về lao động, đất đai, cơ sở
vật chất, kỹ
thuật trong nông nghiệp, nông
thôn. Đối với những hộ nghèo, những hộ có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất thì việc cung cấp vốn tín dụng cho từng hộ sản xuất có vai trò quan trọng để giúp họ tháo gỡ khó khăn, tăng thêm nguồn lực phát triển kinh tế hộ mà tự bản thân họ không thể giải quyết được. Với việc
tiếp cận vốn vay ngân hàng, người nông dân sẽ yên tâm sản xuất, không
phải lo “Bán lúa non” như trước đây mà họ đã từng đi vay của những người cho vay nặng lãi, thu nhiều lợi nhuận từ tiền cho vay trên sự nghèo khổ của người nông dân.
Tín dụng ngân hàng giúp kinh tế hộ duy trì các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới, tạo việc làm cho lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thiếu vốn đầu tư nên ở nhiều vùng, nhiều địa phương, kinh tế hộ chủ yếu tập trung
ở ngành trồng trọt với suất đầu tư thấp, khó có điều kiện thâm canh để
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 2
- Hình Thức Cho Vay Trực Tiếp Có Sự Tham Gia Của Bên Cung Ứng
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Kinh
- Thực Hiện Các Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Đối Với Kinh Tế Hộ
- Những Thuận Lợi, Khó Khăn Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
- Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Kinh Tế Hộ Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
tăng năng suất cây trồng và năng suất lao động nông nghiệp và họ cũng
không có khả năng phát triển ngành nghề, các hoạt động dịch vụ. Điều đó không chỉ làm cho kinh tế nông thôn trở nên đơn điệu, phụ thuộc vào nhiều
điều kiện tự
nhiên, mà còn khó có khả
năng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người
lao động. Trong điều kiện đó, sự hiện diện của tín dụng ngân hàng trở
thành trợ thủ đắc lực giúp kinh tế hộ phát triển sản xuất, không chỉ đầu tư
vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, mà còn có cơ
hội để
khôi phục các làng
nghề truyền thống và phát triển một số ngành nghề mới có khả năng thu
hút lao động, khai thác và sử phương có lợi thế.
dụng nguyên vật liệu tại chỗ
mà nhiều địa
Việc khôi phục, duy trì các làng nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề mới ở nông thôn sẽ tạo điều kiện cho kinh tế hộ khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa,
cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Đây cũng là cơ hội giải
quyết việc làm cho người lao động, tạo sự trong nông nghiệp, nông thôn.
phát triển
ổn định, bền vững
Thực hiện đi vay để cho vay, tín dụng ngân hàng là người bạn đồng hành với kinh tế hộ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng, một mặt tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện cho vay ưu đãi đối với kinh tế hộ, mặt khác mở rộng phạm vi huy động vốn đến các tổ chức, cá nhân, các
chương trình, dự
án... để
tăng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Đặc
biệt, huy động tiền tiết kiệm hoặc tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các doanh nghiệp để đưa vào lưu thông nhằm đảm bảo cung cấp vốn kịp thời cho kinh tế hộ, nhất là đối với những hộ có nhiều khó khăn về vốn đầu tư. Như vậy, đi vay để cho vay phát triển sản xuất, giúp cho hộ nông dân có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, tín dụng ngân hàng thật sự là người bạn đồng hành với kinh tế hộ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ góp phần giảm thiểu nạn đầu cơ trục lợi của những kẻ cho vay nặng lãi.
Do thiếu hiểu biết về thị trường tài chính, nhất là trong lĩnh vực vay vốn ngân hàng và do công tác tuyên truyền cho người dân về sử dụng vốn tín dụng ngân hàng còn hạn chế nên nhiều hộ dân không tiếp cận được vốn
vay, trong khi họ
cần vốn để
sản xuất nên buộc phải đi vay của những
người cho vay nặng lãi với lãi suất cao gấp nhiều lần lãi vay tín dụng ngân hàng. Thực trạng này không giúp người nông dân giảm bớt khó khăn trong
cuộc sống, mà còn khó khăn hơn trong việc trả nợ vay, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống, thậm chí nhiều hộ phải “Bán lúa non” với giá rẻ để trả tiền vay với lãi suất cao cho chủ nợ. Do đó, sự tham gia của tín dụng ngân hàng vào thị trường tài chính ở nông thôn là công cụ quan trọng nhằm giúp kinh tế hộ vừa có vốn để sản xuất một cách an toàn, vừa khắc phục được nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn đã khiến cho nhiều hộ nông dân khó khăn trong sản xuất và đời sống.
1.2.2. Thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, thực hiện tiến bộ bằng xã hội
và công
1.2.2.1. Tín dụng ngân hàng giúp hộ nghèo làm quen và từng bước thực hiện hạch toán kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả
Tín dụng ngân hàng, ngoài việc kinh doanh tiền tệ, còn hướng dẫn
người đi vay sử dụng đồng vốn như thế nào cho đúng mục đích và có hiệu quả. Đối với kinh tế hộ, khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng phải biết đầu tư vào đâu, trồng loại cây gì, nuôi con vật gì, phát triển ngành nghề nào là có lợi nhất để cho nhiều sản phẩm hàng hóa, có giá trị kinh tế cao. Điều đó đòi hỏi người nông dân phải biết suy nghĩ, tính toán cách làm ăn theo phương thức mới, phương thức kinh doanh, nghĩa là không phải sản xuất bằng bất cứ giá nào theo kiểu tự cấp tự túc, lấy công làm lãi như trước, mà phải tính toán đầu vào, đầu ra sao cho có lợi trên từng đồng vốn đầu tư, từng đơn vị diện tích canh tác, từng loại cây trồng, vật nuôi… Từ đó có sự đối chiếu, so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả sản xuất thu được để xác định kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định (một vụ mùa, một năm sản xuất). Chính việc tính toán đầy đủ chi phí đầu vào, đầu ra trong sản xuất sẽ giúp người nông dân dần thích nghi với nền kinh tế thị trường, từng bước
thực hiện hạch toán kinh tế, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay vào sản xuất, kinh doanh.
1.2.2.2. Tín dụng ngân hàng giúp kinh tế hộ tiếp cận và mở rộng sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn
Việc đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất đối với kinh tế hộ sẽ tạo điều
kiện chuyển sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Người nông dân không còn sản xuất theo tập quán cũ, lạc hậu mà có sự chuyển hướng trong trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề nhằm sử dụng các tiềm năng, điều kiện hiện có mà lâu nay họ chưa khai thác được, như lao động, đất đai, kinh nghiệm sản xuất... Có không ít hộ nông dân vì thiếu vốn đầu tư nên chỉ quanh quẩn với những cây trồng, vật nuôi truyền thống và một phương thức sản xuất lạc hậu theo kiểu quảng canh, ít quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi rất thấp; sản phẩm làm ra khối lượng không nhiều chỉ đủ cung cấp cho gia đình, không có sản phẩm thặng dư nên không thoát ra được tình trạng đói nghèo. Vì vậy, tiếp cận vốn tín dụng, một mặt, kinh tế hộ có vốn đầu tư mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu, cả về quy mô và cơ cấu sản xuất. Mặt khác, họ có điều kiện tiếp thu những kiến thức mới, những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh nhằm đem lại năng suất, chất lượng và
hiệu quả
cao. Điều đó cho thấy, tín dụng ngân hàng từ
chỗ
đáp
ứng nhu
cầu vốn cho kinh tế hộ đã có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế hộ không chỉ sản xuất bó hẹp trong
ngành trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu tự túc tự cấp mà có sự thay đổi về
quy mô và cơ cấu sản xuất cả trong trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề. Đây là bước quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiến bộ, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn, chuyển lao động trồng trọt sang các ngành nghề khác, giảm áp lực lao động nông thôn đổ về thành thị để tìm kiếm việc làm, ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội ở các đô thị.
1.2.2.3. Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và
Nhà nước ta chủ trương thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, miền núi như chương trình 327, 135, 134, 120... nhằm mục đích phát triển kết cấu hạ tầng, xóa nhà tạm, xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện cho người dân nông thôn, miền núi, đặc biệt là ở những huyện, những xã còn khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Những chương trình, dự án đó được hưởng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến vai trò của tín dụng ngân hàng đã góp phần cung cấp các khoản tín dụng để thực hiện các
chương trình, dự
án, nhất là những dự
án về
phát triển kết cấu hạ
tầng
trong nông nghiệp, nông thôn như giao thông, thủy lợi.... và trên thực tế các chương trình, dự án nêu trên đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua từng năm, số hộ khá, giàu ngày càng tăng, khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn được rút ngắn.
1.2.3. Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế hộ tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh
Xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn là một trong
những tiền đề
quan trọng của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, đây cũng là bài toán khó đối với nông nghiệp, nông thôn hiện
nay do sự
hạn chế
của nguồn vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước. Song,
không vì thế mà để cho kết cấu hạ tầng nông thôn trong tình trạng lạc hậu sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất phát từ tình hình đó, ngày 31/3/1999 Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số
67/QĐTTg về
một số
chính sách tín dụng ngân
hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quyết định này đã tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là điện, đường, nước sạch, nhà ở nhằm tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững. Cùng với nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn xã hội thì vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn bổ sung cần thiết để phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Giải quyết được vấn đề kết cấu hạ tầng ở nông thôn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông thôn nói chung, kinh tế hộ nói riêng có cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, vừa giải phóng sức sản xuất, vừa nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.
1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, khai thác có hiệu quả lao động, đất đai trong nông nghiệp, nông thôn
Tình trạng thiếu vốn đầu tư của kinh tế hộ hiện nay mang tính phổ
biến, một mặt, do biến động của giá cả vật tư, nguyên liệu, mặt khác, do
có sự thay đổi về quy mô sản xuất cũng như cơ cấu ngành nghề ở nông
thôn nên rất cần đến sự giúp đỡ của ngân hàng. Cũng vì thiếu vốn nên mức đầu tư thấp và chỉ bó hẹp trong ngành trồng trọt, không có điều kiện đầu
tư chiều sâu, mở
rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề
để tăng
năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm
hàng hóa. Do đó, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng sẽ tạo điều kiện
cho kinh tế hộ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao mức đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, thay đổi tập quán sản xuất, thay đổi cách nghĩ, cách làm của người nông dân theo hướng tiến bộ, văn minh. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế hộ, giúp họ
vượt qua những khó khăn trong sản xuất mà tự
họ không thể
giải quyết
được. Chính sự thay đổi về tâm lý và tập quán sản xuất của người nông dân đã tác động tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, tạo điều kiện cho kinh tế hộ khai thác có hiệu quả lao động, đất đai và các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
1.2.3.3. Tín dụng ngân hàng là công cụ đắc lực để xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội
Suy cho cùng, sản xuất có ý nghĩa quyết định đến mọi mặt của đời
sống xã hội. Mà nói đến sản xuất, một trong những nguồn lực quan trọng là vốn đầu tư, trong đó phải kể đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Sự hỗ trợ vốn tín dụng đối với kinh tế hộ đã góp phần giải quyết được cái gốc
của vấn đề đói nghèo ở nông thôn là đẩy mạnh sản xuất, phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống trong các tầng lớp dân cư, giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn. Một khi sản xuất phát triển, thu nhập của kinh tế hộ tăng lên, kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc sẽ đem lại sự phồn vinh cho đất nước, làm thay đổi cả đời sống vật chất tinh thần và cả địa vị xã hội của những hộ nghèo, những người dễ bị tổn thương trong cuộc sống, trên cơ sở đó thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội cho người
nghèo, hộ nghèo được hưởng đầy đủ các dịch vụ và phúc lợi xã hội như mọi thành viên khác trong xã hội.
1.3. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, CƠ CHẾ QUẢN LÝ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ
1.3.1. Mục tiêu
1.3.1.1. Đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần
kinh tế, mọi tổ chức và cá nhân đều hướng đến một mục tiêu chung là
năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nếu không sẽ không tạo ra được sự
phát triển bền vững,
ổn định cho nền kinh tế và bị
thua thiệt trong cạnh
tranh và khó đứng vững trong cơ chế thị trường có nhiều biến động, phức tạp. Tín dụng đối với kinh tế hộ cũng vậy, trước hết phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ. Điều đó có nghĩa là, tín dụng ngân hàng vừa thực hiện tốt nghiệp vụ
cho vay đối với kinh tế
hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ
phát
triển, vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn được vốn, giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
Đối với kinh tế
hộ, mục đích đi vay là để
phát triển sản xuất, sử
dụng tốt các nguồn lực của gia đình và của xã hội nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, gia tăng giá trị sản xuất, làm cho đồng vốn sinh sôi nảy nở, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, có điều kiện trả nợ vay ngân hàng và tích lũy để đầu tư mở rộng sản xuất. Đây cũng là mục tiêu, vừa là mong
muốn của kinh tế hộ
để họ
có thể
cải thiện cuộc sống, không chỉ
thoát
nghèo, mà còn phấn đấu vươn lên trở thành những hộ khá và giàu, có của ăn, của để.