Quy Trình Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Nông Nghiệp


thực hiện việc lên kế hoạch, ý tưởng sản xuất kinh doanh sản phẩm bao gồm đầu tư mới, cải tiến quy trình hoặc ứng dụng công nghệ mới. Nhu cầu vay vốn của họ thường để đáp ứng cho mục đích đầu tư vốn vào một dự án, đề tài cụ thể.

- Đơn vị cung ứng vật tư nguyên liệu sản xuất: là doanh nghiệp, các cơ sở nhập khẩu/sản xuất vật tư, công ty nghiên cứu sản xuất giống, đại lý thực hiện cung ứng vật tư, nguyên liệu sản xuất, các đại lý bán buôn, bán lẻ. Mục đích vay vốn là bổ sung vốn lưu động mua các nguyên liệu đầu vào để bán lại hoặc sản xuất ra nguyên liệu, đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất nuôi trồng nông sản.

- Đơn vị sản xuất: bao gồm hộ gia đình, nhóm sản xuất, hiệp hội hoặc hợp tác xã. Mục đích vay vốn là bổ sung nguồn vốn ngắn hạn phục vụ công tác nuôi trồng nông sản và khoản vay trung dài hạn để phục vụ mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Đơn vị thu mua: là thương lái, đơn vị thu mua tạm trữ của Nhà nước thực hiện thu gom sản phẩm. Mục đích vay vốn của nhóm khách hàng này thường là ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu tài chính để thu mua cá nguyên liệu.

- Đơn vị chế biến: doanh nghiệp, cơ sở thực hiện sơ chế hoặc chế biến sản phẩm. Mục đích vay vốn bao gồm vốn lưu động để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất; vốn vay trung và dài hạn để đầu tư cơ sở thiết bị; các dịch vụ tín dụng khác như bao thanh toán, thanh toán quốc tế, chiết khấu bộ chứng từ … nhằm mục đích đưa ngành nông sản thành phẩm ra thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Đơn vị phân phối: là doanh nghiệp xuất khẩu, hệ thống siêu thị, đơn vị vận tải, tiểu thương thực hiện phân phối sản phẩm. Mục đích vay vốn của nhóm khách hàng này chủ yếu là vốn ngắn hạn với mục đích nhập mua nông sản thành phẩm để phân phối cho người tiêu dùng.

1.2.4. Quy trình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

1.2.4.1. Trước khi cho vay

Để phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp mà ngân hàng dự định đầu tư, ngân hàng thực hiện phân tích 4 yếu tố sau đây:

- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến chuỗi giá trị như: đối tượng tham gia chuỗi giá trị, phương thức hoạt động, tiềm năng phát triển, rủi ro hoạt động của chuỗi giá trị.

- Xác định mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp, tính bền vững của chuỗi và các


nguồn tín dụng phi ngân hàng hiện chuỗi đó đang tiếp cận.

- Xác định quy trình giao dịch trong chuỗi giá trị, giá trị gia tăng ở các cấp khác nhau và dòng chu chuyển sản phẩm trong chuỗi.

- Xác định lợi ích và mối quan hệ của những người tham gia, sự phụ thuộc lẫn nhau, cam kết, điều phối và các mối quan hệ.

Trên cơ cở đó, tác giả phân tích các khâu ngân hàng cần thực hiện gồm:

- Phân tích đặc điểm

Ngân hàng cần tìm hiểu và phân tích đặc điểm của chuỗi giá trị. Để phân tích chuỗi giá trịngành nông nghiệp, ngân hàng có thể sử dụng mô hình Phân tích kim cương. Đây là mô hình dành cho các tổ chức, doanh nghiệp xác định vị trí cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Giả định được đặt ra cho mô hình này là tính cạnh tranh của đơn vị này có liên quan đến hiệu quả hoạt đông của đơn vị kháctrong chuỗi giá trị. Phụ lục 4 mô tả mô hình tập trung vào bốn góc của “viên kim cương”, ứng với mỗi góc là một yếu tố quyết định cho chuỗi giá trị(Porter, 1985). TCTD cần phân tích các yếu tố:

+ Điều kiện về nguồn lực bao gồm các tài nguyên/cơ sở hạ tầng của ngành, thể hiện qua các tiêu chí về sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, nguồn nhân lực. Khía cạnh này liên quan đến năng lực cạnh tranh của một ngành nghề/lĩnh vực/quốc gia cụ thể.

+ Điều kiện tiêu thụ của thị trường đánh giá khả năng đáp ứng của sản phẩm chủ chốt trong chuỗi giá trị đối với những yêu cầu mà khách hàng mục tiêu của chuỗi giá trị đề ra. Trên cơ sở xác định quy mô, điều kiện sản xuất, khả năng tài chính, chuỗi giá trị ngành nông nghiệp sẽ có định hướng kinh doanh, sản phẩm và phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp.

+ Cấu trúc thị trường là cách thức tổ chức, mục tiêu hoạt động, sự cạnh tranh và sự tương tác lẫn nhau của các thành viên trong một chuỗi giá trị. Đối với khía cạnh này, văn hóa đóng vai trò quan trọng. Mức độ khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trịngành nông nghiệp khi nó được mở rộng. Một số vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng đến chuỗi giá trị nông nghiệp Ấn Độ bao gồm: chi phí lao động tăng, quỹ đất dành cho nông nghiệp giảm, thiếu hụt của cơ sở hạ tầng, chi phí năng lượng tăng, chi phí phân phối sản phẩm cao(Porter, 1985).

+ Đơn vị hỗ trợ chuỗi giá trịngành nông nghiệp là các tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu... thực hiện công tác hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm sản xuất... cho chuỗi giá trị nhằm hướng đến sự phát triển bền vững và ổn định của chuỗi. Sự liên kết chặt chẽ và nhận được những hỗ trợ hiệu quả từ các đơn vị này sẽ


là một lợi thế cạnh tranh của chuỗi giá trị.Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một chuỗi giá trị thông qua các chính sách ưu tiên về tài chính, cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất. Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp thường được giám sát bởi Chính phủ, bao gồm ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Vì vậy, các chính sách và hành động của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hấp dẫn nhà đầu tư đối với chuỗi. Việc hiểu, phân tích được những chính sách, biện pháp, sự thay đổi (chẳng hạn trợ giá, trợ cấp tín dụng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm...) liên quan đến chuỗi của Chính phủ là cần thiết để xác định chuỗi giá trị tiềm năng.

Trên cơ sở hiểu biết về thị trường của ngành nông nghiệp, khách hàng mục tiêu của chuỗi giá trị, các quy định thương mại, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho chuỗi giá trị, ngân hàng sẽ đưa ra được quyết định về tài trợ vào chuỗi giá trị và đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp mà ngân hàng dự định tài trợ. Từ đó, ngân hàng mới có thể thiết kế được sản phẩm tín dụng phù hợp với chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Đánh giá tiềm năng phát triển

Khía cạnh cơ hội xuất phát từ các nhân tố bên ngoài chuỗi giá trị bao gồm thị trường, khách hàng, thị hiếu... có tác động đến khả năng mở rộng và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị. Tính khả thi ngành được đo lường bởi các yếu tố:

+ Mức độ tăng trưởng về giá trị và khối lượng sản xuất của ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian cụ thể.

+ Mức độ quan tâm đầu tư của các đơn vị trong ngành thể hiện phản ứng của thị trường đối với mức độ rủi ro và tiềm năng khi đầu tư vào ngành.

+ Mức độ biến động giá cả, khối lượng và sự thay đổi khối lượng sản xuất cho thấy rủi ro tiềm ẩn của ngànhnông nghiệp.

+ Mức độ tăng trưởng của giá trị sản xuất thể hiện tính hấp dẫn của ngành.

+ Xu hướng mở rộng thương mại quốc tế của ngành nông nghiệp. Điều này thể hiện tiềm năng/khả năng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài quốc gia của ngành.

- Xác định vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với chuỗi giá trị

Việc phân tích vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với chuỗi giá trị nhằm giúp ngân hàng ra quyết định điểm gia nhập, đối tượng cho vay, số vốn giải ngân, kỳ hạn cho vay, thời điểm thu hồi, các vấn đề (Hợp đồng mua bán, dòng tiền…) liên quan đến hoạt động của chuỗi giá trị trong trường hợp ngân hàng tài trợ cho chuỗi.

- Xác định các rủi ro khi cho vay


Như đã phân tích của mục 1.2.2.6, TCTD đối mặt với nhiều rủi ro khi triển khai cho vay theo chuỗi giá trị đối với ngành nông nghiệp. Đơn vị đầu mối để khắc phục rủi ro được thể hiện ở bảng 1.3như sau:

Bảng 1.3: Đơn vị đầu mối khắc phục các rủi rotrong tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị nông nghiệp


Nguyên nhân gây rủi ro

Đơn vị đầu mối để khắc phục rủi ro

Tự nhiên (Thời tiết liên quan, bệnh, nguồn

nước)

Bảo hiểm trồng trọt

Kỹ thuật(Giống, nuôi trồng, thu hoạch, tập quán văn hóa,...)

Nông dân, hợp tác xã nuôi trồng

Năng suất(Sản lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…)

Nông dân, hợp tác xã nuôi trồng; công ty sản xuất, chế biến

Tín dụng(Loại tín dụng, kỳ hạn, sử dụng nguồn lực, lãi suất, tình hình nợ xấu trước đây, vốn dự phòng, tài sản thế chấp,

nguồn thu hồi vốn thứ cấp)

TCTD

Pháp lý và quy định

Tư vấn pháp lý của các luật sư riêng

Thị trường(Chi phí vốn, ngoại tệ)

Thị trường tài chính

Thương mại(Giá cá nguyên liệu, giá cá thành phẩm)

Nhà máy chế biến và sản xuất

Các mối đe dọa(Xã hội, lao động, môi trường, thị trường toàn cầu, kinh tế đất

nước,…)

Phân tích trước đây về ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 7

Nguồn: Porter (2010) Việc phân tích chuỗi giá trị theo phương pháp này giúp ngân hàng xác định khả năng cạnh tranh, mối quan hệ giữa các thành viên và triển vọng phát triển của chuỗi giá trịnông nghiệp. Hiệu quả hoạt động của một chuỗi giá trị được đánh giá dựa trên sự hợp tác cùng có lợi và sự tuân thủ hợp đồng đã ký kết giữa các thành viên trong chuỗi. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ có quyết định phù hợp cho việc tài trợ một chuỗi


giá trị nhất định.

Trường hợp ngân hàng quyết định triển khai gói sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, ngân hàng sẽ đề ra các quy định về đặc điểm, nội dung, phương thức cho vay, đối tượng được vay vốn có liên quan đến chuỗi giá trị đó và tiếp cận với khách hàng vay vốn thông qua quảng cáo, tiếp thị, bán chéo sản phẩm...

1.2.4.2. Trong khi cho vay

Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các quy định về cho vay theo chuỗi giá trị tại ngân hàng đó. Đồng thời, ngân hàng kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ của khách hàng với những nội dung tại quy định cụ thể về cho vay theo chuỗi giá trị.

Thẩm định

Ngân hàng thực hiện đánh giá tài chính của chuỗi giá trị thông qua các tiêu chí sau: Thẩm định khách hàng trong chuỗi giá trị; Đánh giá môi trường hoạt động– rủi ro vĩ mô, hạn chế trong khung chính sách điều tiết và các hỗ trợ tiềm năng từ Chính phủ hoặc các tổ chức khác; Đánh giá tính thanh khoản của các khoản phải thu trong chuỗi giá trị.

Về đánh giá chuỗi giá trị, ngân hàng cần quan tâm đến các yếu tố:

- Xác định thế mạnh tương đối, rủi ro và chi phí tài chính cho mỗi cấp độ của chuỗi giá trị.

- Phân tích và so sánh các phương án hoạt động kinh doanh của chuỗi giá trị.

- Xác định chuỗi giá trị phù hợp để ngân hàng tài trợ (Miller và Jones, 2010).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu trong chuỗi giá trị là do: khảo sát khách hàng vay chưa tốt; phân tích tài chính không đầy đủ; không hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng; không hiểu về chuỗi giá trị và các rủi ro liên quan; tài sản đảm bảo không phù hợp; không lập hồ sơ tài liệu chính xác và quan hệ kém với các thành viên chủ trì trong chuỗi giá trị. Từ phía các thành viên trong chuỗi giá trị, nợ có vấn đề thường xảy ra khi thành viên trong chuỗi có một trong những đặc điểm như sau: không đáp ứng được thỏa thuận hợp đồng; không cung cấp thông tin, phản hồi quan trọng và chính xác theo yêu cầu; bị các chủ nợ khác đánh giá là một "khách hàng thanh toán chậm"; thường xuyên vượt quá hạn mức thấu chi đã thoả thuận; không tuân thủ hợp đồng đã ký kết với các thành viên khác trong chuỗi; không kiểm tra sau cho vay một cách thường xuyên và/hoặc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kém chất lượng; có vấn đề về tài chính, phá sản, nợ xấu… trong quá khứ; không công bố đầy đủ và chính xác các thông tin tài chính; ngại ngần trong việc cho phép ngân hàng cho vay tiếp cận đến các hoạt động; tham gia vào các liên doanh tài chính ngoài ngành kinh doanh chính của mình – với các điều khoản mơ hồ, có bản chất đầu cơ, hoặc nợ tiềm tàng chưa được công bố (RIF II, 2015).



BẮT ĐẦU

Xác định chuỗi giá trị sẽ tài trợ

Sơ đồ 1.7: Quy trình tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp


Chấp thuận

Thẩm định

Không chấp thuận

KẾT THÚC

Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Giải ngân

Giám sát, kiểm tra sau cho vay/Thu hồi nợ

Nguồn: Tác giả tự xây dựng (2017)

Tại bước này, ngân hàng thực hiện khảo sát tình hình hoạt động thực tế của khách hàng và chuỗi giá trị mà khách hàng đang tham gia. Căn cứ vào kết quả khảo sát và hồ sơ của khách hàng cung cấp, ngân hàng tiến hành thẩm định các yếu tố sau:

- Thu thập thông tin khách hàng, phương án, dự án vay vốn và chuỗi giá trị.

- Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hồ sơ, mục đích vay vốn.

- Thu thập thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng.

- Thẩm định các điều kiện vay vốn dựa trên các quy định cụ thể của ngân hàng về điều kiện vay vốn theo chuỗi giá trị, bao gồm: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; tính hợp pháp của mục đích vay vốn; tình hình tài chính của khách hàng; tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của phương án/dự án vay vốn, bảo đảm tiền vay; sự tham gia của khách hàng vào chuỗi giá trị...

- Thẩm định về cấu trúc, hoạt động của chuỗi giá trị.

- Đánh giá các yếu tố rủi ro của khoản vay và đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.


- Ra quyết định cho vay đối với khách hàng.

Trường hợp ngân hàng không phê duyệt khoản vay của khách hàng, ngân hàng tiến hành thông báo cho khách hàng lý do không phê duyệt khoản vay và kết thúc quy trình cho vay.

Trường hợp ngân hàng phê duyệt khoản vay của khách hàng, ngân hàng thông báo cho khách hàng và tiếp tục khâu cho vay.

Cho vay

Tại bước này, ngân hàng cùng khách hàng ký kết các văn bản có liên quan đến vấn đề vay vốn như hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo và các văn bản khác theo quy định của ngân hàng.Ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng theo cam kết hợp đồng mà ngân hàng đã ký kết với khách hàng. Thông thường, ngân hàng sẽ lựa chọn một đơn vị đại diện cho chuỗi giá trị để giải ngân.Đơn vị đại diện sẽ thay mặt ngân hàng để cung cấp vốn tín dụng cho các đơn vị khác trong chuỗi giá trị. Đơn vị đại diện thường là các nhà sản xuất, chế biến có quy mô hoạt động lớn trong chuỗi giá trị.

1.2.4.3. Sau khi cho vay

Ngân hàng thực hiện giám sát khoản vay của khách hàng hoạt động trong chuỗi giá trị của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng giám sát toàn bộ hoạt động của chuỗi giá trị và hỗ trợ cho khách hàng trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiện theo dõi, đôn đốc thu nợ cho vay. Trường hợp cần thiết, ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại nợ, thu hồi trước hạn, chuyển nợ quá hạn và xử lý tài sản bảo đảm.Quy trình cho vay kết thúc khi bên vay trả hết nợ, gốc, lãi, các khoản phí và hết thời hạn hiệu lực rút vốn.

1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến việctriển khaitín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Kế thừa mô hình nghiên cứu Belassi và Tukel (1996) , tác giả thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp như sau:

-Khả năng phát triển

Để tín dụng theo chuỗi giá trị phát triển thì cần môi trường vĩ mô thuận lợi bao gồm: định hướng của Chính phủ, môi trường kinh doanh, môi trường xã hội và kinh tế. Khái niệm “khả năng phát triển” đề cập đến rủi ro, cơ hội và tiềm năng của các yếu tố môi trường vĩ mô đến sự phát triển lâu dài, bền vững của mô hình cho vay này (Reardon và Timmer, 2012).

- Khả năng sinh lời

Một ý tưởng kinh doanh khả thi, sinh lời của sản phẩm đạt được thông qua sản phẩm được quảng bá hiệu quả, khả năng sinh lời cao và có thể phát triển bền vững


(Nieuwenhuizen và cộng sự, 2004). Trong luận án này, khái niệm “khả năng sinh lời” đề cập đến lợi ích mà sản phẩm đem lại cho ngân hàng và nhu cầu của khách hàng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp đối với sản phẩm này.

1.2.5.1. Nhóm các nhân tố thuộc nội bộ ngân hàng

Lợi ích của tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Các TCTD vẫn còn nhiều e ngại khi tham gia vào việc tài trợ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Theo họ, đây là lĩnh vực tài trợ có nhiều rủi ro do hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhiều các điều kiện bên ngoài như khí hậu, môi trường, đất đai, dịch bệnh... Vì vậy, các nhà sản xuất trong lĩnh vực này, nhất là những hộ nông dân nhỏ lẻ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, các khách hàng vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp thường là hộ nông dân nhỏ lẻ, có vị trí hoạt động sản xuất ở vùng nông thôn xa xôi nên việc quản lý khách hàng và khoản vay của ngân hàng không thuận tiện (Collier, 2014).

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, yêu cầu về các sản phẩm lương thực có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ngày càng tăng lên. Để đảm bảo nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp thành phẩm, việc xây dựng chuỗi giá trị khép kín là cần thiết.

Xu thế của ngành nông nghiệp trong tương lai là hình thành chuỗi giá trị nông sản. Nguồn vốn tín dụng đóng vai trò hỗ trợ tài chính để chuỗi có thể hoạt động bền vững và hiệu quả. Các doanh nghiệp đầu mối tham gia liên kết ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và khả năng tiếp cận thị trường nhờ được đảm bảo về nguồn vốn. Tiếp cận theo nhóm khách hàng sẽ giảm được chi phí, thời gian, thủ tục giao dịch với ngân hàng (Madu, 2012).

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị ngành nông nghiệp nói riêng tạo nên một chuỗi giá trị dịch vụ thanh toán. Theo đó, ngân hàng không còn là chủ thể duy nhất cung cấp sản phẩm tài chính cho chuỗi giá trị mà còn là các tổ chức/cá nhân phi ngân hàng khác như: công ty tài chính công nghệ, các tác nhân trong chuỗi giá trị, đơn vị cung cấp... Do đó, để phát triển bền vững, đa dạng hóa các sản phẩm là việc làm cần thiết của ngân hàng, bao gồm việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.

Nhu cầu về cấp tín dụng trong chuỗi giá trị nông sản rất đa dạng và phong phú. Những nhà nuôi trồng thì cần đầu tư vào máy móc, thiết bị kỹ thuật để nuôi trồng ngành nông nghiệp và nguồn vốn lưu động để mua các nguyên liệu đầu vào như cá giống, thức ăn, thuốc. Những đơn vị thu gom thì cần vốn lưu động, sản phẩm bao thanh toán, bảo lãnh để thu mua cá khi đến kỳ thu hoạch. Nhà chế biến và sản xuất thì có nhu cầu vay vốn để mua máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất và

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí