cho vay khoảng 12 tháng, tổng mức vay vốn tối đa bằng mức cho vay không phải thế chấp tài sản theo quy định của Chính phủ. Phương thức cho vay này phù hợp với điều kiện sản xuất của nhiều hộ không có khả năng đầu tư lớn, nhưng lại thường xuyên cần vốn để giải quyết công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, hoặc để bổ sung vốn tự có theo mùa vụ mà hộ sản xuất không đủ trang trải các chi phí sản xuất, như mua giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi.
Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng đối với kinh tế hộ thực hiện như sau:
được
+ Ngân hàng phối hợp với chính quyền cơ sở xây dựng biểu định
mức chi phí sản xuất cho các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm sinh trưởng, phát triển của chúng, phù hợp với định hướng phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của từng vùng, từng địa phương.
+ Cử cán bộ tín dụng đến từng địa bàn để phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn xét duyệt và ký hợp đồng vay vốn trực tiếp với từng hộ
sản xuất hoặc thông qua tổ vay vốn theo hạn mức tín dụng tối đa bằng
mức cho vay không có bảo đảm của Thủ
tướng Chính phủ
Có thể bạn quan tâm!
- Những Hạn Chế Của Hoạt Động Tíng Dụng Đối Với Kinh Tế
- Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Kinh Tế Cận Vốn Tín Dụng Ngân Hàng
- Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Dộng Tín Dụng Đối
- Thực Hiện Đầy Đủ Các Quy Định Của Nhà Nước Và Của
- Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 17
- Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 18
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
(theo Quyết
định số 67/1999/QĐTTg trước đây là 10 triệu đồng, nay là 20 triệu đồng để sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại và 50 triệu đồng đối với hộ sản xuất giống thủy sản).
Do đó, hộ vay vốn chỉ cần nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo hợp đồng vay vốn theo hạn mức cho vay của ngân hàng.
+ Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của từng mùa vụ, từng loại cây
trồng, vật nuôi, hộ vay vốn kê khai các chi phí cần thiết cần vay phù hợp với biểu định mức chi phí sản xuất do ngân hàng và chính quyền cơ sở xây dựng, đồng thời lấy xác nhận của tổ vay vốn hoặc chính quyền cơ sở là đủ
điều kiện để được ngân hàng giải ngân theo nhu cầu thực tế. Tổng mức vay vốn tối đa không bảo đảm bằng tài sản được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
+ Trường hợp hộ có nhu cầu vay trên mức tối đa không thế chấp tài sản thì ngoài việc cho vay theo hạn mức tín dụng, ngân hàng có thể thực hiện thêm phương thức cho vay từng lần và áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay đối với phần vay trên mức tối đa không thế chấp tài sản.
+ Kết thúc chu kỳ sản xuất, hộ vay có trách nhiệm trả nợ ngân hàng theo đúng hợp đồng; HSX, tổ vay vốn thanh lý và ký lại hợp đồng với ngân hàng (nếu tiếp tục vay vốn theo hạn mức).
+ Trường hợp hộ sản xuất không trả được nợ theo đúng hợp đồng,
ngân hàng phân loại riêng để phối hợp với chính quyền địa phương đôn
đốc trả nợ và có phương án xử lý phù hợp.
3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý hoạt động tín dụng đối với kinh
tế hộ
Hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ là một quá trình diễn ra lâu
dài và phức tạp trên địa bàn nông thôn giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và hộ
sản xuất (chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp) với
nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ có nhiều rủi ro so với các loại tín dụng khác, do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đối tượng sản xuất là những cơ thể sống rất nhạy cảm với thời tiết, khí hậu. Vì vậy, để quản lý hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ có hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.2.1. Giải pháp về mở rộng đối tượng cho vay tín dụng đối với kinh tế hộ
Trong hoạt động tín dụng, mở rộng đối tượng cho vay là một giải pháp thu hút đông đảo khách hàng nhằm một mặt, thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng là không ngừng tăng doanh số cho vay, mặt khác thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Do đó để mở
rộng đối tượng cho vay, ngân hàng không chỉ
giữ
vững và
phát triển các bạn hàng truyền thống có quan hệ lâu năm với Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiệp trên địa bàn, mà còn mở rộng tín dụng đến các đối tượng khác như, kinh tế trang trại, phát triển làng nghề, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ... cụ thể:
Tín dụng đầu tư kinh tế trang trại:
Hiện nay, nhiều vùng nông thôn ở Quảng Nam nói chung, huyện
Thăng Bình nói riêng, kinh tế trang trại đang có xu hướng phát triển mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều hộ sản xuất đã thuê hoặc nhận khoáng
quỹ
đất, nhất đất rừng, đất gò đồi để
trồng cây lâm nghiệp, cây công
nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, vịt... Nhiều trang trại làm ăn có hiệu quả, vừa tạo công ăn việc làm cho lao động
tại chỗ, vừa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho thị trường và đem lại
hiệu quả kinh tế cao, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Chính vì vậy, loại hình kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển trong các thành phần kinh tế, nhằm khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực tại các vùng, các địa phương, đặc biệt là về lao động, đất đai, cơ sở vật chất, kỹ thuật... Do đó, để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển bền vững, ngoài các cơ chế, chính sách chung của Nhà nước như cho thuê sử dụng đất lâu dài, ưu đãi về thuế thu nhập, thuế hàng hóa... thì cần có sự quan tâm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc cho vay vốn đầu tư để các chủ trang trại có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật và
công nghệ trong sản xuất, như mua sắm tư liệu sản xuất, cải tạo đất, lai tạo các loại giống cây trồng, vật nuôi có nhiều ưu thế về chịu nắng, chịu hạn, chống chịu dịch bệnh.
Một mô hình sản xuất mới ra đời như kinh tế trang trại thì nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu có vai trò quan trọng nhằm tạo cho nó cú huých để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo nên rất cần được sự quan tâm của ngành ngân hàng,
chính quyền địa phương và các ban ngành hữu quan như Hội nông dân,
phòng kinh tế huyện, thị, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... Có như vậy, mới tạo cho kinh tế trang trại một môi trường thuận lợi để phát triển ổn định, bền vững.
Tín dụng phát triển làng nghề: Làng nghề ở nông thôn hiện nay là một trong những loại hình kinh tế có nhiều lợi thế phát triển, như khai thác được tay nghề của các nghệ nhân, tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào ở khắp các vùng quê như: mây, tre, xơ dừa, cây đót ... Vì vậy, hiện nay
làng nghề
được khuyến khích phát triển, đặc biệt là một số
làng nghề
truyền thống nổi tiếng, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng, nhằm khôi phục những sản phẩm độc đáo, khéo léo, tinh xảo của những làng quê phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển làng nghề cũng là một trong những biện pháp phát huy thế mạnh của nhiều địa phương trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, cần được khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, để phát triển làng nghề thì ngoài việc ưu tiên
giải quyết mặt bằng sản xuất, huấn luyện, đào tạo nghề cho người lao
động, còn phải quan tâm đến việc đầu tư vốn, kỹ thuật, đến cơ chế, chính sách... thì làng nghề mới phát triển được, nếu không sẽ bị mai một như đã từng diễn ra ở một số địa phương trong thời gian qua. Riêng về đầu tư, cần
mở rộng tín dụng đối với làng nghề theo hình thức hạn mức nhằm đơn
giản hóa các thủ tục vay vốn, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển,
nâng cao chất lượng các sản phẩm thủ
công mỹ
nghệ
và mở
rộng thị
trường tiêu thụ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động.
Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: DNVVN là loại hình doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện, và cũng là một trong những loại hình kinh tế cần được khuyến khích phát triển, nhất là trên địa
bàn nông thôn, theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là đối tượng tín
dụng chủ yếu trong tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện
nay số
lượng doanh nghiệp có quan hệ
tín dụng với Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn còn hạn chế, thậm chí một số
doanh nghiệp không có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trên địa bàn. Do vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tiếp thị hoặc chủ động mời gọi các doanh nghiệp đặt quan hệ với ngân hàng. Mặt khác, về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cần tổ chức điều tra, khảo sát nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp
trong quan hệ
tín dụng để
có những quyết sách hợp lý trong cho vay tín
dụng, vì trong thực tế đa số các DNVVN rất được ngân hàng hỗ trợ vốn đầu tư. Đồng thời chú trọng triển khai các dịch vụ ngoại hối, ngoại tệ, tín dụng xuất, nhập khẩu để đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp đang đầu tư vào cụm công
nghiệp trên địa bàn như cụm công nghiệp Hà lam Chợ Được cần được
quan tâm hơn trong cho vay tín dụng để sớm đi vào hoạt động, khắc phục tình trạng kéo dài thời gian xây dựng cơ bản của một số doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành hữu quan cần sớm giải quyết các vướng mắc về thủ tục và điều kiện vay vốn để mở rộng cho vay, nâng mức dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp
xây dựng mặt bằng ở các khu, cụm công nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng, mời goi đầu tư.
Tín dụng đầu tư đối với các loại hình kinh tế tập thể: Đây là loại hình kinh tế có nhiều tính ưu việt, kết hợp được sức mạnh của tập thể với sức mạnh của mỗi thành viên trong hợp tác xã nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh và đời sống. Vì vậy, để khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn cần phải tiếp tục đầu tư vào các HTX làm ăn hiệu quả và có nhiều đóng
góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Cần
xem xét điều kiện hoạt động cụ
thể
của HTX và mạnh mạnh cho vay,
không cần tài sản thế chấp, qua tín chấp hoặc bảo lãnh của chính quyền sở tại, theo mức quy định đối với các HTX đã được chuyển đổi và có triển
vọng phát triển, như HTX kinh doanh tổng hợp nhằm tạo động lực thúc
đẩy kinh tế tập thể phát triển, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho xã viên, người lao động.
Ngoài các hình thức được áp dụng phổ biến như trên, cần chú trọng các hình thức tín dụng đặc thù khác như: Tín dụng thuê mua tài chính, bảo lãnh, đồng tài trợ... Đây là các hình thức ngoài tín dụng truyền thống, ít phổ biến hiện nay. Nhưng với chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, xây dựng “huyện cơ bản thành huyện công nghiệp” thì nhu cầu về tín dụng cũng ngày càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có những sản phẩm tín dụng phù hợp thì mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng không chỉ đơn thuần là các hình thức cho vay khác nhau mà trong mỗi hình thức cho vay cũng có nhiều sản phẩm tiện ích linh hoạt, chẳng hạn trong tín dụng bảo lãnh, không chỉ áp dụng chủ yếu bảo lãnh dự thầu như hiện nay, mà còn có các thể thức khác nhau: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh trả chậm ...
3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình
cho vay và sử
dụng vốn vay đối với kinh tế
hộ của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Đây là giải pháp bảo đảm cho hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ đúng mục đích và có hiệu quả, là thực hiện sự giám sát của ngân hàng đối với số vốn tín dụng đang nằm trong tay các hộ sản xuất trên khắp các địa bàn nông thôn được thực hiện như thế nào nhằm bảo toàn vốn và thúc đẩy sản xuất phát triển, là thực hiện sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng trước, trong và sau khi cho vay. Thực hiện giải pháp này cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Một là, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo các chi nhánh và của cán bộ tín dụng trong cho vay đối với kinh tế hộ.
Là những người được giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý toàn diện
mọi hoạt động tài chính – tiền tệ, tín dụng trên địa bàn huyện, hơn ai hết, lãnh đạo các chi nhánh và cán bộ tín dụng phải nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ. Một mặt, triển khai đầy đủ các quy chế, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của ngành ngân hàng đối với hoạt động tín dụng, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương. Mặt khác, phải tăng cường công tác quản lý bằng các phương thức quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các báo cáo, các cuộc đối thoại, các phản ảnh trực tiếp của cán bộ
và nhân dân, kết hợp với thâm nhập thực tế, sát dân, sát cơ sở để nắm tình hình, thu nhập và xử lý thông tin. Trên cơ sở đó có những nhận xét, đánh giá xác đáng về hoạt động cho vay đối với kinh tế hộ, kịp thời chấn chỉnh những sai sót, hạn chế trong tác nghiệp của cán bộ tín dụng cũng như việc sử dụng vốn vay của kinh tế hộ. Phải đưa công tác quản lý hoạt động tín dụng đi vào nề nếp, thường xuyên, nhằm kiểm tra, giám sát diễn biến của nguồn vốn từ khi cho vay đến khi quay trở lại ngân hàng.
Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình cho vay. Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đòi hỏi phải có sự kiểm tra,
giám sát để biết được hiệu quả của nó như thế nào, có đạt được mục đích đề ra hay không nhằm có biện pháp phát huy mặt tốt, mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, yếu kém. Đối với hoạt động tín dụng cũng vậy, cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên, nếu không thì không những dẫn đến những tiêu cực trong sử dụng vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế thấp, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng, rủi ro cao, khó thu hồi được vốn. Có kiểm tra, giám sát thì mới biết được vốn đầu tư vận động như thế nào, nhanh hay chậm, đúng mục đích hay không để chấn chỉnh, hướng dẫn kinh tế hộ thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, đúng quy định của ngân hàng trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ. Đồng thời
phát hiện những vấn đề
còn bất cập trong cơ
chế, chính sách tín dụng
nhằm kiến nghị
với các cấp, các ngành điều chỉnh, bổ
sung, sửa đổi cho
phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Thực tế cho thấy, thông qua công tác kiểm tra, giám
sát sẽ phát hiện được nhiều việc làm đúng sai, những vướng mắc trong
hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ để khắc phục, tạo niềm tin đối với nhân dân.