Đánh Giá Quy Mô Và Chất Lượng Tín Dụng Đối Với Dnnvv Tại Các Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Trên Địa Bàn Tphcm Qua Mô


. Lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất

Lãi suất và việc quản lý rủi ro lãi suất được Agribank thực hiện khá tốt trong suốt quá trình hoạt động của mình. Agribank luôn cân đối được lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hài hòa lợi ích gi ữa khách hàng tiền gửi, khách hàng tiền vay và ngân hàng. So với các NHTM khác thì lãi suất đầu vào, đầu ra của Agribank luôn được ổn định và ở mức hợp lý tùy theo sự biến động của thị trường. Do vậy, nhân tố này trong thời gian qua không ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Agribank đã đầu tư và vận hành hệ thống công nghệ thông tin hiện đại từ năm 2003 và áp dụng trong toàn hệ thống từ năm 2009 được đánh giá là một trong những hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất trong khu vực, tuy nhiên việc khai thác tính hiện đại và tiện ích phục vụ cho công tác thông tin dự báo, thống kê, cảnh báo rủi ro và phân tích tín dụng còn nhiều hạn chế. Có trường hợp khách hàng vay vốn ở nhiều chi nhánh khác nhau, nhưng không bị phát hiện, hoặc khách hàng đang có nợ xấu tại chi nhánh này nhưng đến chi nhánh khác vay... dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng.

. Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng

Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi và yêu cầu của tình hình mới, nhận thức của cán bộ tín dụng trong công tác tín dụng, quản lý và chăm sóc khách hàng còn khá hời hợt. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 47.28% doanh nghiệp đánh giá cán bộ tín dụng quan tâm đến họ, và chỉ có 20.08% doanh nghiệp tin tưởng vào lời khuyên của cán bộ tín dụng, điều bất ngờ là chỉ có 17.15% doanh nghiệp tin là cán bộ tín dụng thật sự hiểu biết về doanh nghiệp.

. Năng lực của ngân hàng trong công tác phân tích tín dụng

Năng lực của ngân hàng trong công tác phân tích tín dụng còn nhiều hạn chế như báo cáo thẩm định sơ sài, không thẩm định đầy đủ các nội dung về pháp lý dự án, tình hình quan hệ với các TCTD, tài sản đảm bảo tiền vay , nội dung phân tích chưa đầy đủ, chưa đánh giá hết thực trạng và hiệu quả, tính khá thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp

Trong hướng dẫn kỹ năng và phương pháp thẩm định dự án đối với doanh nghiệp của Agribank, xét tổng thể cũng chưa thật sự hoàn thiện, còn một số vấn đề về tình hình tài chính doanh nghiệp khá quan trọng nhưng chưa được Agribank quan tâm phân tích, chẵng hạn như: phân tích lưu chuyển tiền tệ; chưa đánh giá được hết thực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.


trạng hoạt động và tương lai của doanh nghiệp; c án bthẩm định thường chấp nhận BCTC do doanh nghiệp gửi đến, mà không xem xét và không tái lập và thẩm tra lại BCTC của doanh nghiệp xem tính tính xác và trung thực của BCTC... Nhìn chung, đây là nhân tmà Agribank còn yếu kém, dẫn đến sự kém hiệu quả trong công tác phân tích tính dụng của ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 18

. Thông tin tín dụng

Agribank còn khá thụ động trong việc khai thác thông tin phục vụ cho công tác tín dụng, chưa lưu trữ được dự liệu thông tin cần thiết về các ngành nghề, thông tin thị trường, lịch sử hoạt động kinh doanh của khách hàng, các cảnh báo và nguy cơ có thể xảy ra ảnh hưở ng xấu đến công tác tín dụng,.... Bên cạnh đó, s ố liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án.

. Kiểm tra, giám sát nội bộ

Hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ không phát huy tác dụng, việc kiểm tra, giám sát không được thực hiện thường xuyên, một số thực hiện chiếu lệ, dễ dàng bỏ qua việc chấp hành sai các quy định, dẫn đến việc thực hiện sai quy trình, chấp hành không đúng các quy định của ngành và của Nhà nước làm rủi ro tín dụng tăng cao.

. Cơ chế bảo đảm tiền vay

Do quy định chưa chặt chẽ, tính chuyên môn hóa chưa cao, đã trở thành vấn đề nổi cộm, giáng tiếp gây thất thoát vốn tín dụng của Agribank trong suốt thời gian qua. Theo quyết định 1300/Q Đ- HĐQT-TDHo, ngày 03/12/2007 về các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Agribank, hiện còn đang áp dụng thì giá trị tài sản đảm bảo do ngân hàng và khách hàng vay thỏa thuận trên cơ sở giá thị trường .

Hiện tại, Agribank không có bộ phận định gi á độc lập, và cán bộ tín dụng phải

kiêm nhiệm công tác xác định giá trị tài sản, do không có chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo , mặt khác nhận thức của cán bộ tín dụng đối với Agribank nói ch ung và cán bộ tín dụng nói riêng còn rất nhiều hạn chế đối với công việc rất quan trọng này, đã dẫn đến tình trạng xác định giá trị tài sản quá sai lệch so với thực tế, hoặc tính thanh khoản của tài sản thấp... đã gây thất thoát cho Agribank hàng nghìn tđồng.


+ Các nhân tố thuộc về DNNVV

. Năng lực kinh doanh của DNNVV

Do hoạt động kinh doanh của DNNVV đa phần theo kiểu gia đình, tự phát, manh mún, nên năng lực kinh doanh của DNNVV có nhiều hạn chế, cùng với công nghệ lạc hậu, hoặc cố tình lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích...dẫn đến kinh doanh khó khăn, mất thanh khoản dẫn đến ảnh hưởng xấu đến chất lượn g tín dụng của ngân hàng. Theo lãnh đạo sở kế hoạch đầu tư TP.HCM cho biết, ước tính trên địa bàn TP.HCM, trong 100% DN thành lập ra thì chỉ 2/3 DN là làm ăn lành mạnh, còn 1/3 DN là hoạt động rất lôm côm, nhiều khi việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới lại không mang ý nghĩa tích cực để đóng góp vào kinh tế xã hội.

. Năng lực quản trị tài chính của DNNVV

Đây chính là điểm yếu cốt lõi của DNNVV, tác động đến việc vận dụng và phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa sức mạnh của các nguồn lực tài chính trong hoạt động kinh doanh yếu kém . Đây chính là vấn đề lo ngại của ngân hàng khi quyết định cấp tín dụng cho DNNVV, đồng thời nhân tố n ày ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng có hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

2.6.3. Đánh giá quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TPHCM qua mô hình SWOT

2.6.3.1. Điểm mạnh

Thứ nhất, Agribank là một trong những NHTM ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng của Việt Nam. Vì thế, các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM thừa hưởng giá trị thương hiệu, văn hoá, kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và sự hỗ trợ tích cực trên tất cả các mặt của hoạt động của Agribank, trong đó có hoạt động tín dụng.

Thứ hai, Agribank có ưu thế của một ngân hàng bán lẻ với mạng lưới phân phối dịch vụ rộng lớn, có rất nhiều khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, hầu hết có nhu cầu sử dụng đa dạng các sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm tín dụng. Vì vậy việc triển khai các sản phẩm ngân hàng đến đến khách hàng dễ dàng hơn

Với quy mô và mạng lưới rộng khắp, các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM đã đóng vai trò quan tr ọng trong cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho tất cả đối tượng khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng, góp phần phát triển kinh tế


xã hội của địa phương. Tuy thị phần về huy động vốn và cho vay của Agribank đang giảm sút, tuy nhiên vẫn là một trong những NHTM đứng đầu về thị phần huy động và cho vay, đặc biệt là cho vay DNNVV trên địa bàn TP.HCM.

Thứ ba, để đảm bảo phát triển bền vững, ngoài việc duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng, Agribank cũng rất chú trọng đến công tác quản lý rủi ro. Trong công tác tín dụng, mỗi khoản vay tuỳ quy mô và mức độ rủi ro, sẽ được thông qua phòng/tổ thẩm định hay hội đồng tín dụng. Bên cạnh đó, các chi nhánh cũng tăng cư ờng chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn trong việc thẩm định, cho vay, quản lý, giám sát vốn vay để thu nợ, tiến hành rà soát lại tài sản đảm bảo theo định kỳ, qua đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng CNTT được ưu tiên đầu tư nâng cấp đáng kể, với việc hoàn tất giai đoạn 2 chương trình IPCAS, kết nối hệ thống CNTT hiện đại trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm tín dụng và nâng cao khả năng quản lý, cạnh tranh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng cho Agribank.

Thứ năm, Agribank thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Chính phủ và NHNN, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành tại địa phương, hiệp hội, làng nghề về thực hiện chương trình mục tiêu kinh tế xã hội, các chương trình ưu đãi h ỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Thứ sáu, là một NHTM Nhà nước hàng đầu, với ưu thế về vốn, cùng với các chương trình tài trợ của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, Agribank luôn đảm bảo nguồn vốn tín dụng cấp cho DNNVV với lãi suất ưu đãi, và luôn thấp hơn so với mặt bằng chung, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV.

2.6.3.2. Điểm yếu

- Tồn tại

+ Về phía ngân hàng

. Tỷ lệ nguồn vốn trung, dài hạn trên dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm sâu (năm 2008: 121,11%, năm 2012: 58,30%). Trong giai đoạn 2008-2012, nguồn vốn trung, dài hạn giảm, trong khi dư nợ trung dài hạn tăng. Như vậy, việc phát triển nguồn vốn có kỳ hạn dài của Agribank chưa tương xứng với mức tăng trưở ng tín dụng trung dài hạn. Nếu duy trì cho vay trung và dài hạn nhiều, sẽ dẫn đến mất cân đối về thời hạn


cho vay và cân đối nguồn vốn huy động trung dài hạn, như vậy tiềm ẩn rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

. Các quy chế, chính sách của Agribank hiện hành đều áp dụng chung cho các đối tượng khách hàng, không phân khúc theo thị trường doanh nghiệp lớn, DNNVV, cá nhân. Hiện Agribank có quy trình tín dụng chung và quy trình tín dụng dành cho cá nhân và hộ gia đình, nhưng không có quy trình tín dụng thích hợp dành cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

. Hiện tại và chủ trương của Agribank trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới là hướng đến DNNVV, có thể nói đây là đối tượng khách hàng chiến lược của Agribank, nhưng Agribank chưa có bất kỳ sự nghiên cứu và tìm hiểu nào về đối tượng khách hàng này, đây là một bất lợi rất lớn và cũng là một rủi ro rất cao khi quyết định tập trung đầu tư vào một đối tượng khách hàng nào đó mà chưa thật sự hiểu rõ về khách hàng đó.

. Agribank chưa khai thác và áp dụng những ưu thế của hoạt động marketing về phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng, chiến lược khách hàng, kênh phân phối,…. phục vụ công tác tín dụng nói chung và tín dụng cho DNNVV nói riêng.

. Về mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Agribank hiện đang áp dụng là mô hình quản lý rủi ro tín dụng phi tập trung. Trong đó, phòng tín dụng hay phòng kế hoạch kinh doanh (tùy theo quy mô của chi nhánh) thực hiện tất cả các khâu trong quy trình tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Tuy có điểm mạnh là gọn nhẹ, cơ cấ u tổ chức đơn giản, phù hợp với việc quản lý ở cấp quy mô nhỏ tại các chi nhánh của Agribank, nhưng có điểm yếu là không có sự chuyên sâu, một nơi làm tất cả các khâu trong quy trình tín dụng dẫn đến rủi ro rất cao, mà thực tế trong thời gian qua đã minh c hứng điều này khi hàng loại vụ án tín dụng đã xãy ra, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cho Agribank.

. Hệ thống thông tin tín dụng chưa hoàn thiện: Hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin về khách hàng cũng như về các dự án đầu tư chưa được cập nhật nhanh chó ng, chính xác. Chất lượng của việc phân tích, xử lý thông tin tín dụng chưa cao, khả năng dự báo, thẩm định tài chính dự án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng còn hạn chế, năng lực thẩm định dự án đầu tư của cán bộ ngân hàng còn yếu, chưa chuyên nghiệp, chưa chủ động trong việc tài trợ những dự án một cách kịp thời, có hiệu quả. Khả năng tư vấn khách hàng trong việc lập kế hoạch và lựa chọn phương án đầu tư của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.


. Trong năm 2008 Agribank trên địa bàn TP.HCM mở rộng mạng lưới chi nhánh quá nóng vội với việc nâng cấp 22 chi nhánh cấp 2, cấp 3 lên cấp 1 nâng tổng số chi nhánh cấp 1 hoạt động lên 48 chi nhánh thời điểm 2008, với chủ trương tăng trưởng tín dụng nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng lợi nhuận kinh doanh, một số chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay mà chưa thật sự chú trọng thẩm định kỹ hiệu quả của các dự án, không lường trước được những diễn biến kinh tế xã hội, do đó khi nền kinh tế bất ổn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong triển khai dự án và tiêu thụ sản phẩm vì vậy ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nợ xấu gia tăng từ 2,2% trong năm 2008 lên 13,55% trong năm 2012.

. Một số chi nhánh có chất lượng tín dụng không tốt do công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập. Tại một số chi nhánh do quá trình thẩm định cho vay thiếu chặt chẽ cùng với sự khó khăn của nền kinh tế đã bộc lộ những khoản nợ xấu. Có 24/40 chi nhánh (chiếm tỷ lệ 60%% tổng số chi nhánh cấp 1 trên địa bàn TP.HCM) có nợ xấu trên 5%, trong đó có 9/40 chi nhánh có nợ xấu trên 10%.

. Công nghệ thông tin: Đến năm 2009 Agribank đã triển khai đồng bộ IPCAS tại tất cả chi nhánh làm nền tảng cho triển khai các sản phẩm và dịch vụ hiện đại, có tính cạnh tranh cao, nâng cao khả năng quản lý và cạnh tranh. Nhưng so với các ngân hàng khác, phải mất một thời gian quá dài (từ năm 2003 đến năm 2008) Agribank mới có đầy đủ các điều kiện để triển khai nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu, chưa khai thác hết tính năng nâng cao của IPCAS vào công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro, việc phát triển tiện ích đối với khách hàng còn chậm, chưa hỗ trợ tốt cho thông tin báo cáo.

. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại nhiều đơn vị chưa triển khai thường xuyên, chất lượng chưa tốt, còn chồn g chéo gây lãnh phí; xử lý sai sót chưa kiên quyết; chưa làm tốt công tác cảnh báo, dự báo rủi ro.

. Công tác đào tạo tại nhiều đơn vị mới chú trọng nhu cầu trước mắt, chưa quan tâm đào tạo chuyên sâu về quản lý và tác nghiệp. Trình độ cán bộ không đồng đi ều nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và theo kịp xu thế hội nhập.

. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu là truyền thống, chất lượng chưa cao, tính cạnh tranh còn hạn chế. Tính ổn định và thống nhất của mỗi sản phẩm chưa cao, cùng một sản phẩm nhưng giữa các ch i nhánh triển khai khác nhau. Ví dụ nhóm sản phẩm tín dụng cùng một nội dung nhưng cách xử lý nghiệp vụ không đồng nhất… Xét về mặt


bằng chung so với các ngân hàng khác thì chất lượng sản phẩm dịch vụ của Agribank chưa tạo được ưu thế trong cạnh tranh.

. Quy trình tín dụng tập trung bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất

là cán btín dụng thực hiện tất ccác bước chủ yếu trong quá trình cho vay:

Một là, số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án. Ngân hàng còn hạn chế trong việc thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng cũng như các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho quá trình thẩm định. Một kênh h ữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu .

Mặt khác, trong quá trình thẩm định, c ác báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Trừ trường hợp thật cần thiết, không phải lúc nào ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này.

Hai là, quy trình tín dụng còn hạn chế trong việc việc phân cấp trách nhiệm của

cán bộ, đó là cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các bước chủ yếu trong quá trình cho vay như: hướng dẫn và quản lý khách hàng, phân tích tín dụng và đề xuất cho vay , giải ngân và thu nợ. Việc trao cho cán bộ tín dụng quá nhiều quyền là cơ hội để không ít cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp kém lợi dụng để trục lợi, làm rủi ro tín dụng tăng cao.

. Việc bố trí cán bộ thẩm định và cán bộ chuyên quản tín dụng ở nhiều chi nhánh của Agribank chưa thật sự đảm bảo yêu cầu công việc, nhiều cán bộ được bố trí chưa có nhiều kinh nghiệm, yếu kỹ năng, chưa vững nghiệp vụ, đôi khi quá cứng nhắc, đôi khi quá linh hoạt, quá hời hợt... dẫn đến chất lượng công tác phân tích tín dụng kém dễ dẫn đến sai lầm trong đề xuất ra quyết định cấp tín dụng, làm rủi ro tín dụng tăng cao. Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ khó khăn hơn hết so với các nghiệp vụ khác, nó biến thiên liên tục theo từng khách hàng, từng tình huống, từng tình hình thị trường, và đòi hỏi phải am hiểu rất nhiều kỹ năng bổ trợ khác...

. Trong hướng dẫn kỹ năng và phương pháp thẩm định dự án đối với doanh nghiệp của Agribank, xét tổng thể cũng chưa thật sự hoàn thiện, còn một số vấn đề về


tình hình tài chính doanh nghiệp khá quan trọng nhưng chưa được Agribank quan tâm phân tích, chẵng hạn như:

Phân tích lưu chuyển tiền tệ: đây là công cụ cực kỳ hữu hiệu trong việc tính

toán cơ cấu dòng thu chi tiền tệ, ảnh hưởng đến vận mệnh của doanh nghiệp; Không bị ảnh hưởng bới những nguyên tắc kế toán; Không có cách nào che dấu lưu chuyển tiền tệ đối với nhân viên phân tích tín dụng (trừ khi doanh n ghiệp cố tình gian lận).

Cán bộ thẩm định thường chấp nhận BCTC do doanh nghiệp gửi đến, mà không xem xét và không tái lập và thẩm tra lại BCTC của doanh nghiệp xem tính tính xác và trung thực của BCTC. Người phân tích được giao nhiệm vụ phân tích tín dụng phải tự trang bị cho mình các công cụ và kỹ năng để ước tính đúng các nguồn lực (tài sản có và tài sản nợ) và vốn chủ sỡ hữu của người vay. Các báo cáo tài chính trong quá khứ, nếu được phân tích thích đáng, sẽ cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh v à năng lực quản trị của người đi vay, kỹ luật tín dụng, tình hình vốn, và các nhận thức khác về sự sẵn sàng của người đi vay cho việc phát triển doanh nghiệp.

. Ngân hàng còn quá chú trọng đến tài sản thế chấp hơn là hiệu quả của dự án, phương án và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

. Cuối cùng, cơ chế bảo đảm tiề n vay và việc định giá tài sản b ảo đảm trong quá trình thẩm định hồ sơ vay đóng một vai trò hết sức quan trọng nhưng việc xem xét, đánh giá tài sản, quản lý TSBĐ, các chuẩn mực về tài sản mà NHT M Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đang áp dụng vẫn chưa chặt chẽ . Nhận thức về quyền lựa chọn TSBĐ của cán bộ ngân hàng còn chưa đầy đủ. Việc định giá đôi khi được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục, trong một số trường hợp, cán bộ t ín dụng có thể cố ý cấu kết với khách hàng để nâng khống giá trị TSBĐ để trục lợi

+ Về phía doanh nghiệp

. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của DNNVV trên tổng nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàn g, nên hiệu quả kinh doanh thấp.

. Công nghệ sản xuất, kinh doanh của DNNVV lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hạn chế, các báo cáo tài chính không được kiểm toán là những trở ngại đối với công tác thẩm định và quyết định cho vay củ a ngân hàng.

. Những hạn chế mang tính chủ quan của DNNVV là nguyên nhân của những vướng mắc trong quá trình tiếp cận tín dụng: Vốn thực luôn đạt thấp hơn nhiều so với vốn đăng ký; thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách; không rõ ràng trong quan hệ tài sản

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí