Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 2


Bảng 3.13: Ma trận nhân tố sau khi xoay 131

Bảng 3.14: Các chỉ số đo lường sự phù hợp của mô hình 137

Bảng 3.15: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích 137

Bảng 3.16: Các chỉ số đo lường sự phù hợp của mô hình bằng SEM 140

Bảng 3.17: Kết quả kiểm định giả thuyết 141

Bảng 3.18: Kết quả kiểm định mô hình bằng phương pháp bootstrapping 142

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi giá trị của Porter 17

Sơ đồ 1.2: Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp cơ bản 20

Sơ đồ 1.3: Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp mở rộng 20

Sơ đồ 1.4: Ví dụ về tín dụng theo chuỗi giá trị trong mùa vụ 25

Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ của ngân hàng với các đơn vị trong chuỗi giá trị 27

Sơ đồ 1.6: Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng 30

Sơ đồ 1.7: Quy trình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp 43

Sơ đồ 2.1: Quy trình phân tích mô hình SEM 77

Sơ đồ 3.1: Quy trình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra theo khảo sát 104

Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu 124

Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu sau hiệu chỉnh 136

Sơ đồ 3.4: Kết quả phân tích CFA 138

Sơ đồ 3.5: Kết quả phân tích SEM 139


BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôngiai đoạn 2012 – 2017 90

Biểu đồ 3.2: Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn phân chia theo NHTM năm 2017 91

Biểu đồ 3.3: Doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp giai đoạn 2014 – tháng 8/2018 92

Biểu đồ 3.4: Số lượng doanh nghiệp đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp nông thôn tham gia thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị năm 2016 93

Biểu đồ 3.5: Thị phần dư nợ cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp nông thôn tại các NHTM giai đoạn 2014 – 2016 94

Biểu đồ 3.6: Doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra giai đoạn 2014 – tháng 9/2018 107

Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng doanh số tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra so với doanh số tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017 108

Biểu đồ 3.8: Tổng số lô hàng cá tra bị các thị trường cảnh cáo 115


HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 97

Hình 3.2: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp 98

Hình 3.3: Bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ 99

Hình 3.4: Ao nuôi của hộ nông dân tại An Giang tham gia 103

Hình 3.5: Hoạt động sản xuất – chế biến cá tra tại công ty TNHH Hùng Cá, một đơn vị tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ngành cá tra 106

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

ASC

Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản

Aquaculture Stewardship Council

BAP

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất

Best Aquaculture Practices

BRC

Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc thiết lập

Gobal Standard for Food Safety

CMCN

Cách mạng công nghiệp 4.0

Industry 4.0

ĐBSCL

ĐBSCL

Nine Dragon river delta

EFA

Phân tích nhân tố

Exploratory Factor Analysis

IFS

Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

International Food Standard

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

International Organization for Standardization

HACCP

Hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát

Hazard Analysis and Critical Control Points

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross domestic product

GlobalGAP

Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

Global Good Agricultural Practice

KH&CN

Khoa học và công nghệ


NHTM

Ngân hàng Thương mại


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

State Bank of Vietnam

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Agriculture and Rural Development

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

Vietnamese Good Agricultural Practices

TCTD

Tổ chức tín dụng


UBND

Ủy ban nhân dân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 2


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đềtài

Phát triển nông nghiệp - nông thôn được xác định là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, thúc đẩy bình đẳng và nâng cao mức sống của người dân ở các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), ngành nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, xác định đây là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Cùng với quá trình phát triển kinh tế và cải thiện đời sống, yêu cầu về thực phẩm sạch, có chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ngày càng cao ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu đặt ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam là tăng trưởng bền vững, hướng tới ngành kinh doanh nông nghiệp dựa trên nền tảng của sản xuất hàng hóa quy mô lớn và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong bối cảnhbiến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, các nguồn lực cho tăng trưởng ngày càng khan hiếm, áp lực cạnh tranh từ hội nhập quốc tế cao, để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc xây dựng chuỗi giá trị ngành nông nghiệp khép kín từ khâu đầu vào, sản xuất, chế biến đến phân phối, tiêu thụ là cần thiết. Nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ đã ban hành có tính chất hỗ trợ tích cực đến hoạt động của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ trợ về vốn, chẳng hạn: Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 giao NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT, Bộ KH&CN triển khai chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về việc Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn…

Sau hơn ba năm triển khai, so với cho vay nông nghi ệp nông thôn, doanh s ố giải ngân cho tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp triển khai vẫn còn h ạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ, dao động từ 0,18% đến 0,78% trong giai đoạn 2014 – tháng 8/2018. Rõ ràng, tỷ lệ như trên là thấp, nguồn vốn tín dụng chưa phát huy được vai trò và chức năng trong việc đầu tư vào mô hình chuỗi giá trị nông sản.Đồng thời, các giải pháp tín dụng hiện hành mang hình thức hỗ trợ hơn là hướng đến sự phát triển bền vững cho tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Do đó, nghiên cứu khoa học về thực trạng tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam để tìm ra cách triển khai hiệu quả là hết sức cần thiết.

Do phạm vi nghiên cứu tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp rộng, nghiên cứu sinh chọn cá tra, mặt hàng nông s ản chủ lực tại Việt Nam, để thực hiện nghiên c ứu. Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu cá tra đến hơn 150 quốc gia và đứng vị trị số một trên thế giới về xuất khẩu cá tra. Đến tháng 9/2018,


giá trị xuất khẩucá tra đạt 1,61 tỷ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2017 (VASEP, 2018). Trong chương trình cho vay thí điểm vào chuỗi giá trị nông nghiệp theoQuyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của NHNN, số tiền giải ngân cho chuỗi giá trị ngành cá tra là 5.116,12 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,77% so với tổng số tiền đã giải ngân cho chương trình tín dụng theo chuỗi giá trị các ngành nghề. Đồng thời, trong bốn mô hình mẫu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trịthì có hai mô hình liên quan trực tiếp đến ngành cá tra, cụ thể: (1) Mô hình liên kết dọc ngành cá tra Tafishco của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An; (2) Mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu cá tra của nhóm Công ty Hùng Cá .

Từ luận điểm nêu trên , nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Tín d ụng ngân hàng theo chuỗi giá tr ị đối với ngành cá tra Vi ệt Namđể làm luận án tiến sĩ của mình.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên th ế giới, nhiều nghiên c ứu liên quan đến tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp đã được thực hiện, có th ể phân lo ại thành 2 xu hướng nghiên cứu như sau:

Nghiên c ứu về mô hình, đặc điểm, cấu trúc, cách th ức quản trị, mối quan hệ giữa các thành viên trong ho ạt động tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghiệp, tiêu bi ểu phải kể đến các nghiên c ứu củaMiller vàJones (2010); Christen và Anderson (2013); Rubeena (2013)… Thành công c ủa các nghiên c ứu này là h ệ thống hóa các v ấn đề về lý lu ận liên quan đến tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp, trong đó phân tích chi tiết cấu trúc mô hình c ủa chuỗi giátr ị nông s ản, đặc điểm của tín d ụng theo chuỗi giátr ị, quy trình tri ển khai, rủi ro vàcác bi ện pháp để hạn chế. Nhóm tác gi ả này cũng nhấn mạnh vai trò c ủa quản lýNhà nước, TCTD và đưa ra một số khuyến nghị.

Một trong những nghiên cứu điển hình về cơ sở lý luận tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là nghiên cứu “Agricultural Value Chain Finance Tools and Lessons” (Miller và Jones, 2010). Hai tác giả đã hệ thống hóa và đưa ra các khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông sản và các rủi ro tín dụng thường gặp. Vấn đề tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị không phải mới nhưng hiệu quả trong việc mở rộng và tăng cườngtín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị là vấn đề cần quan tâm. Dựa trên các nghiên cứu về tình hình thực tế trên thế giới được nêu tại Hội nghị của FAO, nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp để triển khai mô hình tín dụng này một cách hiệu quả ở các quốc gia đang phát triển nhằm giải quyết những nhu cầu


về tàichính, nhu cầu để đảm bảo an toàncho việc bán hàng, mua sắm sản phẩm, khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh… của người tham gia trong chuỗi.Tác giả nhận định yêu cầu đặt ra cho việc triển khai tín dụng ngân hàn gtheo chuỗi giá trị nông nghiệp là kiến thức của các tác nhân trong chuỗi, ngân hàng hiểu và cung cấp sản phẩm vay vốn phù hợp với nhu cầu, tăng cường đánh giá rủi ro không chỉ trên phương diện tài chính. Về phía nội bộ chuỗi giá trị, các thành viên cần tăng cường trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các hiệp hội/người đại diện nhằm thay mặt cho toàn bộ chuỗi giá trị thực hiện ký kết hợp đồng vay vốn với ngân hàng. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường mối quan hệ trong chuỗi giá trị, hỗ trợ tín dụng, phát triển khoa học công nghệ là các giải pháp cho cấp quản lý mà nghiên cứu đã đề ra. Trong luận án này, tác giả đã kế thừa phần lớn kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên trong phần cơ sở luận về tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.

So sánh với mô hình tín dụng truyền thống, nghiên cứu “Agricultural value chain finance strategy and design: A technical note” (IFAD, 2012)đã xác định những điểm khác biệt chủ yếu. Theo đó, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị là sự thay đổi mô hình từ cho vay truyền thống với những phân khúc và sản phẩm chuyên biệt sang cho vay theo những chức năng riêng biệt. Mô hình cho vay này chủ yếu tài trợ cho những thành viên tham gia trong các chuỗi thông qua việc xác định nhu cầu tín dụng, thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu, giảm chi phí giao dịch cho vay và sử dụng các mối liên kết chuỗi giá trị, kiến thức về chuỗi giá trị để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của chuỗi giá trị và các thành viên trong chuỗi. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề ra giải pháp mấu chốt để triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp hiệu quả là đem lại lợi ích cho toàn bộ các chủ thể tham gia, đáp ứng nhu cầu về vốn và các yêu cầu về cơ sở hạ tầng. Trong đó, các yếu tố mà ngân hàng cần quan tâm đến việc lựa chọn chuỗi giá trị để tài trợ là: (i) Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng, trong đó bao gồm những hộ nông dân, hộ sản xuất nhỏ không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng theo sản phẩm tín dụng truyền thống; (ii) Sản phẩm của khách hàng có khả năng thanh khoản cao, chất lượng tốt, tuân theo quy trình sản xuất an toàn; (iii) Khách hàng có tiềm năng phát triển tốt; (iv) Xác định đơn vị đại diện trong chuỗi giá trị; (v) Tình hình tài chính tốt trong những năm liền kề; (vi) Các chính sách của Nhà nước.Cũng bàn luận về vấn đề này, nghiên cứu “Segmentation of Smallholder Households: Meeting the Range of Financial Needs in Agricultural Families”(Christen và Anderson , 2013) đã kết luận:Trong nông nghi ệp, hoạt động tín d ụng truyền thống tạo ra rào c ản cho người nông dân tiếp cận khoản vay, cụ thể: chi phí cao, th ời gian giải quyết hồ sơ kéo dài, khả năng tiếp cận vốn thấp. Từ đó, người nông dân b ị hạn chế cơ hội phát tri ển nghề


nghiệp, ngành nông nghi ệp nói chu ng sẽ bị ảnh hưởng. Thực tế cho thấy việc triển khai tín d ụng ngân hàng theo chuỗi giá tr ị trong nông nghi ệp sẽ nâng cao kh ả năng tiếp cận vốn cho ngành nông nghi ệp, nhất là nông dân. Hi ểu được cơ cấu, cách th ức triển khai, lợi ích c ủa tín d ụng theo chuỗi giá tr ị trong nông nghi ệp sẽ giúp các TCTD đa dạng hóa s ản phẩm, phát tri ển kênh phân ph ối sản phẩm.

Bàn v ề vai trò c ủa nguồn vốn tín d ụng ngân hàng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp, African Development Bank (2013) trong nghiên c ứu “Agricultural Value Chain Financing (AVCF) and Development for Enhanced Export Competitiveness” đã chỉ ra ba vai trò chính: nâng cao kh ả năng cạnh tranh trong xuất khẩu nông nghi ệp, tăng cường xóa đói giảm nghèo vàgi ải quyết khó khăn về tài chính cho các tác nhân trong chu ỗi giá tr ị. Những khó khăn của người nông dân trong vi ệc tìm ki ếm nguồn nguyên li ệu đầu vào ch ất lượng, nguồn đầu ra ổn định sẽ được giải quyết trong quátrình ti ếp cận nguồn vốn tín d ụng theo chuỗi giá trị. Sự tham gia của ngân hàng trong chu ỗi giá tr ị ngàn h nông nghi ệp giúp tăng cường việc giám sát s ự lưu chuyển hàng hóa trong chu ỗi, giúp h ộ nông dân k ết nối với đơn vị cung cấp đầu vào uy tín và liên k ết với nhiều đơn vị thu mua, hạn chế được vấn đề ép giá. Đồng thời, tín d ụng ngân hàng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp giải quyết ba vấn đề lớn của công tác xóa đói giảm nghèo là: t ạo ra cơ hội kinh doanh thông qua vi ệc tiếp cận với các th ị trường tiêu th ụ mới, rộng lớn; tăng cường cơ hội kinh doanh bằng cách h ỗ trợ nguồn vốn, phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ nợ nâng cao ki ến thức, tay nghề; giảm thiểu rủi ro sản xuất bằng các d ự báo, tham gia b ảo hiểm nông nghi ệp. Nghiên cứu cũng đưa ra các hình thức tín dụng theo chuỗi giá trị căn cứ trên vai trò cùa từng khâu trong chuỗi (có thể ở khâu sản xuất hoặc khâu phân phối, hoặc khâu hỗ trợ) và từ đó xác định đơn vị đầu mối. Cách phân chia này tương đồng với nghiên cứu “The Challenges of Financing MSMEs in Africa: How Value Chain Finance can be a Rescue” (Madu, 2012). Tuy nhiên,c ách ti ếp cận này lại khác v ới nghiên c ứu “Agricultural Value Chain Finance Tools and Lessons” (Miller và Jones, 2010) là phân chia theo tín dụng bên trong chuỗi giá trị và tín dụng bên ngoài chuỗi giá trị (Chính phủ, quỹ tín dụng, ngân hàng...).

Tương tự như tín dụng truyền thống, tín d ụng ngân hàng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp cũng có rủi ro. Bàn v ề vấn đề này, nghiên c ứu “Agricultural value chain finance: A guide for bankers” do Carlos và Pagura (2016) thực hiện đã nêu ra các rủi ro trong tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp gồm: rủi ro sản xuất, rủi ro thanh khoản, rủi ro giác ả thị trường, rủi ro khách hàng vàr ủi ro uy tín. Theo đó, rủi ro sản xuất xảy ra khi hoạt động nuôi tr ồng, sản xuất không đạt được số lượng vàch ất lượng kỳ vọng. Nguyên nhân ch ủ yếu làdo khách quan,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022