Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất nông nghiệp của trang trại Yoshio Takamizawa - 2


+ Tích cực học hỏi các kiến thức mới và kinh nghiệm từ công việc tại trang trại cũng như mọi người xung quanh.

+ Có trách nhiệm bảo quản tài sản chung của trang trại và tài sản ở phòng trọ.

1.2.4 Về văn hóa, ngôn ngữ, tính kỷ luật và cách làm việc của người Nhật

- Học được văn hóa ứng xử của người nhật với mọi người, văn hóa ăn uống, chào hỏi…

- Nói hiểu được một phần ngôn ngữ của người nhật trong đời sống và trong sản xuất.

- Học được tính kỷ luật của người nhật trong đời sống cũng như trong sản xuất như về việc bảo vệ môi trường, Tuân thủ luật lệ trong đời sống và đặc biệt trong quá trình sản xuất tuân thủ đúng các quy trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dung.

- Cung cách làm việc của người nhật cận thận, chịu thương, chịu khó, cần cù trong công việc dù thời tiết thế nào cũng phải hoàn thành mục tiêu.

1.3 Phương pháp thực hiện

1.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng.

Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, internet… Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trên các trang web, sách, báo, tạp chí…

Thu thập số liệu sơ cấp:


Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp cũng là một cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời mình thu được khi phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trong quá trình sản xuất tại trang trại.

Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp ông, bà chủ để tìm hiểu về công tác tổ chức, hoạt động sản xuất, thuận lợi và khó khăn gặp phải của trang trại.

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại.

1.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được biểu diễn qua các bảng biểu.

- Những thông tin, số liệu thu thập được em tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài.


1.3.3 Phương pháp so sánh

- So sánh trang trại với ý tưởng khởi nghiệp về các kỹ thuật, phương pháp thực hiện, hiểu quả kinh tế … để đánh giá được hiểu quả thực tiến của ý tưởng khởi nghiệp

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

+ GO giá trị sản xuất (Gross Output):


Trong đó Pi là giá trị sản phẩm thứ I Qi khối lượng sản phẩm thứ i Vậy 1

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ I, Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã có đủ thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm)


+ VA giá trị gia tăng (Value Added)

VA= GO-IC

Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost).

IC=

Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi phí khác…

Hay VA=V+C+M

Trong đó:

V là chi phí lao động sống.

C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu hao tài sản cố định).

M là giá trị thặng dư.

Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.

1.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại

+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần).

+ VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu).

1.4 Thời gian, địa điểm thực tập

1.4.1 Thời gian thực tập

Từ ngày 07/06/2019 đến 13/11/2019


1.4.2 Địa điểm

Tại Trang trại Yoshio Takamizawa 215 Azusayama, Kawakamimura, Minamisaku-gun, Nagano, Nhật Bản.


PHẦN 2

TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP

Tổng quan về cơ sở thực tập

- Làng Kawakami thuộc tỉnh Nagano là làng nông nghiệp phát triển nhất của tỉnh Nagano cũng như của nhật bản với diện tích là 209,61km2, dân số là 4080 người ( năm 2015). Diện tích đất trồng rau là 594,2 ha ( năm 2018) trồng chủ yếu là xà lách, cải thảo, bắp cải, súp lơ và các loại rau khác. Với tổng sản lượng năm 2018 là 2,915,000 thùng rau. Đêm lại thu nhập cao cho người dân, và làng Kawakami là làng nông nghiệp giàu nhất Nhật Bản. Thời gian sản xuất nông nghiệp chỉ diễn ra trong khoảng 6 tháng từ tháng 4 đến tháng 11, vì các tháng còn lại trời lạnh nên không thể sản xuất được. Trang trại Yoshio Takamizawa là trang trại hộ gia đình với diện tích là 2.3185ha trong đó 35m2 là cho nhà kính và nhà lưới 150 m2 là nhà kho và 2.3ha là trồng rau. Trồng chủ yếu là rau xà lách và cải thảo, với nguồn lao động chủ yếu là tự làm và có thuê lao động theo thời vụ. một vụ mùa chỉ diễn ra trong vòng 6 tháng.

2.1 Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập

Tên cơ sở thực tập: trang trại Yoshio Takamizawa

Địa chỉ: 215 Azusayama, Kawakamimura, Minamisaku-gun, Nagano, Nhật Bản.

Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Trang trại Yoshio Takamizawa là một trang trại trồng trọt với sản phẩm chính là xà lách ( xà lách đỏ, xanh và Romen) và cải thảo. Trang trại thực hiện các hoạt động từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, đóng hộp sản phẩm và xuất rau đến nộp cho HTX nông nghiệp Kawakami.

Bộ máy tổ chức: Tổ chức bộ máy, biên chế và lao động của trang trại Yoshio Takamizawa gồm có:

- Chủ trang trại (ông, bà chủ)


- Sinh viên: 2 người (Trong đó gồm: 02 sinh viên Việt Nam) trước khi chưa có sinh viên thực tập hai ông, bà chủ tự làm với số lượng đủ còn khi có thêm sinh viên thì tăng số lượng lên.

2.2 Mô tả công việc tại cơ sở thực tập



STT

Nội dung và kết quả đạt được từ các công việc

đã thực hiện

Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi được thông qua trải

nghiệm

1

Cải tạo đất trồng, tạo luống đất, ươm giống

Phân tích đất , cùng với công nhân cải tạo đất, bón phân, tạo luống, phủ bạt nilon và ươm giống.

Rèn luyện khả năng chịu đựng của bản thân, biết tính quan trọng việc phân tích đất, ứng dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu sức lao

động.

2

Đục lỗ và tiến hành

trồng

Đục lỗ, chở cây con ra rưộng, trồng cây, kiểm tra tình trạng phát triển của

cây con.

Biết được cách đục lỗ bằng nhiệt, độ sâu, khoảng cách trồng, luống, kỹ thuật trồng.

3

Chăm sóc , quản lý cây trồng,

Kiểm tra tốc độ phát triền, sâu bệnh hại, tiến hành rắc thiên địch, phun thuốc bảo vệ cây trồng, nhổ cỏ, tưới nước trong thời gian hanh khô.

Nắm được các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại.

Biết cách sử dụng các sinh vật thiên địch và các biện pháp sinh học khác trong chăm sóc cây

trồng, hạn chế sử dụng chất hóa học.

4

Thu hoạch và xuất rau

Thu hoạch, chọn lựa và loại cây không đạt chất lượng, sơ chế và xếp vào hộp carton hoặc thùng nhựa và cho lên xe tải vận chuyển đến nơi tập kết.

Biết được cách thức thu hoạch, các công việc trong xử lý, bảo quản và đóng gói sản phẩm xà lách và cải thảo của trang trại.

Biết cách tổ chức quản lý công việc.

5

Dọn dẹp trang trại (tháng 9-

tháng 10):

Dỡ bạt nilon, nhổ cỏ, dọn dẹp rác thải và bảo trì máy móc cuối vụ.

Rèn luyện khả năng chịu đựng của bản thân, biết được cách thức sử dụng, ứng dụng máy móc trong công việc để tăng năng suất lao động.

Nắm được cách thức tổ chức công việc hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất nông nghiệp của trang trại Yoshio Takamizawa - 2

(Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở thực tập)


2.3 Nội dung chi tiết công việc

2.3.1 Cải tạo đất trồng, tạo luống trải bạt, ươm giống

Thời gian: Từ tháng 5

- Dụng cụ: Máy cày , bạt nilong, máy dải bạt nilong, cuốc, xẻng, con lăn, khay ươm giống .

- Cách làm:

+ Phân tích đất: Trước khi cải tạo đất phải tiến hành phân tích đất. Tại JA ( hiệp hội nông nghiệp ), sẽ phân tích đất để xem đất đang thiếu thành phần gì để công ty JA sẽ sản xuất những loại phân bón phù hợp bổ sung chất cho đất đang thiếu. Các thành phần như N, P, K, CA, Mg, PH, EC từ đó đất sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Cải tạo đất: Dựa vào kết quả phân tích tính toán sự thừa thiếu của các thành phần trong đất từ đó đưa ra phương pháp xử lý để tạo sự cân bằng các thành phần phù hợp cho sự phát triển cây trồng sau đó tiến hành bón phân và cày xới đất bằng máy cày công xuất lớn.

+ Tạo luống đất và trải bạt nilong: Việc tạo luống đất và trải bạt sẽ được thực hiện cùng một lúc tạo luống trải bạt nilong bằngg máy maruchi. Mỗi luống đất có chiều rộng 45cm, chiều cao chuẩn 20cm, luống cách luống khoảng 35- 40cm mỗi lần máy làm được 2 luống. Tùy vào địa hình của ruộng mà chọn hướng ngang hay dọc so với ruộng làm sao khi tạo luống cho thoát nước tốt giúp chống ngập úng. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà sử dụng các tấm nilong với màu đen, bạc, trắng, kẻ sọc tương ứng. phương pháp sử dụng các tấm bạt nilong này sẽ giúp cho việc giữ nhiệt, ngăn cỏ dại, giảm nhẹ bệnh, tăng năng suất cây trồng mang lại hiểu quả cao. Ngoài ra, do hiện tượng trái đất ấm lên mà các tấm bạt màu trắng thường được sử dụng nhiều hơn, chúng giúp nhiết độ đất không tăng quá nhiều, cũng như giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn. Trên bạt nilong có vạch kẻ để tiện cho việc đục lỗ với


khoảng cách và 25 cm. Bạt nilong với kích thước như sau độ dài 400 m/cuộn, chiều rộng là 130 cm, độ dầy là 0,025 cm

+ Ươm giống:

- Gieo hạt: Sử dụng thiết bị gieo hạt chuyên dụng pottoru giúp việc giao hạt vào khay giống dễ dàng và tiện lợi. Chăm sóc cây giống được thực hiện trong nhà kính có trang bị hệ thống tưới và thông gió.

- Quy trình: Mỗi khay giống gồm 288 lỗ ( 12X24 lỗ) được cho đất chuyên dụng ( là hỗn hợp chuyên dụng để gieo hạt giống do hợp tác xã cấp ) vào khay giống => tạo lỗ nhỏ => gieo hạt => phủ đất => tưới ẩm.

- Hạt giống: Tùy vào năng xuất lao động, số lượng xuất hàng dự tính trong một ngày của từng hộ nông dân mà số lượng khay gieo và khoảng cách gieo hạt được điều chỉnh với trang trại Yoshio Takamizawa mỗi lần gieo thường là 8, 12, 24, hay 30 khay trong một lần gieo tùy ngày và tùy loại rau .

- Các chủng loại rau xà lách, cải thảo: Với trang trại Yoshio Takamizawa trồng chủ yếu xà lách đỏ, xanh và Romen. Với cải thảo được trồng cuối vụ từ tháng cuối tháng 8 trở đi

- Chăm sóc cây giống: Cây giống từ lúc gieo đến khi trồng khoảng 15-20 ngày là có thể đêm đi trồng. Sau khi gieo phụ thuộc vào thời tiết phải kiệm tra độ ẩm tưới nước thường xuyên phòng trừ sâu bệnh, kiệm tra tốc độ sinh trưởng của cây giống để có biện pháp thích hợp nếu cây nhỏ còi cọc phải phun thuốc kích thích để cây phát triển tốt.

- Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng thích ứng vượt qua khó khăn của bản thân, biết được kỹ thuật ươm giống cây trồng sao cho đạt hiểu quả cách thiết kế luống trồng, cách áp dụng máy móc khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Giúp định hướng việc ứng dụng một số như trải bạt trồng cây để giảm thiểu cỏ dại tăng độ ẩm, bón phân hữu cơ, vô cơ bổ sung cho đất trồng cách ươm giống và chăm sóc cây con.

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí