Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 8


3.2. Kiến nghị


+ Phải nắm bắt và kiểm soát được đầy đủ các nguồn thông tin về đề tài đang tiến hành và báo cáo KQNC được tạo lập từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong phạm vi toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ hoạt động QLNN về KH&CN;

+ Phải thu thập, xử lý, lưu trữ đầy đủ thông tin về đề tài đang tiến hành và báo cáo KQNC để tạo lập nguồn thông tin phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, giáo dục-đào tạo và sản xuất kinh doanh;

+ Phải xử lý và bao gói thông tin về đề tài đang tiến hành và báo cáo KQNC sao cho đảm bảo độ tin cậy, chính xác của thông tin về đề tài đang tiến hành và báo cáo KQNC, thuận lợi trong việc lưu giữ, trao đổi và phổ biến;

+ Phải đa dạng hóa các hình thức và phương thức phổ biến thông tin về đề tài đang tiến hành và báo cáo KQNC. Thông tin về đề tài và báo cáo KQNC phải được phổ biến đúng đối tượng, nhanh chóng và thuận tiện.

+ Phải sử dụng công nghệ, phương tiện và thiết bị hiện đại để quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin trong nước và trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong điều kiện hội nhập về KH&CN.

3.3. Giải pháp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

3.3.1. Giải pháp về pháp lý


Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam - 8

a) Đối với đề tài đang tiến hành


+ Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN không quy định việc đăng ký và thông tin về đề tài đang tiến hành. Tuy


nhiên, tại Điều 45 của Luật Khoa học và Công nghệ và tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ đều giao trách nhiệm cho các tổ chức thông tin KH&CN thu thập và cung cấp thông tin về các đề tài đang tiến hành. Trong lúc chưa thể chỉnh sửa Quyết định 03/2007/QĐ- BKHCN, có thể áp dụng giải pháp để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thông tin về đề tài đang tiến hành như sau:

- Đưa quy định về giao nộp Bản thuyết minh đề tài đang tiến hành vào Qui chế đăng ký KQNC của bộ, ngành, địa phương và vào Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Theo đó, tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài sau khi ký hợp đồng nghiên cứu, phải giao nộp 01 Bản thuyết minh đề tài đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt chính thức cho cơ quan đăng ký thuộc bộ, ngành hoặc địa phương nơi tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài công tác

b) Đối với báo cáo KQNC


+ Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhanh chóng chỉ định cơ quan đăng ký KQNC theo quy định tại các khoản 2,3 Điều 4 Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN;

+ Xây dựng Quy chế đăng ký KQNC của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3.3.2. Giải pháp về tổ chức


+ Nhanh chóng tạo lập Mạng lưới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo qui định tại Điều 4 Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Theo đó, Cục TTKHCNQG, với tư cách là cơ quan đầu mối quốc gia về đăng ký, lưu giữ và sử


dụng KQNC, xây dựng Đề án xây dựng và hoàn thiện Mạng lưới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

+ Bộ KH&CN cần có công văn đề nghị lãnh đạo bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên đầu tư nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất cho hoạt động đăng ký, lưu giữ và sử dụng báo cáo KQNC tại bộ, ngành, địa phương mình.

3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật-công nghệ


+ Tăng cường áp dụng những thành tựu tiên tiến của tin học và truyền thông vào hoạt động chọn lọc, thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin về đề tài và báo cáo KQNC. Trước mắt, cần có phần mềm máy tính quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Có thể đề xuất một số tiêu chuẩn kỹ thuật-công nghệ cơ bản đối với phần mềm này như sau:

- Có thể quản lý được thông tin về đề tài và báo cáo KQNC bắt đầu từ giai đoạn tạo lập. Ví dụ: đối với thông tin về đề tài và báo cáo KQNC từ đề tài, dự án có thể quản lý được từ giai đoạn đề cương nghiên cứu của đề tài, dự án được phê duyệt. Có như vậy, mới nắm bắt và kiểm soát được những thông tin về đề tài và báo cáo KQNC trung gian trong quá trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học;

- Linh hoạt, thuận tiện và tin cậy trong cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung thông tin về thông tin về đề tài và báo cáo KQNC: đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng thông tin; chỉnh sửa, bổ sung thông tin đã cập nhật; có thể cập nhật thông tin từ xa qua mạng;

- Linh hoạt và tin cậy trong lưu trữ thông tin về đề tài và báo cáo KQNC: không chỉ lưu trữ thông tin thư mục về thông tin về đề tài và báo cáo KQNC, mà


phải lưu trữ toàn văn thông tin về đề tài và báo cáo KQNC ở các định dạng khác nhau (dạng văn bản, dạng ảnh, âm thanh…);

- Thuận tiện, linh hoạt trong truy cập, tìm kiếm thông tin về đề tài và báo cáo KQNC: bảo đảm tìm kiếm linh hoạt, chính xác và nhanh chóng theo các yếu tố hình thức và nội dung của thông tin về đề tài và báo cáo KQNC, như: nhan đề, tác giả, thời gian, đối tượng nghiên cứu, nội dung thông tin về đề tài và báo cáo KQNC, v.v…;

- Thuận tiện trong việc chia sẻ, trao đổi thông tin về thông tin về đề tài và báo cáo KQNC với các hệ thống khác;

- Không vi phạm qui định về bản quyền phần mềm.


+ Tạo website về thông tin về đề tài và báo cáo KQNC trên Mạng thông tin của Bộ KH&CN (most.gov.vn) và Mạng thông tin KH&CN quốc gia (vista.gov.vn).

3.3.4. Giải pháp xã hội


+ Đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng nghiên cứu khoa học về sự cần thiết phải quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC. Đặc biệt là tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án bằng kinh phí từ NSNN.

+ Có biện pháp khuyến khích hiến tặng các thông tin về đề tài và báo cáo KQNC tạo lập từ kinh phí cá nhân hoặc của các nhà tài trợ.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng thông tin về đề tài và báo cáo KQNC trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội. Tạo thuận lợi tối đa cho việc truy cập, khai thác và sử dụng thông tin về đề


tài và báo cáo KQNC. Tạo nhiều kênh thông tin để phổ biến thông tin về đề tài và báo cáo KQNC.

+ Mở lớp tập huấn đào tạo, huấn luyện người sử dụng thông tin về đề tài và báo cáo KQNC tại các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin về đề tài và báo cáo KQNC.


KẾT LUẬN


Hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy nghiên cứu phát triển và tiến bộ xã hội. Thông tin về đề tài và báo cáo KQNC có vai trò rất quan trọng. Thông tin về đề tài/dự án NC&PT góp phần loại bỏ hiện tượng trùng lặp đề tài, cung cấp thông tin toàn diện về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, cung cấp nguồn thông tin cập nhật về báo cáo KQNC, góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện các đề tài. Thông tin về kết quả nhiệm vụ KH&CN góp phần: cung cấp thông tin về các phát hiện, sáng tạo mới – cơ sở để tạo ra các sản phẩm mới cho xã hội; đảm bảo tính kế thừa, giảm thiểu lãng phí trong NC&PT; nâng cao hiệu quả QLNN về KH&CN.

Thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu hiện nay ngày càng nhiều, tăng lên theo cấp số nhân, đòi hỏi hoạt động quản lý thông tin về lĩnh vực này cũng phải đổi mới và có phương pháp quản lý thích hợp. Trong tương lai hi vọng rằng, cơ sở pháp lý về quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ ngày một hoàn thiện và chặt chẽ, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu sẽ mở rộng, công tác trao đổi thông tin thực hiện có hiệu quả theo kịp với các nước trên thế giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Cao Minh Kiểm (1999). Hoạt động thông tin phục vụ quản lý nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam. TC Thông tin & Tư liệu. - 1999 . - no. 3 . - tr. 3-6.

2.Cao Minh Kiểm (2000). Công tác đăng ký Nhà nước và nộp báo cáo KQNC. TC Hoạt động khoa học. - 2000 . - no. 4 . - tr. 26-28.

3.Cao Minh Kiểm (2009). Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC của thế giới". Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu và triển khai hệ thống thông tin về nghiên cứu và phát triển Việt Nam". Hà Nội, 2009.

4.Phan Huy Quế (2002). Mô hình tổ chức và hoạt động mạng thông tin về đề tài và kết quả nghiên cứu. TC Thông tin & Tư liệu. - 2002 . - no. 1 . - tr. 7- 11 .

5.Phan Huy Quế (2009a). Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý thông tin về đề tài và báo cáo KQNC”. Đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu và triển khai hệ thống thông tin về nghiên cứu và phát triển Việt Nam". Hà Nội, 2009.

6.Trần Mạnh Tuấn (2006). Một số nguồn tin tài liệu xám trên Internet. TC Thông tin và Tư liệu, 2006, số 4.

7.Chính phủ (2004). Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN.

8.Bộ KH&CN (2007a). Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ- BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.


9.Quốc hội (2000). Luật KH&CN năm 2000.


10. Uỷ ban KHKTNN (1980a). Quyết định số 271-QĐ ngày 06/06/1980 của Uỷ ban KHKT Nhà nước ban hành Quy định về đăng ký Nhà nước đề tài và nộp báo cáo KQNC.

11. Uỷ ban KHKTNN (1980b). Thông tư số 648/THKH ngày 06/06/1980 của Ủy ban KHKT Nhà nước hướng dẫn thi hành Quy định về đăng ký Nhà nước đề tài và nộp báo cáo KQNC.

12. JST. ReaD. Directory Database of Research and Development activities. http://read.jst.go.jp/index_e.html.

13. Office of Scientific and Tecnical Information. Federal R&D Project Summaries.

http://www.osti.gov/fedrnd/index. .


14. OSTI/DOE http://www.osti.gov/.

15. Vserossiiskii nauchno-tekhnicheckii Informacionyi Centr. http://www.vntic.org.ru/.

16. NTIS. National Technical Information Services. http://www.ntis.gov/Index.aspx

17. Viện tin học quốc gia.

18. http://kaken.nii.ac.jp/en/

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí