chẳng hạn sự biến đổi của khíh ậu, thời tiết, dịch bệnh... Để hạn chế rủi ro này, bảo hiểm nông nghi ệp hay giao dịch hàng hóa phái sinh làcông c ụ hỗ trợ tích c ực. Rủi ro thanh khoản làr ủi ro khi hợp đồng mua bán trong chu ỗi giátr ị không được thực hiện đúng cam kết. Nguyên nhân là do bên bán không cung c ấp hàng hóa theo đúng giá cả, số lượng và ch ất lượng hoặc do bên mua không thanh toán ti ền đúng theo cam kết. Rủi ro giác ả thị trường là r ủi ro phát sinh do s ự biến động giá hàng hóa, bao g ồm cả giá nguyên li ệu đầu vào và giá s ản phẩm. Rủi ro khách hàng liên quan đến sự sẵn sàng tr ả nợ của khách hàng, ph ụ thuộc vào năng lực sản xuất và uy tín c ủa khách hàng. Nghiên c ứu đã đề ra các gi ải pháp để quản trị rủi ro là t ập trung tài tr ợ cho các chu ỗi giá tr ị có ti ềm năng (uy tín tín dụng tốt, mục đích vay vốn rõ ràng vàkh ả năng hoàn trả khoản vay), công tác gi ải ngân phù h ợp với chu kỳ sản xuất của ngành, tìm ki ếm đơn vị đại diện cho chuỗi để thực hiện giao dịch giải ngân và ph ối hợp trao đổi thông tin, ki ểm soát kho ản vay.Về phía ngân hàng, để hạn chế rủi ro tín d ụng, ngân hàng ph ải đảm bảo kinh nghiệm của cán b ộ tín d ụng trong ngành ngh ề dự định tài tr ợ, chất lượng thông tin thu thập đảm bảo, tăng cường công tác th ẩm định vàki ểm tra sau cho vay với các tác nhân trong chuỗi. Nghiên c ứu này là tài li ệu hữu ích trong vi ệc hướng dẫn chi tiết cho các ngân hàng tri ển khai tín d ụng theo chuỗi giátr ị ngành nông nghi ệp.
Xu hướng nghiên c ứu tập trung vào vi ệc làm rõ vai trò và k ết quả triển khai tín d ụng ngân hàng trong chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp gắn với các ngữ cảnh cụ thể
Nhìn chung, h ầu hết kết quả nghiên c ứu đã khẳng định tầm quan trọng của nguồn vốn ngân hàng trong chu ỗi giá tr ị sản xuất nông nghi ệp, việc phát tri ển hoạt động cho vay này s ẽ giúp c ải thiện đời sống của người dân tham gia chuỗi giá tr ị với thu nhập cao và ổn định. Các doanh nghi ệp đầu mối tham gia liên k ết yên tâm phát tri ển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và kh ả năng tiếp cận thị trường, ổn định được nguồn nguyên li ệu đầu vào có ch ất lượng, chi phíh ợp lý. Hoạt động cho vay theo chuỗi giá tr ị cũng góp phần hình thành các mô hình m ẫu trong sản xuất nông nghi ệp theo chuỗi giátr ị, góp ph ần thúc đẩy quá tr ình chuy ển dịch cơ cấu kinh tế vàth ực hiện tái cơ cấu ngành nông nghi ệp.
Một trong những nghiên c ứu nổi bật phải nhắc đến là bài vi ết “Impact of agricultural value chain financing on smallholder farmer’s livelihoods in Rwanda case study: Rwanda rice value chain” của Kopparthi và Alice (2016). Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về tín dụng theo chuỗi giá trị, nguyên nhân khó khăn của khách hàng khi tiếp cận phương thức tín dụng truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng bị hạn chế (sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần) là do: (1) thiếu tài sản đảm bảo;
(2) thiếu người bảo lãnh; (3) thông tin khách hàng và kế hoạch kinh doanh không rõ ràng; (4) lãi suất vay vốn cao và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng theo chuỗi giá trị đến khách hàng. Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố liên quan đến khó khăn của người nông dân khi tiếp cận nguồn vốn vay theo mô hình chuỗi của khách hàng. Nhóm tác giả đã kết luận rằng tài sản đảm bảo là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, kế tiếp là người bảo lãnh, thứ ba là lãi suất và cuối cùng là phương án kinh doanh, hiệu quả sản xuất của khách hàng. Về phía cung là ngân hàng, nhóm tác giả đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của TCTD đối với khách hàng trong tín dụng theo chuỗi giá trị nông sản (mức độ ảnh hưởng giảm dần) như sau: hiệu quả của dự án, tài sản thế chấp, lãi suất, chi phí giao dịch, sự sẵn sàng đáp ứng của nguồn vốn. Nhóm tác giả kết luận rằng để phát huy hết vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông sản, ngân hàng cần chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường chuỗi nông sản dự định đầu tư, có chính sách linh hoạt nhưng phù hợp với quy định của pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đánh giá nhu cầu vốn vay dựa trên phương án kinh doanh, có biện pháp quản trị tài sản đảm bảo, ứng dụng bảo hiểm nông nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng khẳng định vai trò tích cực của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với hộ nông dân tại Ru-an- đa. Các ảnh hưởng của mô hình cho vay này đến hộ nông dân gồm 7 yếu tố sau: năng suất, mức độ đầu tư tài sản cố định vào sản xuất, giáo dục, dịch vụ y tế, chi phí tiết kiệm, tiêu thụ nông sản và đầu tư khác. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu “Financial Inclusion Impact on Small-Scale Tea Farmers in Nyeri County, Kenya” của Kalunda (2014).Cũng bàn luận về vấn đề này, Gan và các cộng sự (2007) trong nghiên cứu “Credit accessibility of small- scale farmers and fisherfolk in the Philippines” đã sử dụng mô hình logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của hộ ở Phi – líp
– pin. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của nông hộ là: tuổi, trình độ học vấn, giới tính, thu nhập và mức độ nhận thức về sự sẵn có của tín dụng vi mô, trong đó khả năng tiếp cận vốn có mối liên hệ cùng chiều với tuổi. Ở cách tiếp cận khác, nghiên cứu “Rural development finance in Vietnam: a microeconometric analysis of household surveys” của Phạm và Izumiada (2002) đã thực hiện ước lượng quyết định cho vay và số tiền vay bằng cách sử dụng mô hình Heckman hai bước. Kết quả nghiên cứu giải thích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ và giới hạn tín dụng của số tiền cho vay. Cụ thể, khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của các hộ gia đình không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm quan sát mà còn phụ thuộc vào đặc điểm không quan sát được (uy tín, tinh thần kinh doanh).
Liên quan đến việc phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm khách hàng vay vốn
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 1
- Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 2
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiêncứu 5.1.đối Tượng Nghiêncứu
- Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Nông Nghiệp
- Đặc Điểm Của Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Nông Nghiệp
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
theo chuỗi giá trị nông nghiệp với khoản vay mà họ được ngân hàng chấp thuận giải ngân. Nghiên cứu “Value chain risk analysis for small holder tea farmers in Kiambu county –Kenya” củaMusuva, Lewa, Achoki và Luciani (2016) tại Kê-ni-a đã thực hiện khảo sát các đơn vị trong chuỗi giá trị chè và kết luận rằng: tuổi và kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng đến khả năng chấp thuận cho vay của ngân hàng, người không có kiến thức về chuỗi sẽ khó tiếp cận vốn vay hơn 27% so với người có kiến thức, người sở hữu càng nhiều cơ sở sản xuất và người có phương án kinh doanh hiệu quả sẽ tiếp cận với vốn vay dễ dàng hơn 23%. Ở quan điểm khác, bài viết “Financial Inclusion Impact on Small-Scale Tea Farmers in Nyeri County, Kenya” của Kalunda (2014) bằng cách khảo sát thực tiễn và sử dụng hệ số tương quan Pearson, nghiên cứu đã kết luận rằng tuổi và giới tính không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay theo chuỗi. Nghiên cứu đã đề hai yếu tố có liên quan giữa khách hàng và ngân hàng là quản trị chuỗi và sử dụng bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Musuva, Lewa, Achoki và Luciani (2016) phù hợp hơn với kết quả nghiên cứu của Mburu và cộng sự (2012), Kiprono (2013).
Liên quan đến đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, luận văn “How are Development Interventions in Agriculture Value Chains Financed? An Exploration of Macro and Meso Level Factors” củaTshabangu (2013) xác địnhnhóm các đặc điểm đại diện cho tín dụng theo chuỗi giá trị gồm vốn tự có của chuỗi, tài sản bảo đảm và hình thức giải ngân. Bằng cách phân tích thông qua phần mềm SPSS, tác giả đã kết luận các yếu tố này không chịu tác động bởi các yếu tố vĩ mô như môi trường pháp lý, điều kiện thị trường của nông sản. Kết quả này trái với ý kiến của Winn và cộng sự (2009) tại nghiên cứu “The use of Structured Finance Instruments in Agriculture in Eastern Europe and Central Asia”, cụ thể tại các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, tài sản thế chấp đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Ngược lại, hoạt động của ngành, của chuỗi lại ảnh hưởng đến việc triển khai mô hình tín dụng này của ngân hàng. Ngành nông sản và chuỗi giá trị càng hoạt động hiệu quả thì tài sản thế chấp sẽ đa dạng do tính thanh khoản hàng hóa cao, ngân hàng dễ dàng triển khai mô hình cho vay này.
Ở góc độ phân tích cách thức triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị và phân tích thị trường để triển khai sản phẩm, nghiên cứu “Consultation on the countryside premium scheme: creating a ‘market’ for information” củaEgdell (2000) khuyến nghị sử dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance). Đây là khung tiếp cận chuẩn mực được áp dụng trong một phân tích thị trường. Theo đó, mô hình này có 3 cấu thành chính: cấu trúc ngành, thực hiện thị trường và kết quả thị trường. Trong đó, cấu trúc ngành muốn nói đến số lượng và quy mô của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, sự khác biệt sản phẩm, rào cản gia nhập ngành.
Ưu điểm của mô hình này là mô tả được cấu trúc thị trường dẫn đến hành vi thực hiện của các hoạt động thị trường. Kong (1998) trong nghiên cứu “New product success and failure: factors for new product success and failure in the NewZealand electronics industry”đã xác định bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của dự án phát triển sản phẩm mới là: nội dung của sản phẩm (các yếu tố mô tả tính chất của sản phẩm mới), hoạt động của dự án (các yếu tố thuộc về mô tả các bước khác nhau trong quá trình phát triển sản phẩm mới và các hoạt động liên quan), bản chất của thị trường (các yếu tố mô tả tình trạng thị trường), hoạt động dự án và nguồn nhân lực của doanh nghiệp (các yếu tố liên quan đến mức độ của kỹ năng và nguồn lực có sẵn cho sự thành công của sản phẩm mới). Các mô hình nghiên cứu này thích hợp với việc kiểm định tính hiệu quả của một dự án/sản phẩm sau thời gian ngắn được đưa đến người tiêu dùng.
Middelberg (2017) thực hiện nghiên cứu “Value chain financing: evidence from Zambia on smallholder access to finance for mechanization” đã đánh giá sự thành công của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị. Nghiên cứu tiếp cận ba nhóm chuỗi giá trị nhỏ với sự khác nhau của đơn vị đại diện từ chuỗi giá trị hoàn chỉnh, cụ thể:
(1) chuỗi có đơn vị đại diện là đơn vị bảo hộ nông nghiệp và hoạt động độc lập với chuỗi giá trị; (2) chuỗi có đơn vị đại diện là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp; (3) chuỗi có đơn vị đại diện là hợp tác xã. Trên cơ sở thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp và phân tích quy nạp, tác giả đã kết luận việc triển khai mô hình cho vay này chỉ thành công khi có sự tham gia của hợp tác xã với tư cách đại diện. Giải thích cho điều này, tác giả nhấn mạnh vai trò của liên kết, kiến thức về chuỗi, nông dân của hợp tác xã so với đơn vị bảo hộ nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất. Từ đó, ngân hàng giám sát được hoạt động của chuỗi, mạnh dạn hơn trong việc ra quyết định cho vay không có tài sản đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu vốn đa dạng từ chuỗi. Đối với chuỗi do đơn vị bảo hộ nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất làm đơn vị đầu mối, ngân hàng không có thông tin của khách hàng vay vốn đầy đủ nên gặp hạn chế trong việc triển khai mô hình cho vay này. Mô hình nghiên cứu này được thực hiện với quy mô nhỏ với 14 khảo sát được thực hiện theo phương pháp quy nạp những thông tin thu thập được. Mô hình nghiên cứu này không phù hợp khi thực hiện khảo sát với quy mô lớn hơn.
Một nghiên cứu khác liên quan đến đánh giá việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp với quy mô lớn hơn là bài viết “Financing Agricultural Production from a Value Chain Perspective: Recent Evidence from South Africa” củaOberholster và cộng sự (2015). Nghiên cứu sử dụng mô hình SEM (Structural Equation Modeling) để đánh giá mối liên hệ giữa sự thành công của việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp (biến phụ thuộc), tính khả thi và tính hiệu
quả (biến trung gian) và mười biến độc lập (mức độ liên kết của chuỗi, chiến lược phát triển của ngân hàng, quản trị rủi ro, sự hỗ trợ của các đơn vị kỹ thuật bên ngoài chuỗi, hoạt động bền vững của chuỗi, môi trường vĩ mô, lợi ích so với mô hình cho vay truyền thống, phạm vi triển khai, hoạt động của TCTD phi ngân hàng, lợi nhuận). Kết quả cho thấy việc triển khai tín dụng theochuỗi giá trị nông sản phụ thuộc vào mức độ liên kết của chuỗi, chiến lược của ngân hàng trong việc phát triển mô hình cho vay này với liên kết hộ nông dân và lợi nhuận mà mô hình cho vay này đem lại. Nghiên cứu sinh đã kế thừa mô hình nghiên cứu này trong luận án.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Để chuỗi giá trị nông nghiệp của Việt Nam phát triển bền vững, nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng. Hiểu được điều này, nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ đã ban hành có tính chất hỗ trợ tích cực đến hoạt động của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ trợ về vốn, chẳng hạn: Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 giao NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT, Bộ KH&CN triển khai chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về việc Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… Theo đó, tín dụng theo chuỗi giá trị là hình thức cho vay mới tại Việt Nam, được NHNN triển khai từ năm 2014. Vì vậy, các nghiên cứu khoa học về vấn đề này tại Việt Nam chậm hơn so với xu hướng nghiên cứu của thế giới.
Các nghiên cứu về tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam có thể kể đến như là: bài nghiên cứu nhóm tác giả Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh và Lê Phan Thanh Hòa (2017) về vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam; nhóm tác giả Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Thị Minh Hằng (2014) về hướng dẫn cho vay theo chuỗi giá trị; bài báo khoa học của Nguyễn Tiến Đông (2015) về giải pháp phát triển chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Nguyễn Thị Minh Hằng (2018) về Cho vay theo chuỗi giá trị – Chiến lược cho vay nông nghiệp hiệu quả và giải pháp cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và nhiều nghiên cứu khác của các tác giả Quang Cảnh (2014), Hà Quang Trung (2014), Tô Ngọc Hưng (2015), Lê Văn Luyện và Đặng Hoài Linh (2015)... Thành công của các nghiên cứu này là phân tích thực trạng triển khai và đề xuất giải pháp phù hợp với chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp tại Việt Nam là tương đối ít mặc dù vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, các tổ chức như NHNN (2016), Bộ No&PTNT (2017), Ban Kinh tế Trung ương (2017)... cũng có các báo cáo về phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam.
Tô Ngọc Hưng (2015) với bài viết “Tín dụng ngân hàng đối với nông sản xuất khẩu vùng ĐBSCL” đã tập trung phân tích thực trạng và đưa ra các khuyến nghị chính sách tín dụng ngân hàng cho nông sản xuất khẩu vùng ĐBSCL. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, vùng ĐBSCL có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, là vùng sản xuất nông sản lớn nhất Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thúc đầy kinh tế - xã hội khu vực này, trong đó có các chính sách tín dụng. Theo tác giả, ngành Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để tăng cường hiệu quả nguồn vốn tín dụng ở khu vực này, tập trung khai thác thế mạnh của vùng tăng cường liên kết gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở vùng này. Bên cạnh việc ban hành chính sách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp nói chung, NHNN còn triển khai một số công cụ chính sách tiền tệ để hướng tín dụng vào nông nghiệp nông thôn, nhất là các chuỗi giá trị nông nghiệp. Kết quả của những chính sách trên là khả quan, nguồn vốn tăng trưởng, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ĐBSCL đạt xấp xỉ 46% tổng dư nợ vùng năm 2015. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cho ngành nôn g nghiệp khu vực này trong quá trình hội nhập quốc tế là hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật. Bài viết đã đề ra một số khuyến nghị, trong đó nhấn mạnh việc tín dụng ngân hàng cần hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn với trình độ sản xuất hiện đại, tăng cường liên kết chuỗi giá trị vùng tại Việt Nam và toàn cầu, trong đó tín dụng ngân hàng cần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ở góc độ nghiên cứu khác, Dự án “Phân tích chuỗi giá trị cá vùng MêKông ” (Trường Đại học Cần Thơ, 2008) đã phân tích nguyên nhân khó khăn của ngân hàng khi triển khai cho vay theo chuỗi giá trị đối với các hộ gia đình, cụ thể: (i) Lợi nhuận và chuỗi thu nhập phân bố chưa hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi, chủ yếu tập trung vào công ty chế biến (79%); (ii) Các hộ nuôi ngành cá tra mua bán nhỏ lẻ, ít tuân thủ hợp đồng ký kết dẫn đế sự thiếu bền vững của chuỗi. Trên cơ sở đó, dự án cũng đề ra giải pháp hướng đến sự bền vững của chuỗi giá trị ngành cátra , trong đó có giải pháp về sự hỗ trợ nguồn vốn tín dụng đối với các hộ nông dân.
Bàn về vai trò cùa nguồn vốn tín dụng đối với chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam, nhóm tác giả Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh và Lê Phan Thanh Hòa (2017) có bài viết “Bàn về vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam” đã thống kê lại các chính sách tín dụng liên quan đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016 theo các tiêu chí: đối tượng cho vay, lãi suất cho vay, điều kiện cho vay. Qua đó, bài viết khẳng định phát triển cho vay theo chuỗi giá trị nông sản tạo ra cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính của khu vực nông thôn, nhất là đối
với các hộ sản xuất nhỏ, vốn là những mắt xích tham gia những chuỗi sản xuất lớn. Thông qua ký kết hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp có mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, các ngân hàng góp phần xây dựng thành công mô hình, tháo gỡ những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên tham gia. Từ đó, chuỗi giá trị nông sản trong phát triển sản xuất nông nghiệp mới có điều kiện bền vững, có hiệu quả cao, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, sản phẩm nông sản chủ yếu là xuất khẩu. Để phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản, nông sản sạch trong thời gian tới, bài viết đã đề ra các giải pháp: Không ngừng đổi mới hoạt động cho vay, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm vùng miền, đặc thù từng ngành nghề, khách hàng, phù hợp với từng mô hình hợp tác, liên kết khác nhau; Các ngân hàng thực hiện phân tích và dự báo về từng thời kỳ cụ thể để lựa chọn cho vay theo các công đoạn, các khâu trong chuỗi giá trị; Ngân hàng nên phân nhóm đối tượng cho vay; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao dịch cho cán bộ; Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của khách hàng, trong đó giảm điều kiện về thế chấp và tăng khả năng tín chấp; Có sự gắn kết chặt chẽ “4 nhà” mà nhà doanh nghiệp là hạt nhân và mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi giá trị; Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các NHTM; Nhà nước cần có dự báo chiến lược sản xuất các sản phẩm nông sản để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông dân sản xuất đến việc tạo thị trường.Bài viết còn khẳng định phát huy tốt hơn nữa vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông sản là một trong những nền tảng góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược tam nông thành công.
Để hướng dẫn triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp dành cho các ngân hàng tại Việt Nam, hai tác giả Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Thị Minh Hằng (2014) đã thực hiện “Sổ tay hướng dẫn cho vay theo chuỗi giá trị”. Tài liệu này hướng dẫn các bước cơ bản thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị bao gồmhai phần. Phần một tổng hợp các lý thuyết căn bản về cho vay theo chuỗi giá trị và các bước thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị. Theo đó, quy trình thực hiện cho vay theo chuỗi giá trị gồm bốn bước là: (1) Nghiên cứu và lên kế hoạch (Nghiên cứu phân khúc thị trường và xây dựng chiến lược); (2) Phát triển sản phẩm tín dụng; (3) Thực hiện cho vay (chính sách và thủ tục cho vay); (4) Quản lý rủi ro tại ngân hàng hợp tác . Ở phần hai, nhóm tác giả phân tích thực trạng thí điểm cho vay theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam và đề xuất hoàn thiện chính sách. Về thực trạng triển khai, nhóm tác giả đã hệ thống hóa khung cơ chế chính sách, kết quả triển khai các chương trình tín dụng mục tiêu cho nông nghiệp nông thôn, trong đó có cho vay theo chuỗi giá trị trong giai đoạn 2014 – 2015. Trên cơ sở kết quả đã phân tích, nhóm tác giả đưa ra bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay theo chuỗi giá trị là: quy
mô và chủ thể tham gia chuỗi, nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính, tiêu chí về các định chế tài chính, quản trị rủi ro tín dụng, tiêu chí tính toán tổng thể lợi ích mang lại và chi phí tổn thất. Từ đó, tài liệu đã đề ra các giải pháp về chính sách cho Nhà nước như xây dựng khung pháp lý, xây dựng bộ quy tắc ứng xử, bộ tiêu chuẩn về kỹ thuật... Do thời gian nghiên cứu của nhóm tác giả là một năm kể từ khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp tại Việt Nam nên các giải pháp chưa mang tính bao quát, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam.
Báo cáo “Tổng kết tình hình triển khai về chương trình cho vay thí điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp” của NHNN trình bày tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai chương trình cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 tổ chức tháng 3/2016 tại Hà Nội đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện triển khai cho vay theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016. Báo cáo chỉ ra rằng: Chương trình cho vay thí điểm đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp đầu mối thực hiện các mô hình liên kết, thúc đẩy xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp đầu mối, nông dân và NHTM; Việc triển khai cơ chế tín dụng đặc thù của chương trình đã khắc phục được những vướng mắc về tài sản bảo đảm khi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng có thể xem xét cho vay không cần tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát dòng tiền của dự án, đặc biệt thuận lợi cho các mô hình liên kết chuỗi cá tra, liên kết trồng hoa, rau trong nhà kính vì giá trị tài sản đầu tư trên đất nông nghiệp rất lớn trong khi nếu định giá đất nông nghiệp theo quy định hiện hành thì giá trị rất thấp, không đủ để làm tài sản bảo đảm vay vốn thông thường; Vốn tín dụng đã góp phần hoàn thiện một số mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị có các rủi ro như: đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có nhiều rủi ro nhưng thiếu cơ chế dự phòng xử lý rủi ro xảy ra; vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất; vấn đề pháp lý của hợp đồng dân sự... Một trong những giải pháp nổi bật mà báo cáo đề cập đến là Chính phủ cầnchỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, triển khai rộng rãi chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và doanh nghiệp yên tâm trong việc triển khai dự án liên kết. Đây là tài liệu tổng hợp nhiều số liệu liên quan đến công tác triển tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn năm 2014 – 2016 và được tác giả kế thừa trong phần phân tích thực trạng tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam của luận án này.
3.Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị ngành