Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 17


cực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công việc được giao. Điều đó cho thấy, đổi mới công tác quản lý cán bộ không phải làm giảm đi quyền hạn, trách nhiệm của mỗi tổ chức và cá nhân trong công tác lãnh đạo, quản lý, mà còn làm cho quyền hạn, trách nhiệm được nâng cao hơn, kỷ luật, kỷ cương được tôn trọng và thực hiện tốt hơn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với đổi mới cơ chế quản lý cán bộ là phải thực hiện một cách đồng bộ các khâu, từ việc xác định chế độ trách nhiệm của cơ quan,

đơn vị quản lý cán bộ, đến việc phân công, phân cấp quản lý, kiểm tra,

đánh giá chất lượng công việc của từng cán bộ… Cơ chế quản lý cán bộ phải hướng đến dân chủ hóa công tác tổ chức cán bộ bằng những quy chế

cụ thể, rõ ràng, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí, không tôn trọng ý

kiến cấp dưới, mệnh lệnh, gia trưởng, độc đoán… Có như vậy mới nâng cao được ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, sự phối kết hợp,

cộng đồng trách nhiệm của từng tổ được giao.

chức và cá nhân đối với công việc

3.3.3.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

Đào tạo, huấn luyện cán bộ là công việc thường xuyên của bất cứ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

một đơn vị, địa phương, ban ngành nào nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước… để đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ trình độ và năng lực đảm đương nhiệm vụ được giao. Vì vậy, trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, công tác đào tạo, huấn luyện cũng có vai trò quan trọng. Bởi lẽ “cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vây, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội 1995, Tập 5, Trang 269). Và “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Thật vậy, nếu không quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ thì đội ngũ


Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - 17

cán bộ, đảng viên không thể nào tiến kịp sự phát triển của xã hội, của thực tiễn, nói rộng hơn là sẽ không cải biến được xã hội, không nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan.

Đối với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

huyện Thăng Bình, trong gần một thập kỷ qua, công tác đào tạo cán bộ

được chi nhánh và ngân hàng cấp trên quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để cán bộ đi học cả về chuyên môn, nghiệp vụ và cả về lý luận chính trị, nhưng vẫn còn chắp vá, thiếu một quy hoạch bài bản, căn cơ để đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ thật sự có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Do đó, để dào tạo, huấn luyện một đội ngũ cán bộ ngang tầm, vừa hồng, vừa chuyên cần phải:

­ Xây dựng quy hoạch đào tạo, huấn luyện cán bộ.

Việc xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ đối với chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình là cần thiết nhằm khắc phục tình trạng bị động, lúng túng trong công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ hiện nay, vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa tạo sự chủ

động trong công tác đào tạo. Trên cơ sở

đó, có kế

hoạch đào tạo, huấn

luyện, bồi dưỡng cho từng loại cán bộ, như cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán

bộ tham mưu, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ… Nói tóm lại, trong quy

hoạch đào tạo cán bộ cần xác định rõ là cán bộ làm việc gì thì đào tạo, bồi

dưỡng theo công việc đó để

nâng cao kiến thức và trình độ

chuyên môn,

không nên làm một đàn, đào tạo một nẻo thì không những tốn kém về kinh

phí, thời gian mà còn không phát huy được năng lực của cán bộ công việc được giao.

đối với

­ Thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với từng chức danh, từng loại cán bộ. Tùy theo tính chất công việc của từng loại cán bộ ở các bộ phận chuyên môn của chi nhánh mà xây dựng các tiêu chuẩn một cách hợp lý để có kế


hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cán bộ. Việc xây dựng các tiêu chuẩn phải đảm bảo tính khoa học và tính khả thi, vừa phù hợp với những quy định chung của Đảng, Nhà nước, của ngành ngân hàng, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của chi nhánh, nhằm tạo điều kiện cho mọi cán bộ, nhân viên đều được học tập để nâng cao trình độ.

­ Quan tâm đến việc bổ sung những kiến thức mới về kinh doanh và quản lý kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính ­ tiền tệ, tín dụng, tin

học, ngoại ngữ… các lĩnh vực này tuy đã được trang bị ở nhà trường,

nhưng không thể

nói là đã làm giàu kiến thức. Vì trong nền kinh tế

thị

trường hiện nay, nhất là những tác động của quá trình hội nhập quốc tế thì đội ngũ cán bộ của chi nhánh còn hẫng hụt về kiến thức, do đó nếu không được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên thì sẽ khó tiếp cận được với những vấn đề mới trong kinh doanh, sẽ bị lạc hậu với cuộc sống xã hội.

­ Kết hợp các hình thức và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đi đôi

với chú trọng đào tạo, bồi dưỡng thường xuyện về chuyên môn, nghiệp

vụ, về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, pháp luật…

Căn cứ vào quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng và căn cứ vào điều kiện công tác, trình độ của từng cán bộ mà có sự kết hợp các hình thức và phương thức đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lý như đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, bồi dưỡng dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên ngành, bồi dưỡng chuyên sâu… Trong đó, nhất thiết đối với

cán bộ

trẻ, cán bộ

có khả

năng phát triển phải được đào tạo tập trung,

chính quy ở các nhà trường của ngành hgân hàng hoặc các khoa tài chính, kế toán, ngân hàng của các trường đại học kinh tế ở miền Trung và các nơi

khác. Đồng thời chú trọng đào tạo, bỗi dưỡng thường xuyên về chuyên

môn, nghiệp vụ, về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, pháp luật nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình đạo mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, đáp


ứng đòi hỏi của yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tạo ra một đội ngũ cán bộ ngân hàng vững vàng về chính trị, am hiểu về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm.


3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Từ thực trạng cũng như những giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín

dụng đối với kinh tế hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi có một số nghị sau:

3.3.1. Kiến nghị với Đảng và Nhà nước

kiến

­ Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung, hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có đủ thực lực và nguồn lực phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn.

­ Tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

được tham gia đầu tư

vào một số

chương trình, dự

án phát triển nông

nghiệp, nông thôn, nhất là chương trình, dự án về xóa đói, giảm nghèo, phát

triển kết cấu hạ

tầng nông thôn, phát triển các cơ sở

tiểu thủ

công

nghiệp… nhằm mở rộng đối tượng phục vụ của tín dụng ngân hàng trên địa bàn nông thôn.

­ Nhà nước quản lý hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ thông qua

cơ chế, chính sách, pháp luật… Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt

động kinh doanh nhằm phát huy quyền tự chủ, tính năng động, sáng tạo

của chi nhánh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


­ Hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ thường xuyên có nhiều rủi

ro, nhất đối với miền Trung, nơi thường xảy ra hạn hán, bão lụt ảnh

hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhiều hộ gia đình không còn khả năng trả nợ vay ngân hàng. Do đó, đè nghị Đảng và Nhà nước quan tâm cho ngân hàng được xóa nợ đối với những hộ bị thiệt hại nặng về sản xuất do thiên tai nhằm giúp họ ổn định sản xuất và đời sống.

3.3.2. Kiến nghị với ngành ngân hàng

­ Tăng cường chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với chi nhánh ngân hàng, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ, giúp đỡ các chi nhánh trên địa bàn huyện khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong kinh doanh, nhất là trong việc xử lý nợ xấu, nợ khó đòi đối với những hộ khó khăn trong sản xuất.

­ Cho phép chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình tăng thêm biên chế để bổ sung cho các điểm giao dịch cũng như các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ tại chi nhánh.

­ Tăng cường quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên thị trường, vừa tạo uy tín, năng lực phục vụ, vừa tranh thủ khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển bền vững và có hiệu quả.

­ Ngành ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là ở các chi nhánh trên địa bàn huyện. Hằng năm dành một khoản kinh phí nhất định để đào tạo, đào tạo lại, bỗi dưỡng đội ngũ

cán bộ

ngân hàng để

nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiêp vụ, lý luận

chính trị, quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp…

­ Tăng cường đầu tư hơn nữa cho chi nhánh huyện Thăng Bình để

hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, phương tiện


làm việc, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới.

­ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có kế hoạch tiếp tục bổ sung kịp thời, đầy đủ vốn điều lệ theo lộ trình đã xây dựng đối với chi nhánh ngân hàng nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định.

­ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần tranh thủ tối đa nguồn vốn vay của các TCTD nước ngoài, nguồn vốn hỗ trợ của các Tổ chức phi chính phủ, tranh thủ từ Bộ Tài chính để được giao sử dụng nhiều hơn về nguồn vốn vay ODA. Đồng thời kiến nghị với Chính phủ và NHNN cho phép Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam không phải chuyển 2% trên tổng nguồn vốn không kỳ hạn sang Ngân hàng Chính sách xã hội mà được để lại để cân đối cho vay nông nghiệp , nông

thôn, nông dân, cũng như được sử dụng toàn bộ nguồn tiền gửi Kho bạc

Nhà nước để cân đối vào cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân mà

không chuyển về tài khoản tiền gửi tại NHNN.

3.3.3. Đối với chính quyền địa phương

­ Để tạo điều kiện cho kinh tế hộ có thể vay những món lớn (ngoài hạn mức phải có thế chấp) chính quyền địa phương cần quan tâm đến việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng ruộng đất, quyền sở

hữu nhà để

người dân đủ điều kiện thế chấp tài sản khi vay vốn tín dụng ngân hàng.

­ Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với kinh tế hộ trong cho vay cũng như thanh toán nợ vay, như bảo lãnh cho hộ vay không có tài sản

thế

chấp, xét duyệt, xác nhận các trường hợp kinh tế hộ

bị thiệt hại về

sản xuất do thiên tai, dịch bệnh để ngân hàng có cơ sở giải quyết cho giản nợ, khoanh nợ hoặc xóa nợ cho nông dân,


­ UBND tỉnh, huyện chỉ đạo các ngành có liên quan xây dựng các dự án, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kết cấu hạ tầng… một

cách cụ

thể

và khả

thi để

tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn có cơ sở đầu tư, nhất là đối với những vùng nông

nghiệp, nông thôn và nông dân còn nhiều khó khăn


KẾT LUẬN


Tín dụng đối với kinh tế hộ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn. Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện, tạo thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với quá trình công tác ở Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, tác giả của

luận văn về đề

tài “Tín dụng đối với kinh tế hộ

tại chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân

hàng đối với kinh tế hộ, trong đó trình bày tương đối có hệ thống một số vấn đề lý luận về tín dụng, tín dụng ngân hàng, tín dụng đối với kinh tế hộ. Từ đó, nêu lên đặc điểm cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ. Tác giả cho rằng, tín dụng đối với kinh tế hộ có tính đặc thù so với các loại tín dụng khác, vì đối tượng phục vụ của nó chủ yếu là nông dân, không chỉ số lượng người vay đông, món vay nhỏ, mà còn diễn ra trên địa bàn rộng ở khắp các vùng nông thôn. Hơn nữa, đây cũng là loại hình hoạt động tín dụng có nhiều phức tạp và nhiều rủi ro nhất, do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vào cây trồng, con vật nuôi… nên một khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 07/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí