Phụ lục 5.9. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM
(Nhóm thứ III)
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi (cán bộ giảm nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ TK&VV). Qua thực tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.
Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?
Trả lời:
Người thứ nhất: Gia đình tôi đã vay vốn rồi.
Người thứ hai: Gia đình đã vay vốn.
Người thứ ba: Gia đình tôi có vay vốn ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 30
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 34
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Người thứ tư: Gia đình có vay vốn.
Người thứ năm: Gia đình đã được vay vốn.
Người thứ sáu: Gia đình đã vay vốn ngân hàng rồi.
Người thứ bảy: Gia đình đã vay vốn. Người thứ tám: Gia đình đã vay vốn. Người thứ chín: Gia đình đã vay vốn. Người thứ mười: Gia đình có vay vốn.
Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?
Người thứ nhất: Gia đình tôi có vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Ngân hàng CSXH.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã vay vốn ngân hàng CSXH. Người thứ tư: Gia đình có vay vốn ngân hàng CSXH. Người thứ năm: Gia đình vay vốn tại ngân hàng CSXH.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đã vay ngân hàng CSXH.
Người thứ bảy: Ngân hàng CSXH.
Người thứ tám: Gia đình vay vốn tại ngân hàng CSXH. Người thứ chín: Gia đình vay vốn tại ngân hàng CSXH. Người thứ mười: Gia đình vay tại ngân hàng CSXH.
Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử dụng vào mục đích gì?
Người thứ nhất: Gia đình vay 25 triệu đồng đầu tư vào chăn nuôi bò sinh
sản.
Người thứ hai: Gia đình vay 20 triệu đồng nuôi bò sinh sản.
Người thứ ba: (1) Gia đình chúng tôi đã vay vốn 36 triệu đồng sử dụng vào
mục đích hỗ trợ cho sinh viên học tập. (2) Gia đình chúng tôi vay vốn 22 triệu đồng đầu tư trồng cây tiêu, cà phê.
Người thứ tư: Vay vốn HSSV số tiền là 84,2 triệu đồng, vay vốn hộ SXKD vùng khó khăn là 15 triệu đồng. 15 triệu đồng chi phí vào sản xuất trồng 0,7 ha tiêu, 84,2 triệu đồng chi phí cho việc học tập của HSSV.
Người thứ năm: Đã vay 20 triệu đồng sử dụng vào mục đích trồng mới 1,5 ha cà phê.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đã xin vay 20 triệu đồng mục đích của tôi là cải tạo vườn tạp, trồng tiêu, chăn nuôi thêm heo nái.
Người thứ bảy: Gia đình đã vay 15 triệu đồng đầu tư chăm sóc tiêu, diện tích
5.000 m2
Người thứ tám: Đã vay 20 triệu đồng trồng chôm chôm.
Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay số tiền là 23,4 triệu đồng, đối tượng HSSV hộ nghèo.
Người thứ mười: 24 triệu đồng cho sinh viên đi học cao đẳng, 10 triệu đồng SXKD vùng khó khăn để cải tạo vườn tạp, 8 triệu đồng Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn để khoan giếng và xây hầm biogas – công trình vệ sinh.
Câu hỏi 4. Xin các ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia
đình?
Người thứ nhất: Hiện gia đình tôi có 2 con bò mẹ và 2 con bò con.
Người thứ hai: Từ khi được ngân hàng cho vay, gia đình tôi mua được 2 con bò giống. Hiện nay, đàn bò của gia đình đã được nâng lên 6 con sau hơn 2 năm được vay vốn và gia đình tôi đã ổn định tốt về sản xuất chăn nuôi.
Người thứ ba: Gia đình SXKD trồng cây cà phê, cây tiêu, cây điều diện tích
1 ha.
Người thứ tư: Gia đình tôi hiện nay đã ổn định kinh tế gia đình, chăm sóc
vườn tiêu có hiệu quả.
Người thứ năm: Sau khi được vay vốn, gia đình có điều kiện chăm sóc cây cà phê phát triển tốt đã có quả đầu tiên, có năng suất hơn hẳn các hộ không có khả năng chăm sóc đầy đủ.
Người thứ sáu: Gia đình tôi sản xuất, trồng tiêu, trồng điều, chăn nuôi heo nái thêm để cải tạo thêm kinh tế.
Người thứ bảy: Gia đình hiện nay tài sản, nhà cửa đất đai có nhưng thiếu vốn đầu tư vào SXKD. Muốn mở rộng kế hoạch làm ăn nhưng thiếu vốn.
Người thứ tám: Đã có thu nhập từ cây chôm chôm.
Người thứ chín: Thực trạng SXKD hiện nay của gia đình đã ổn định, con đã ra trường và đi làm có thu nhập tốt.
Người thứ mười: Xây dựng được các công trình vệ sinh, khoan giếng đảm bảo cho việc sinh hoạt, tưới tiêu và sinh viên học ra trường, đã đi làm, vườn tạp cải tạo tốt.
Câu hỏi 5. Xin các ông (bà) cho biết thu nhập của gia đình đã thay đổi như thế nào sau khi vay vốn?
Người thứ nhất: Hiện gia đình tôi mức thu nhập cũng có khá hơn và mở thêm chuồng trại, chăn nuôi gà.
Người thứ hai: Hiện nay, gia đình tôi ngoài thu nhập từ các công việc khác còn cho thu nhập từ đàn bò được vay vốn từ ngân hàng mỗi năm từ 30 – 35 triệu đồng hàng năm. Nói chung từ khi được vay vốn đến nay kinh tế gia đình tôi thu nhập khá ổn định.
Người thứ ba: Gia đình thu nhập các loại cây như cây tiêu, cây cà phê, sản lượng thu hoạch tăng gấp rưỡi. Như cây tiêu, trước đây thu hoạch 1,5 tạ/sào nay tăng thành 2,5 tạ/sào. Cây cà phê trước thu hoạch 2 tạ/sào nay tăng thành 3 tạ/sào.
Người thứ tư: Sau khi được vay vốn của ngân hàng CSXH nhờ có vốn vay mà gia đình tôi kinh tế phát triển mạnh lên, con cái học hành trưởng thành.
Người thứ năm: Sau khi được vay vốn, chăm sóc đầy đủ, đúng kỹ thuật tới đây sẽ cho thu nhập, năng suất cao hơn, đời sống gia đình sẽ được cải thiện tốt hơn.
Người thứ sáu: Nhờ đồng vốn ngân hàng cho vay, gia đình tôi từ kinh tế được ổn định trong việc làm, thêm được tăng đàn nhiều heo và đã thu hoạch tiêu.
Người thứ bảy: Sau khi được vay vốn với số tiền 15 triệu đồng đầu tư vào chăm sóc trồng tiêu nói chung số tiền quá ít nên đầu tư như muối bỏ biển. Nhờ được vay vốn ngân hàng gia đình từng bước ổn định hơn.
Người thứ tám: Thu nhập có hiệu quả hơn so với khi chưa vay vốn.
Người thứ chín: Về thu nhập gia đình tôi đến nay ổn định. Trong quá trình vay vốn cho con ăn học, gia đình đã thoát nghèo. Con cái đi làm có thu nhập giúp đỡ gia đình trả nợ đúng hạn.
Người thứ mười: Kinh tế phát triển hơn trước, thu nhập tăng hơn.
Câu hỏi 6. Theo các ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?
Người thứ nhất: Chưa phù hợp vì thời gian ngắn chưa trả được nợ.
Người thứ hai: Theo tôi thời gian ngân hàng cho vay như vậy rất phù hợp với tất cả các hộ được vay vốn, còn gia đình tôi thì chỉ từ 3 – 4 năm thì sẽ thanh toán hết nợ.
Người thứ ba: Gia đình đã vay của ngân hàng với thời gian phù hợp. Đến hạn gia đình chúng tôi trả hết nợ.
Người thứ tư: Thời gian cho vay chưa phù hợp đề nghị thời hạn cho vay dài
hơn.
Người thứ năm: Theo cá nhân tôi, nhu cầu vay vốn để đầu tư vào sản xuất
cây lâu năm, chăn nuôi heo, bò thời gian có lời là lâu nên kéo dài thời gian vay từ 3
- 5 năm, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hộ vay vốn trả nợ gốc, lãi thay vì hiện nay vay tối đa là 3 năm.
Người thứ sáu: Ngân hàng cho vay trong thời gian 3 năm đã trả cho ngân hàng đầy đủ và xin vay lại làm kinh tế thêm.
Người thứ bảy: Thời gian cho vay như vậy chưa thực sự phù hợp bởi vì vay chăm sóc đầu tư trồng tiêu thời gian 48 tháng trong khi đó cây tiêu 4 năm mới cho thu hoạch thì không đủ điều kiện trả nợ.
Người thứ tám: Đã phù hợp, gia đình cam kết trả nợ đúng hạn.
Người thứ chín: Việc gia đình vay vốn ngân hàng CSXH số tiền hàng năm không đủ trang trải việc học tập và sinh hoạt nhưng đã góp phần tạo điều kiện cho gia đình và sinh viên vượt qua quá trình học tập.
Người thứ mười: Gia đình đã trả nợ đúng hạn sau 3 năm. Riêng vốn SXKD vùng khó khăn chưa được phù hợp.
* Vì sao chưa phù hợp?
Người thứ nhất: Vì thời gian ngắn chưa xoay sở được vì kinh tế chưa ổn
định.
Người thứ hai: Người thứ ba:
Người thứ tư: Thời gian cho vay còn ngắn, gia đình chưa đủ thời gian để sản
xuất + chăn nuôi chưa kịp thu hồi vốn.
Người thứ năm: Vì thời gian ngắn, chu kỳ sản xuất, chăn nuôi chưa có thu
nhập.
Người thứ sáu:
Người thứ bảy: Vốn vay quá ít, thời gian ngắn, phân kỳ trả nợ chưa phù hợp,
vừa vay chưa có thu nhập lại thực hiện trả phân kỳ cho nên hộ vay rất lúng túng trong việc trả nợ.
Người thứ tám: Người thứ chín:
Người thứ mười: Kinh tế khó khăn, vốn xoay vòng chưa kịp.
Câu hỏi 7. Xin các ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay không?
Người thứ nhất: Gia đình tôi có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ hai: Gia đình tôi thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ ba: Gia đình tôi thực hiện trả nợ đúng hạn theo hợp đồng cho ngân hàng.
Người thứ tư: Dù thời gian cho vay ngắn nhưng gia đình luôn chấp hành trả lãi + gốc đúng hạn.
Người thứ năm: Dù thời gian vay hiện nay là ngắn (3 năm) nhưng gia đình sẽ khắc phục khó khăn để trả nợ lãi và gốc đúng theo hợp đồng vay vốn với ngân hàng để bảo đảm uy tín của đôi bên.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đến hạn trả nợ ngân hàng thì chấp hành trả nợ ngân hàng.
Người thứ bảy: Gia đình luôn thực hiện trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đúng kỳ.
Người thứ tám: Trả nợ đúng kỳ hạn quy định.
Người thứ chín: Gia đình tôi đã vay và trả trước kỳ hạn nên không phải trả lãi suất.
Người thứ mười: Gia đình trả đúng kỳ hạn.
Câu hỏi 8. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và trở ngại nào là lớn nhất?
Người thứ nhất: Về việc vay vốn gia đình đều thuận lợi.
Người thứ hai: Việc vay vốn của gia đình tôi không gặp trở ngại nào.
Người thứ ba: Gia đình vay vốn không gặp trở ngại nào cả.
Người thứ tư: Việc vay vốn thì thuận lợi nhưng trở ngại là thời gian còn ngắn là trở ngại lớn nhất, đồng vốn vay còn hạn hẹp.
Người thứ năm: Việc vay vốn của gia đình là thuận lợi song trở ngại về phương án đầu tư của gia đình là lớn song ngân hàng chỉ tạo điều kiện cho vay tối đa là 20 triệu đồng do đó phương án của gia đình không khả thi.
Người thứ sáu: Việc vay vốn của gia đình không gặp trở ngại.
Người thứ bảy: Việc vay vốn thường gặp trở ngại là vốn vay quá ít, thời gian
ngắn.
Người thứ tám: Đối với gia đình việc vay vốn không gặp trở ngại gì.
Người thứ chín: Gia đình tôi được vay ngân hàng CSXH đúng đối tượng là
hộ nghèo, cán bộ tổ vay vốn đã tư vấn, giúp đỡ trong quá trình làm hồ sơ và giải ngân.
Người thứ mười: Sinh viên một số gia đình ra trường chưa có việc làm.
Câu hỏi 9. Xin các ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?
Người thứ nhất: Từ ngày gia đình tôi có vay vốn của ngân hàng CSXH, kinh tế gia đình cũng đỡ hơn nhiều nhưng chưa thể thoát nghèo.
Người thứ hai: Khả năng thoát nghèo của gia đình tôi là sử dụng vốn vay của ngân hàng đúng mục đích và đưa khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cũng như trồng trọt từ đó kinh tế gia đình đi lên.
Người thứ ba: Gia đình chúng tôi xin ngân hàng cho vay thời gian 5 năm và tăng số tiền vay lên để đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất có thu nhập cao để thoát nghèo bền vững.
Người thứ tư: Vì có vốn vay nên gia đình phát triển kinh tế nhanh hơn nhưng gia đình tôi chưa thể thoát nghèo.
Người thứ năm: Sau khi được vay vốn, điều kiện đầu tư chăm sóc cây trồng, vật nuôi tốt hơn, khả năng thoát nghèo bền vững là điều khả thi.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đã được ngân hàng cho vay vốn làm ăn thêm chăn nuôi heo, trồng trọt tiêu nên kinh tế gia đình ổn định đi lên.
Người thứ bảy: Là hộ gia đình, là hộ nghèo khi vay vốn ngân hàng số tiền vay quá ít, thời gian vay ngắn nên rất khó thoát nghèo.
Người thứ tám: Từ việc vay vốn thực hiện quy hoạch đúng mục đích, sử dụng đồng vốn vào việc thực hiện đúng dự án. Hiện nay có thu nhập từ cây trồng nên đã thoát nghèo.
Người thứ chín: Do gia đình tích cực làm ăn, việc chi tiêu hợp lý. Từ khi thoát nghèo, kinh tế ổn định, khá hơn nhiều.
Người thứ mười: Được vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện tốt các chương trình phát triển nhờ nguồn vốn mà gia đình thoát nghèo bền vững, kinh tế đi lên.
* Vì sao không thể thoát nghèo?
Người thứ nhất: Vì vay vốn được ít, thời gian ngắn nên kinh tế chưa ổn định vì vậy chưa thoát nghèo.
Người thứ hai: Người thứ ba:
hoạch.
Người thứ tư: Vốn vay còn ít, thời gian vay ngắn nên gia đình không kịp thu
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám:
Người thứ chín:
Người thứ mười:
Câu hỏi 10. Xin các ông (bà) cho biết nguyện vọng và kế hoạch của gia đình
trong thời gian tới?
Người thứ nhất: Nguyện vọng của gia đình mong muốn ngân hàng CSXH hỗ trợ cho vay vốn được nhiều hơn và thời gian dài hơn mới ổn định được kinh tế mới thoát nghèo bền vững.
Người thứ hai: Thời gian tới gia đình tôi tiếp tục nhân giống đàn bò của gia đình để ngày càng phát triển tốt.
Người thứ ba: Nguyện vọng của gia đình xin vay số tiền tăng lên để có kế hoạch đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi.
Người thứ tư: Được vay vốn nhiều hơn, thời gian vay dài hơn.
Người thứ năm: Nguyện vọng của gia đình tôi là ngân hàng tạo điều kiện cho vay số tiền nhiều hơn (từ 30 – 50 triệu đồng) để đầu tư vào phương án của gia đình được khả thi và thời gian cho vay dài hơn (từ 3 – 5 năm).
Người thứ sáu: Nguyện vọng xin ngân hàng cho vay dài hạn để chăn nuôi thêm, thu hoạch thêm hàng năm và số tiền nhiều hơn để làm ăn đi lên để trả nợ đúng hạn và cho vay tiền sinh viên học sinh nằm trong diện khó khăn vì có nhiều hộ không được vay.
Người thứ bảy: Trong thời gian tới tôi có nguyện vọng muốn đề nghị lên cấp trên cho gia đình tôi được vay số tiền nhiều hơn cho các chương trình vay và thời gian vay được dài hơn để gia đình tôi đầu tư sản xuất đạt hiệu quả. Vốn vay HSSV nên mở rộng không phải chỉ là hộ nghèo, hộ cận nghèo mới được vay vì hiện nay có rất nhiều gia đình có con đi học tại các trường muốn vay vốn ngân hàng nhưng