Đối với kinh tế hộ, có thể dễ dàng điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật, sản xuất theo nhu cầu của thị trường hơn là những đơn vị kinh tế
có quy mô lớn như các nông trường, các xí nghiệp nông nghiệp, lâm
trường… kinh tế hộ có khả năng tận dụng thời gian nông nhàn để tham gia vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp để tăng thêm thu nhập.Vì vậy, nhìn chung tính hiệu quả của kinh tế hộ là tương đối cao, nó quy định sự tồn tại khách quan, lâu dài của hình thức kinh tế nông hộ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, còn mang năng tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chậm phát triển.
Là đơn vị
kinh tế
độc
lập, tự
chủ
nhưng nó không hoạt động một
cách riêng biệt, không phải chỉ là kinh tế cá thể, mà nó có khả năng tồn tại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau, có thể là thành viên của các tổ chức hợp tác hay liên kết với các tổ chức kinh tế nhà nước để làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của mình.
Sản xuất của nông hộ luôn gắn liền với quy mô và đặc điểm môi
trường sinh thái, đặc biệt là khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn. Kinh tế
hộ chưa thể khắc phục được những bất lợi của thiên nhiên đem đến cho
mình. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ thường hay gặp rủi ro. Sản phẩm tạo ra có thời hạn sử dụng ngắn, chủ yếu mang tính chất
tươi sống, cho nên trong sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với chế độ
bảo quản, vận chuyển, chế biến thích hợp và phải có thị trường tiêu thụ để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, nhất là đối với những sản phẩm hàng hoá có khối lượng lớn, có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có một số đặc thù khác như kinh tế hộ vừa là đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng, kinh tế hộ là đơn vị tự nhiên, tự tạo nguồn lao động… Do những đặc trưng như vậy mà nông hộ từ xa xưa cho đến nay, ở tất cả các nước luôn là đơn vị kinh tế cơ bản của nền sản xuất nông nghiệp.
Từ một số đặc trưng nêu trên, cho thấy kinh tế hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ, là một bộ phận hợp thành nền kinh tế nhiều thành phần, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Vì
vậy, hộ
được giao quyền sử
dụng ruộng đất lâu dài để
sản xuất kinh
doanh, có cơ cấu sản xuất đa dạng, quy mô sản xuất phù hợp với nhiều ngành nghề dựa trên cơ sở lao động, vốn của gia đình. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các hộ thường có nhu cầu quan hệ hợp tác với nhau và với các thành phần kinh tế khác nhằm làm tăng thêm năng lực cho mình.
Tín dụng đối với kinh tế hộ
Tín dụng đối với kinh tế hộ là số
vốn của ngân hàng cho hộ
nông
dân vay để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo. Tín dụng đối với kinh tế hộ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì quá trình sản xuất
được liên tục, đòi hỏi vốn của người sản xuất phải đảm bảo cho các giai đoạn như sản xuất, dự trữ và lưu thông. Do vậy, hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra đối với kinh tế hộ. Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo đều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ không bị gián đoạn. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Từ nguồn vốn này, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay theo yêu cầu của kinh tế hộ nhằm bổ sung cho nguồn vốn tự có để thoả mãng nhu cầu sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ trong từng thời gian nhất định, nhất là vào thời vụ sản xuất nông nghiệp, người nông dân rất cần vốn để mua sắm tư liệu sản xuất, mua vật tư, giống cây trồng, vật nuôi và chi trả các dịch vụ có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Do đó, tín dụng đối với kinh tế hộ đã góp phần quan trọng giúp cho kinh tế hộ giải quyết những khó khăn về vốn mà bản thân họ không
thể đáp ứng được.
1.1.3. Đặc điểm của tín dụng đối với kinh tế hộ
Khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhiều đặc điểm về sản xuất, đời sống rất đặc trưng, khác biệt với các khu vực sản xuất công nghiệp và
thành thị. Điều này đã
ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động tín dụng và
hình thành nên các đặc trưng của tín dụng ngân hàng trong khu vực này. Đó là:
Về thị trường
Thứ nhất, khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta có thị trường
rất rộng lớn, chiếm trên 80% dân số
và gần 70% lao động của cả
nước.
Với số lượng lao động đông nhưng thu nhập của lao động ở khu vực này lại thấp hơn các khu vực khác, nên mức tích luỹ của người nông dân rất hạn chế, thậm chí nhiều hộ gia đình sau mỗi vụ thu hoạch thu không đủ chi, rất khó khăn trong sản xuất và đời sống. Từ thực tế đó cho thấy, trong xã hội nhu cầu tín dụng của khu vực này có ý nghĩa quan trọng nhằm phục vụ cho 2 mục đích: tiêu dùng và đầu tư phát triển sản xuất. Thực tế cho
thấy, các khoản vay để
đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng khẩn cấp hầu hết là
“vay nóng” trên thị trường phi chính thức của những người cho vay năng lãi với lãi suất cao ở mức “cắt cổ”. Các nhu cầu khác sẽ có thể được đáp ứng bởi tín dụng ngân hàng, chính vì vậy có thể khẳng định thị trường tín dụng
của khu vực này là rất rộng lớn. Do đó, các ngân hàng có cơ sở nhập và phát triển thị trường này.
để thâm
Thứ hai, khách hàng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn phân bố khá phân tán, mật độ khách hàng theo lãnh thổ không cao. Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn về phân bố các chi nhánh nếu muốn tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này. Điều này đòi hỏi mức đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất, trụ sở, đội ngũ cán bộ nhân viên rất lớn mà không phải
mọi ngân hàng đều có khả năng và sẵn sàng đầu tư phát triển các chi nhánh
ở mọi nơi, mọi lúc..
Thứ ba, đa phần khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn có trình độ học vấn không cao và đang quen với nếp sinh hoạt khép kín của người tiểu nông, làm ăn nhỏ lẻ. Nhiều người trong số họ có tâm lý không muốn tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là tín dụng do e ngại rằng ngân hàng không khác gì những người cho vay nặng lãi. Một số khác
lại suy nghĩ tín dụng ngân hàng như
là một mức trợ
cấp, cho không của
Chính phủ. Những yếu tố tâm lý này ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức triển khai và các hình thức sản phẩm tín dụng của ngân hàng.
Về mức độ rủi ro
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
bất khả
kháng như
mùa vụ, thiên tai. Mặc dù khoa học kỹ
thuật ngày
càng tiến bộ đã giúp cho bà con nông dân rất nhiều trong sản xuất nhằm dự báo và phòng tránh những biến cố bất lợi phát sinh như hạn hán, bão lụt, dịch bệnh… nhưng rủi ro trong sản xuất nông nghiệp vẫn rất cao và
diễn ra trên diện rộng. Cùng với tâm lý và trình độ còn hạn chế của bà
con nông dân, tín dụng ngân hàng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn được đánh giá là có mức độ rủi ro rất cao.
Thứ hai, tuy mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong thị trường nông nghiệp, nông thôn không cao nhưng các hình thức tín dụng phi chính thức, cho vay nặng lãi lại khá phát triển ở khu vực này. Việc thâm nhập của các ngân hàng khác vào thị trường này tuy rất khó nhưng để rút lui khỏi thị trường cũng không phải là dễ.
Về qui mô và chất lượng của các khoản tiền vay, tiền gửi
Các khoản tín dụng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn khá phân tán và nhỏ lẻ. Thực tế cho thấy, đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng ở khu vực này là kinh tế hộ. Với kiểu sản xuất đa số là nhỏ lẻ như hiện nay,
người nông dân chỉ có khả năng tích luỹ những khoản tiết kiệm nhỏ để gửi ngân hàng. Những người khác có nhu cầu vay vốn để sản xuất thì qui mô dự án cũng không lớn, qui mô của vốn vay do đó cũng bé vì người vay chỉ cần và chỉ có khả năng sử dụng từng ấy tiền. Chính vì vậy, mặc dù số lượng khách hàng rất lớn nhưng các món vay và các món tiền gửi lại rất nhỏ. Trong khi đó ngân hàng phải triển khai một mạng lưới chi nhánh kèm theo các chi phí hoạt động khác ở các đị bàn. Điều này dẫn đến chi phí hoạt động của ngân hàng ở khu vực nông thôn thường cao hơn so với thành thị. Chi phí tín dụng cao lại ảnh hưởng trực tiếp đến người vay vốn, bởi tỷ suất lợi nhuận bình quân của khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn khu vực công nghiệp và dịch vụ. Một khi hiệu quả sử dụng vốn không cao, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Tín dụng trực tiếp
Tín dụng trực tiếp là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu về vốn giao dịch trực tiếp với ngân hàng để vay vốn và trả nợ.
(1)
Ngân hàng | ||
(3) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 1
- Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 2
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Kinh
- Thúc Đẩy Sản Xuất Phát Triển, Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế,
- Thực Hiện Các Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Đối Với Kinh Tế Hộ
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Hình 1.1: Hình thức cho vay trực tiếp có sự tham gia của bên cung ứng
(4)
Khách hàng
Tổ chức cung ứng | |
(1) Thoả thuận tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng
(2) Cung cấp vật tư, hàng hoá
(3) Ngân hàng thanh toán tiền cho tổ chức cung ứng
(4) Trả nợ
Với thể thức cấp song phương, ngân hàng giải ngân thu nợ trực tiếp với khách hàng vay. Với thể thức đa phương, hợp đồng tín dụng có nhiều bên tham gia, trong đó bên thứ ba (ngoài ngân hàng và khách hàng vay) là những tổ chức có trách nhiệm cung ứng vật tư, hàng hoá thuộc đối tượng
vay và tiền vay sẽ được ngân hàng giải ngân để thanh toán trực tiếp cho
các tổ
chức này, hoặc bên thứ
ba là các đơn vị
bao tiêu mà họ
có trách
nhiệm thanh toán nợ cho các ngân hàng nhân danh khách hàng đi vay.
Hình 1.2: Hình thức cho vay trực tiếp có sự tham gia của bên bao tiêu
Tổ chức bao tiêu
Ngân hàng
Khách hàng | ||
(3) |
(2)
(1)
(4)
(1) Thoả thuận cho vay
(2) Ngân hàng cấp tiền vay
(3) Khách hàng giao sản phẩm cho tổ chức bao tiêu
(4) Tổ chức bao tiêu trả nợ cho ngân hàng
Phương thức cho vay này còn tạo điều kiện cho ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Thông thường ngân hàng áp dụng phương thức này đối với các hộ vay trung và dài hạn để trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản ..., đối với các trang trại, hay các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tín dụng bán trực tiếp
Từ những đặc điểm của kinh tế hộ như đã nêu ở phần trên cho thấy, trong điều kiện nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên thì ngân hàng cần phải đa dạng hoá các phương thức cho vay nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn theo tính chất thời vụ của hộ sản xuất. Vì thế việc tìm kiếm một phương thức tổ chức cho vay phù hợp là rất cần thiết. Trên thế giới phương thức cho vay bán trực tiếp được áp dụng lần đầu tiên tại Bangladesh và đến nay đã được mở rộng ở nhiều nước châu Á. Ở Việt Nam, phương thức này thường được thực hiện dưới những tên gọi như cho vay theo tổ liên danh, liên đới, tổ hợp tác vay vốn.
+ Cho vay theo tổ hợp tác vay vốn
Theo phương thức này, khoản từ 1040 hộ nông dân lập thành 1 Tổ hợp tác vay vốn. Để trở thành thành viên của tổ, các thành viên phải gần gũi nhau ở một số mặt như cùng thôn xóm, cùng canh tác, nuôi trồng một loại cây, con hoặc giống nhau về mục đích vay vốn. Tổ phải được thành
lập trên cơ
sở tự
nguyện của các thành viên và bình bầu tổ
trưởng để
đại diện pháp lý trong giao dịch với ngân hàng. Trên cơ sở các qui định
của ngân hàng, mỗi hộ
làm giấy đề
nghị
vay vốn, tổ tiến hành họp xét
theo các điều kiện và nhất trí kiến nghị số tiền được vay của từng hộ.
Sau đó, tổ trưởng gửi giấy đề nghị vay cho cả tổ tới ngân hàng cùng các giấy tờ khác có liên quan. Tiếp đó, nhân viên cho vay sẽ tiến hành thẩm
định hồ sơ, và thông báo quyết định số tiền vay của từng hộ, cũng như
cho cả tổ. Tổ trưởng là người trực tiếp nhận tiền, theo dõi nợ vay và thu nợ để chuyển trả cho ngân hàng. Có thể xem sơ đồ sau:
Tổ trưởng
Ngân hàng
Hình 1.3: Mô hình quan hệ tín dụng theo Tổ hợp tác vay vốn
Người vay 1
Người vay 2
Tổ hợp tác vay vốn
.......................
Người vay 40
Tín
Tính trực tiếp trong phương thức này thể hiện ở chỗ khách hàng thực chất vẫn là những hộ nông dân của Tổ hợp tác. Ngân hàng thẩm định vay
theo từng nhu cầu và điều kiện của mỗi hộ
và từng hộ
phải chịu trách
nhiệm trực tiếp về hoàn trả số tiền được vay. Tính gián tiếp thể hiện ở
chỗ ngân hàng không trực tiếp làm việc với từng khách hàng hộ mà thông qua người đại diện là tổ trưởng tổ hợp tác, các thành viên trong tổ gián tiếp chịu trách nhiệm về tính hợp lý của khoản vay và khả năng hoàn trả nợ của những thành viên khác. Vì thế đây cũng là hình thức biến tướng của những phương thức tổ chức cho vay trực tiếp.
+ Cho vay theo tổ liên danh, liên đới vay vốn
Về cách thức thành lập tổ liên danh, liên đới cũng tương tự như cách thành lập Tổ hợp tác vay vốn. Tuy nhiên, theo kiểu tổ chức này mỗi thành viên trong tổ phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước việc hoàn trả nợ đúng hạn của các thành viên còn lại trong tổ. Trong trường hợp các thành viên trong tổ không trả nợ đúng hạn thì các thành viên khác phải chịu liên đới trách nhiệm. Trong trường hợp chưa trả dứt nợ cũ ngân hàng sẽ không cho
tổ vay món mới. Phương thức này thường được áp dụng cho những món
vay tương đối lớn, thường là nhu cầu trung, dài hạn; đòi hỏi phải tập trung
vốn như
chương trình cho vay tôn tạo và xây dựng nhà tại một số
ngân
hàng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tín dụng gián tiếp
Trong phương thức cho vay gián tiếp, ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức sản xuất (hộ gia đình, trang trại) thông qua một tổ chức trung gian. Những tổ chức trung gian này thường là các doanh nghiệp chuyên chế biến, kinh doanh những mặt hàng nông sản hoặc các đơn vị cấp vật tư. Cụ thể: