Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Nông Nghiệp


Căn cứ vào đặc điểm chung đó, nghiên cứu sinh xác định đặc điểm của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp như sau:

Thứ nhất, chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của sản phẩm nông sản. Sản phẩm nông sản có đặc thù như tính mùa vụ, mau hỏng, chất lượng không đồng nhất, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. Những vấn đề trong tổ chức, hoạt động và hiệu suất của chuỗi, từ đó ảnh hưởng tới đặc điểm của chuỗi.

Thứ hai, khâu sản xuất giống và nuôi trồng đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi với sự tham gia của hộ nông dân, hợp tác xã, công ty. Chất lượng của nguyên liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của chuỗi giá trị. Giống đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và đủ số lượng là cơ sở để sản xuất tốt.

Thứ ba, giá bán hàng nông sản ổn định hơn trong chuỗi giá trị. Các hộ sản xuất nhỏ, thành phần chính trong sản xuất nông nghiệp, thường trồng trọt/chăn nuôi trên chính cơ sở của mình. Giá bán thường phụ thuộc vào người bán là các đại lý thu gom. Chính vì sự thiếu thông tin về nông sản do mình sản xuất ra, các hộ nông dân thường bị ép bán với mức giá thấp. Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa các hộ nông dân với nhau đã dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, tự họ giảm giá thành sản phẩm để bán được nhiều hàng hóa hơn. Kết quả là giá bán của mặt hàng nông sản không ổn định. Chuỗi giá trị nông nghiệp giúp liên kết các hộ sản xuất với nhau, minh bạch thông tin, giúp người sản xuất hiểu được giá trị nông sản do mình sản xuất. Chuỗi giá trị giúp hạn chế tính phức tạp trong quá trình trao đổi, cụ thể: đảm bảo nguồn cung, giá bán và thuận lợi trong tìm kiếm đối tác. Trên cơ sở đó, việc định giá bán sản phẩm sẽ dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và người sản xuất. Chuỗi giá trị giúp phân biệt các ưu và nhược điểm của những đơn vị sản xuất và tìm hiểu cách thức kết nối các đơn vị sản xuất với thị trường sau cùng nhằm hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh về giá bán cũng như sự không ổn định của giábán hàng nông sản trên thị trường.

Thứ tư,căn cứ khách hàng mục tiêu, chuỗi giá trị ngành nông nghiệp tại Việt Nam được phân phối theo 4 kênh như sau:

(1) Kênh 1: nông dân → thu gom → chủ vựa → tiêu dùng nội địa;

(2) Kênh 2: nông dân → thu gom → người bán lẻ → tiêu dùng nội địa;

(3) Kênh 3: nông dân → công ty chế biến → tiêu dùng nội địa;

(4) Kênh 4: nông dân → công ty chế biến → xuất khẩu.

Tùy theo thị trường tiêu thụ mà độ dài của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là khác nhau. Trong đó, hai kênh thị trường chính làkênh 2 vàkênh 4.


Thứ năm,an toàn thực phẩm là yếu tố quyết định đến sự hoạt động và tồn tại của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến hầu hết các khâu trong chuỗi, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối. Trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, người tiêu dùng khó kiểm soát được hàm lượng và loại thuốc trừ sâu, hạt giống, phân bón, vacxin... tham gia vào quá trình sản xuất nông sản. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất bao gồm nhiều khâu sản xuất cụ thể và có tính chất khác nhau. Khi trình độ lực lượng sản xuất kém, chưa có sự tách biệt giữa các hoạt động sản xuất thì sản phẩm sẽ kém chất lượng và số lượng giảm, chỉ phù hợp với thị trường nhỏ lẻ. Chuỗi giá trị với sự giám sát của các tác nhân trong và ngoài chuỗi sẽ chuyên môn hóa sản xuất, cải thiện được chất lượng sản phẩm thông qua các yêu cầu về tiêu chuẩn trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Từ đó, chất lượng của sản phẩm sẽ được khẳng định.

Tóm lại, hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị nông nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ liên kết và sự đồng bộ về năng lực hoạt động của các tác nhân trong chuỗi.

1.1.4. Mục đích của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế khôngchỉ dừng lại ở sự cạnh tranh của một đơn vị mà gồm mức độ hợp tác giữa các đơn vị này với nhau. Việc một đơn vị tham gia vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp nhằm:

Thứ nhất, hạn chế tính phức tạp trong quá trình trao đổi, cụ thể: đảm bảo nguồn cung, giá bán và thuận lợi trong tìm kiếm đối tác. Trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, vấn đề về tuân thủ hợp đồng và chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo. Chuỗi giá trị tăng cường liên kết các tác nhân trong chuỗi, giúp việc cung cấp sản phẩm, giá mua vào và bán ra đảm bảo. Trong quá trình hợp tác, các đơn vị hoạt động uy tín sẽ thu hút sự quan tâm của các đơn vị khác.

Thứ hai, ổn định chất lượng sản phẩm và khẳng định vị thế của sản phẩm không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới. Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất bao gồm nhiều khâu sản xuất cụ thể và có tính chất khác nhau. Khi trình độ lực lượng sản xuất kém, chưa có sự tách biệt giữa các hoạt động sản xuất thì sản phẩm có chất lượng và số lượng không đáp ứng được kỳ vọng, chỉ phù hợp với thị trường nhỏ lẻ. Sự giám sát của các tác nhân trong và ngoài chuỗi sẽ chuyên môn hóa sản xuất, cải thiện được chất lượng sản phẩm thông qua yêu cầu về tiêu chuẩn trong sản xuất và phân phối.

Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ. Các tác nhân trong chuỗi giá trị sẽ được học tập thông qua việc chuyển giao kiến thức về công nghệ, kỹ năng quản lý, cách thức tiếp cận thị trường, nghiên cứu và phát triển…


Thứ tư, nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc chia sẻ thông tin và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh không lành mạnh bao gồm việc bán phá giá, đưa thông tin tiêu cực trái thực tế gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh. Sự kiểm soát và trao đổi thông tin giữa các đơn vịliên quan đến chuỗi sẽ hạn chế vấn đề này.

1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Khái n iệm tín dụng ngân hàng , tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trịngành nông nghiệp

1.2.1.1. Tín dụng ngân hàng

Quan hệ tín dụng đã hình thành từ lâu đời. Theo nguồn gốc từ La tinh cổ xưa thì tín dụng là "credese", có nghĩa là "tín nhiệm" hoặc "tin tưởng".

Nội dung của tín dụng là: "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định" (Karl Marx).

Tín dụng là kỳ vọng thực tế, khi đó người cho vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ theo quy định của thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra (Jonothan Golin, 2010).

Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng và số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày nhất định trong tương lai. Có thể nói tín dụng là quan hệ chuyển nhượng một lượng giá trị từ người này sang người khác để sở hữu nó và sau một thời gian nhất định được thu hồi lại với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu (Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc, 2001).

Từ các khái niệm trên, bản chất của tín dụng là loại giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả với các đặc trưng sau:

- Hai hình thức tài sản giao dịch: cho vay và cho thuê.

- Được thực hiện trên nguyên tắc hoàn trả.

- Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay.

1.2.1.2. Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp

Trong các tài liệu nghiên cứu về tín dụng theo chuỗi giá trị, thuật ngữ “Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp” được mô tả thông qua việc vận hành của dòng vốn tín dụngtrong chuỗi. Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp là dòng vốn đầu tư vào các liên kết khác nhau trong chuỗi cụ thể (Miller và Jones, 2010).

Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp là sự thay đổi mô hình từ cho vay truyền thống với những phân khúc và sản phẩm chuyên biệt sang cho vay theo những chức năng riêng biệt, chủ yếu tài trợ cho những thành viên tham gia các


chuỗi thông qua việc xác định nhu cầu tài chính cần thiết để tăng cường chuỗi giá trị, thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng , giảm chi phí giao dịch tài chính và sử dụng các mối liên kết, kiến thức về chuỗi để giảm thiểu rủi ro cho chuỗi và các thành viên trong chuỗi (Miller, 2012).

Thuật ngữ “Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp” đề cập đến dòng vốn từ đơn vị bên ngoài chuỗi giá trị và từ giữa các thành viên bên trong chuỗi giá trị với nhau nhằm giải quyết nhu cầu tài chính của các thành viên trong chuỗi giá trị để đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ được diễn ra hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động của chuỗi giá trị.

Mục tiêu của mô hình cho vay này không nhằm vào mối quan hệ đơn thuần giữa khách hàng và ngân hàng mà hướng đến sự tham gia của một nhóm người có kết hợp với nhau để sản xuất và phân phối sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Bằng cách phát triển các thế mạnh và mối quan hệ trong chuỗi giá trị, ngân hàng giảm thiểu rủi ro cho vay, giảm chi phí hoạt động, mở rộng khách hàng (RIF II, 2015).

Sơ đồ 1.4: Ví dụ về tín dụng theo chuỗi giá trị trong mùa vụ



Ngân

hàng

Tiền


Nông

dân


Tiền Nông sản

Doanh nghiệp


Nguồn: RIF II CIS Learning Academy (2015)

Sơ đồ 1.4 mô tả ví dụ về tín dụng theo chuỗi giá trị mùa vụ, trong đó ngân hàng thực hiện tài trợ cho nông dân để mua các nguyên liệu đầu vào và tài trợ cho nhóm các nhà thu gom/chế biến/sản xuất (thường là doanh nghiệp) để thanh toán tiền mua sản phẩm thô được nuôi trồng từ nông dân. Mối quan hệ giữa ba bên là sự ràng buộc bởi hợp đồng vay vốn, hợp đồng mua bán, điều kiện về sản phẩm và điều khoản thanh toán. Tín dụng theo chuỗi giá trị được coi là hiệu quả khi ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về tài chính và các ràng buộc khác của chuỗi giá trị.


Một chuỗi giá trị nông sản bao gồm năm khâu cơ bản như sau: cung cấp nguyên liệu, nuôi trồng, thu mua, chế biến/sản xuất và phân phối. Ứng với từng khâu khác nhau trong chuỗi giá trị sẽ có nhu cầu vay vốn phục vụ cho các mục đích khác nhau và quy mô về nhu cầu vốn cũng phụ thuộc nhiều vào quy mô hoạt động của từng đơn vị trong chuỗi giá trị nông sản, cụ thể nêu tại bảng 1.1.

Bảng 1.1: Mục đích vay vốn của các đơn vị trong chuỗi giá trị nông sản


Khâu trong chuỗi giá trị

Cung cấp nguyên liệu

Nuôi trồng

Thu mua

Chế biến/ sản xuất

Phân phối

Đặc điểm

Quy mô nhỏ, vừa

Quy mô nhỏ, vừa, lớn

Quy mô nhỏ, vừa, lớn

Quy mô vừa, lớn

Quy mô nhỏ, vừa, lớn

Mục đích vay vốn

Vốn lưu động

Đầu tư vào nông trại, thiết bị phục vụ nuôi trồng

Thu mua nông sản nguyên liệu và các thiết bị phục vụ công tác

thu mua

Vốn lưu động và vốn đầu tư máy móc thiết bị/nhà

xưởng

Vốn lưu động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 5

Nguồn: Madu (2012)

Để đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng, có hai hình thức tài trợ tín dụng như sau:

a. Nguồn tài trợ tín dụng từ bên trong chuỗi giá trị

Đây là hình thức cung cấp tài chính giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị với nhau. Các khoản cho vay này thường có thời hạn ngắn và dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau. Mức độ tham gia tài trợ phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro, quy mô và tình hình hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi, bao gồm:

- Khoản tài trợ từ đơn vị trong chuỗi giá trị: là các khoản tiền/hiện vật mà đơn vị này cho đơn vị khác trong chuỗi giá trị vay nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất/kinh doanh của đơn vị đi vay. Quyền lợi của bên cho vay là mức độ ưu tiên được mua nông sản với mức giá giảm khi đến kỳ thu hoạch của bên đi vay. Các khoản vay này thường có thời gian ngắn và mang tính thời vụ. Ưu điểm của hình thức vay vốn này là linh hoạt, khả năng tiếp cận vốn cao và chi phí thấp.

- Khoản tài trợ từ nhà cung cấp trong chuỗi giá trị: là các khoản tiền/hiện vật mà nhà cung cấp trong chuỗi vay nhằm đảm bảo hoạt động được ổn định hoặc nhà cung cấp thực hiện thay nghĩa vụ của cho đơn vị trong chuỗi trong ngắn hạn. Quyền lợi của bên cho vay là sự hoàn trả lãi và gốc khi đến hạn của bên đi vay.


- Khoản tài trợ thông qua đơn đặt hàng/Hợp đồng mua bán: đây là hình thức cấp tín dụng dựa trên đơn đặt hàng/Hợp đồng mua bán giữa bên cho vay và bên đi vay. Theo đó, bên cho vay sẽ cung cấp tiền/hiện vật/công nghệ cho bên đi vay và bên đi vay có trách nhiệm sản xuất/nuôi trồng theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu mà bên đi vay đưa ra. Đến kỳ thu hoạch, bên đi vay sẽ trả nợ cho bên cho vay bằng nông sản thu hoạch được và đạt các tiêu chuẩn đã ký kết trong hợp đồng.

- Khoản tài trợ thông qua giấy chứng nhận hàng tồn kho: bằng giấy chứng nhận hàng tồn kho, người đi vay có thể nhận hỗ trợ tài chính của người cho vay trong chuỗi giá trị. Khoản vay này được đảm bảo bằng giấy chứng nhận hàng tồn kho. Khi đến hạn nhưng người đi vay không trả được nợ, người cho vay có thể bán hàng tồn kho, trừ đi chi phí lưu kho và bảo hiểm để thu nợ (Miller vàJones , 2010).

b. Nguồn tài trợ tín dụng bên ngoài chuỗi giá trị

Đây là hình thức tài trợ tài chính cho các tác nhân trong chuỗi giá trị từ các đơn vị bên ngoài chuỗi giá trị, bao gồm: Chính phủ, quỹ tín dụng, ngân hàng … Tùy vào quy mô và hiệu quả hoạt động mà đối tượng tài trợ sẽ khác nhau. So với nguồn tài trợ tài chính bên trong chuỗi giá trị, nguồn tài trợ này có chi phí cao hơn, thiếu linh hoạt trong giải quyết nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, ưu điểm của hình thức tài trợ này là minh bạch thông tin, hạn chế rủi ro tín dụng và có nguồn vốn lớn để đảm bảo cho các khoản vay trung và dài hạn (Miller vàJones , 2010).

Trong luận án này, nguồn vốn tín dụng mà tác giả đề cập là nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành nông nghiệp được hiểu là tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.

Sự liên kết của ngân hàng với một chuỗi giá trị thể hiện ở mối liên hệ của dòng vốn tín dụng đối với từng tác nhân trong chuỗi giá trị thông qua hình thức tiếp cận thông tin và cung cấp sản phẩm/dịch vụ tín dụng cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, thể hiện cụ thể ở sơ đồ 1.5.

Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ của ngân hàng với các đơn vị trong chuỗi giá trị


TCTD

TCTD

Đơn vị Nuôi trồng

Đơn vị đại diện chuỗi/ Hiệp hội

Đơn vị Sản xuất, chế biến

Đơn vị phân phối

Đơn vị cung cấp đầu vào

Nguồn: AgriFin VFC Bootcamp (2014)


Ngân hàng cung cấp khoản vay cho khách hàng dựa trên hợp đồng mua bán ký kết giữa các thành viên trong chuỗi và tiếp cận thông tin tin cậy về khách hàng vay vốn thông qua các thành viên trong chuỗi – những người am hiểu về khách hàng của mình. Đồng thời, lợi ích mà ngân hàng và các thành viên trong chuỗi giá trị có được khi liên kết chặt chẽ sẽ là nền tảng để nguồn vốn tín dụng đầu tư đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể: bên thu mua thì không cần vốn để chi trả ngay cho bên bán/sản xuất khi mua hàng hóa; bên sản xuất thì có thể tiếp cận vốn vay mà không phải thế chấp tài sản đảm bảo theo cách cho vay truyền thống; ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí và hạn chế rủi ro tín dụng nhờ tiếp cận được thông tin khách hàng và kiểm soát được dòng tiền (Milder, 2008). Việc liên kết giữa ngân hàng và một đơn vị đại diện trong chuỗi thông qua việc giải ngân là cần thiết để thuận tiện cho ngân hàng trong việc kiểm soát khoản vay (Bankers, 2014). Mô hình này là cách tiếp cận toàn diện bao gồm việc phân tích người đi vay trực tiếp, phân tích và dự báo về từng thời kỳ cụ thể trong chuỗi giá trị để lựa chọn cho vay theo các công đoạn, các khâu trong chuỗi giá trị.

Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng thông qua sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Phụ lục 3thể hiện sự lưu chuyển dòng vốn tín dụng trong một chuỗi giá trị nông nghiệp.Lưu chuyển tiền tệ được cung cấp từ các tổ chức tài chính và các thành viên trong chuỗi. Lưu chuyểnnguồn vốn tín dụng trong chuỗi giá trị chạy theo hai hướng, phụ thuộc vào chuỗi giá trị cụ thể, khu vực, sự quy mô của doanh nghiệp và các chủ thể tham gia chuỗi giá trị. Một thành viên trong chuỗi có thể nhận hỗ trợ tài chính từ hai thành viên khác nhau với vai trò như các nhà cung cấp tài chính(Fries, 2007).

Đối với lưu chuyển hàng hóa, ngân hàng cần hiểu được yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng mục tiêu thông qua lộ trình của sản phẩm từ dạng nguyên vật liệu thô đến sản phẩm hoàn chỉnh. Một chuỗi giá trị hiệu quả là khi sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng mục tiêu. Trên cơ sở đó, việc tài trợ cho một chuỗi giá trị chỉ hiệu quả khi hoạt động của chuỗi giá trị hiệu quả.

Đối với lưu chuyển tiền tệ, ngân hàng quan tâm đến thời điểm thanh toán, điều khoản thanh toán của các tác nhân trong chuỗi giá trị. Ngân hàng có thể hiểu quá trình di chuyển của dòng tiền trong chuỗi giá trị để xác định nhu cầu tài chính của từng tác nhân trong chuỗi giá trị, cụ thể: thời điểm người vayvốn thanh toán tiền cho nhà cung cấp, thời điểm người vay vốn nhận tiền thanh toán của khách hàng.

Kế thừa kết quả các nghiên cứutrên , trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp được hiểu là: “Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là hình thức chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay là ngân hàng sang một hoặc nhiều chủ thể sử dụng vốn là những


thành viên trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp với mục đích phù hợp với hoạt động

sản xuất kinh doanh của các chủ thể vay vốn trong chuỗi giá trị trong thời gian nhất định”.

1.2.1.3. Điều kiện triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Định hướng phát triển

Xuất phát từ mục tiêu phát triển của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng nói chung và tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng, ngân hàng xác định định hướng của mình trong việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, yêu cầu chính trị, nhóm ngành nghề mục tiêu, chuỗi giá trị mục tiêu, quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, khẩu vị rủi ro.

Định hướng phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị của ngân hàng thể hiện qua sự quan tâm của ngân hàng đó bằng các văn bản hướng dẫn triển khai, các ưu đãi để khuyến khích khách hàng tham gia như lãi suất, điều kiện vay vốn, hỗ trợ..., tăng cường các biện pháp như truyền thông, tiếp thị để tiếp cận với chuỗi giá trị cũng như khách hàng, kế hoạch nguồn vốn phục vụ mô hình tín dụng này và quỹ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu.

Hiểu biết về chuỗi giá trị

Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp là một hệ thống thống nhất, linh hoạt chứ không phải theo một khuôn mẫu nhất định. Hoạt động cho vay liên quan đến việc phân tích hệ thống của toàn bộ chuỗi giá trị và mối quan hệ giữa các chủ thể. Sự hiểu biết về chuỗi giá trị là điều kiện cần để ngân hàng đánh giá hiệu quả hoạt động và triển vọng phát triển của chuỗi giá trị đó.

Về phía ngân hàng, yêu cầu đặt ra là có sự hiểu biết sâu về các chuỗi giá trị mà ngân hàng dự định đầu tư như: hoạt động của chuỗi, hoạt động của các thành viên trong chuỗi, quy trình luân chuyển hàng hóa và tiền tệ, đặc điểm của ngành nghề. Vì vậy, yêu cầu nâng cao trình độ của cán bộ là cần thiết thông qua công tác đào tạo và tự đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.

Chủ thể đại diện trong chuỗi giá trị

Chủ thể đại diện cho chuỗi giá trị là đơn vị có đủ năng lực về quy mô sản xuất, năng lực, uy tín, hiểu biết về các thành viên trong chuỗi để đại diện cho chuỗi thực hiện ký kết vay vốn với ngân hàng. Chủ thể này thường là đơn vị ở khâu cuối của chuỗi giá trị như sản xuất, phân phối. Thông qua chủ thể đại diện, ngân hàng có thể tiếp cận thông tin về chuỗi và các thành viên trong chuỗi dễ dàng hơn. Đồng thời, bằng cách giải ngân vốn vay qua chủ thể đại diện, ngân hàng sẽ giảm tải được chi phí cho vay. Chủ thể đại diện sẽ thay mặt ngân hàng giải ngân khoản vay đến các thành viên trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022