Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 5


nhách, hoặc như việc tiết kiệm kiểu dồn lẫn các thức ăn thừa vào nhau để dành cho bữa sau. Nhà văn thấy ở đó là cái hồn nhiên chất phác của người dân quê khác biệt rõ rệt với lối sống thị thành. Ông viết về nông thôn với tình cảm tha thiết của người đã sinh ra và lớn lên nơi đây có cả niềm khắc khoải về cuộc sống và số phận những người quê đã “nhuốm bụi” phố phường. Và ông không thể không thừa nhận rằng tư duy làng xã, tâm lý tiểu nông đã cản trở đáng kể đời sống của họ, nhất là khi họ cố gắng để hoà nhập với nếp sống thành thị.


Bên cạnh đó, hiện thực đời sống thành thị thời hậu chiến với những vấn đề gai góc cũng được ngòi bút Lê Lựu quan tâm khai thác. Nếu như ở phần hai của Thời xa vắng, quãng đời bi kịch tiếp theo của Sài đã cho thấy phần nào mặt trái của cơ chế quan liêu bao cấp, sự phức tạp xô bồ nơi phố phường thì ở Hai nhà phạm vi và cấp độ phản ánh hiện thực được mở rộng, nâng cao hơn. Sự phát triển của xã hội kéo theo sự thay đổi trong cách sống và cách nghĩ của một bộ phận không nhỏ người dân. Những giá trị đạo đức bị thoái hóa, biến chất ngày càng tỉ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Những người đàn ông như Tâm, như ông Địa vì không làm ra tiền bằng vợ nên luôn trong tư thế khép nép, yếu thế so với vợ. Là trụ cột trong gia đình nhưng mọi việc đều nằm trong tay những bà vợ. Là đàn ông nhưng họ không dám sống theo ý mình mà chỉ hong hóng chầu chực sự sai bảo, chỉ đạo của vợ. Trong khi đó, những bà vợ của Tâm và ông Địa là Linh Anh và bà Nhân-Di đen thì sống thiên về mặt bản năng hơn là lí trí. Họ sẵn sàng lăng mạ, nhiếc móc chồng con. Họ sẵn sàng cắm lên đầu chồng chi chít những chiếc sừng vô hình và hữu hình. Họ sẵn sàng trả thù nhau bằng những thủ đoạn vô cùng bỉ ổi ẩn nấp dưới vỏ bọc nhân nghĩa. Ở cái xã hội thành thị xô bồ, đông đúc, ngột ngạt đó tình cảm, lòng biết ơn, sự hi sinh là những giá trị đạo đức xa xỉ đến lạc lõng. Con người chỉ biết hòa mình vào niềm vui xác thịt và vật chất. Mọi giá trị đạo đức đều được quy đổi bằng tiền và tình ái. Lê Lựu nhìn đời, nhìn người chân thực mà chua xót đến ám ảnh.


Tái hiện lại một thời thiếu thốn và khó khăn, Lê Lựu nhìn thấy những bất hợp lý trong cơ chế xã hội. Nhà văn khái quát hóa lối sống thực dụng, ích kỷ đang dần hình thành. Đó còn là sự tấn công mạnh mẽ từ bên ngoài vào “tế bào” gia đình làm tan rã môtip gia đình truyền thống. Bằng cái nhìn sắc sảo, ráo riết, Lê Lựu phân tích, lý giải những biến động của đời sống xã hội, sự tác động đến số phận con người. Không chỉ phê phán sự tha hóa, cái xấu xa, ông cảm nhận thấm thía những lầm lẫn, hạn chế của cả một thời. Nhận thức quá khứ và thực trạng đời sống, tiểu thuyết Lê Lựu còn có khả năng dự báo xu thế phát triển tất yếu và những đổi thay trong xã hội. Có thể nói đây là sự khởi đầu của dòng văn học “tự vấn”, một hướng đi mới của tiểu thuyết nước ta mà trước đó chưa có.


Với cảm quan của người nghệ sĩ, sự nhạy cảm trước những biến động tinh vi của cuộc đời Lê Lựu đã khái quát hiện thực và lịch sử của một “thời xa vắng” bằng những trang tiểu thuyết. Đi sâu, đào sâu, nhận thức lại lịch sử không phải là khơi gợi đau thương, phê phán đả kích mà quan trọng hơn là giúp con người và thời đại nhìn ra được những sai lầm trong hành trình tìm kiếm nhân cách và hạnh phúc. Để từ đó mỗi cá nhân, mỗi gia đình – những tế bào của xã hội biết đi đúng quỹ đạo, sống tốt hơn theo đúng nghĩa con người. Đây cũng là những trăn trở mang tính thời đại của nhà văn giàu tâm huyết như Lê Lựu.


2.2. Cảm hứng bi kịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Cảm hứng bi kịch trong sáng tác của Lê Lựu chủ yếu tập trung ở việc khắc họa bi kịch của nhân vật trước số phận, cuộc đời. Đó là bi kịch về hạnh phúc gia đình, cha con, vợ chồng, anh em… Đó là bi kịch về lý tưởng sống, về sự tha hóa đạo đức, lối sống. Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu khai thác khía cạnh bi kịch con người trong mối quan hệ gia đình, hôn nhân.

Lê Lựu là nhà văn tiên phong, nhạy cảm với mọi biến động tinh vi của cuộc đời. Người nghệ sĩ từng một thời cầm súng nay trở về với cuộc sống hiện tại, đối diện với

Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 5


hiện tại nhận thấy ẩn chứa trong cá nhân con người và cuộc đời có biết bao bi kịch. Mỗi tác phẩm của Lê Lựu là một câu chuyện về những số phận người cụ thể. Ở đó có cả niềm vui và nỗi buồn. Tái hiện bi kịch trong số phận con người, Lê Lựu muốn tìm ra con đường sống, giải thoát những bi kịch cố bám riết lấy con người.


Lê Lựu bắt đầu cầm bút với thể loại truyện ngắn, cho đến những năm 80, tập hợp những sáng tác của Lê Lựu từ Người cầm súng, Phía mặt trời, đến Người về đồng cói đã “định hình” một cây bút văn xuôi khá rõ nét khiến người ta có thể nói đến "chất Lê Lựu tương đối ổn định". Cuốn tiểu thuyết đầu tay Mở rừng được viết trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khắc hoạ đậm nét hình ảnh những con người lý tưởng, những nhân vật anh hùng. Điều đáng ghi nhận là ở cuốn tiểu thuyết này nhà văn đã hướng tới số phận của cá nhân trong chiến tranh bằng một tư duy khá mới mẻ: Hầu như nhân vật nào cũng có đau khổ mất mát riêng. Nhưng tất cả những khổ đau mất mát ấy chủ yếu để tô đậm sự khốc liệt của chiến tranh. Xu hướng làm mờ nhạt bi kịch cá nhân là đặc điểm chung của văn học thời kỳ kháng chiến, Mở rừng cũng vậy, nhưng Lê Lựu đã khai thác yếu tố bi kịch trong số phận mỗi cá nhân bằng những phân tích khá kỹ với cách nhìn không đơn giản, phiến diện. Tiểu thuyết Lê Lựu ở chặng đường tiếp theo, với khởi đầu là Thời xa vắng, lấy cảm hứng bi kịch cá nhân làm đối tượng đã đem lại cho người đọc hứng thú suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống. Thực ra vấn đề bi kịch cá nhân đã từng là nguồn cảm hứng lớn của văn học nhân loại, nhưng suốt một thời gian dài hầu như nó chỉ thấp thoáng xuất hiện trong văn học của ta. Bởi vậy, không thể phủ nhận vai trò đi đầu của Thời xa vắng đối với sự trở lại của cảm hứng bi kịch nhân văn trong giai đoạn văn học mới.


Nếu như ở tiểu thuyết Ma Văn Kháng bi kịch thường xảy ra từ những mối quan hệ xã hội như giữa các thế hệ trong gia đình (Mùa lá rụng trong vườn), đối với đồng nghiệp trong quan hệ công việc (Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ), thì với tiểu thuyết Lê Lựu, phạm vi hiện thực nhỏ hẹp hơn, bi kịch


thường ở ngay trong bản thân mỗi cá nhân.


Thời xa vắng là tác phẩm chứa đựng nhiều tầng, nhiều mảng hiện thực. Đó là sự khái quát lại lịch sử bằng tiểu thuyết thông qua số phận đau buồn của một cuộc sống đời tư tan nát, bi kịch. Đó là câu chuyện đầy bi kịch về số phận anh nông dân Giang Minh Sài. Qua tác phẩm dường như nhà văn muốn nói với chúng ta rằng trong cuộc đời này không phải số phận nào cũng may mắn, hạnh phúc. Hạnh phúc có khi ở rất gần với người này, có khi lại rất xa với người khác. Cuộc tìm kiếm hạnh phúc không hề đơn giản. Bi kịch có thể nhấn chìm chúng ta xuống vực sâu. Nhưng có niềm tin và nghị lực, con người sẽ vượt qua tất cả.


Như một lẽ tất yếu ở đời, mọi hậu quả bao giờ cũng xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể. Tác phẩm cũng là lời giải thích cho người đọc nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch cuộc đời của Giang Minh Sài. “Tảng băng chìm” của tác phẩm là nỗi ám ảnh day dứt mang tên nhận thức, một sự nhận thức sâu sắc về bài học làm người, về sự tự ý thức trong việc nắm bắt và gìn giữ hạnh phúc của chính mình.

Cuộc đời Sài được chia thành hai giai đoạn rõ rệt và ở mỗi giai đoạn đều mang đậm tính bi kịch.

Giai đoạn đầu là quãng đời từ lúc Sài còn nhỏ đến khi kết thúc chiến tranh. Sài bị ép lấy vợ ở cái tuổi đáng nhẽ chỉ biết học và chơi trận giả. Với Sài, Tuyết không phải là vợ mà là một cái gai, một sự căm ghét tột cùng. Sài đỏ mặt vô cùng mỗi khi ra đường có ai hỏi: “Sài, vợ mày đâu?”. Lê Lựu tỏ ra vô cùng thấu hiểu tâm trạng của một đứa trẻ đang trong tuổi ăn, tuổi chơi mà đã có vợ: “Con bé ấy ở nhà này làm thằng Sài có phần thích thú chỉ ở chỗ mỗi chiều nó ngồi viết tập và làm tính đã có người quét sân và cái ngõ dài thăm thẳm” [72,6]. Nhưng nó lại uất ức vì tự nhiên có một con bé cứ theo nó kè kè để mách bố, mách mẹ nó “anh ấy không chịu để con cởi áo đi giặt, rồi anh ấy lại bảo bố con như lão hàng tre thầy mẹ ợ…”. Lúc này, sự yêu ghét ở Sài rõ rệt và rất trẻ con. Bất cứ chỗ nào, lúc nào có Tuyết là Sài chạy đi chỗ khác. Đỉnh điểm của


những nỗi ấm ức là hành động Sài thụi vào mặt vợ và đuổi Tuyết. Sau sự việc này, đôi vai nhỏ bé của Sài trĩu nặng thêm biết bao áp lực, giáo huấn, nghĩa vụ. Một loạt danh hiệu thi đua mà Sài cố gắng phấn đấu trong đội thiếu niên nhiều khả năng bị mất nếu Sài còn ghét vợ.

Đến tuổi thanh niên, khi đi học trường huyện, Sài đem lòng yêu Hương - cô bạn cùng lớp. Đó là một tình yêu đẹp, xuất phát từ tận đáy lòng nhưng rồi chính Sài cũng ngậm ngùi nhận ra bi kịch của cuộc đời mình trong tình yêu ấy. Sài đã mường tượng được cuộc đời sau này của mình. Có lẽ Sài sẽ không bao giờ được yêu cái mình yêu và được ghét cái mình ghét. Tình cảm, số phận của anh nằm trong sự phán quyết của cả một hệ thống gia đình, xã hội. Chuyện hẹn hò của Sài và Hương bị phát hiện, may nhờ có chú Hà cao tay và anh Tính lăn lộn dẹp yên nếu không Sài và gia đình sẽ phải gánh thêm biết bao búa rìu dư luận.

Sau sự việc này, chú Hà và anh Tính quyết định cho Sài nhập ngũ với lí do: “đi bộ đội người ta rèn cho thì yên tâm hơn”. Và thế là anh lên đường nhập ngũ trong sự lặng thầm, lầm lũi. Ngay từ những giai đoạn đầu của cuộc đời đến khi biết ý thức, Sài luôn để người khác điều khiển, quyết định số phận mình. Chưa bao giờ Sài có ý thức phản kháng dù là yếu ớt. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến mọi bi kịch của cuộc đời anh. Có lẽ cả đời Sài chỉ biết chạy trốn: “anh đi như sự chui luồn chạy trốn với cả ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai. Anh tự bằng lòng với quyết định được coi là vô cùng dũng cảm của chính mình” [72,80]. Anh ra đi và tự nhủ: “hãy im lặng chịu đựng”. Nhập ngũ, Sài thoát khỏi sự bao bọc thái quá của gia đình, thoát khỏi người vợ không muốn có thì lại phải đối mặt với một sự quản lí, chỉ đạo khác nguyên tắc và áp đặt hơn rất nhiều lần. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân lại thông minh, học giỏi nên Sài chịu sự quan tâm, theo dõi sát sao của đơn vị. Đảng bộ cơ quan phối hợp với tổ tam tam phát hiện Sài bị ốm tư tưởng và tìm ra nguyên nhân từ cuốn nhật kí Sài ghi lại cảm xúc, tình yêu của lòng mình với Hương. Cả đơn vị tìm mọi cách giáo dục, giác ngộ Sài phải yêu vợ. Họ đưa ra bao hệ lụy, hậu quả xấu nếu Sài còn tiếp tục chê vợ, không chung thủy với vợ dù là trong tâm tưởng.


Nhớ lại một thời đau buồn ấy, sau này Sài đã phải thốt lên: “Đừng ai ngu xuẩn và hèn nhát như tôi mà giết chết tình yêu đầu tiên vào năm mười tám tuổi” [72, 95]. Sau này, cũng vì lí lịch phải trong sạch, vì đang trong diện cảm tình được kết nạp nếu biết giải quyết chuyện vợ chồng, nghĩa là phải yêu vợ Sài đã giết chết mọi cảm xúc của lòng mình. Anh phó mặc số phận cho đơn vị, cơ quan và gia đình. Sài không còn là con người; anh trở thành cỗ máy người khác điều khiển. Một thời, chính nghĩa vụ, nguyên tắc, sự rập khuôn giáo điều đã giết chết tâm hồn những con người trẻ tuổi, trẻ lòng như Sài. Đây là một thực tế lịch sử mà chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá lại.

Đoạn đời sau bắt đầu từ khi hòa bình lập lại. Sài từ chiến trường trở về hòa nhập với cuộc sống mới. Anh li hôn Tuyết và sống ở Hà Nội. Gần nửa cuộc đời phải yêu cái người khác yêu, sống cái người khác nghĩ thì giờ đây khi đã được tự do quyết định số phận mình, Sài lại vô cùng lạc lõng, ngu ngơ, khờ khạo trước cuộc đời. Đến với tình yêu thứ hai của đời mình, Sài bị lóa mắt, choáng ngợp truớc vẻ đẹp và sự dịu dàng, ngây ngô giả tạo của Châu - cô gái thành thị lọc lõi, dạn dày trong tình trường. Sài yêu Châu vội vàng và quyết định đi đến hôn nhân với Châu cũng rất vội vàng. Chính sự non nớt, vụng dại của Sài trước cuộc đời đã khiến Sài rơi vào cái bẫy mà Châu đã giăng sẵn. Bắt đầu từ khởi điểm kết hôn với Châu cũng là lúc Sài chính thức bước vào cuộc đời của một người đàn ông nhu nhược, yếu đuối. Bắt đầu chuẩn bị hành trình làm bố của đứa trẻ không phải con mình.

Thời xa vắng không chỉ là lời tự bạch của Giang Minh Sài mà còn là nỗi niềm, trăn trở, suy tư của Lê Lựu. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc một nỗi ám ảnh, day dứt, xúc động. Sài là nhân vật vừa đáng thương lại vừa đáng trách. Thương Sài vì anh là nạn nhân của xã hội, nạn nhân của một thời điểm lịch sử đầy biến động. Giận Sài vì anh thừa nhút nhát, nhu nhược nhưng thiếu bản lĩnh và ý chí. Bi kịch liên tiếp của đời Sài phần nhiều cũng là do lỗi của bản thân anh. Tuy nhiên bi kịch đó mang tính hướng thiện, sự ý thức về nhân cách và số phận.

Tiếp tục mạch chủ đề con người với những nỗi bi kịch cá nhân, Lê Lựu lại ra mắt bạn đọc tác phẩm Sóng ở đáy sông. Câu chuyện xoay quanh số phận cuộc đời nhân


vật chính Phạm Quang Núi. Núi là một đứa con loại hai bởi mẹ Núi là người ở trong gia đình của bố hắn và mẹ cả. Ngay từ thời thơ ấu, Núi và các em đã phải sống trong sự ghẻ lạnh, phân biệt đối xử tàn nhẫn của cha và các anh con mẹ cả. Mặc dù mang trong mình nhiều mặc cảm thiệt thòi nhưng Núi vẫn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, thông minh và hết sức trung thực: “Nó nhặt được một cái đồng hồ trị giá hàng trăm đồng đã nộp cho công an Cảng” [79,27]. Biến cố lớn nhất đẩy Núi ra cuộc đời, bắt đầu bước những bước chân đầu tiên vào con đường tội lỗi là cái chết của mẹ. Giá như Núi có được sự quan tâm của cha thì có lẽ hàng chục năm sau này, trong hồ sơ của các chiến sĩ công an không có tên phạm nhân Phạm Quang Núi. Từ nhỏ, đối với Núi cha hắn là một người xa lạ. Hắn không biết cha mình làm gì. Hắn rất thèm nhận được sự quan tâm của cha như anh Ý con mẹ cả. Vì vậy, chỉ cần nhận được sự “ban ơn” vô cùng nhỏ từ cha là hắn đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.

Chiến tranh ập đến, gia đình hắn phải li tán làm ba ngả. Ba anh em hắn phải về nhà cậu mợ ở Kinh Môn. Ở thành phố, anh em hắn bị bố và các anh gọi là đám nhà quê. Về đến quê lại được gọi là thành phố. Hắn vốn thông minh, nhanh nhẹn nên về quê, hắn dễ dàng thi đỗ tốt nghiệp vào lớp tám và trở thành học sinh giỏi toán nhất trường cấp III huyện. Khi mẹ chết, hắn phải đứng lên lo cho hai em ăn học. Để có tiền lo cho hai em, hắn phải nói dối cha vẫn đi học nếu không cha hắn sẽ cắt khoản năm đồng một tháng.

Sau này, cuộc đời Núi trải qua biết bao bi kịch đen tối. Từ mối tình tội lỗi với bà cô họ bảy đời khiến người cô này phải bỏ xứ đi tha hương để đẻ con cho hắn; rồi việc ông Đại bố hắn đã phát hiện hắn nghỉ học, ông đòi từ hắn… Núi dồn dập bị đẩy từ bi kịch này sang bi kịch khác. Giá như bố hắn yêu thương anh em hắn hơn; giá như bố hắn bớt khắt khe, nguyên tắc, vô tâm đến tàn nhẫn hơn thì có lẽ đời hắn đã khác. Nhưng số phận Núi sau này như thế nào một phần rất lớn cũng từ nhận thức và hành động của Núi. Vì bị bố đẩy ra đường, cắt đứt mọi sự liên quan, ràng buộc trong khi hai em của hắn thì vẫn phải ăn và học nên hắn vẫn phải cần tiền. Vấn đề chính lại nằm ở chỗ hắn cần rất nhiều tiền, hắn muốn có thật nhiều tiền nhưng phải nhanh chóng và nhẹ


nhàng. Được như vậy chỉ có con đường ăn cắp là hữu hiệu nhất: “làm hùng hục cả tháng không bằng chớp mắt một cái đã có số tiền gấp hai ba chục lần như thế, đạp xích lô cũng vất vả. Cũng phải có tiền mới mua được xe. Tốt nhất là ăn cắp một vài lần kiếm đồng vốn đi buôn” [79, 249]. Chính từ suy nghĩ tội lỗi đó mà hắn gắn chặt đời mình với cái nghề mưu sinh là ăn cắp. Hoàn cảnh của Núi vô cùng đáng thương nhưng suy nghĩ của hắn lại vô cùng đáng trách.

Để bù đắp cho số phận thiệt thòi, tác giả đã đem đến cho hắn những ba người phụ nữ, mà người nào hắn cũng bắt đầu từ tình yêu. Tuổi mười bảy hắn yêu người cô họ xa tên Hiền. Chính cái mối quan hệ gia đình từ bảy đời xa lắc xa lơ đã đẩy hắn và Hiền phải xa nhau. Hiền phải ngậm đắng nuốt cay bụng mang dạ chửa bỏ đi biệt xứ. “Hắn không bao giờ quên được mối tình ấy, mối tình như một phát súng khai hỏa cuộc đời tội lỗi của hắn và theo hắn suốt hai mươi lăm năm qua trong một thói quen trộm cắp tù đày” [79, 50].

Người phụ nữ thứ hai của Núi là Mai, một cô gái giang hồ chính thống. Đó là một người đàn bà chua ngoa, gian xảo, nanh nọc. Mai bị gia đình lìa mặt vì lối sống buông thả, vô đạo đức. Núi đến với Mai sau một đêm bên bờ sông Sương Giang khi cả hai đã cơ bản “tìm hiểu” hết về nhau và ngày hôm sau, giữa chợ, họ đã là vợ chồng. Cũng như Giang Minh Sài, tình yêu, hôn nhân của Núi quá vội vàng, hấp tấp. Những số phận, những con người vốn thiếu thốn tình cảm chân thành do đó họ rất dễ mềm lòng trước những rung động cảm xúc nhất thời. Tuy nhiên khác với tình yêu trước kia dành cho Hiền, tình yêu với Mai là thứ tình cảm giang hồ, phiêu bạt mà như tác giả nói: “cứ đi với nhau, ở với nhau là vợ chồng. Dường như môtip nhân vật của Lê Lựu là xây dựng những mẫu đàn ông nhu nhược, yếu đuối cả tin và đặt họ bên cạnh những người đàn bà nanh nọc, ngoa ngoắt từ đó lí giải một phần nguyên nhân quan trọng dẫn đến bi kịch của cuộc đời họ. Cuối cùng cô vợ thứ hai này cũng bỏ Núi mà đi theo tiếng gọi của nhân tình.

Gặp lại Hồng, cô bạn cũ của Hiền ngày còn ở quê ngoại Kinh Môn, tưởng rằng hạnh phúc đã mỉm cười với Núi. Hồng là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chịu khó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2024