuyển

Tăng đầu tư, cung

giao

cấp vốn cho nông

công

dân, thu hút hoặc

nghệ.

giảm vốn đầu tư.


Việc làm trong nông


nghiệp.


Ứng dụng công nghệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 4

Thúc đẩy thương mại hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.

Tăng cường khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Gia tăng hiệu ứng cạnh tranh ở tất cả các giai đoạn trong chuỗi.

Nguồn: Tác giả tự xây dựng (2017)

Sơ đồ 1.3: Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp mở rộng

Cung cấp đầu vào

Nông dân

Thu gom

Chủ vựa

Tiêu dùng nội địa

Kênh 1


Cung cấp đầu vào

Nông dân

Thu gom

Người bán lẻ

Tiêu dùng nội địa

Kênh 2


Cung cấp đầu vào

Nông dân

Công ty chế biến

Tiêu dùng nội địa

Kênh 3


Cung cấp đầu vào

Nông dân

Công ty chế biến

Xuất khẩu

Kênh 4


Nguồn: Tác giả tự xây dựng (2017)


Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp mở rộngđược miêu tả ở sơ đồ 1.3 bao gồm nhiều kênh khác. Ứng với mỗi kênh là các khâu khác nhau: c ung cấp nguyên liệu đầu vào, nuôi trồng, thu mua, chế biến và bảo quản, cung cấp sỉ/lẻ cho người tiêu dùng. Giá trị gia tăng của nông sản được tăng thêm sau mỗi khâu và khâu cung cấp đến tay người tiêu dùng là khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho toàn bộ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.

1.1.2. Các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Các chủ thể tham gia chính vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệpbao gồm:

- Đơn vị cung cấp đầu vào: thực hiện mua, bán các nguyên liệu đầu vào như thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ hỗ trợ.

- Đơn vị nuôi trồng: thực hiện mua con giống/hạt giống, nuôi trồng bằng cách chọn đơn vị cung cấp giống, thức ăn/thuốc, chăm sóc vàbán thành phẩm.

- Đơn vị thu gom: thực hiện hoạt động tìm kiếm nhà cung cấp nông sản uy tín, bảo quản và bán nông sản cho người tiêu dùng hoặc thương lái khác.

- Đơn vị sơ chế/chế biến:mua nông sản từ nhà cung cấp, bảo quản, sơ chế hoặc chế biến nông sản theo nhu cầu của người tiêu dùng và phân phối thương mại.

- Đơn vị phân phối đến người tiêu dùng: là đơn vị phân phối nông sản đến người tiêu dùng. Đây là đơn vị chi trả toàn bộ giá trị gia tăng của chuỗi giá trị.

- Đơn vị hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi giá trị:là đơn vị trong tổ chức Chính phủ hoặc phi Chính phủ nhằm mục đích phát triểnngành nông nghiệp như nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, thực hiện chính sách hỗ trợ cho việc bán hàng.

Mỗi chủ thể đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, có những hoạt động kinh tế riêng tương ứng với chức năng trong chuỗi. Một tác nhân có thể có một vài chức năng. Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng kề trước nó. Mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị có thể tham gia một hoặc nhiều khâu trong chuỗi giá trị. Tùy vào mục đích của các tác nhân trong chuỗi giá trị mà độ dài của chuỗi giá trị là khác nhau (Phạm Thái Thủy, 2008).

1.1.3. Đặc điểm của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Chuỗi giá trị có bốn đặc trưng cơ bản: nhiều công đoạn phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận và phối hợp dọc; một chuỗi bao gồm nhiều cá thể độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức; luồng vật chất và luồng thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý; thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu mang giá trị cao cho khách hàng bằng cách sử dụng nguồn lực của mình(Lambert và Cooper, 2000).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022