Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 7

vẻ đẹp riêng trong phong cách tạo hình của nghệ thuật cổ. Ngoài hơn 80 hình khắc vẽ, trên bề mặt tảng đá còn có khoảng 80 lỗ vũm, được khoét với đường kính trung bình 5 - 6cm, sâu 1 - 2cm, các vũm phân bố chủ yếu ở

đầu phía tây của tảng đá. Mỗi tảng đá là một điều bí ẩn, gắn với những

câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm cầu

ứng các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng.


Cho đến nay, ở Việt Nam, những dấu tích nghệ thuật tạo hình thời tiền sử còn tìm thấy khá ít. Theo các nhà KH, di tích cự thạch Nấm Dẩn có niên đại khoảng 2000 năm. Đây có thể là di tích mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng thần linh, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc

của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di tích cự thạch Nấm Dẩn còn có khả

năng liên quan đến tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử.


Bãi đá cổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nấm Dẩn có giá trị

đặc biệt về

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 7

văn hoá, lịch sử, tín

ngưỡng và giá trị nghiên cứu khoa học cao. Nơi đây chứa đựng tiềm năng du lịch rất lớn và là một địa điểm tham quan rất thú vị cho du khách. Thời gian tới, đang có khá nhiều hãng lữ hành có ý định đưa di tích này trở thành điểm đến trọng điểm trong chương trình du lịch đi bộ, thăm các bản làng ở Hà Giang.

h) Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Danh thắng ruộng bậc thang thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia. Di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6

xã Bản Luốc, Sán Sả

Hồ, Bản Phùng, Hồ

Thầu, Nậm Ty và Thông

Nguyên. Đây là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu

biểu, được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử hàng trăm

năm, do đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Nùng tạo nên bằng chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá và giá trị thẩm mỹ cao. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn là minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử cư trú từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì. Với việc được công nhận là Di tích cấp quốc gia, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ trở thành một trong những điểm thu hút du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng những công trình độc đáo và mang đậm nét văn hóa của bà con vùng cao Hà Giang.

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.2.1. Các di tích lịch sử Văn hóa

a) Cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn)


Cột cờ Lũng Cú cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 24 km. Đây là

điểm du lịch mang ý nghĩa lịch sử và thiêng liêng đối với khách du lịch nội địa. Đỉnh Lũng Cú được ví như “Vầng trán kiêu hãnh của Tổ Quốc”. Đánh dấu điểm cực Bắc của đất nước, đứng trên đỉnh Lũng Cú có thể nhìn bao quát cảnh quan xung quanh thể hiện cảnh quan rất đẹp và hùng vĩ.

Cột cờ cao 29.5m, có hình dáng cột cờ Hà Nội: chân, bệ có 6 mặt phù điêu mang nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn. Cán cờ cao 9m, lá cờ Tổ Quốc có chiều dài 9m, chiều rộng 6m, diện tích 54m2 tung bay trên đỉnh núi rồng lộng gió tượng trưng cho 54 dân tộc anh em biệt, là biểu tượng sức mạnh, lòng tự tôn, tự hào, tinh thần kiêu hãnh, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Đường lên đỉnh núi cột cờ được xây lại gồm 283 bậc theo lối

cũ,đồng thời xây mới thêm 283 bậc đi xuống. Thân cột cờ

có hệ

thống

thanh bộ lên đỉnh. Ngày 25/9/2010, sau 7 tháng thi công cột cờ Lũng Cú mới hoàn thành. Đây chính là công trình trào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 15, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội Toàn quốc lần thứ XI. Việc đầu tư xây dựng cột cờ quốc gia Lũng Cú có ý nghĩa

to lớn về mặt chính trị, ngoại giao, khẳng định về mặt chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Lũng Cú nằm trên đỉnh của Cao nguyên đá Đồng Văn. Đứng ở chân cột cờ phóng tầm mắt bao quát ra vùng biên giới của Tổ Quốc Việt Nam. Xa xa là bản Lô Lô và con sông Nho Quế uốn lượn, phân chí ranh giới Việt Trung.

b) Phố cổ Đồng Văn


Thị trấn Đồng Văn nằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ

1000m - 1600m so với mực nước biển, cách thành phố Hà Giang 160 km. Ở đây có một khu phố và chợ cổ có lối liền trúc hàng trăm năm tuổi với một vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm.

Phố cổ nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Văn ( xưa thuộc tổng Đông

Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang). Khi mới

hình thành đầu thế kỷ XX, khu phố này chỉ gồm vài gia đình người Mông, Tày, Hoa sinh sống. Khi vào đây chiếm đóng, người Pháp có những quy

hoạch lại và để

lại những điểm nhấn quan trọng về

quy hoạch và kiến

trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn xây bằng đá trong những năm 1920, gần

như còn nguyên vẹn đến ngày nay. Chợ phiên Đồng Văn họp vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Vì vậy mà cứ các tối thứ 7 trước phiên chợ từng đôi trai, gái người Dao, Mông…lại đưa nhau về đây dạo chơi, thổi kèn, uống rượu và múa hát.

Từ năm 2006, huyện Đông Văn đã tổ chức “Đêm phố cổ” vào các ngày 14,15,16 âm lịch hàng tháng. Trong “Đêm phố cổ” các hộ dân ở đây đều treo đèn đỏ, đồng thời tổ chức một số hoạt động mang đậm bản sắc khác như trưng bày thổ cẩm dân tộc, trình diễn và bày các món ăn truyền thống của các dân tộc với kỳ vọng thu hút khách du lịch giống như cách người Hội An đã làm.

c) Dinh họ Vương

Dinh họ Vương nằm trên địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh

Hà Giang, cách huyện lỵ Đồng Văn chừng 24 km. Đây là một công trình

kiến trúc đẹp, hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này. Đường vào

dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn, vuông vức,

bằng phẳng. Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm đến gần 1m, cao từ 2,5 đến 3m. Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều bố trí nhiều lỗ châu mai. Khoảng đất giữa hai tường thành rộng khoảng 50m, được trồng cây.

Dinh có 10 ngôi nhà, 6 ngôi nằm cùng một hướng, 4 ngôi kia nằm theo hướng khác. Ngôi nhà chính quay mặt ra phía cổng. Các ngôi nhà đều được làm bằng gỗ quý từ cột, kèo, sàn, vách. Mái nhà lợp bằng ngói máng.

Tại ngôi nhà chính còn lưu bức hoành phi với bốn chữ "Biên chinh khả

phong" được vua Nguyễn ban cho. Các bức chạm trên đá, trên gỗ cho thấy sự tinh xảo và tài nghệ của người thợ. Công trình đã được xếp hạng di tích và bảo vệ từ năm 1993. Di tích này đáng để bạn dừng chân và quên đi mọi vất vả sau những chặng đường cheo leo hiểm trở. Công trình toát lên vẻ thâm nghiêm trong khung cảnh tĩnh mịch nơi vùng cao biên giới.

d) Tiểu khu Trọng Con

Tiểu khu Trọng Con cách Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía Nam ở tại Xã Bằng Hành, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng năm 1996). Năm 1945, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí: Lê Quảng Ba, Bế Triều, Nam Long cùng đội vũ trang tuyên truyền tiến về tổng Bằng Hành xây dựng lực lượng cách mạng đặt tên là Tiểu Khu Trọng Con. Tiểu Khu Trọng Con là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang. Từ đây phong trào cách mạng được nhân lên, lan rộng khắp các địa bàn của Tỉnh Hà Giang, từ vùng thấp đến các huyện

vùng cao, Tiểu khu Trọng Con đã góp phần vào sự thắng lợi của Cách

mạng, giải phóng Hà Giang trong thời gian ngắn, đưa nhân dân thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp của thực dân Pháp, Phát xít Nhật cùng bè lũ tay sai. Tạo

tiền đề

cho sự phát triển tốt đẹp của phong trào cách mạng

ở Hà Giang

trong những thời kỳ lịch sử sau này.

đ) Di tích lịch sử Kỳ Đài.

Di tích nằm ở Trung tâm thành phố Hà Giang, nơi đây ngày 27/3/1961 đồng bào các dân tộc Hà Giang đã vinh dự được đón Bác Hồ thăm và nói chuyện thân mật. Di tích Kỳ Đài không những là công trình văn hóa, mà còn là nơi ghi dấu, gìn giữ những kỷ niệm về Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang, động viên khích lệ nhân dân Hà Giang làm theo lời Bác Hồ căn dặn, hăng hái tham gia sản xuất, đoàn kết một lòng theo Đảng xây dựng và bảo vệ quê hương Hà Giang ngày càng phát triển. Bia và Chuông chùa Sùng Khánh

e) Căng Bắc Mê và hồ thủy điện Na hang – Bắc Mê

Căng Bắc Mê là di tích lịch sử nằm trên địa phận Bản Sáp, Yên Phú, Bắc Mê, ở điểm cuối của quốc lộ 34 Hà Giang, Bắc Mễ. Năm 1938 thực

dân Pháp lợi dụng nơi này lập trại giam để

giam giữ

các đồng chí cách

mạng bị

bắt nhưng chưa bị

kết án, trong đó có đồng chí Xuân Thủy, Lê

Giản, Nguyễn Văn Ngọc. Đây là điểm du lịch về nguồn hấp dẫn du khách.

Hồ thuỷ điện Tuyên Quang là hồ nhân tạo được xây dựng với mục tiêu chính là sản xuất ra điện năng và thuỷ lợi. Việc ngăn sông đã tạo ra một vùng hồ rộng lớn bao gồm lưu vực của hai con sông chính là sông Gâm và sông Năng. Hồ có mực nước ở thời điểm cao nhất là trên 8.000ha. Hồ thuỷ điện Tuyên quang kết nối 3 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn bằng đường thuỷ trên mặt hồ.

2.2.2.2. Nghề thủ công truyền thống

a) Nghề dệt vải lanh của dân tộc Mông

Cây Lanh là nguyên liệu dệt phổ biến của người Mông, người Mông có giống lanh địa phương đã được sử dụng rất lâu đời và được chính người mông và các dân tộc khác rất ưa chuộng về tính bền, đẹp và mặc rất ấm vào mùa đông mát về mùa hè, thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng sinh sống nên người Mông ưa dùng lanh hơn và họ sống ở đâu là trồng lanh ở đó, cay lanh trở thành biểu trưng cho cuộc sống tinh thần của họ. Đồng

bào Mông vốn có nghề

truyền thống dệt vải thổ

cẩm, nhà nào cũng có

khung dệt vải, các sản phẩm chủ yếu phục vụ gia đình là vải váy áo, khăn, mũ...

Mô hình HTX dệt lanh xã Lũng Tám, huyện Quản Bạ, các sản phẩm của HTX là váy áo, khăn, chăn, gối, thảm, ví thổ cẩm, áo nam, túi, sắc, túi điện thoại... Thổ cẩm Lùng Tám với thế mạnh sẵn có của mình và sự khác biệt ở những điểm như: chất liệu của vải lanh, sợi dệt nguyên từ cây lanh, không có hóa chất pha tạp, vải thô, mát, sợi lanh mềm, hoa văn và cách bài trí trên tấm vải thể hiện nhiều hình tượng mang đậm phong cách văn hóa dân tộc Mông. Công nghệ dệt vải là thủ công bằng khung dệt, không có sự can thiệp của máy móc. Là yếu tố thu hút khách du lịch tìm mua thổ cẩm Lùng Tám.

b) Nghề làm hàng mây tre đan


Đan lát là một nghề thủ công vốn có từ lâu đời của các dân tộc ở Hà Giang. Nghề đan lát của các dân tộc ở Hà Giang đã từng có sự phát triển rất mạnh, với các chủng loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chức năng và cũng mang đặc điểm riêng của từng dân tộc, là những tác phẩm nghệ thuật. Vốn sinh sống trên các địa bàn vùng núi cao nên các dân tộc ở đây sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là nứa, giang, vầu, tre gại, trúc, guột hay mây để làm ra các sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm dùng trong vận chuyển; Gùi (dân tộc Mông, Dao), quẩy tấu (dân tộc Mông), dậu gánh thóc (dân tộc Tày, Nùng)...hay trong sản phẩn làm đồ đựng: hòm đựng quần áo ( dân tộc La Chí, Dao) bồ đựng lúa, thúng, nong phơi (dân tộc Tày).

Cũng như các nghề thủ công khác ở Hà Giang, thủ công nghiệp trong

đời sống các dân tộc chỉ

mang tính chất bổ

trợ, như việc làm ra các đồ

dùng phục vụ sinh hoạt phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế

to lớn cho người dân. khôi phục lại các làng nghề, ngành nghề thống, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các nét tinh hoa văn hóa dân tộc.

c) Nghề chạm bạc của người Dao ở Hà Giang

truyền


Ở dân tộc Dao, nghề chạm bạc là một tổ hợp những kỹ thuật tinh tế lại hết sức phức tạp, nên suốt mấy trăm năm, hàng mỹ nghệ người Dao vẫn luôn được lưu truyền với những thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảo nhất. Hàng chạm bạc của người Dao khác hẳn và nổi trội so với hàng

bạc của các dân tộc khác

ở các kiểu thức lạ về

hình khối, dáng vẻ sản

phẩm, ở các đồ án trang trí mô tuýp hoa văn tinh vi mà cân đối, sử dụng thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Ðặc trưng của sản phẩm mỹ nghệ này là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo tới mức tối đa. Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân

chạm bạc dân tộc Dao đã đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm

bạc của chính người dân và được các dân tộc khác ưa chuộng đặt hàng.

Trong trang phục của thiếu nữ Dao, thường sử dụng khá nhiều đồ trang sức bằng bạc. Mỗi thiếu nữ người Dao khi kết hôn đều được bố mẹ sắm cho 1 bộ trang sức bằng bạc gồm: vòng cổ, xà tích, vòng tai, lắc đeo tay, nhẫn, bộ lùi ton.. với trọng lượng có khi đến gần 4 kg. Tất cả các đồ trang sức này đều được chạm, khắc nhiều hoa văn rất đẹp thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghề

chạm bạc truyền thống của người Dao

ở Hà Giang đã có từ

cách đây hàng trăm năm. Nhưng hiện nay, nghề truyền thống này chỉ còn

tồn tại dải dác trong các hộ gia đình ở một số xã vùng sâu, vùng xa của

huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc, và có dấu hiệu mai một. và cũng chỉ còn một số ít những nghệ nhân cao

d) Nghề làm khèn ở thôn Tả Cồ Ván

Người Mông có rất nhiều loại nhạc cụ để sử dụng trong những ngày lễ, tết…trong đó cây khèn là nhạc cụ đặc trưng nhất của đồng bào. Khèn Mông đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Hiện nay, đồng bào Mông vẫn lưu giữ được kỹ năng chế tác cây khèn.

Thôn Tả Cồ Ván, xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn là một trong những thôn ít ỏi vẫn còn giữ có nghề làm khèn truyền thống. Cả thôn có

128 gia đình người Mông sinh sống thì có gần 30 hộ thường xuyên làm

khèn để

bán. Để

hoàn thành một chiếc khèn phải mất 8-10 ngày công.

Trong đó nguyên liệu để làm khèn như: Gỗ để làm thân khèn, vỏ cây đào rừng để tạo thành các gióng quấn quanh thân khèn, lưỡi đồng đều phải đặt mua ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh… Chỉ có nguyên liệu làm gióng khèn là thân cây trúc thì không phải mua vì bà con tự trồng được.

Một cây khèn với giá bán từ 200- 300 nghìn đồng, sau khi trừ đi chi phí mua nguyên liệu thì mỗi cây khèn mang lại thu nhập đáng kể, phụ cấp

thêm vào sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Không biết nghề làm khèn ở

Tả Cồ Ván có từ bao giờ nhưng đến nay nó vẫn được các nghệ nhân gìn giữ và phát huy.

2.2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc Tổ quốc, nơi tập chung sinh sống của 22 dân tộc anh em, là nơi tập trung nhiều sắc thái văn hoá dân tộc,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023