Dnnvv Cần Tận Dụng Các Chính Sách Hỗ Trợ Dành Cho Dnnvv


trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trình độ kỹ thuật chuyên môn phong cách làm việc khoa học. Có chính sách khuyến khích vật chất tinh thần cho những người có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi, dám nghĩ dám làm và có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp với nhận thức con người có trình độ công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay.

3.2.2.9. DNNVV cần tận dụng các chính sách hỗ trợ dành cho DNNVV

Nhằm hỗ trợ DNNVV trong hoạt động kinh doanh và tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Chính phủ và NHNN có những chính sách hỗ trợ DNNVV như: Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại các NHTM, quỹ bảo lãnh cho DNNVV tại các địa phương (trong đó có TP.HCM), quỹ phát triển DNNVV, chương trình trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, kiến thức pháp luật, chương trình xúc tiến thương mại, ưu đãi về vốn và lãi suất cho DNNVV,… Nhìn chung, DNNVV đã được tạo nhiều điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh của mình, nhưng trên thực tế, DNNVV chưa tận dụng hết các chương trình hỗ trợ dành cho mình. Qua k ết quả khảo sát cho thấy gần 100% DNNVV không biết hoặc biết rất ít về các chương

trình này, trong đó chỉ có 1.11% DNNVV từng thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng để vay vốn ngân hàng, và có 15.13% đang tìm hiểu vấn đề trên. Như vậy DNNVV còn biết quá ít về các chương trình, chính sách hỗ trợ cho mình, do vậy, trong thời gian tới DNNVV cần chủ động tìm hiểu thông tin, mạnh dạng tiếp cận các chương trình, chính sách hỗ trợ dành cho DNNVV, trong đó cần lưu ý đến các chương trình hỗ trợ về vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần tận dụng quỹ bảo lãnh để khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

3.3. KHUYẾN NGHỊ

3.3.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ

3.3.1.1. Tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

Về nguyên tắc, các thành phần kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng nếu trong môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ không thể hoạt động có hiệu quả. Các nước đã từng thành công trong phát triển khu vực DNNVV đã cho thấy rằng cần phải tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn địn h thì doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng mới có thể phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình.

Để nâng cao khả năng cung ứng vốn vay của hệ thống ngân hàng, nhìn từ khía cạnh vĩ mô, nhà nước nên thiết lập những chính sách phù hợp với các điều kiệ n vĩ mô,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.


đặc biệt là tạo sự tin cậy cho hệ thống ngân hàng. Nhà nước cũng cần duy trì tính ổn định của chính sách tài chính tiền tệ nhằm tạo môi trường ổn định và về lâu dài để các doanh nghiệp và ngay cả ngân hàng yên tâm hoạt động. Bên cạnh đó, cần đẩy m ạnh quá trình cải cách hành chính, thủ tục hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng khuyến khích đầu tư kinh doanh lành mạnh, giảm chi phí, thời gian cho các chủ thể kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của DNNVV.

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 25

3.3.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động ngân hàng

Hoàn chỉnh hành lang pháp lý để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng là điều cần thiết. Để xây dựng một hành lang pháp lý có hiệu quả, luật và các văn bản pháp lý phải mang tính đồng bộ (như luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp, các quy định về hợp đồng, tài sản, đặc biệt là tài sản đảm bảo) có tính đến đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp nhằm tạo một sân chơi bình đẳng, thông thoáng, khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế về tín dụng, thuế, đất đai và các ưu đãi khác.

Bên cạnh đó, nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp lý về ngân hàng và tín

dụng, các văn bản quy phạm pháp luật tài chính, củng cố và phát triển các thị trường dịch vụ nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi và thích ứng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, nâng cao vai trò của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các quan hệ tài sản dựa trên

quyền sở hữu, các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ thường trao hai quyền cơ bản cho chủ nợ gồm:

- Cho phép chủ nợ có quyền phong toả tài sản của con nợ, bán các tài sản này và đầu tư số tiền này vào các hoạt động khác có hiệu quả hơn khi con nợ mất khả năng thanh toán và không thể phục hồi.

- Cho phép chủ nợ kiểm soát các hoạt động quản lý của con nợ trong trường hợp con nợ đang có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán. Pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ nói chung và bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng hoặc thúc đẩy (tro ng trường hợp phù hợp với nhu cầu của thực tiễn) hoặc


kìm hãm (trong trường hợp ngược lại) sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao năng lực điều hành và giám sát hệ thống ngân hàng thương mại

Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM nói chung và Agribank nói riêng, NHNN cần thực hiện nhanh có hiệu quả chương trình cải tổ, cơ cấu lại ngành ngân hàng Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, giúp DNNVV có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà Nước cần chỉ đạo NHTM đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến DNNVV về cơ chế, chính sách tín dụng, lãi suất, để tránh tình trạng “cò” tín dụng nhằm có thể tập trung vốn cho những ngành sản xuất thương mại dịch vụ mà nhà nước đang khuyến khích phát triển.

Trên cơ sở rà soát lại các văn bản hiện hành, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phát triển của hệ thống ngân hàng cho phù hợp với lộ trình hội nhập nền kinh tế Thế giới.

3.3.2.2. Hướng dẫn thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay và xử lý TSĐB

Hiện nay, các TCTD đã được quyền chủ động lựa chọn, quyết định việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với các tổ chức và cá nhân phù hợp với quy định của NHNN, nhưng “tổ chức tín dụng xem xét, quyết định” và “tự chịu trách nhiệm”. Về nguyên tắc, người vay phải có trách nhiệm trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng, nếu người vay lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự theo luật định. Nếu nợ vay có tài sản đảm bảo nợ liên quan đến vụ án hình sự thì ngân hàng không có quyền xử lý tài sản đảm bảo hợp pháp để thu nợ mà cơ quan pháp luật tiến hành kê biên tài sản, cho là tang vật trong vụ án, phải xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.

Theo tôi, để NHTM dễ dàng cho DNNVV vay vốn và cho vay với tỷ lệ cao hơn thì NHNN cần có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải bảo hiểm tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay. Ngoài ra, khoản vay có tài sản đảm bảo này cũng cần phải được bảo hiểm rủi ro để giảm tổn thất cho NHTM trong trường hợp tài sản bị kê biên, NHTM có hồ sơ hợp pháp nhưng không thể tiến hành xử lý nợ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sphân tích thực trạng hoạt động tín dụng vquy mô và chất lượng tín dụng, từ những tồn tại cần giải quyết, cùng với định hướng phát triển của ngành Agribank nói chung và Agribank trên địa bàn TP.HCM nói riêng, kết hợp với kinh nghiệm ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, luận án đã đưa ra các giải pháp và các kiến nghị nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn vay của DNNVV, mở rộng quy mô và đảm bảo được chất lượng tín dụng trong điều kiện hội nhập nền ki nh tế thế giới.

Các giải pháp không chỉ dừng lại ở việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, mà còn hướng đến sự thống nhất và x ây dựng một hệ thống Agribank vững mạnh, hiện đại hoạt đ ộng theo thông lệ quốc tế, đồng thời giải quyết được nhu cầu vốn cũng như dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.


KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, là xương sống đối với sự ổn định của một hệ thống chính trị xã hội. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Tuy nhiên, sự hạn hẹp về nguồn vốn đã hạn chế khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Agribank nói riêng có vai trò to lớn trong nền kinh tế. Là một định chế tài chính trung gian, ngân hàng giúp chuyển đổi nguồn vốn tiết kiệm và đầu tư. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng có thể coi vào bậc nhất vì đem lại khoản thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm gần đây đã dần khẳng định được

khả năng và uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, thay đổi được cái nhìn từ phía công chúng và ngân hàng thương mại, là tiền đề để ngân hàng yên tâm chuyển giao nguồn vốn tín dụng của mình cho doanh nghiệp sử dụng.

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM. Luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và thực ti ễn như sau:

Một là, trên cơ snghiên cứu lý luận và thực tiễn vDNNVV và tín dụng ngân hàng, luận án đã khái quát và hệ thống hóa được đặc điểm và khẳng định được vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế, cũng như vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và sự phát triển của DNNVV và sự cần thiết khách quan của việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV . Bên cạnh đó luận án cũng đã tìm hiểu và rút ra tviệc nghiên cứu kinh nghiệm từ thực tiển hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV ở một số quốc gia trên thế giới, và rút ra một số bài bài học về mrộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.

Hai là, đánh giá được thực trạng họat động của DNNVV trên địa bàn TP.HCM, cũng như là khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV, cùng với thực trạng về hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính và các nhân tố ảnh hưởng, bên cạnh việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục đối với việc mở rộng quy mô và nâng cao


chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM.

Ba là, trên cơ sở những lý luận và thực tiễn đã phân tích như trên, và định

ớng phát triển kinh doanh của Agribank trên địa bàn đô thloại 1 trong thời gian tới, luận án đã đưa được ra những giải pháp cụ thể đối với các ch i nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM, DNNVV cùng với cơ chế chính sách của Nhà nước, góp phần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực tài chính đủ sức cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn, mở rộng thị phần, cải thiện được tì nh hình huy động vốn cũng như phân bổ vốn tín dụng một cách có hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế.

Với những giải pháp đã nêu cần phải được áp dụng một cách đồng bộ sgóp phần tích cực cho việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng năng lực cạnh tranh của hệ thống Agribank trong xu thế cạnh trang ngày càng gay gắt để từng bước ổn định và vươn ra thị trường thế giới. Đồng thời góp phần giải quyết bài toán làm thế nào để Agribank trên địa bàn TP.HCM vừa có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay của DNNVV, vừa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng./.

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ




1. Ths. Trần Trọng Huy (2010), Phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 8 (305), ngày 15/04/2010.

2. Ths. Trần Trọng Huy (2012), Hoạt động Huy động vốn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 6 (351), ngày 15/03/2012.

3. Trần Trọng Huy (2013), Cơ chế chính sách của NHTW đối với DNNVV để tháo gỡ khó khăn và kích thích tăng trưởng , Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 11 (380), tháng 06/2013.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

1. TS. Trương Quốc Cường, TS. Đào Minh Phú, TS. Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng – Lý luận và thực tiển, NXB Chính trị Quốc gia.

2. Trần Đình Định (2007), Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý

hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại , NXB Tư Pháp

3. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại , NXB Giao thông Vận tải.

4. PGS.TS Đoàn Thanh Hà và công sự (2013), đề tài cấp thành phố “Nghiên cứu lộ trình và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới”.

5. Thúy Hải (02/04/2012), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – Những điều trăn trở, Báo sài gòn giải phóng

6. TS Lê Thị Tuyết Hoa, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung (2011), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.

7. TS Lê Thị Tuyết Hoa, ThS Lê Thị Mận, ThS Lê Văn Hải, ThS Nguyễn Văn

Nghiện (2004), giáo trình Tiền tệ - Ngân Hàng, Khoa tiền tệ Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

8. TS. Võ Việt Hùng (2009), luận án tiến sỹ kinh tế “giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM”.

9. GS.TS Nguyễn Đình Hương (2002), giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. TS. Ngô Hướng, Ths Tô Kim Ngọc (2001), giáo trình “Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống Kê Hà Nội.

11. TS. Ngô Hướng, PGS.TS Lê Văn Tề (2002), Tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê.

12. TS. Cao Sỹ Kiêm (2013), Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013, Tạp chí Tài chính số 2 - 2013

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022