Thực Hiện Các Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Đối Với Kinh Tế Hộ


1.3.1.2. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế hộ

Cho vay tín dụng đối với kinh tế hộ ngoài mục tiêu đảm bảo hoạt

động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh

tế hộ

còn nhằm thực hiện các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước đối với kinh tế

hộ là làm cho đơn vị

kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

này thực sự

trở

Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 6

thành

động lực phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Bởi, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, nông thôn là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa nền nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tiến bộ, văn minh, người nông dân có cuộc sống ngày càng được cải thiện, nâng cao rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị. Do đó, tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ cũng phải góp phần thực hiện

tốt mục tiêu trên. Có như

vậy, chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước mới trở thành hiện thực trong cuộc sống của người nông dân, mới

phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.3.2. Nguyên tắc

1.3.2.1. Tín dụng đối với kinh tế của Nhà nước và của ngành ngân hàng


hộ phải tuân thủ


các quy định

Các quy định của Nhà nước và của ngành ngân hàng trong hoạt động

tín dụng đối với kinh tế hộ là những khuôn khổ pháp lý, tạo hành lang an toàn cho việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, như thời hạn cho vay, lãi suất tiền gửi, tiền cho vay đối với từng món vay kinh tế hộ; việc xử lý rủi ro, giảm nợ, khoanh nợ, xóa nợ... đối với một số trường hợp đặc biệt ... Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc mà trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ đòi hỏi các bên có liên quan (ngân hàng, hộ gia đình hoặc các

tổ chức, cá nhân bảo lãnh tín dụng) phải thực hiện đầy đủ, chặt chẽ và


nghiêm túc. Không vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà vi

phạm các quy định đã ban hành sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ. Trường hợp xảy ra những rủi ro trong sản xuất do thiên tai gây ra như hạn hán, bão

lụt, dịch bệnh... mùa màng bị

thất thu, đời

sống nông dân gặp nhiều khó

khăn,

ảnh hưởng lớn đến sản xuất, khó có khả

năng trả

nợ, dẫn đến nợ

xấu, nợ khó đòi thì các bên có liên quan lập báo cáo giải trình cụ thể, kèm theo xác nhận của tổ chức, chính quyền địa phương, trên cơ sở đó đề nghị ngân hàng xem xét cho giảm nợ, khoanh nợ, thậm chí có thể xóa nợ đối với những hộ đặc biệt khó khăn, mất khả năng trả nợ ngân hàng.

1.3.2.2. Tín dụng đối với kinh tế hộ phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn

Đây là nguyên tắc cơ bản của hoạt động tín dụng, nếu không thì

ngân hàng không thể tồn tại và phát triển được. Thực chất của hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, là đi vay để cho vay theo nguyên tắc đảm bảo thu hồi đủ số tiền gốc bỏ ra cộng với một khoản lãi suất cho vay theo một tỷ lệ nhất định nhằm tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Vì vậy, tín dụng đối với kinh tế hộ phải tuân thủ

nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh

doanh và có khả năng cho vay những món lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay của kinh tế hộ. Điều đó cho thấy, bảo toàn và phát triển nguồn vốn

không chỉ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra

thường xuyên, liên tục, mà còn thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Nhờ vốn vay tín dụng ngân hàng mà đa số hộ nông dân mở rộng được quy mô sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên khá giả.

1.3.3. Cơ chế hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ


1.3.3.1 Vừa chặt chẽ, vừa thông thoáng nhằm tạo thuận lợi cho kinh tế hộ tiếp cận được vốn tín dụng

Cơ chế quản lý hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ có vai trò quan

trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cả ngân hàng và kinh tế hộ. Chính vì vậy mà trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước và ngành ngân

hàng luôn quan tâm đến việc đổi mới cơ chế quản lý để tạo môi trường

kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là đối với kinh tế hộ. Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển, ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn và cho vay đến nhiều hộ nông dân. Ngược lại cơ chế không phù hợp sẽ gây khó khăn cho việc huy động và cho vay vốn của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đến sản xuất của kinh tế hộ, cho nên để đảm bảo tốt quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và kinh tế hộ thì cơ chế hoạt động tín dụng phải vừa chặt chẽ, vừa thông thoáng nhằm tạo thuận lợi cho kinh tế hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Một mặt, cơ chế hoạt động tín dụng phải được xây dựng trên những quan điểm và nguyên tắc kinh doanh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Không vì những khó khăn trước mắt hay vì một lý do nào đó mà hạn chế

điều

kiện hoạt động hoặc bỏ

qua những quy định có tính bắt buộc trong

kinh doanh của ngân hàng, mà tất cả những thay đổi trong cơ chế quản lý phải bám sát mục tiêu hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ. Mặt khác, cơ chế hoạt động tín dụng cũng phải thông thoáng, không làm bó tay ngân hàng và cũng không gây khó khăn cho kinh tế hộ. Phải tạo điều kiện cho ngân hàng được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, trong việc

giải quyết các quan hệ giao dịch thuộc các thành phần kinh tế.

với kinh tế hộ, với các tổ chức, cá nhân

1.3.3.2. Phân cấp mạnh cho các tổ chức tín dụng


Việc phân cấp mạnh cho các tổ chức tín dụng không ngoài mục đích phát huy quyền tự chủ của các tổ chức này trong kinh doanh. Theo đó, các tổ chức tín dụng có thể được giao nhiều quyền hạn hơn trong việc quyết định những nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến việc huy động và cho vay vốn, đến việc xử lý một số vốn vay đối với kinh tế hộ mà không phải chờ xin ý kiến chỉ đạo hoặc phê duyệt của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn. Sự

phân cấp đó sẽ

tạo nhiều thuận lợi cho các tổ

chức tín dụng trong kinh doanh, nâng cao được tinh thần trách nhiệm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng thời phát huy được tính sáng tạo trong chuyên môn, nâng cao tính chuyên nghiệp trong công vụ, nhất là trong việc mở rộng đối tượng cho vay đối với kinh tế hộ.

1.3.4. Xu hướng phát triển của tín dụng đối với kinh tế hộ

1.3.4.1. Vốn huy động ngày càng đa dạng, phong phú

Hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ chủ yếu diễn ra trên địa bàn nông thôn. Đây là địa bàn rộng lớn có số dân và số lao động chiếm tỷ lệ cao trong cả nước nên một khi nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển, đời sống người nông dân được cải thiện thì khả năng tích lũy vốn của họ cũng

tăng lên. Do đó, một bộ

phận kinh tế hộ

ngoài việc dùng một phần vốn

đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, họ còn có một khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng đến. Đây là nguồn vốn tiềm tàng ở nông thôn mà các tổ

chức tín dụng có thể

huy động được để

phát triển nguồn vốn của mình.

Như

vậy, tín dụng đối với kinh tế hộ

không chỉ

là cho vay, mà còn huy

động động vốn của họ ngay tại địa bàn để cho vay, mở ra khả năng kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên từng địa bàn. Từ đó cho thấy, việc huy động vốn tín dụng ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều đối tượng tham gia. Nhờ đó, ngân hàng có thể thực hiện tốt quá trình đi vay đối với kinh tế hộ ngay trên địa bàn nông thôn.


1.3.4.2. Đối tượng, phạm vi hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ ngày càng được mở rộng

Do nhu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế

hộ nói riêng nên đối tượng, phạm vi hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ cũng ngày càng được mở rộng. Ngân hàng không chỉ cho vay đối với những

hộ thuần nông với mục đích xóa đói, giảm nghèo, mà còn mở rộng đối

tượng đối với những hộ ngành nghề, những hộ trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, những hộ có nhu cầu vay vốn lớn để mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ. Đặc biệt, để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để đầu tư mua sắm phương tiện, máy móc, công cụ sản xuất, dẫn đến nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, làm cho đối tượng và phạm vi hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ ngày

càng được mở rộng. Và đây cũng là xu hướng của nền sản xuất nông

nghiệp hàng hóa ở nước ta hiện nay. Vì vậy, ở nông thôn ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình kinh doanh giỏi, có quy mô lớn trong trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Khác

với kinh tế

tự cấp tự

túc trước đây, sản xuất nông nghiệp chủ

yếu tập

trung vào cây lúa nên nhu cầu vay vốn không lớn và thu nhập của kinh tế

hộ cũng không cao. Ngày nay, nền nông nghiệp hàng hóa và cơ

chế

thị

trường đòi hỏi kinh tế hộ

phải chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi,

chuyển đổi cơ cấu sản xuất nên nhu cầu sử dụng vốn đối với kinh tế hộ ngày càng tăng, do đó, họ cần sự hỗ trợ vốn của ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao cuộc sống.


Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM


2.1. KHÁI QUÁT VỀ BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

KINH TẾ

HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG

Từ khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI năm 1988, kinh tế hộ được xác định là đơn vị sản xuất tự chủ, có đủ tư cách pháp nhân trong tổ chức sản xuất, kinh doanh và được đối xử bình đẳng trước pháp luật.

Việc xác định đúng đắn vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân làm giàu, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là lao động, đất đai để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội.

Đối với người nông dân, họ rất phấn khởi khi được Đảng, Nhà nước

quan tâm, tạo điều kiện để họ vươn lên trong cuộc sống, thoát cảnh đói

nghèo, nên họ cũng tích cực hơn trong lao động, trong việc chuyển đổi cơ

cấu sản xuất, cơ

cấu cây trồng, con vật nuôi để

tạo ra nhiều sản phẩm

hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Đổi mới kinh tế là một quá trình, có nhiều thành tựu đáng trân trọng nhưng cũng có những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của nông nghiệp, nông thôn nói riêng, trong đó có kinh tế hộ. Cùng với sự phát triển chung của các thành phần kinh tế ở tỉnh Quảng Nam, kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thăng Bình đã có những chuyển biến


tích cực trong sản xuất, kinh doanh, trong việc xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.

2.1.1. Thành tựu

­ Thành tựu lớn nhất của kinh tế hộ trên địa bàn huyện Thăng Bình là đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đối với một huyện thuần nông như Thăng Bình thì sự phát triển và tăng trưởng của nền nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Nhờ đó mà tình hình kinh tế ­ xã hội ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao; an ninh, quốc phòng được giữ vững ...

­ Đóng góp vào sự tăng trường GDP của toàn huyện cũng như tăng

trưởng GDP trên đầu người năm sau cao hơn năm trước. Có thể khẳng

định, sự

phát triển của kinh tế

hộ ở

huyện Thăng Bình đã tạo động lực

mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động trong sản xuất, kinh doanh, khắc phục tính ỷ lại, dựa dẫm vào Nhà nước, vào tập thể của cơ chế quan liêu, bao cấp trước đây. Phát triển kinh tế hộ không chỉ làm tăng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, đảm bảo được lợi ích của người lao động, mà còn sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó có việc sử dụng lao

động, vốn đầu tư theo hướng thâm canh, chuyên canh, phát triển ngành

nghề... làm tăng đáng kể năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất lao động nông nghiệp, tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác. Theo số liệu thống kê trong 5 năm gần đây tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân hàng năm là 4,5% . Đặc biệt đã xuất hiện những mô hình kinh tế hộ sản xuất giỏi trong trồng trọt, chăn nuôi,


phát triển ngành nghề, đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị bình quân một ha canh tác đạt trên 30 triệu đồng/năm [6].

­ Đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện, góp phần ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân. Với sản lượng lương thực hàng năm đạt gần 62.500 tấn các loại cây có hạt vẫn còn thấp so với một huyện

thuần nông, nhưng lượng lương thực đó có thể đảm bảo được an ninh

lương thực trên địa bàn, trừ khi có những biến động đột xuất do bị thiên tai,

mất mùa thì ít nhiều có ảnh hưởng đến vấn đề hưởng đến thu nhập, đời sống của nhân dân.

an ninh lương thực, ảnh

­ Sự phát triển ổn định của kinh tế hộ trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay trên địa bàn

huyện Thăng Bình về cơ

bản không còn hộ

đói, số

hộ nghèo ngày càng

giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cùng với đó, số hộ khá và giàu

ngày càng tăng, khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn ngày càng rút ngắn.

Điều đáng mừng đối với kinh tế hộ là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất từ thuần nông sang phát triển các ngành nghề khác, một số

nơi khôi phục được làng nghề truyền thống; từ độc canh cây lương thực

sang sản xuất các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Một số hộ đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường để sản xuất những loại sản phẩm mà thị trường cần, sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm trái vụ, trái mùa có mức thu nhập rất cao từ 50 triệu đến 70­80 triệu đồng trên một ha/năm

­ Những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ được áp dụng

rộng rãi trong sản xuất. Nhiều biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, chăn

nuôi, phát triển ngành nghề được các hộ sản xuất thực hiện có hiệu quả, như các loại giống lúa có năng suất cao, chống chịu hạn hán, sâu bệnh, các loại giống gia súc, gia cầm lai, lợn siêu nạc, vịt siêu trứng... cùng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi. Do đó, đã giảm thiểu được sâu bệnh, dịch bệnh cho các loại cây trồng, con vật nuôi, hạn chế thiệt hại cho

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 07/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí