Tình Hình Đăng Ký Báo Cáo Kqnc Tại Cục Thông Tin Kh&cn Quốc Gia Của Các Đề Tài, Dự Án Được Thực Hiện Giai Đoạn 2001-2005.


+ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thuộc Bộ KH&CN là cơ quan đầu mối quốc gia về đăng ký báo cáo KQNC, đồng thời trực tiếp thực hiện đăng ký đối với báo cáo KQNC của nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước và cấp Bộ.

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, chính trị-xã hội (sau đây gọi là Bộ, ngành) chỉ định hoặc uỷ quyền cho cơ quan trực thuộc có chức năng phù hợp là cơ quan đăng ký đối với các báo cáo KQNC của nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở thuộc phạm vi Bộ, ngành mình.

+ Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định hoặc uỷ quyền cho cơ quan trực thuộc có chức năng phù hợp làm cơ quan đăng ký đối với báo cáo KQNC của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, thành phố và cấp cơ sở trong phạm vi địa phương mình.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được cơ quan quản lý nhiệm vụ KH&CN công nhận, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN phải đăng ký và giao nộp báo cáo KQNC cho cơ quan nhà nước có thẩm như quy định ở trên. Hồ sơ đăng ký báo cáo KQNC gồm: phiếu đăng ký kết quả; bản chính hoặc bản sao y bản chính biên bản họp Hội đồng nghiệm thu chính thức nhiệm vụ KH&CN; các tư liệu phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Cơ quan nhận đăng ký, thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký báo cáo KQNC cho tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo thẩm quyền.


Tại Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia


Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã tiến hành xây dựng CSDL thư mục đối với toàn bộ các báo cáo KQNC đăng ký nói trên. Sau đây là một số thông tin cơ bản về CSDL này:

- Tên CSDL: CSDL KQNC;

- Loại CSDL: thư mục đính kèm tệp toàn văn;

- Phần mềm quản trị CSDL: CDS/ISIS for Windows;

- Số lượng biểu ghi: trên 9000 biểu ghi thư mục (từ năm 1975 đến nay)

- Mức cập nhật: khoảng 600 biểu ghi/năm;

- Phương thức khai thác:

+ Tìm thông tin và đọc báo cáo KQNC tại chỗ;

+ Chuyển giao CSDL thư mục đính kèm tệp toàn văn theo chuyên đề;

+ Khai thác thông tin thư mục về báo cáo KQNC trên Mạng VISTA. CSDL KQNC bao gồm các báo cáo thuộc:

- Các đề tài dự án thuộc các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước;

- Các đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước;


- Các đề tài, dự án cấp bộ;


- Các đề tài, dự án cấp tỉnh/thành phố;


- Các đề tài, dự án cấp cơ sở.

Tỷ lệ báo cáo thuộc đề tài cấp nhà nước chiếm gần 50% và đề tài cấp bộ chiếm 37% (Bảng 7).


Bảng 7. Tỷ lệ cấp đề tài trong CSDL KQNC


Cấp đề tài

Tỷ lệ

Đề tài cấp nhà nước

49,13 %

Đề tài cấp bộ

37,71 %

Cấp cơ sở

5,17 %

Khác

7,98 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 7


Cục đã số hoá hầu hết các báo cáo này và có thể cung cấp bản sao điện tử của các báo cáo theo yêu cầu. Hiện tại trên trực tuyến chỉ tra cứu được thư mục các báo cáo đó.


Ngoài ra, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia còn xuất bản ấn phẩm thông tin thư mục “Kết quả các nhiệm vụ KH&CN”, định kỳ 2 số/năm, thông báo thông tin thư mục về các báo cáo KQNC đăng ký hàng năm tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.


Tại Bộ, ngành, địa phương:


Có thể nói, Quyết định số 271-QĐ ngày 06/06/1980 và Thông tư số 648/THKH ngày 06/06/1980 của Ủy ban KHKT Nhà nước chưa được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các Bộ, ngành và địa phương. Bằng chứng là số lượng báo cáo KQNC đăng ký và giao nộp rất ít, ước tính chỉ chiếm khoảng 20-25% số lượng đề tài, dự án nghiên cứu được thực hiện hàng năm bằng nguồn kinh phí từ NSNN. Nếu cho rằng hàng năm có hàng nghìn đề tài, dự án các cấp được triển khai và nghiệm thu tại các Bộ, ngành và địa phương thì số lượng đề tài thực hiện đăng ký báo cáo KQNC còn ở mức hết sức khiêm tốn.


Từ năm 2001 đến 2005, khi được Bộ KH&CN giao nhiệm vụ biên soạn Sách KH&CN Việt Nam, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã thu thập được số về số lượng đề tài, dự án cấp bộ và cấp tỉnh được triển khai thực hiện hàng năm tại các Bộ, ngành và địa phương. Số liệu về đăng ký báo cáo KQNC tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia và số lượng đề tài, dự án các cấp được thực hiện giai đoạn 2001-2005 được trình bày trong Bảng 8


Bảng 8. Tình hình đăng ký báo cáo KQNC tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia của các đề tài, dự án được thực hiện giai đoạn 2001-2005.



Đề tài, dự án cấp nhà nước

(Chương trình KHCN trọng điểm, KHTN, Độc lập cấp

NN, Dự án SXTN)

Đề tài, dự án

cấp bộ và cấp cơ sở

Đề tài, dự án

cấp tỉnh, thành phố

Số ĐT được thực hiện

2.297

9.990

7.020

Số báo cáo KQNC đăng ký

927

1.167

89

Tỷ lệ % KQNC đăng ký so với số ĐT

40.4%

11.7%

1.3%


Số liệu so sánh cho thấy, tỷ lệ đề tài, dự án được thực hiện giai đoạn 2001- 2005 , thực hiện đăng ký báo cáo KQNC tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là thấp. Trong giai đoạn 2001-2005, Tỷ lệ đề tài cấp nhà nước thực hiện đăng ký báo cáo KQNC là 40,4% ; đề tài cấp Bộ và cấp cơ sở là 11,7 %; để cấp tỉnh, thành phố 1,3%. Như vậy, một số lượng rất lớn các báo cáo KQNC của đề tài, dự án các cấp không được đăng ký và hiện nằm rải rác tại bộ phận quản lý công tác nghiên cứu KH&CN hoặc ở các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân chủ trì đề tài. Đây là một trở ngại không nhỏ đối với công tác quản lý thông tin về báo cáo KQNC, nhất là đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng KQNC của các đề tài, dự án sử dụng NSNN.


Tại bộ, ngành

Số lượng trung bình các đề tài, dự án cấp bộ và cấp cơ sở được thực hiện hàng năm tại bộ, ngành khoảng 3.000 đề tài/năm. Trong khi đó, số lượng báo cáo KQNC cấp bộ và cấp cơ sở đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trung bình là 234 báo cáo KQNC/năm; lưu giữ tại các bộ, ngành trung bình là 730 báo cáo KQNC/năm. Như vậy, cho chúng ta con số đáng báo động: tại các Bộ, ngành hàng năm có trên 2.000 (3.000 – 234 – 730 = 2.036 ) báo cáo KQNC của các đề tài cấp bộ và cấp cơ sở không kiểm soát được.

Tại địa phương

Số lượng trung bình các đề tài, dự án cấp tỉnh, thành phố và cấp cơ sở được thực hiện hàng năm tại địa phương là khoảng 2.000 đề tài/năm. Trong khi đó, số lượng báo cáo KQNC đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trung bình là 18 báo cáo KQNC/năm; lưu giữ tại địa phương trung bình là 790 báo cáo KQNC/năm. Như vậy, hàng năm tại các địa phương, có trên

1.000 báo cáo KQNC của các đề tài cấp tỉnh, thành phố và cấp cơ sở không kiểm soát được (2.000 – 18 – 790 = 1.192 KQNC).

Hiện tại, số lượng báo cáo KQNC không kiểm soát được là rất lớn. Trung bình hàng năm có khoảng trên 2.000 báo cáo KQNC của các đề tài, dự án cấp bộ, cấp cơ sở tại các bộ, ngành; khoảng trên 1.000 báo cáo KQNC của đề tài, dự án cấp tỉnh, thành phố và cấp cơ sở tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không được quản lý và lưu giữ. Số lượng ít ỏi các báo cáo có thể kiểm soát được lưu giữ phân tán, khó quản lý. Tại Bộ, ngành các báo cáo KQNC này thường được lưu giữ hoặc ở các cơ quan thông tin thư viện, hoặc ở cơ quan giúp việc chuyên môn về KH&CN (Vụ, Ban KH&CN...). Tại địa phương, báo cáo KQNC được lưu giữ hoặc ở các Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN, hoặc ở trung tâm lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


Ngoại trừ Cục Thông tin KH&CNQG là thông tin đầy đủ và kịp thời về báo cáo KQNC đã đăng ký tại Cục. Trên thực tế, chỉ rất ít địa phương công bố thông tin về báo cáo KQNC trên các ấn phẩm thông tin; số lượng địa phương công bố thông tin về báo cáo KQNC trên các mạng máy tính còn hạn chế. Nhìn chung, công tác thông tin về báo cáo KQNC chưa được quan tâm đúng mức.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ GIẢI PHÁP


3.1. Nhận xét


Hệ thống thông tin về đề tài và báo cáo KQNC sẽ hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về KH&CN và tăng cường phổ biến những kết quả của hoạt động về đề tài và báo cáo KQNC. Hệ thống này mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều đối tượng như các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN, tập thể các viện, trường, trung tâm nghiên cứu, cá nhân các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, sinh viên cũng như nhiều đối tượng khác.

Trên thế giới, nhiều nước và vùng lãnh thổ quan tâm đến phát triển công tác thông tin về đề tài và báo cáo KQNC. Hoa Kỳ, Liên bang Nga ,Nhật Bản là những nước đi đầu trong việc duy trì và phát triển hệ thống này. Nhiều hệ thống thông tin, trung tâm thông tin, các Cơ sở dữ liệu…được hình thành và hoạt động rất có hiệu quả.

Ở Việt Nam, nguồn thông tin về đề tài và báo cáo KQNC ngày càng được quan tâm, tuy nhiên chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót. Sau khi có Luật KH&CN (năm 2000), công tác quản lý thông tin về đề tài chưa được phát triển đúng mức để đáp ứng yêu cầu quản lý. Việc quản lý báo cáo KQNC có sử dụng ngân sách nhà nước để nghiên cứu cũng còn những bất cập. Báo cáo KQNC của đề tài cấp nhà nước được quản lý tốt hơn so với báo cáo kết quả đề tài cấp bộ và cấp tỉnh. Việc thu thập, lưu giữ và sử dụng thông tin về báo cáo KQNC có sử dụng NSNN được quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật song công tác này vẫn chưa triển khai đầy đủ ở địa phương và các bộ, ngành. Tình hình triển khai thực hiện Quyết định 03/2007/QĐ-BKHCN về đăng ký, lưu giữ và sử dụng báo cáo KQNC tại các bộ, ngành, địa phương là chậm.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí