Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 2


tài này người viết mong muốn có một cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về tiểu thuyết của Lê Lựu, từ đó thấy được đặc điểm tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới và những cách tân, đóng góp của nhà văn cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

3. Giới hạn đề tài

Với gần nửa thế kỉ miệt mài sáng tác, Lê Lựu đã đóng góp một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, phong phú gồm: 9 tập truyện, 2 tập kí và 8 cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, chúng tôi không thể tiến hành khảo sát, phân tích tất cả các sáng tác của Lê Lựu mà chỉ tập trung chủ yếu ở 4 tác phẩm tiêu biểu của nhà văn:


- Thời xa vắng ( 1984)

- Chuyện làng Cuội ( 1990)

- Sóng ở đáy sông ( 1995)

- Hai nhà ( 2000)

Luận văn tiến hành khảo sát, phân tích, tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết của Lê Lựu từ đó làm nổi bật sự đổi mới, cách tân và đóng góp của Lê Lựu, đối với thể loại tiểu thuyết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát sáng tác của Lê Lựu ở các thể loại: Truyện ngắn, tạp vănđể có cơ sở so sánh, đánh giá toàn diện. Đồng thời mở rộng một số tiểu thuyết của các cây bút cùng thời nhằm so sánh, làm nổi bật đặc sắc của tiểu thuyết Lê Lựu.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 2

Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

4.1. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

4.2. Phương pháp hệ thống, khái quát.

4.3. Phương pháp so sánh.


5. Đóng góp của luận văn

Luận văn cố gắng nhìn nhận, xem xét một cách toàn diện, hệ thống để khái quát những đặc điểm đặc sắc của tiểu thuyết Lê Lựu trong thời kì đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện. Đồng thời khẳng định đóng góp đáng quý của Lê Lựu vào tiến trình đổi mới văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng.

Qua đó, có thể làm sáng tỏ ở một phạm vi nhất định quy luật vận động, phát triển của tiểu thuyết và văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tiểu thuyết của Lê Lựu trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Chương 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới.

Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới.


PHẦN NỘI DUNG‌‌‌

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Khái lược tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới

1.1.1. Những tiền đề của công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975

Sau chiến tranh khoảng 10 năm, đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Các nhà văn thuộc các thế hệ nghĩ và viết trong một bối cảnh mới. Song họ vẫn chưa thoát khỏi những yêu cầu của đoàn thể, họ vẫn phải phục vụ một “biểu tượng xã hội về chân lí”, cái biểu tượng có tính giai cấp, tính chiến đấu, hoặc ít ra cũng có tính nhân dân và màu sắc dân tộc đậm đà đính kèm. Ít có người cầm bút nào thoát khỏi sự ảnh hưởng của ý thức hệ. Cái tôi của nhà văn trước sức ép của hoàn cảnh lịch sử buộc phải mang tâm thế nâng cao trình độ chính trị để có thể “nhìn ra những công việc lớn của cách mạng”, chính nhiệm vụ chính trị và quán tính của một hình thái ý thức đã đòi hỏi nhà văn, nhà thơ tăng cường tính thời sự cho văn học, đã yêu cầu họ phải ra sức sáng tạo trên tư thế của những chiến sĩ để sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Báo cáo của nhà thơ Hữu Thỉnh tại Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ ba, chỉ rõ có ba đề tài – chủ đề lớn đang đặt ra cho người cầm bút: Chủ nghĩa xã hội, cách mạng về quan hệ sản xuất, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, lí tưởng, cách sống… của lớp thanh niên mới trong cuộc sống hôm nay. Có thể tìm thấy chẳng những cách tạo hình cho xã hội xã hội chủ nghĩa, mà còn cả những vấn đề của chiến tranh, cách mạng và lao động sản xuất trên các trang văn xuôi, thơ ca và phê bình văn học.Sự thay đổi ngữ cảnh văn hoá


– xã hội có tính chất bước ngoặt, tác động tích cực đến giới sáng tác được đánh dấu bằng sự kiện đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện.

Đầu năm 1986, Ban Bí thư ra Chỉ thị về công tác tư tưởng (15/4/1986), mở rộng dân chủ, sau đó ra Thông báo tuyên truyền trên báo chí về phê bình và tự phê bình (đợt 1: Ngày 20/5/1986, đợt 2: ngày 21/6/1986).

Cuối năm 1986, Đại hội Đảng VI được tiến hành, đánh dấu sự đổi mới của Đảng về tư duy, nhận thức, trước hết ở quan niệm đề cao thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, phát huy tinh thần dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, chống sức ỳ và tính bảo thủ của quan niệm cũ, mở ra một bối cảnh mới cho sự sáng tạo.

Có thể nói, sự mở rộng dân chủ của xã hội đem lại cho hoạt động sáng tạo và phê bình văn chương một cơ hội lớn để điều chỉnh các quy tắc diễn ngôn. Người viết có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trước để phát biểu chính kiến, sáng tạo văn học có nhiều khởi sắc và đạt nhiều thành tựu.


Mặc dù chưa có một cuộc thảo luận rộng rãi cũng như chưa có sự tổng kết về vấn đề này, nhưng nhìn chung các nhà văn và các nhà lý luận đều có xu hướng coi thời gian từ 1986 đến 1996 là một giai đoạn đánh dấu sự đổi mới trong văn học Việt Nam hiện đại. Dĩ nhiên bất cứ sự thay đổi và phát triển nào cũng đều được chuẩn bị từ trước đó và giai đoạn văn học này cũng vậy, nó có những mầm mống, những thử nghiệm và những bài học từ nhiều năm trước, trong suốt quá trình vận động của văn học cách mạng Việt Nam, bắt đầu từ những cuộc tranh luận về văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc năm 1948. Song những tiền đề vẫn cứ là tiền đề nếu chúng không có cơ hội để phát triển.


Nền tảng của mọi sự đổi mới trong văn học thời kỳ này bắt nguồn từ sự tự ý thức của nhà văn, tức là giác ngộ về vai trò của văn học trong xã hội, quan hệ giữa văn học và chính trị, ý nghĩa của văn học đối với con người. Nghị quyết 05 của Bộ chính trị


Đảng Cộng sản Việt Nam (1987) – Nghị quyết duy nhất của Bộ chính trị dành riêng cho văn nghệ từ trước tới thời điểm đó – đã mở ra một cách nhìn mới về vị trí và chức năng của văn nghệ. Giờ đây văn học nghệ thuật không còn được hiểu đơn giản chỉ như là công cụ của chính trị, là vũ khí của công tác tư tưởng, là phương tiện tuyên truyền, giáo dục quần chúng, mà là “một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa”, “là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội…”.


Mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị được đặt ra và thảo luận công khai trên báo chí. Không khí ấy giúp người cầm bút tự tin hơn trong những tìm tòi sáng tạo của mình khi viết về các vấn đề phức tạp của cuộc sống, mạnh dạn đưa ra những kiến giải riêng trước những tình huống, những sự kiện và tính cách được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị không phải là yêu cầu tách rời văn nghệ với chính trị, như một số người đã nghĩ. Nhận thức này chỉ giúp nhà văn hiểu rõ hơn đặc trưng của văn học cũng như vị trí và sứ mạng riêng của người cầm bút đối với cuộc sống, khuyến cáo họ không dừng lại ở việc minh họa các khẩu hiệu, cổ vũ cho các phong trào, giúp vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, mà phải miêu tả số phận của con người, mang đến cho con người cái đẹp, tình yêu cuộc sống cũng như sự từng trải, làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân, đồng thời phải nghiên cứu những vấn đề của xã hội đang diễn ra hay đã lùi vào quá khứ, từ đó rút ra những bài học, những tư tưởng mang tính khái quát, không chỉ quan trọng về triết học, đạo đức, nhân sinh mà còn có thể mang ý nghĩa chính trị lớn lao.


1.1.2. Khái lược về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới

1.1.2.1. Những nét chung về thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại.

Nhà văn Phạm Quỳnh trong Bàn về tiểu thuyết cho rằng: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự lạ tích kì đủ làm cho người đọc hứng thú, hay nói cách khác, đó là một truyện bịa đặt thú vị.

Tiểu thuyết có khả năng rất lớn trong việc tái hiện những bức tranh đời sống với quy mô lớn, trong đó nó chứa đựng những vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, con người. Nghĩa là tiểu thuyết có khả năng phản ánh hiện thực một cách sinh động, khái quát cả bề rộng lẫn chiều sâu. Trên thực tế, có rất nhiều nhà văn đã thành công trong sự nghiệp viết văn của mình nhờ thể loại tiểu thuyết. Phương Tây có Bandắc, Stăngđan, Huygô, L.Tônxtôi… Phương Đông, mà chủ yếu là Trung Quốc có Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần, La Quán Trung, Ngô Thừa Ân… Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết cũng có sức hấp dẫn với nhiều nhà văn. Các tên tuổi lớn như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… đều trưởng thành và khởi sắc từ tiểu thuyết.

Cấu trúc của tiểu thuyết hết sức linh hoạt. Ưu thế của thể loại không chỉ bộc lộ ở khả năng mở rộng đường biên hiện thực mà còn ở khả năng thâu tóm, dồn ép nhân vật, sự kiện vào một khoảng không gian ngắn, thời gian hẹp… để tạo nên những bức tranh hiện thực có quy mô vừa và nhỏ. Trên nền của những bức tranh đời sống đã được thu hẹp đó, nhà văn thuận lợi hơn khi đi sâu vào những cảnh ngộ riêng của nhân vật. Chúng ta sẽ bắt gặp điều này khi đến với các tác phẩm Lão Gôriô của Banzắc, Anna Carêrina của L.Tônxtôi, Những người khốn khổ của Victo Huygô, Sống mòn của Nam


Cao, Thời xa vắng của Lê Lựu, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai…

Trong tiểu thuyết, khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật được rút ngắn thậm chí bị xóa bỏ. Nhà văn có thể thâm nhập, đi sâu vào tận cùng mọi ngõ ngách tâm trạng của nhân vật.

Nhân vật là yếu tố tập trung nhất quan niệm của nhà văn, thể hiện quan điểm nghệ thuật, phong cách của nhà văn. Chính vì vậy con người trong tiểu thuyết là những con ngựời nếm trải. Đó là những con người luôn có suy nghĩ, đấu tranh, dằn vặt nội tâm và luôn suy tư trăn trở trước số phận và cuộc đời.

1.1.2.2. Khái lược về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới

Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước được hoàn toàn giải phóng. Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi do đó văn học cũng phải thay đổi để phản ánh hiện thực. Từ năm 1975 đến nay, văn học Việt Nam đã trải qua 3 chặng đường phát triển:

Từ 1975 – 1985: Thời kì chuyển tiếp từ văn học sử thi mang cảm hứng lãng mạn thời chiến sang văn học thời hậu chiến.

Từ 1985 đến những năm đầu thập kỉ 90: Văn học có sự chuyển đổi mạnh mẽ mang đậm màu sắc đời tư, thế sự.

Từ giữa những năm 90 đến nay: Văn học hướng đến những cách tân nghệ thuật đồng thời đi sâu vào nội tâm con người.

Sau 1975 đất nước thống nhất, hòa bình được lập lại, cả nước lại sôi nổi bước vào một thời kì mới xây dựng xã hội chủ nghĩa và khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh. Từ cuộc sống thời chiến chuyển sang cuộc sống thời bình, với không khí mới, hoàn cảnh mới. Nhịp sống khẩn trương, vội vã trong chiến tranh đã lắng lại, con người cũng trở lại với nhịp sống bình thường, trở về với đời thường cùng những nỗi lo toan thường nhật.


Quá trình đổi mới tiểu thuyết từ sau 1975 bắt đầu tương đối sớm nhưng âm thầm truyền tải qua các tác phẩm: Miền cháy (1977) của Nguyễn Minh Châu; Cha và con và…( 1979) của Nguyễn Khải… Có thể nói tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới tiếp nối dòng cảm hứng sử thi của văn học giai đoạn 1945 – 1975 nhưng đã có sự đổi mới trên bình diện tư duy nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, kết cấu tác phẩm... Tiểu thuyết giai đoạn này đã hạn chế cái nhìn lí tưởng, anh hùng hóa nhân vật. Từ cảm hứng ngợi ca hào sảng các nhà văn đã đi sâu vào sự chiêm nghiệm, suy tư. Thời kì này chất đời tư, thế sự lấn át hoàn toàn chất sử thi, anh hùng ca của văn học thời kì trước. Văn học phát triển theo khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản. Sự đổi mới của văn học diễn ra trên nhiều bình diện, nhiều thể loại… Trong đó thể loại tiểu thuyết được ghi nhận là một trong những thể loại có nhiều thành tựu. Bầu sữa nuôi dưỡng tiểu thuyết bao giờ cũng là cuộc sống thực với tất cả sự phong phú, đa dạng và phức tạp của nó. Nhưng không phải bất cứ cuộc sống nào cũng là mảnh đất thuận lợi của tiểu thuyết. Thể loại văn học này đặc biệt phát triển trong những thời kì mà xã hội có biến chuyển dữ dội.

Với tiểu thuyết Thời xa vắng Lê Lựu được coi như một trong những người tiên phong trong công cuộc đổi mới này. Cùng với các tên tuổi như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng…Lê Lựu đã góp phần tạo nên sự chuyển đổi đáng kể trong văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng. Sự đổi mới trước hết và quan trọng là đổi mới tư duy nghệ thuật. Bằng cảm quan, bằng sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, các nhà văn đã khám phá và phản ánh những bi kịch đời thường của cá nhân con người với cảm hứng cảm thông và phê phán mạnh mẽ. Những tác phẩm tiêu biểu thời kì này như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu); Thời xa vắng (Lê Lựu); Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng); Thân phận tình yêu (Bảo Ninh); Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai); Bến không chồng (Dương Hướng) đã chứng minh điều đó.

Văn học thời kì này từ chỗ thiên về phản ánh những cái tích cực, tốt đẹp chuyển sang phản ánh hiện thực trong sự vận động đa dạng, đa chiều. Sự đan xen phức tạp

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 22/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí