Tình Hình Nợ Xấu Của Hoạt Động Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bảng 4.5: Nợ Xấu Đối Với Các Khoản Cấp Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


nhân, hộ gia đình khai thác du lịch sinh thái theo kiểu homestay và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, nhận thức được lợi nhuận từ kinh doanh du lịch sinh thái mang lại các cá nhân ngày càng tham gia càng nhiều vào đầu tư phát triển du lịch sinh thái, điều đó thể hiện qua nguồn vốn vay của cá nhân cho phát triển du lịch sinh thái ngày càng tăng mạnh.

Biểu đồ 4 4 Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo khách hàng 4 1 5 1

Biểu đồ 4.4: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo khách hàng


4.1.5. Tình hình nợ xấu của hoạt động tín dụng phát triển du lịch sinh thái Bảng 4.5: Nợ xấu đối với các khoản cấp tín dụng phát triển du lịch sinh thái của các

ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 – 2016


ĐVT: %



Chỉ tiêu

Thời gian

2014

2015

2016

Tỷ lệ nợ xấu

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang [25]


Qua bảng 4.5 có thể thấy rằng, bên cạnh công tác thu hồi nợ đối với các khoản tín dụng phát triển du lịch sinh thái của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là rất tốt thì còn cho thấy các đối tượng vay vốn ngân hàng kinh doanh đầu tư phát triển du lịch sinh thái đều có khả năng và ý thức trả nợ tốt. Điều này


chứng tỏ các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua đã không ngừng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với phát triển du lịch sinh thái nói riêng. Tuy nợ quá hạn và nợ

xấu không có nhưng trong thời gian tới các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phải chủ động hơn nữa trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, phân loại nợ, đảm bảo dư nợ phản ánh đúng thực trạng tín dụng, giám sát chặt chẽ dư nợ

cho vay đối với phát triển du lịch sinh thái, kịp thời phát hiện những dấu hiêu nơ xấu và có giải pháp ngăn ngừ a để nơ ̣ xấu không xảy ra.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


Sau khi tổng hợp các phiếu đối với cơ quan Quản lý Nhà nước như UBND các cấp, các sở ngành, trung tâm liên quan nhằm xác định nhu cầu tín dụng đối với việc phát triển du lịch sinh thái, kết quả có trên 70% cơ quan Quản lý Nhà nước đều đồng ý với việc phát triển du lịch sinh thái, nhận định phát triển DLST là cần thiết, hợp chủ trương. Tuy nhiên có trên 80% củng cho rằng việc phát triển DLST đang gặp khó khăn về nguồn vốn.

Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả khảo sát đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang


STT


CÁC Ý KIẾN

1

2

3

4

5

ĐVT: %

F1: Đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước về những thuận lợi đối việc phát triển DLST tại Kiên Giang


Q1

Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST?


0


0


12,34


17,4


70,26


Q2

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho phát triển DLST?


0


0


3,14


9,74


87,12


Q3

Quy hoạch phù hợp cho việc phát triển DLST?

0

6,38

8,2

5,6

79,82


Q4

Sức hút về địa danh Kiên Giang đối với du lịch tại là rất lớn?


0


0


14,45


23,4


62,15


Q5

Kinh nghiệm kinh doanh DLST của cá nhân, tổ chức là rất nhiều?


0


0


37,59


22,61


39,8

Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước có những nhận định tích cực về những thuận lợi đối việc phát triển DLST tại Kiên Giang. Cụ thể: 70,26% hoàn toàn đồng ý, 17,4% đồng ý với nhận định “Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST”; 87,12% hoàn toàn đồng ý, 9,74% đồng ý với nhận định “Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho phát triển DLST”; 79,82% hoàn toàn đồng ý, 5,6% đồng ý với nhận định “Quy hoạch phù hợp cho việc phát triển DLST”; 62,15% hoàn toàn đồng ý, 23,4% đồng ý với nhận định “Sức hút về địa danh Kiên Giang đối với du lịch hiện tại là rất lớn” và 39,8% hoàn toàn đồng ý, 22,61% đồng ý và 37,59% bình thường với nhận định “Kinh nghiệm kinh doanh DLST của cá nhân, tổ chức là rất nhiều”. Bên cạnh đó, các ý kiến lo ngại về các vấn đề liên quan đến phát triển DLST tại Kiên Giang vẫn còn dù chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng rất thực tế. Cụ thể: 12,34% vẫn chưa đánh giá cao các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với phát triển du lịch sinh thái. Và vì vậy, nhà nước cần phải hoàn thiện hơn nữa các chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Kế đến, 14,45% ý kiến tỏ ra bình thường về sức hút du lịch tại Kiên Giang, điều này cho thấy sức cạnh tranh du lịch ở Việt Nam là rất lớn giữa các địa phương như: Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết, Vũng Tàu … Theo đó, không chỉ riêng các nhà quản lý mà các người làm kinh doanh du lịch sinh thái phải nỗ lực hoàn thiện về mọi mặt nhằm tiếp tục thu hút du khách. Và 37,59% cũng nhận định là kinh nghiệm làm du lịch sinh thái còn hạn chế. Do đó, người làm du lịch cần trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác nhiều hơn nữa nếu không muốn bị tụt hậu và mất khách hàng.


F2: Nhận định của các cơ quan về đóng góp của việc phát triển DLST tại Kiên Giang.


Q1

Phát triển DLST sẽ góp phần tích luỹ vốn cho phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác trong đó đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp?


0


0


4,2


30,18


62,12


Q2

Phát triển DLST sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân?


0


0


16,17


8,91


74,92


Q3

Phát triển DLST sẽ bảo vệ môi trường sinh thái?


0


0


38,16


9,71


52,13

Q4

Phát triển DLST góp phần thúc đẩy đầu tư?

0

0

21,91

19,23

58,86


Q5

Phát triển DLST góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại?


0


0


43,9


10,28


45,82

Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước có những ý kiến trái chiều về đóng góp của việc phát triển DLST tại Kiên Giang. Cụ thể: 65,62% hoàn toàn đồng ý, 30,18% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST sẽ góp phần tích luỹ vốn cho phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác trong đó đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp”; 74,92% hoàn toàn đồng ý, 8,91% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân”; 52,13% hoàn toàn đồng ý, 9,71% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST sẽ bảo vệ môi trường sinh thái”; 58,86% hoàn toàn đồng ý, 19,23% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST góp phần thúc đẩy đầu tư” và 45,82% hoàn toàn đồng ý, 10,28% đồng ý và 43,9% bình thường với nhận định “Phát triển DLST góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại”. Mặc dù thừa nhận những đóng góp to lớn của việc phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang nhưng các nhà quản lý (38,16%) vẫn còn e ngại những mặt trái của việc phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, việc phát triển du lịch sinh thái có thể dẫn đến việc thu hẹp diện tích mặt đất, mặt nước kéo theo


ngập úng gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là điều mà không chỉ riêng các nhà quản lý lo ngại, mà còn là nỗi lo của nhiều người dân, và vì vậy để có bài toán tối ưu vừa phát triển du lịch vừa bảo vệ được môi trường cần có sự chung tay góp sức của nhiều người thay vì cứ dựa vào nhà nước.

F3: Các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá về nguồn vốn đầu tư phát triển DLST tại Kiên Giang.


Q1

Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho phát triển DLST còn hạn chế?


0


0


0


91,32


8,68


Q2

Quy mô nguồn vốn tự có của người kinh doanh DLST là rất nhỏ?


0


0


0


88,16


11,84


Q3

Vai trò của nguồn vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển DLST là rất quan trọng?


0


0


0


0


100

Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, hầu hết (100% ý kiến hoàn toàn đồng ý) đều đánh giá cao vai trò của nguồn vốn ngân hàng đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó cũng có những nhận định của nhà quản lý về các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Cụ thể: 100% có cùng quan điểm (8,68% hoàn toàn đồng ý, 91,32% đồng ý) với nhận định “Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho phát triển DLST còn hạn chế”; tương tự 11,84% hoàn toàn đồng ý, 88,16% đồng ý với nhận định “Quy mô nguồn vốn tự có của người kinh doanh DLST là rất nhỏ”. Với sự phân tích trên có thể thấy rằng nguồn vốn ngân hàng sẽ là nguồn vốn chủ lực trong phát triển du lịch thái tại Kiên Giang trong thời gian tới.


4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Qua khảo sát các ngân hàng đều cho rằng việc cho vay đối với phát triển DLST là phù hợp, cần thiết và khả thi:

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả khảo sát đối với ngân hàng thương mại về hoạt động cấp tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang

STT

CÁC Ý KIẾN

1

2

3

4

5

F1: Ngân hàng đánh giá về viễn cảnh phát triển DLST tại Kiên Giang.


Q1

Đầu tư phát triển DLST mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho người kinh doanh DLST?


0


0


1,18


94,36


4,46


Q2

Khó khăn lớn nhất của người làm DLST chính là khó khăn về nguồn vốn?


0


0


11,25


83,76


4,99


Q3

Nhu cầu vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển DLST là rất cao?


0


0


5,83


92,12


2,05


Q4

Chính sách nhà nước luôn tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc cung ứng vốn phát triển DLST?


0


10,56


53,84


23,74


11,86

Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các ngân hàng thương mại đều đánh giá việc phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang sẽ mang lại lợi ích rất cho cả ngân hàng, người làm du lịch và xã hội. Các ngân hàng cũng thấy được vai trò của nguồn vốn ngân hàng đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang và xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng cho phát triển du lịch là rất lớn. Cụ thể: 4,46% hoàn toàn đồng ý, 94,36% đồng ý với nhận định “Đầu tư phát triển DLST mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho người kinh doanh DLST”; 4,99% hoàn toàn đồng ý, 83,76% đồng ý với nhận định “Khó khăn lớn nhất của người làm DLST chính là khó khăn về nguồn vốn”; 2,05% hoàn toàn đồng ý, 92,12% đồng ý với nhận định “Nhu cầu vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển DLST


là rất cao”; 11,86% hoàn toàn đồng ý, 23,74% đồng ý, 53,84% bình thường và 10,56% không đồng ý với nhận định “Chính sách nhà nước luôn tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc cung ứng vốn phát triển DLST”. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy việc cung ứng vốn ngân hàng cho phát triển du lịch sinh thái cũng có nhiều rào cản đặc biệt là rào cản về mặt pháp lý và vì vậy nhà nước cần có nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những vướng mắc từ phía ngân hàng cũng như người đi vay.

F2: Cung ứng vốn từ ngân hàng thương mại cho phát triển DLST.


Q1

Ngân hàng nhận thấy rằng việc hỗ trợ vốn cho đầu tư phát triển DLST là cần thiết và đã sẵn sàng cung ứng vốn khi khách hàng có nhu cầu?


0


0


0


8,2


91,8


Q2

Phương thức cho vay bằng tiền mặt được ngân hàng sử dụng chủ yếu?


0


0


0


15,5


84,5


Q3

Phương thức bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán… cũng được sử dụng đồng thời nhưng tỷ trọng thấp?


0


0


0


100


0


Q4

Chính sách lãi suất đã thực sự ưu đãi cho khách hàng vay đầu tư phát triển DLST?


0


0


68,6


31,4


0


Q5

Thời gian ngân hàng xem xét, quyết định cho vay nhanh và thuận tiện?


0


0


18,8


81,2


0

Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các ngân hàng thương mại đã có chiến lược cấp tín dụng đối với phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể: 91,8% hoàn toàn đồng ý, 8,2% đồng ý với nhận định “Ngân hàng nhận thấy rằng việc hỗ trợ vốn cho đầu tư phát triển DLST là cần thiết và đã sẵn sàng cung ứng vốn khi khách hàng có nhu cầu”; 84,5% hoàn toàn đồng ý, 15,5% đồng ý với nhận định “Phương thức cho vay bằng tiền mặt được ngân hàng sử dụng chủ yếu”; 100% đồng ý với nhận định “Phương thức bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán… cũng được sử dụng đồng thời nhưng tỷ trọng thấp”; 31,4% đồng ý,


68,6% bình thường với nhận định “Chính sách lãi suất đã thực sự ưu đãi cho khách hàng vay đầu tư phát triển DLST”; 81,2% đồng ý và 18,2% bình thường với nhận định “Thời gian ngân hàng xem xét, quyết định cho vay nhanh và thuận tiện”. Tuy nhiên, các phương thức cấp tín dụng cho phát triển du lịch sinh thái hiện nay chưa đa dạng, chủ yếu là cho vay bằng tiền mặt.

F3: Đánh giá của ngân hàng về khách hàng vay vốn phát triển DLST?


Q1

Ngân hàng luôn đánh giá cao khả năng trả nợ của khách hàng vay cho đầu tư phát triển DLST?


0


0


8,4


91,6


0


Q2

Tài sản đảm bảo cho việc vay vốn luôn có giá trị cao?


0


0


0


100


0

Q3

Khách hàng có lịch sử giao dịch tín dụng tốt?

0

0

4,3

95,7

0

Q4

Khách hàng có nhiều kinh nghiệm làm DLST?

0

37,86

42,18

19,96

0

Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các yếu tố cơ bản của một khách hàng đi vay kinh doanh du lịch sinh thái đều được các ngân hàng thương mại đánh giá cao, duy chỉ có yếu tố kinh nghiệm làm du lịch là chưa được thừa nhận và điều này cũng phù hợp với thực tế phát triển du lịch sinh thái tịa Kiên Giang. Cụ thể: 91,6% đồng ý, 8,4% bình thường với nhận định “Ngân hàng luôn đánh giá cao khả năng trả nợ của khách hàng vay cho đầu tư phát triển DLST”; 100% đồng ý với nhận định “Tài sản đảm bảo cho việc vay vốn luôn có giá trị cao”; 95,7% đồng ý, 4,3% bình thường với nhận định “Khách hàng có lịch sử giao dịch tín dụng tốt”; 19,96% đồng ý, 42,18% bình thường và 37,86% không đồng ý với nhận định “Khách hàng có nhiều kinh nghiệm làm DLST”. Theo đó, thì các nhà làm du lịch sinh thái cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm làm du lịch sinh thái nhiều hơn nữa. Bởi đây không phải chỉ là yếu tố để ngân hàng cấp tín dụng mà còn liên quan trực tiếp đến lợi ích về nhiều mặt đối với người làm du lịch sinh thái.

Ngày đăng: 14/09/2023