Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 23


Ba là, Phân tích tỷ số

Trong khi phân tích theo chiều dọc và chiều ngang nhằm một số mục tiêu cụ thể, các phân tích này có những hạn chế trong việc chúng không thể cho những đánh giá chiều sâu giữa các báo cáo này. Điều hạn chế này sẽ được khắc phục bằng phương thức phân tích các tỷ số chú trọng đến mối tương quan giữa các hạng mục (trong c ả hai báo cáo TKTS và báo cáo thu nhập) để có được những chỉ số tà i chính có ý nghĩa. Phương thức này liên kết các dữ liệu lại với nhau để đạt được những chỉ số có ý nghĩa hơn và những thông tin hữu ích hơn so với số liệu thô chưa xử lý. Trong những hạn chế tương đối chấp nhận được, các tỷ số cung cấp các hướng dẫn và ma nh mối trong việc phát hiện các khuynh hướng tiến đến thành q uả tốt hơn hoặc kém đi, và việc xác định các sai lệch với các chuẩn mực bình quân hoặc tương đối áp dụng được. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý là trong việc diễn đạt các khuynh hướng và sai lệch nên trên, người phân tích cần tận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm và phán đoán chuyên nghiệp của bản thân ở mức độ cao nhất.

Bốn là, Phân tích lưu chuyển tiền tệ (LCTT)

Một ngân hàng trước hết quan tâm đến năng lực của khách hàng làm ra tiền mặt (tính thanh khoản cao), chứ không phải bằng doanh thu, công nợ, hoặc hệ số lợi nhuận...


Hệ số hiện hành =

Tài sản có luân chuyển



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Tài sản nợ luân chuyển


Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 23

Hệ số nhanh =

Tiền mặt + tài sản tương đương tiền mặt + phải thu



Tài sản nợ luân chuyển

Phân tích các hệ số thanh khoản cho biết mối quan hệ giữa tài sản có luân chuyển và tài sản nợ luân chuyển. Các hệ số thanh khoản cho biết trong trường hợp nếu phải thanh lý tài sản: Doanh nghiệp có thể trả được hay không các món vay bằng tiền mặt, tiền gửi, nguyên vật liệu, hang hóa tồn kho…

Một doanh nghiệp mà tài khoản phải thu càng ngày càng phìn to do bán chịu dài ngày hoặc không thu được tiền bán chịu, thì sớm muộn g ì doanh nghiệp này cũng suy sụp cho dù hệ số thanh khoản lớn hơn 1 nhiều lần.


Khi xem xét cho vay, cán bộ phân tích tín dụng về cơ bản thường quan tâm đến việc doanh nghiệp có khả năng tạo ra sẵn tiền đ ể chi dùng hằng ngày (mua nguyên vật liệu, trả lương…) hay không; và nợ vay sẽ được trả từ nguồn tiền nào khi đáo hạn.

Cũng như bảng cân đối tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần so sánh các báo cáo LCTT cho ít nhất ba năm gần nhất. Điều này giúp thấy được chiều hướng và động lực hoạt động SXK D của doanh nghiệp.

Khi phân tích LCTT, chúng ta cần phân tích trên 03 phần hoạt động của doanh nghiệp để giúp cho chúng ta thấy được bản chất tiền của doanh nghiệp được tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào :

. LCTT từ hoạt động SXKD chính (Dòng thu chi tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp)

. LCTT từ hoạt động đầu tư (Dòng thu chi tiền từ việc mua thêm hay bán bớt TSCĐ)

. LCTT từ hoạt động tài chính (Dòng thu chi tiền từ việc huy động/vay th êm vốn, chia cổ tức, trả nợ…)

Về phương pháp tính: Có hai phương pháp tính báo cáo LCTT, do ngành nghề khác nhau nên có khuynh hướng dung phương pháp tính toán khác nhau.

. Phương pháp trực tiếp

Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và các luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách sau đây:

Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.

Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:

Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;

Các khoản mục không phải bằng tiền khác;

Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Hạn chế của phương pháp là không cho thấy được mối liên hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này. Đồng thời, các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ khó kiểm tra, đối chiếu được với các số liệu từ báo cáo tài chính khác. Nghĩa là không cho thấy được nguyên nhân.


. Phương pháp gián tiếp (phù hợp cho ngân hàng sử dụng)

Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:

Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng…

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp)

Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư

Phương pháp này cho phép tính toán, xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản thu, chi không phải bằng tiền, các thay đổi trong vốn lưu động và các khoản tiền lưu chuyển không phải từ hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, báo cáo thể hiện được mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết qu ả lưu chuyển tiền từ hoạt động này một cách cụ thể, chi tiết. Công việc tính toán cũng đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo tài chính khác.

Do đó, phương pháp này phù hợp cho ngân hàng sử dụng để phân tích.

Năm là, Phân tích cơ cấu một khoản vay

. Việc phân tích và đánh giá cơ cấu khoản vay của doanh nghiệp cho thấy khoản vay được đầu tư vào những mục đích gì, sử dụng như thế nào, có đúng mục đích hay không, và khoản vay sẽ được thanh toán như thế nào? Từ nguồn trả nợ chủ yếu h ay nguồn trả nợ thứ yếu?

Nguồn trả nợ chủ yếu, bao gồm: Từ luân chuyển tiền tệ

Từ vòng luân chuyển tài sản lưu động (tài sản có và tài sản nợ) Nguồn trả nợ thứ yếu, bao gồm:

Yêu cầu nhà bảo lãnh thanh toán Bán tài sản đảm bảo

Tái tài trợ

Nguồn vốn mới tự có hay từ nguồn vốn khác


. Hầu hết các khoản vay chỉ chủ yếu dựa vào các nguồn trả nợ phụ luôn trở thành các khoản vay khó đòi.

Sáu là, Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh

nghiệp

Việc phân tích này giúp ngân hàng thấy được nguồn vốn tăng lên trong kỳ được

hình thành từ những nguồn nào và việc sử dụng các nguồn này vào những mục đích gì. Thông qua đó, ngân hàng thấy được doanh nghiệp sử dụng vốn như thế nào và có sử dụng vốn đúng mục đích hay không.

Để tiến hành phân tích biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn, chúng ta làm theo các bước sau:

. Bước 1: Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, không liệt kê các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ liệt kê sự thay đổi của các tài khoản.

. Bước 2: Tính số chênh lệch giữa số đầu kỳ và cuối kỳ (kỳ nghiên cứu và kỳ

gốc) vốn.

Nếu tài sản tăng, hoặc nguồn vốn giảm thì ghi số chênh lệch vào cột sử dụng Nếu nguồn vốn tăng, tài sản giảm thì ghi số chênh lệch vào cốt nguồn vốn.

. Bước 3: Lập bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn Sắp xếp các số liệu theo sử dụng vốn và nguồn vốn

Tính tỷ trọng biến động của từng yếu tố trong tổng mức biến động

. Bước 4: Kết quả phân tích: Kết quả phân tích sẽ cho thấy trọng tâm của việc

sử dụng vốn và những nguồn chủ yếu nào được hình thành để tài trợ cho v iệc sử dụng vốn đó. Nghĩa là tài sản của doanh nghiệp trong kỳ tăng lên chủ yếu là những tài sản nào? và để tăng những tài sản này thì doanh nghiệp đã sử dụng những nguồn vốn nào?

. Một số trường hợp cần lưu ý cho cán bộ phân tích của ngân hàng khi nhận định về tình hình của doanh nghiệp:

Trường hợp vốn sản xuất tăng không phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Trường hợp vốn sản xuất giảm

Nếu quy mô sản xuất không thay đổi, doanh nghiệp có thể giảm tài sản lưu động bằng cách rút ngắn chu kỳ sản xuất hay tăng tốc độ vòng quy hàng tồn kho… nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Tài sản giảm = Nguồn vốn giảm)


Doanh nghiệp giảm vốn sản xuất không bình thường khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và bán đi tài sản, dẫn đến doanh nghiệp bị thu hẹp kinh doanh.

Doanh nghiệp giảm vốn bình thường do tiết kiệm vốn, là dấu hiệu tốt.

Hoặc quá trình làm ăn thua lỗ buộc doanh nghiệp phả i giảm vốn.

Trong quá trình luân chuyển của doanh nghiệp được tiến hành bình thường , không có trở ngại gì thì không cần phải có nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Doanh nghiệp cần tài trợ bằng nguồn vốn từ bên ngoài khi tăng quy mô sản xuất kinh doanh hay bị ách tắc khâu nào đó trong qua trình luân chuyển. Do vậy, cán bộ phân tích cần xem xét cẩn trọng tình hình của doanh nghiệp như thế nào? cần tài trợ vốn vì tăng quy mô hay bị ách tắc khâu nào, có hợp lý hay không.

Bảy là, Tái lập và thẩm tra báo cáo tài chính

Gần như 100% DNNVV không qua kiểm toán báo cáo tài chính vì nhiều lý do khác nhau, như làm tăng chi phí doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan chức năng không yêu cầu… Và cũng gần 100% ngân hàng chấp nhận báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để làm cơ sở phân tích, đánh giá về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp và ít khi kiểm tra tính xác thực, độ tin cậy của báo cáo tài chính. Do vậy, ngân hàng cần phải tiến hành tái lập và thẩm tra báo cáo tài chính, nhằm mục đích:

. Để hiểu được thấu đáo tình hình tài chính của doanh nghiệp, và xác định được

đây là một bản cáo cáo tài chính trung thực.

. Để có được một đánh giá đúng về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

. Rất có ích trong trường hợp báo cáo tài chính của khách hàng chưa được kiểm

toán.


Tám là, Ngân hàng cần thiết kế phần mềm vi tính để phục vụ cho việc p hân tích

tài chính doanh nghiệp được nhanh chóng, và chính xác hơn. Phần mềm này tương đối đơn giản, có thể thiết kế được trên chương trình Excel của Microsoft office, nếu cần chuyên nghiệp hơn thì ngân hàng có thể thiết kế trên các phần mền chuyên dụng hơ n. Đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa thấy được có bất kỳ NHTM nào xây dựng phần mềm hỗ trợ cán bộ trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, trong khi việc thiết kế phần mềm này tương đối đơn giản. Việc thiết kế phần mềm để phân tích tài chính chung cho tất cả doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn thì tương đối khó khăn hơn do có chút ít khác biệt về tiêu chí kế toán của doanh nghiệp. Nhưng việc thiết kế phần mền phần tích tài chính và tái lập báo cáo tài chính và lưu chuyển tiền tệ đối với


DNNVV tương đối đơn giản hơn vì Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, ngày 14/09/2006, và Thông tư số 138/2011/TT-BTC về chế độ kế toán DNNVV áp dụng cho tất cả DNNVV thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong nước. Theo đó, chế độ kế toán DN NVV được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 07 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 07 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở DNNVV hoặc do quá phức tạp không phù hợp với DNNVV. Do đó, chúng ta có đầy đủ cơ sở để tiến hành thiết kế phần mềm vi tính để phục vụ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phần mềm sẽ giúp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chính xác hơn, nhanh chóng hơn. Tất nhiên việc dùng phần mềm chỉ để hỗ trợ, và số liệu truy xuất chỉ là số liệu thô, việc đánh giá kết luận hoàn toàn dựa và kinh nghiệm, trình độ của cán bộ phân tích. Nhưng phần mềm sẽ giúp hạn chế được rủ ro trong quá trình phân tích của cán bộ phân tích, ngoài ra không phải cán bộ nào cũng am hiểu tất cả về tài chính doanh nghiệp, đồng thời giúp thống nhất các tiêu chí phân tích tài chính doanh nghiệp trong tất cả cán bộ phân tích.

Đồng thời, giúp rút ngắn thời gian phân tích, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng, nhanh chóng có kết luận để khách hàng có biện pháp xử lý kịp thời và không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Một vấn đề cuối cùng nhưng rất quan trọng , đa phần DNNVV, nhất là doanh nghiệp nhỏ đều có 03 bộ báo cáo tài chính khác nhau; 01 báo cáo tài chính thua lỗ, hoặc lợi nhuận rất thấp để né thuế; 01 báo cáo tà i chính với tình hình rất khả quan, hiệu quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao dùng để cung cấp cho ngân hàng; và 01 báo cáo tài chính thật sự dành riêng cho chủ doanh nghiệp.

Như vậy, một vấn đề lớn mà ngân hàng đặc biệt quan tâm là “Làm thế nào để xác định được báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp là trung thực?” vì nếu phân tích có chi tiết, có sâu sát, có khoa học…, nhưng trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính không trung thực thì kết quả cũng là không chính xác. Vậy làm thế nào để kiểm tra được báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp là trung thực khi báo cào tài chính không được kiểm toán, và đặc thù của DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ việc lưu hồ sơ sổ sách rất hạn chế, hoặc không lưu trữ hóa đơn, chứng từ chứng minh các khoản mục trên báo cáo tài chính, hoặc ngay cả khi kiểm toán thì số liệu cũng có độ trễ nhất định, ít nhất là 01 năm, trong khi ngân hàng cần số liệu để phân tích ở kỳ kế toán gần nhất thời điểm đề nghị vay vốn.


Đây là một vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ cho ngân hàng mà tất cả các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp, như cơ quan thuế, nhà đầu tư, người góp vốn… Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và từ kinh nghiệm của tác giả trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp và giải quyết hồ sơ vay vốn, chúng tôi đề xuất mt snội dung cần lưu ý trong quá trình phân tích, cụ thể như sau:

. Kiểm tra các khoản mục lớn trong báo cáo tài chính như: Tổng tài sản, Tổng nguồn vốn, Tài sản cố định, Nguồn vốn chủ sở hữu, Công nợ phải trả, Hàng tồn kho, Công nợ phải thu, Lãi lỗ như thế nào, tất cả đối chiếu với hồ sơ, sổ sách, đối chiếu với các phòng, tổ khác của doanh nghiệp hoặc ước lượng giá trị của từng khoản mục xem có hợp lý hay không? và hợp lý với tình hình của doanh nghiệp hay không?, có biến động bất thường qua các năm hay k hông?, so sánh với cùng ngành nghề, cùng quy mô có hợp lý không?.

. Xem xét dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh chính và phụ như thế nào, có tương xứng với doanh thu và lợi nhuận, các khoản mục, sự ràng buộc và tỷ lệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính có hợp lý hay không?

. Cần tiến hành kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết. Một chỉ tiêu có tính tổng hợp bao giờ cũng bằng tổng các chi tiết

. Thực hiện so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Cùng một chỉ tiêu phản ảnh ở các báo cáo tài chính khác nhau ở cùng một thời điểm hay trong một khoản thời gian phải có số liệu như nhau.

Cùng một chỉ tiêu dù được tính bằng các phương pháp khác nhau thì vẫn phải đảm bảo tính thống nhất

Trong cùng một chỉ tiêu: số cuối kỳ = số đầu kỳ + tăng trong kỳ - giảm trong kỳ Số cuối kỳ trước = số đầu kỳ sau trong cùng một chỉ tiêu

. Tiếp cận người lao động, thậm chí là nhân viên bảo vệ để tìm hiểu thêm về thông tin doanh nghiệp, lương thưởng có đầy đủ kịp thời không, phong cách, thái độ làm việc của người lao động, tư tưởng của họ n hư thế nào, có nhiều lao động nghỉ việc không. Đồng thờ hỏi thăm dân cư lân cận về doanh nghiệp xem, những người xung quanh nhận định về doanh nghiệp đó tốt hay xấu, có gì bất thường không…

Mặt khác việc phân tích theo chiều dọc, chiều ngang, phân tích sử dụng vốn, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích tỷ số…cũng sẽ giúp cho thấy được sự hợp lý và độ tin cậy của báo cáo tài chính doanh nghiệp.


- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng về đạo đức nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng, là cầu nối giữa

ngân hàng và khách hàng nhằm mục đích đưa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Qua đó cho thấy cán bộ tín dụng tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Con người luôn là yếu tố quyết định cho thành công trong mọi công việc. Tác phong làm việc, thái độ phục vụ, năng l ực trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm là những yếu tố quan trọng của cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ tín dụng trong việc thu hút khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và sẵn lòng trả nợ, ngăn chặn rủi ro. Trình độ cán bộ cao còn giúp làm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn trước khi khoản vay được thực hiện.

Cho dù khoa học kỹ thuật cho hiện đại đến đâu thì công việc phân tích tín dụng cũng không tránh khỏi sự đánh giá chủ quan của con người. Họ là người lựa chọn phương pháp nào là hiệu quả, đưa ra chỉ tiêu nào để xem xét dự án, đồng thời cũng là người quyết định sau cùng việc khách hàng có đủ điều kiện để cho vay hay không. Phân tích tín dụng là việc xác định sức khỏe của khách hàng thông qua BCTC cùng

với tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh, và độ tin cậy trong việc phân tích chính xác tình hình của khách hàng là điều đặc biệt quan tâm. Ngay cả khi kết quả phân tích mang lại kết quả khả quan thì không có nghĩa chắc chắn rằng sức khỏe của khách hàng và hiệu quả kinh doanh trong tương lai thật sự được đảm bảo và không có rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do đó việc nâng cao kỹ năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ sẽ giúp cho chất lượng phân tích sẽ cao, đồng nghĩa với mức rủi ro trong công tác phân tích tín dụng sẽ giảm.

Cho nên công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tín dụng một cách toàn diện là yêu cầu luôn cấp thiết với bất kỳ ngân hàng nào và bất kỳ thời điểm nào, bởi vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ rất khó khăn và đa đạng , đòi hỏi trình độ của cán bộ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tài chính, tín dụng, kế toán, mà còn bao gồm cả những lĩnh vực đa dạng của khách hàng, cùng với kỹ năng và sự nhạy bén, tinh tế của cán bộ.

Có thể nói, trong các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng là khó nhất, và phức tạp nhất vì khách hàng rất đa dạng, ngành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022