Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 6

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông, suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông. Những sông lớn chảy qua Hà Giang như sông Chảy, sông Gâm và sông Nho Quế đều chảy theo hình chữ “S” ngược.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưa Lung (Trung Quốc), qua biên giới Việt - Trung gần Thanh Thủy. Sông chảy qua thành phố Hà Giang đến Làng Hung. Từ Làng Hung đến Ngô Khê thì đổi hướng chảy theo đông bắc bắc - tây tây nam. Đây là nguồn cung cấp nước sông chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Gâm bắt nguồn từ vùng Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc),

chảy qua mỏm cực bắc gần Lũng Cú đến Mèo Vạc, chừng 30km thì chuyển theo hướng đông bắc - tây nam, rồi theo hướng bắc nam đến gần thị xã Tuyên Quang mới nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419 và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liêu Ti 2042m, rồi chảy tiếp một đoạn chừng 50km gần tới Mường Khương (Lao Cai). Tại đây, sông ngoặt theo vòng cung chữ “V” chảy theo hướng đông nam một đoạn dài 75km qua Bảo Yên, rồi Lục Yên về Đoan Hùng. Mật độ các dòng nhánh ở đây cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nước đạt (2,0km/km2). Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

2.2.1.4. Sinh vật

Hà Giang một địa danh du lịch với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những nét sinh hoạt truyền thống lâu đời đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà nhiều khách du lịch còn chưa biết đến. Một trong những thế mạnh khác của Hà Giang chính là tài nguyên du lịch sinh thái. Trước hết phải kể đến thảm thực vật phong phú và đa dạng cùng nhiều chủng loại quý hiếm như: các loại cây dẻ, re, ngát, sến, lim, sồi, gụ, lim…, các loại động vật hoang dã như hổ, báo, hoẵng, gấu ngựa, gấu chó, sơn dương, lợn rừng, khỉ cùng các loại chim quý, bò sát…. Chính đây là nguồn lợi đáng kể đóng góp

vào kinh tế địa phương đồng thời cũng là tiềm năng để xây dựng những

khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Hà Giang được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá điển hình của đông bắc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Các khu hệ thực vật Hà Giang phong phú, bước đầu có thể nhận ra 5 khu hệ như sau:

- Khu vòm nâng sông Chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 6

nhóm đá chính là macma axit và đá biến chất với thành phần chủ yếu là gnai, amphibolit, phiến thạch anh và mica. Sườn núi dốc trung bình 25 - 350. Những nơi đá phiến phát triển thì sườn ít dốc hơn. Có thể xếp địa hình nơi đây vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên sinh phân cắt mạnh. Độ phân cắt sâu: 300 - 450 m, chia cắt ngang 0,3 – 0,4 km/km2. Lượng mưa trung bình khoảng 3000 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Sườn đông nam và tây nam mưa nhiều hơn các sườn khác. Lớp phủ thổ nhưỡng khá phức tạp, chủ yếu là mùn màu vàng đỏ. Rừng thuộc kiểu á nhiệt đới, lá rộng thường xanh. Trừ một vài loại cây lá kim còn chủ yếu là thuộc họ Sồi dẻ, Thích, Lau sau, Chè…

- Khu Quản Bạ

-Vị

Xuyên, lớp thổ

nhưỡng hình thành trên nền 3

nhóm đá chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất đến tướng đá lục hoặc lục yếu, đá vôi, sét vôi và đá lục nguyên hạt vừa và mịn. Sườn dốc trung

bình 30 – 350, đôi nơi trên 350. ở nơi có đá lục nguyên hạt mịn thì độ dốc giảm đi 18 – 280. Địa hình khu này có thể xếp vào kiểu núi khối tảng trên nền nguyên sinh bị phân cắt rất mạnh. Nhiều nơi độ phân cắt sâu 300 – 500 m và chia cắt ngang 0,25 – 0,4 km/km2. Lượng mưa hang năm khoảng 3000mm. Sườn đông nam mưa nhiều hơn sườn tây bắc. Trên 75% diện tích

là đất mùn đỏ và mùn xám xẫm. Thảm thực vật phong phú, thuộc kiểu

rừng á nhiệt đới thường xanh.

,

- Khu Đồng Văn – Mèo Vạc, lớp thổ nhưỡng được hình thành trên nền đá vôi bị phân háo mạnh. Sườn dốc trung bình 25 – 350 nhiều nơi dốc đứng. Địa hình thuộc kiểu karst. Thảm thực vật chủ yếu là loại cây thấp, mật độ thưa, 75% diện tích đất đỏ xẫm hoặc vàng xẫm. Rừng thuộc kiểu á nhiệt đới, cây trên núi đá vôi, có mặt của trai, nghiến.

- Khu tây bắc Vĩnh Tuy có khuynh hướng ôm lấy vòm nâng sông Chảy ở phía tây nam và đông nam. Đặc trưng địa hình là đồi núi thấp, núi gò sót. Sườn dốc ít, trung bình 12 – 250. Lượng mưa rất lớn, Bắc Quang là một trung tâm mưa lớn nhất nước ta, hàng năm đạt 5000mm. Nhiều loại cây như tre, nứa, bương vàng và các loại cây lá rộng phát triển mạnh. Lớp

đất phủ thổ nhưỡng chủ yếu là nhóm đất màu xám xẫm hơi đen, chiếm

65% diện tích. Rừng đặc trưng cho rừng á nhiệt đới, lá rộng thường xanh.

Bên cạnh những thảm động thực vật phong phú ở những huyện vùng thấp tạo nên dáng vẻ và cảnh quan hấp dẫn cho du khách khi mới lên tới Hà Giang thì cảnh quan vùng cao ở Hà Giang cho đến nay vẫn mang đậm nét hoang sơ, thuần khiết. Đấy là một địa hình karst tiêu biểu với bạt ngàn những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô ở các huyện phía Bắc, hay những dãy

núi đất hùng vĩ với những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau ở những

huyện miền Tây và cùng cả

một hệ

thống những thác nước, hang động

đẹp không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn chứa đựng những dấu ấn di tích lịch sử, khảo cổ học. Bên cạnh đó Hà Giang nổi tiếng được biết đến

với những cổng trời cao vời vợi mà đến đó ta có cảm giác như đang cưỡi mây cưỡi gió và thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Tất cả đang chờ đợi du khách khám phá khi đến với Hà Giang.

2.2.1.5. Các cảnh quan du lịch tự nhiên

a) Đèo Mã Pì Lèng

Mã Pì Lèng dịch ra từ tiếng Mông nghĩa đen là sống mũi ngựa. Dịch ý, thì đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc

hơi. Mã Pì Lèng đươc

biêt

đên

là con đeo

dai

thứ 2 trong “tứ đai

đinh đeo”

hùng vĩ vào bậc nhất nước ta. Đỉnh nôi

liên

Đông Văn va

Meo

Vac

(Hà

Giang), nằm vắt mình trên nhưng day

nui

đa cua

miên

cao nguyên, nơi co

những vach đá dựng đứng, nơi có dong Nho Quế trong xanh uôn minh qua

từng khe núi ở độ cao 1.600m đến 1.800m, có nơi cao đến 2.000m so với

mặt nước biển, một bên là vực sâu thẳm một bên là sườn núi dốc dựng đứng. Nơi đây thấm bao mồ hôi nước mắt của công nhân lao động được huy động từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên quang và Hà Giang trong vòng 11 năm phải treo mình trên dây để đục đá hình thành lên con đường hạnh phúc, hiện đã đầu tư xây dựng chiếu nghỉ để cho du khách

dừng chân chụp

ảnh dòng sông Nho Quế

thơ mộng và tạo cho du khách

một cảm giác mạnh.

Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có vực đá bên sông Nho Quế là hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho Quế sâu khoảng 800m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi, cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay.

Hiện nay, Mã Pì Lèng là một điểm đến không thể thiếu khi tham

quan công viên địa chất Đồng Văn (thuộc tỉnh Hà Giang, được công nhận là

công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010). Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng với bản sắc văn hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ.

b) Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích gần 2.350km², nằm trải rộng trên địa bàn 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn. Cao nguyên Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi với 11 hệ tầng địa chất, trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại 545 triệu năm. Ở đây còn có 17 nhóm hóa thạch giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch sử phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và khu vực đông bắc Việt Nam - nam Trung Quốc nói chung. Do có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst ở Cao nguyên đá Đồng Văn diễn ra liên tục, tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá” vô cùng phong phú như: vườn đá Khâu Vai, vườn đá Lũng Pù thuộc huyện Mèo Vạc… và hệ thống hang động kỳ vĩ như: hang

Rồng

ở Sảng Tủng (Đồng Văn), hang Khố

Mỷ ở

Tùng Vài (Quản Bạ),

động Én ở Vần Chải (Đồng Văn)…

Cao nguyên đá Đồng Văn còn được các nhà khoa học đánh giá là vùng có hệ địa - sinh thái núi đá độc đáo và đa dạng. Quần xã rừng nguyên

sinh ở đây còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài

thuốc quý. Đây cũng là môi trường sống của các loài động vật hoang dã, tạo nên nét đẹp tự nhiên, sinh động của vùng cao nguyên.

Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan, cao nguyên đá Đồng Văn còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc. Ngày 3/10/2010, tại Lesvos (Hy Lạp), Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN - Global Network of National Geoparks) dựa trên giá trị nổi bật về cảnh quan, có sinh địa tầng, địa chất, địa mạo, văn hóa của các dân tộc trên

cao nguyên đá. Như vậy, Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành công viên

địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ hai Công viên địa chất Langkawi - Malaysia).

c) Núi Đôi - Cổng trời Quản Bạ

ở khu vực Đông Nam Á (sau



phố

Thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, cách thành Hà Giang 46km về phía Bắc. Ra khỏi thành phố Hà Giang đường lên

Quản Bạ hiểm trở với hai bên đều núi cao vút. Vượt qua con đèo khúc khủy tới đỉnh đèo cao 1.500m so với mực nức biển là cổng trời Quản Bạ. Đứng giữa cổng trời, du khách có dịp dừng chân chiêm ngưỡng Núi Đôi Quản Bạ, với “đôi gò Bồng Đào” do thiên tạo với dáng vẻ cân đối. Đây là một cảnh quan karst độc đáo của thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ và của cả khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc. Cũng bắt đầu từ đây là cánh đồng Quản Bạ thấp, phẳng, vì thế càng tạo không gian thoáng đãng cho “đôi gò” nhô cao, bay bổng.

Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất thì Núi Đôi được cấu tạo bằng đá Đôlômít. Do quá trình phong hóa đá lăn đồng đều theo sường núi làm lùi dần sườn và hạ thấp dần đỉnh núi. Cuối cùng tạo nên hình nón như hiện nay. Đá Đôlômít bị phong hóa (do quá trình tự vỡ) thành các hạt sạn và cát rất dễ dàng di chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực và nước chảy tràn trong mùa mưa. Đặc biệt, còn đóng vai trò trọng trong việc hình thành hình nón của Núi Đôi nói riêng và của các ngọn núi có hình chóp nón nói chung là có sự đan xen của các đứt gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ dàng hơn. Núi Đôi thuộc kỷ Đệ Tứ - có niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm trở lại đây. Ngoài Núi Đôi ra còn có một mực cao hơn gồm

các đồi dạng nón được hình thành theo con đường tương tự

nhưng

ở giai

đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba ngọn núi đang tồn tại ở khu vực thị trấn Tam Sơn hiện nay. Danh thắng Núi Đôi Quản Bạ xếp hạng quốc gia ngày 16/11/2009.

d) Khu rừng nguyên sinh Vần Chải

Thuộc xã Vần Chải - huyện Đồng Văn, đây là khu rừng nguyên sinh rộng khoảng 500ha với những thân cây cổ thụ mọc chen giữa các tảng đá lớn, con đường đi xuyên qua rừng được xếp bằng những khối đá lớn theo kiểu bậc thang dẫn lên đỉnh núi. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh, du khách sẽ thấy vẻ đẹp của thiên nhiên với một thung lũng khá bằng phẳng, một khu rừng xanh tốt với nhiều loài thực vất phong phú.

Đặc bệt, nằm trong khu rừng nguyên sinh này có hang Tướng phỉ Vàng

Vạn Ly, cách huyện lỵ UBND Đồng Văn khoảng 4km, nằm trên núi Tùng Tò Sá cao gần 2000m. Nơi đây đã gắn liền với tên tuổi của người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù, một mình dũng cảm vào hang đá gọi Tướng phỉ Vàng Vạn Ly ra hàng.

đ) Rừng nguyên sinh Đèo Gió, Thác Tiên

Thuộc xã Nấm Dẩn - huyện Xín Mần, là nơi thượng nguồn con sông Chảy với chiều dài qua huyện 40km. Rừng nguyên sinh Đèo Gió ở độ cao

1400m so với mặt nước biển, hệ sinh thái rừng phong phú có nhiều loài

động, thực vật, đặc biệt có nhiều loài gỗ quý hiếm sinh trưởng gần 500 tuổi. Dòng suối đầu nguồn trong, mát giữa rừng đã tạo nên một Thác Tiên thơ mộng huyền bí, khí hậu mát mẻ trong lành là khu du lịch lí tưởng cho các du khách thập phương đến tham quan .

e) Hồ Noong

Cách thành phố Hà Giang chừng 17 km, thuộc xã Phú Linh. Đối với

người dân địa phương, hồ

Noong được ví như

“con mắt của rừng”, với

diện tích mặt nước rộng khoảng 20 ha, nằm giữa cánh rừng nguyên sinh rộng gần 100 ha bao quanh khiến cho hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ kỳ thú. Điểm đặc biệt của hồ Noong là những gốc cây xanh tốt hoặc những gốc cây khô mọc lên từ trong lòng hồ. Mùa mưa có thể đi thăm hồ bằng bè còn mùa khô thì nước nông đến nỗi chỉ có thể đứng trên bờ chụp ảnh.

Hồ Noong vừa có thể nuôi trồng thuỷ sản, vừa có thể trồng trọt. Vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10), nước dâng cao nên tổng diện tích mặt hồ có thể rộng khoảng 80 ha, đây là thời điểm thích hợp để thả cá (đặc

biệt là các loại cá tiến vua như cá Dầm xanh, cá Anh vũ), nuôi vịt. Du

khách đến đây có thể đi bè ra hồ câu cá, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ nơi và thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng nơi địa đầu tổ quốc.

Vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), diện tích mặt nước thu hẹp chỉ còn khoảng 20 - 30 ha, trong lòng hồ thời điểm này chỉ còn một số cây vẫn đang mọc xanh tốt, một số cây chỉ còn trơ lại gốc khô tạo nên một cảnh quan khá thú vị.

f) Bãi đá cổ Nấm Dẩn

Được phát hiện vào năm 2004 bởi các nhà khoa học Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang. Khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn năm nằm trong một thung lũng rộng thuộc địa phận xã Nấm Dẩn – huyện Xín Mần. Khác với di tích đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Nấm Dẩn còn được ít người biết đến nhưng vẻ đẹp của các hình vẽ và những điều bí ẩn xung quanh các phiến đá thì không kém phần hấp dẫn và lôi cuốn.

Các di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Ðản và dãy núi đồi Nấm Dẩn, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng. Nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc bờ suối với hình thù đa dạng và độc đáo. Có tảng đá như

một bàn cờ phẳng, có tảng lại giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế

ngồi. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá vẫn giữ được nguyên trạng phong hóa tự nhiên.

Nhân dân trong vùng gọi khu vực này là Nà Lai (ruộng nhiều chữ) vì trên một số tảng đá có khắc hình, chữ. Các hình khắc vẽ rất đa dạng, mang

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí