Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí - 11

Các tác giả say mê hứng thú với các địa danh còn xa lạ, với nơi cảnh đẹp trên khắp vùng miền của tổ quốc, với các di tích lịch sử in dấu những chiến công hiển hách của ông cha. Các danh lam, thắng cảnh, những tích thiêng từ Bắc vào Nam, từ rừng xuống biển được các nhà du ký say sưa khám phá và sáng tạo.

Bài Tiên Du thắng tích của Vân Thạch (số 24) viết về một quần thể danh tích với những dải núi trùng điệp uốn lượn đủ các hình thế và mỗi tên gọi, mỗi thế núi lại gắn với câu chuyện về lịch sử. Đó là lịch sử hình thành núi Bát Vạn - một trái núi cao và to nhất trong vùng, tục truyền từ thời Bắc thuộc viên thái thú Cao Biền vốn biết thuật phong thủy, sai quân lính nặn tám vạn cái tháp nhỏ bằng đất… rồi quăng xuống chân núi. Liền với núi Bát Vạn là núi Nguyệt Hằng: “Thế núi đột ngột, cảnh núi hùng vĩ, đỉnh núi về mùa xuân thường có mây mù bao phủ nên khi ẩn, khi hiện. Những cây thông mọc ở sườn núi theo ngọn gió mát cất tiếng hò reo làm thành một thứ âm nhạc lúc bổng, lúc trầm khiến khách du lãm nghe thấy tưởng chừng như mình lạc vào nơi tiên cảnh”. Núi Lạn Kha hay còn gọi là núi Phật Tích với hình dạng kỳ quái, lại gắn với sự tích chàng Vương Chất chép trong “Hoàng Việt địa dư chí”: Chàng Vương đi lên rừng kiếm củi thấy hai cụ già ngồi đánh cờ, mải mê xem đến nỗi nát cả rìu (Lạn: nát; Kha: rìu) lại gắn với tích vị cao tăng đắc đạo nhà Lý ngồi tu luyện đến khi thân thể khô đét, kết thành tượng… Rồi chùa Vạn Phúc gắn với sự tích Giáng Tiên trong câu chuyện Từ Thức, miếu Cung Phi, núi Hồng Vân… Tiên Du quả là một quần thể thắng tích không thể không đắm say lòng người bởi vẻ đẹp của cảnh thực, cảnh ảo đan quyện vào nhau. Hơn nữa là vẻ đẹp của mạch ngầm văn hóa tâm linh.

Đến Thăm cảnh Hoa Lư (số 41), Khái Sinh đã thể hiện rất rõ cái hồn phiêu lãng, ngòi bút phóng túng của ký giả. Chuyến du hành của lữ khách bắt đầu trong một không gian, thời gian đặc biệt: vào buổi sáng còn mờ ảo hơi sương của ngày mùng bốn tết. Điểm xuất phát từ Tri Hối về Hoa Lư - mảnh đất cố đô xưa. Phương tiện của chuyến du xuân cũng rất trữ tình: trên chuyến đò nhẹ trôi với cô lái đò xinh đẹp. Hơn nữa, cảnh non nước núi sông lại thi vị khiến ký giả không kìm nổi xúc cảm mà phải bộc bạch trực tiếp: “Ký giả ao ước cứ được ngồi thế mà ngắm mãi cái cảnh hữu tình ấy”. Từ cảnh sông nước hữu tình ấy, cảm xúc dâng trào khiến tác giả hồi tưởng về một nhân vật lịch sử với một triều đại khởi thuỷ là niềm tự hào của dân tộc - vị vua, anh hùng Đinh Tiên Hoàng. Khảo ngắm đền đài cung thất để nhớ về một thời hào hùng oanh liệt của quá khứ cha ông, để bày tỏ lòng cảm phục, sự chiêm ngưỡng, tôn vinh

của hậu thế với người xưa. Nhịp cầu đồng vọng ấy được thể hiện qua những dòng du ký tuy ngắn mà chất chứa tình trong chuyến du xuân đầy ấn tượng.

Thiên du ký dài kỳ Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể của Nhật Nham Trịnh Như Tấu được đăng tải trong 14 số (từ số 58 đến số 74) trên 28 trang báo đã ghi chép khá tỉ mỉ về nguồn gốc ra đời, lịch sử hình thành cũng như đặc điểm riêng về phong tục, tập quán, văn hóa của mỗi vùng miền mà lữ khách đi qua. Chẳng hạn như lịch sử hình thành vùng Bắc Cạn, lịch sử ra đời của hồ Ba Bể, những đặc điểm riêng về địa lý, con người, tập tục của các dân tộc Nùng, Khách, Kim, Mán Cóc, Mán Tiền…

Đặc sắc của bài du ký là sự đan lồng yếu tố truyện trong truyện. Để lí giải về sự hình thành hồ Ba Bể, tác giả khéo léo lồng trong đó nhiều câu chuyện khá hấp dẫn. Có câu chuyện gắn với sự tích gò Pò-Già-Mải, rồi chuyện ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái, chuyện được kể theo truyền thuyết của người Thổ… Tác giả đã khám phá ra những điều mới mẻ và đưa ra những cứ liệu xác thực về sự tích – danh thắng Ba Bể đầy sức thuyết phục. Bên cạnh ba bể Pé Lù, Pé Lầm, Pé Leèng còn có hai bể Pé Vài và Pé Và cách xa 8 cây số nên: “Tới nay trên dư đồ Nam Việt chỉ nói đến cảnh hồ Ba Bể mà quên hẳn hai bể Bản Vài. Vậy du khách qua chơi miền Ba Bể cũng nhớ đến cảnh hai bể mới thưởng ngoạn được hết cái đẹp của ngũ hồ Việt Nam, để liên tưởng đến cái thiên nhiên xảo diệu của ngũ hồ Trung Quốc”.

Bài du ký còn hấp dẫn bởi những đoạn văn sử dụng nghệ thuật so sánh khá tinh tế và những trang văn miêu tả thiên nhiên đầy ấn tượng. Đến vùng Đầm Hồng, du khách say sưa ngắm nhìn những “Dãy núi lơ lửng có nhà của người Mèo làm cạnh những miếng nương như chiếu dải. Thỉnh thoảng tiếng nước trong các khe ầm ầm kêu réo như có thiên binh vạn mã rầm rộ kéo đến giục mình theo gương quân sĩ mau bước trên đường chiến đấu”…

Thú vị hơn là thiên du ký được viết với cảm xúc tự do phóng túng, với ngòi bút linh hoạt và những liên tưởng bất ngờ. Chẳng hạn khi du khách thưởng ngoạn sản vật của hồ Ba Bể mà liên tưởng đến chuyện Tô Đông Pha đem rượu và cá đi chơi Xích Bích và lòng hồi hộp man mác đắm trong cảm giác của một không gian trữ tình: “Hồ mênh mông, nước bạc lẫn da trời một sắc, chim ngàn theo mây trắng cùng bay”.

Cũng vì tính chất năng động của thể loại và chất tự do phóng túng của mạch cảm xúc mà bài du ký có cảm giác bị ngợp bởi quá nhiều thông tin, sự việc. Thậm chí mạch cảm xúc chảy tự nhiên theo bước chân người du hành nên khó tránh khỏi lòng vòng.

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì đây là một bài du ký có giá trị được Nhật Nham dày công khảo cứu đã sớm được Tri tân đón nhận và giới thiệu cùng độc giả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Tri tân còn dành hẳn chuyên mục "Dấu xưa vết cũ" để đăng tải những bài ký viết về các vùng miền gắn với dấu tích lịch sử của một thời đẹp đẽ huy hoàng mà theo thời gian năm tháng chỉ còn là nơi hoang phế, điêu tàn với niềm luyến tiếc ngậm ngùi như quê hương nhà Đinh, nhà Trần, nhà Lê, nhà Mạc… Những bài ký này thường cô đọng, súc tích, được trình bày ngắn gọn trong một trang báo.

Nếu như tạp chí Nam phong khá thành công với những bài ký viễn du thì Tri tân tạp chí lại thành công với mảng ký viết về các địa danh lịch sử, những tích thiêng, nơi cảnh đẹp. Chất du hành – khảo cứu của các bài ký viết về danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử trên tạp chí Tri tân là sự tiếp nối từ những bài du ký có “phong vị cổ kính” và “điệu trữ tình” trên tạp chí Nam Phong và ngày một hoàn thiện. Đồng thời những bài ký này cũng thể hiện khá rõ tư tưởng chủ đạo mà tạp chí hướng tới: tình yêu quê hương về đất nước, niềm tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc.

Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí - 11

Đối với các bài ký viết về phong tục, tập quán, văn hóa: Với 29 bài ký khảo cứu về phong tục, tập quán, văn hóa được tạp chí Tri tân giới thiệu tuy không nhiều nhưng cũng đủ để khái quát đặc điểm của thể tài này. Các nhà du ký vẫn say mê với hành trình “đi” và khám phá những điều mới lạ để cung cấp cho độc giả những tri thức mới. Những bài ký loại này thường ngắn gọn, đối tượng được phản ánh thường là một nét sinh hoạt, một tập tục, một thú vui tao nhã hay là nếp cảm nếp nghĩ trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt…

Phóng sự Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang (số 1) mặc dù chỉ gói gọn trong một trang báo nhưng tác giả đã khái quát được những nét riêng về phong tục tập quán bất di, bất dịch của người phụ nữ Chàm. Họ chính là điểm tựa, là linh hồn của mỗi gia đình. Họ không chỉ là lao động chính đảm nhiệm nuôi nấng gia đình mà họ còn vươn lên làm phái mạnh để che chở, bao bọc cho chồng (đánh đuổi rắn). Người đàn ông trong xã hội Chàm lại trở thành phái yếu: suốt ngày họ chỉ ăn, rồi lại nằm, trở thành những kẻ ươn hèn, chân yếu tay mềm. Người phụ nữ Chàm dưới ngòi bút của Tam Lang hiện lên với những nét hồn nhiên, nhẫn nại chịu đựng và giàu đức hi sinh. Đức tính nhường nhịn của họ lâu ngày cũng trở thành tục lệ: Họ ăn bốc bằng tay còn đũa để nhường cho chồng.

Nhu cầu đi và tìm hiểu tra cứu đã trở thành niềm hứng thú, say mê của các tác giả. Anh Ngẫu trong bài Tục hát trống quân giữa giai Xuân Cầu, gái Khúc Lộng (số

19) đã tìm hiểu về một “lối chơi thanh nhã” của mảnh đất quan họ Bắc Ninh: đó là tục hát trống quân giữa con trai làng Xuân Cầu và con gái làng Khúc Lộng vào những đêm trăng thu đẹp đẽ. Hát trống quân thực ra là lối hát đối đáp giao duyên. Các chàng trai, cô gái đất quan họ say sưa ca hát thâu đêm. Họ hát để cho tinh thần phấn chấn, tình cảm trong sạch. Tục hát trống quân chính là nét đẹp truyền thống của dân ca quan họ Bắc Ninh nói riêng và văn hóa dân gian Việt Nam nói chung.

Để khảo cứu một cổ tục của người Thổ (Tục hoả táng của người Thổ, số 97), Đỗ Hoàng Lạc đã trèo đèo lội suối để tận mắt chứng thực tục thiêu người chết của họ: “Người chết tức là giải thoát chốn hồng trần. Nhưng nếu thể xác vẫn nằm dưới lớp đất đen thì linh hồn vẫn chưa được siêu thăng lên cõi Nát Bàn thượng giới. Cần phải thiêu sạch cả thể chất cấu tạo bởi tục phàm mới mong đưa linh hồn về nơi cực lạc theo ngọn lửa thiêng”. Vì vậy dù giàu có hay sang hèn họ đều theo tục ấy. Bởi như thế họ mới hoàn thành chữ hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nhưng để thực hiện tập tục đó cần một khoản tiền không nhỏ, không phải ai cũng làm được. Cay đắng cho những kẻ nghèo khó, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc phải ngậm ngùi tủi phận vùi chôn thi thể ông bà, cha mẹ dưới lớp đất đá để những mong có ngày ăn nên làm nổi có tiền lại moi đống xương tàn đó lên để thực hiện tục hỏa thiêu. Như thế người thân của họ mới được cứu rỗi linh hồn về nơi đức Phật từ bi. Khi mục kích tận mắt một đám thiêu tươi xác chết, tác giả mới nhận thấy đó là một cổ tục thật ghê tởm, kinh dị, xác chết bị ngọn lửa thiêu làm cho rút gân co rúm lại.

Đặc biệt ở loại ký này còn có chùm bài khảo cứu khá hấp dẫn về các tập tục trong ngày tết, tục thờ cúng tổ tiên, tục dâng hương, trai cung…, về thú chơi tao nhã: chơi hoa, chơi cây cảnh, câu đối trong ngày tết, họa thơ…

Nhìn chung, các bài ký về phong tục tập quán văn hóa trên tạp chí Tri tân đậm đà phong vị phương Đông đặc biệt in rõ dấu ấn của loại ký khảo cứu. Sức hấp dẫn của loại bài này là bởi sự quyện hoà giữa trí tuệ uyên bác và cảm xúc tự nhiên mãnh liệt của người viết.

Đối với các bài ký nhân vật: Là những bài ký viết về con người, có thể là người thật việc thật, là nhân vật lịch sử hoặc là nhân vật trong các truyền thuyết, sự tích…

Viết về các nhân vật lịch sử, nhà du ký phải có sự am hiểu sâu sắc về lịch sử văn hóa, phải cần mẫn tra cứu trong sử sách, trong chuyện kể dân gian, phải dày công đối chiếu so sánh để tạo ra những câu chuyện “thật” và hấp dẫn thuyết phục độc giả…

Bà Lương giết giặc Minh, hạ thành Cổ Lộng của Chu Thiên (số 2) là bài ký sự ngắn mà đặc sắc. Đến thăm thành Cổ Lộng vào một buổi sáng đầu xuân, trước cảnh làm màu của dân quê, tác giả không khỏi bùi ngùi nhớ về cảnh cũ, người xưa: nơi đây là chiến địa oanh liệt của ta, cũng là nơi hàng vạn giặc Minh đã từng làm mưa làm gió… Từ đó, tác giả khảo cứu về tên thành, vị trí địa lý của thành, mục đích xây đắp thành và đặc biệt lại lồng trong đó yếu tố truyện để kể về bà Kiến quốc phu nhân mưu trí, dũng cảm diệt giặc, hạ thành mà Việt sử bỏ quên. Viết bài này, tác giả tỏ bày tâm niệm thành kính của hậu sinh với một vị cứu quốc nữ anh hùng mà ít người biết đến.

Câu chuyện về bậc kỳ nữ quý phái Trần Thị Ngọc Hào (Một bà chủ đồn điền ở thế kỷ thứ 14, số 56) được Thanh Khê du khảo kể lại thật hấp dẫn. Bà vốn xuất thân là một cung nữ thời vua Trần Duệ Tông (1373-1377) khi nhìn thấy cảnh suy vong của nhà Hồ bà đã bồng con từ biệt nơi khuê các lên sinh sống giữa rừng xanh núi đỏ, lập ra một đồn điền rộng 4000 mẫu, cứu giúp 3000 người dân và cung cấp lương thực cho đại quân của Bình Định Vương Lê Lợi để ba quân có thêm sức mạnh đại phá giặc Minh.

Ngôi mả hoang của Kiều Thanh Quế (số 75) là ký sự viết về cuộc viếng thăm của tác giả đến nơi yên nghỉ ngàn thu của bậc tài danh Cử Trị (cử nhân Phan Văn Trị), một bậc danh nho tiết tháo, bậc trung thần nghĩa sĩ của Bản triều hồi Pháp Nam (Nam chỉ Nam Kỳ) sơ giao, một thi tài lỗi lạc đã để lại hơn 500 bài thơ giai tác mà giờ đây chỉ còn lại nắm xương tàn vùi chôn dưới ngôi mộ hoang phế: “Không mộ bia, không tam cấp đá, không có gò đất đắp vun lên, chỉ bằng phẳng một thảm cỏ khâu xanh rì”. Chứng kiến ngôi mộ phế hoang của một bậc hiền tài tiết nghĩa, tác giả không khỏi bùi ngùi xúc động, gợi nhớ lại cả một giai đoạn lịch sử thời Pháp và Nam thương thuyết bất thành mà dẫn đến cảnh giao tranh…

Đối với nhân vật trong truyền thuyết có thể kể đến du ký Thiên Y-a-na (số 121-122) qua ngòi bút khảo cứu đầy hấp dẫn của Mãn Khánh Dương Kỵ. Tác giả du hành đến điện thờ tại hòn Chén ở Huế để viết về vị nữ thần Pô-Ino-Nogar. Trong khung cảnh thiên nhiên mơ màng kì diệu, tượng vị nữ thần gợi nhớ đến câu chuyện trong truyền thuyết của người Việt về vị tiên nữ lưu chốn hạ giới, hiển linh giúp dân làng làm việc thiện, trừ tai ác... Không chỉ dừng lại ở đó, con mắt tìm tòi khám phá của nhà khảo cứu đã giúp tác giả tìm hiểu về truyền thuyết của người Chàm để thấy được những quan niệm khác nhau giữa các dân tộc cũng như sự phong phú trong kho tàng văn hóa dân gian.

Đặc biệt Tri tân dành riêng chuyên mục “Thăm dấu người xưa” để viết về các nhân vật lịch sử tên tuổi như: Lê Thái Hậu, Lê Hiển Tông, Lê Quýnh, các vị danh nho khí tiết thanh cao như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi…

Sức hấp dẫn của những bài ký sự, phóng sự về người thật việc thật chính là cách thuyết phục của người viết khi đứng trước một hiện thực khách quan. Người viết ngoài sự nhạy cảm của trái tim, sự rung động của tâm hồn thì rất cần đến sự hoạt động của khối óc để phân tích, lý giải những điều mắt thấy tai nghe, những vấn đề nóng bỏng bức xúc của đời sống như: trò lừa đảo của những kẻ đồng cốt bịp bợm dân đen (Đồng thiếp - Bảo Vân), cảnh bọn người Pháp (cảnh sát Pháp) hành hung, đánh đập người Nam (anh hàng thịt) tàn bạo (Tội ác người Pháp – Trúc Khê), việc phát chẩn để mị dân của chính phủ Pháp (Tai nghe mắt thấy trong thời Pháp đô hộ - Tiên Đàm)… Ngoài ra là những bài cảm tưởng, cảm nghĩ của Trúc Khê (Nhân ngày giỗ: Lê Thanh thi sĩ), của Tiên Đàm (Những ngày cuối cùng của Dương Bá Trạc ở Chiêu Nam), của Hoa Bằng (Nhớ lại một buổi hội đàm với cụ Dương Bá Trạc)… với cảm xúc thành thực nhất.

Ký trên tạp chí Tri tân số lượng tuy chưa nhiều song cũng khá phong phú về đề tài và đa dạng về phong cách. Việc phân chia làm ba loại như vậy cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Bản thân ba chủ đề này cũng có điểm giao thoa với nhau. Trong chùm bài ký viết về danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử cũng đan lồng những đoạn khảo cứu chi tiết về phong tục tập quán hay một nét văn hóa của một vùng miền mà người viết đi qua. Đối với những bài ký viết về phong tục, tập quán, con người cũng có những trang viết về danh thắng đầy cảm xúc…

Trong rất nhiều hình thức ký mà Tri tân giới thiệu thì tiểu loại du ký, lữ ký là thành công hơn cả. Chất du hành khảo cứu, phong vị phương Đông, cảm xúc say mê của người viết vẫn là đặc điểm chính trong các tác phẩm ký trên Tri tân. Nhìn nhận một cách quan thì đây là những sáng tác văn học có giá trị đã sớm được tạp chí Tri tân đón nhận và giới thiệu cùng độc giả.

3.1.2. Tiểu thuyết lịch sử‌

Khi tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết trên tạp chí Tri tân, chúng tôi nhận thấy, trong 214 số tạp chí ra đều đặn mỗi tuần, Tri tân đã đăng trọn được 7 tiểu thuyết. Trong đó, có 6 tiểu thuyết thuộc thể tài tiểu thuyết lịch sử của hai tác giả danh tiếng đương thời: Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng, chỉ có tiểu thuyết Hoa mai của Kiều Thanh Quế (từ số 81 đến số 84) không thuộc thể tài trên.

Nếu đặt trong tương quan so sánh với các báo, tạp chí cùng thời, ta thấy chuyên mục Tiểu thuyết của Tri tân dành trọn ưu ái cho những thiên truyện trường kỳ viết về đề tài lịch sử. Điều đó, vừa nhất quán với tôn chỉ mục đích “ôn cố” của tờ báo vừa làm nên linh hồn và thế đứng của Tri tân trong sự phát triển đa sắc của các thể loại và thể tài văn học - báo chí đương thời. Trong khi Phong hóa – Ngày nay chủ yếu đăng tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn. Tạp chí Thanh nghị thiên về các bài khảo luận văn chương mà ít đăng tiểu thuyết. Ngoài tiểu thuyết Đứa con của Đỗ Đức Thu, dường như thể loại này vắng bóng trên Thanh nghị. Tiểu thuyết thứ Bảy (1934-1945) thì bội thu với các tiểu thuyết hiện thực của các cây bút có tên tuổi, được kính nể trong làng văn thời bấy giờ như Lê Văn Trương, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… Từ sau những năm 1940, các tiểu thuyết tình cảm lãng mạn đã phải nhường chỗ cho các tiểu thuyết hiện thực và lịch sử. Bởi các nhà văn của ta đang: “Sống vào một thời nghiêm trọng, óc hẳn không được rảnh, tâm hồn hẳn không được mềm mại để lấy hứng thú trong các trò chơi lãng mạn” mà họ mong muốn “kiến thiết một xã hội mới của những nhà văn ngày nay” [163, 41]. Đây là một trong các nguyên nhân lí giải vì sao từ năm 1943, tiểu thuyết của ta ít xuất bản, nếu có thì chủ yếu là các tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Có thể nói, sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết lịch sử vào những năm 40 của thế kỷ XX là một nét đặc thù của văn học giai đoạn này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thể tài này để chỉ ra những đặc điểm riêng cũng như khái quát được quy luật vận động của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học hiện đại Việt Nam vẫn là mảnh đất bỏ ngỏ.

3.1.2.1. Về đề tài

Ở phần này, chúng tôi phân tích, nhận định một số đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu thuyết trên tạp chí Tri tân qua việc tìm hiểu 6 tiểu thuyết lịch sử của hai tác giả - Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng.

Trước hết, tạp chí Tri tân đăng đều đặn bộ tứ tiểu thuyết lịch sử của Chu Thiên theo một kết cấu liên hoàn, xâu chuỗi. Xuất hiện ngay từ những số đầu tiên là tiểu thuyết lịch sử Bà Quận Mỹ (từ số 2 đến số 18); tiếp đến là tiểu thuyết Thoát cung vua Mạc dài 21 số (từ số 25 đến số 48); sau đó là tiểu thuyết Trúc mai sum họp dài 20 số (từ số 52 đến số 72); và cuối cùng là Cháy cung Chương Võ dài 27 số (từ số 108 đến số 145). Có thể nhận thấy, Chu Thiên viết khá đều tay và dài hơi. Các tiểu thuyết của ông đều lấy cốt lõi từ đề tài về lịch sử. Đó là việc giao tranh giữa nhà Mạc với nhà Trịnh được tái tạo qua tấm gương kỳ nữ tài hoa, tiết liệt, đầy nghĩa khí trong tiểu

thuyết Bà Quận Mỹ; là sự kiện Mạc Đăng Dung thoán đoạt ngôi báu của vua Lê Chiêu Tông được khơi gợi và sáng tạo qua số phận nổi chìm của người nữ nhi nhan sắc, tài đức như Liên Tường, Tiểu Lan trong hai tiểu thuyết có cốt truyện gối tiếp Thoát cung vua Mạc Trúc mai sum họp; là câu chuyện bi tình của tráng sĩ Phù Ninh - Chương Võ và công chúa nhà Trần - Ngọa Thiềm gắn với tham vọng phù Lý, diệt Trần qua tiểu thuyết Cháy cung Chương Võ....

Với hai tiểu thuyết Đêm hội Long trì chiếm 30 số tạp chí (Từ số 73 đến số 107) và An Tư đăng trong 37 số báo (Từ số 146 đến số 194) tên tuổi Nguyễn Huy Tưởng được nhắc đến với tư cách của một nhà tiểu thuyết lịch sử tài năng. Nếu như tiểu thuyết của Chu Thiên xoay quanh những cốt truyện khá đơn giản, số phận của nhân vật đặt trong mô hình “tai biến” và mâu thuẫn còn thuần nhất thì đến Nguyễn Huy Tưởng, tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử đã có sự bứt phá. “Bứt phá” bởi nó đã thể hiện khá trọn vẹn đặc điểm của một thể loại văn học trẻ, đang trong quá trình sinh thành và luôn tiếp biến. Cách nhìn hiện thực của nhà văn được mã hóa qua những câu chuyện lịch sử vừa bi thương vừa hào hùng lồng trong cái nhìn số phận - đời tư của nhân vật. Đó là những trải nghiệm đầy cay đắng của chúa Trịnh Sâm trước sự u mê nhan sắc, dục tình; là số phận mỏng manh, bạc bẽo của Quỳnh Hoa quận chúa; là sự trả giá đớn đau cho những tham vọng cuồng ngông, đại loạn của chị em Tuyên phi họ Đặng... trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì. Đó là số phận bi thương của công chúa An Tư lồng trong câu chuyện chống giặc Nguyên Mông hào hùng của nhà Trần qua tiểu thuyết cùng tên.

Nếu đặt Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng so sánh với các cây bút khởi đầu dòng tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Quốc ngữ như Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật..., có thể thấy rõ vị trí quan trọng của hai tác giả này.

Sự ra đời đều đặn và có tính hệ thống của một loạt các tiểu thuyết lịch sử như Vua Bố Cái, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành (đều xuất bản năm 1929); Việt Thanh chiến sử (1935); Vua bà Triệu Ẩu (1936)..., Nguyễn Tử Siêu là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho thể tài tiểu thuyết lịch sử bằng văn xuôi Quốc ngữ ở Việt Nam. Là người có lòng, có tâm với đất nước, Nguyễn Tử Siêu lựa chọn viết thể tài tiểu thuyết lịch sử vào thời điểm khoảng cuối những năm 20 của thế kỷ XX có một ý nghĩa đặc biệt. Một mặt những tác phẩm của ông đã làm mới thị hiếu độc giả đương thời. Bởi họ đang nhàm chán với món ăn tinh thần là những tiểu thuyết tình ái và luân lý cổ hủ nhạt nhẽo. Một mặt, ông đã cố gắng dồn tâm cho ý nguyện thiết tha của mình với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023