quýt với nhau được một tí, bố mẹ lại liên can chả bõ khổ sở thêm” [76, 232]… Nhưng tất cả những nỗi đau ấy không sánh được với nỗi đau tột cùng khi bà bị chính đứa con mình rứt ruột đẻ ra, vì nó mình phải chịu bao đau đớn, tủi nhục thậm chí có lúc tưởng như phải đánh đổi cả tính mạng lại quay lại lừa dối, sỉ vả, chà đạp mình. Qua bi kịch tinh thần của nhân vật, Lê Lựu muốn khẳng định: “Nhân dân có thể chịu đựng tất cả sự lừa dối, chà đạp của đế quốc, phong kiến, chịu mọi hi sinh mất mát trong bước thăng trầm của đất nước và của chính cuộc đời họ. Nhưng đến khi bị chính người thân yêu, ruột thịt chà đạp lừa dối thì họ đã không thể nào sống nổi” [74,64].
Trong Sóng ở đáy sông những kí ức về người mẹ lam lũ, cam chịu, nhẫn nhịn cũng sống mãi trong lòng Núi. Trước khi bắt đầu một cuộc đời tội lỗi, hắn đã đến trước mộ mẹ thắp hương thành kính mong mẹ phù hộ và tha thứ cho những gì hắn sắp phải thực hiện. “Thực chất hắn mong mỏi giữa một linh hồn thiêng liêng của người mẹ đã chết với đứa con đang rắp tâm bắt đầu một cuộc đời tội lỗi. Có lẽ một tấm lòng chịu đựng bao dung, lam lũ cả một đời của mẹ đã run rủi vào hai bàn tay của hắn nên mỗi khi định thò vào sự hớ hênh, sơ ý của ai đó, bàn tay hắn lại run lên, khắp người như có một luồng khí tràn vào” [79, 110].
Ngoài ra không gian tâm tưởng của Núi còn được hiện lên qua kí ức đau buồn của nhân vật về mối tình ngang trái với Hiền. Ngay trong những lúc bĩ cực nhất của cuộc đời, những khi vào tù ra tội thì những kí ức về Hiền vẫn mãi ám ảnh, day dứt Núi. “Hiền điêu đứng, cơ cực ra sao? Cô và con hắn còn hay mất? Nếu còn, trôi dạt ở đâu?” [79, 75].
Trong cái vòng luẩn quẩn của sự tha hóa – hoàn lương – tha hóa Núi luôn luôn muốn thức tỉnh, muốn xám hối làm lại cuộc đời. Không biết bao lần hắn muốn thay đổi chính mình, muốn đoạn tuyệt với cái danh thằng ăn trộm để trở thành con người lương thiện. Không biết bao nhiêu lần hắn nói: “Nếu như… nếu như…” và rồi cuối cùng sự ăn năn đó lại rơi tự do trong chuỗi ngày bi kịch, tội lỗi liên tiếp của đời hắn.
Có thể nói sự kiến tạo không gian nghệ thuật của Lê Lựu là luôn đặt nhân vật vào bối cảnh hẹp, tù túng, ngột ngạt và trói cuộc đời nhân vật trong những vòng tròn
luẩn quẩn. Sài, Tâm – những trí thức bế tắc trong cuộc sống gia đình; bà Đất sinh ra từ làng Cuội rồi cuối cùng chết trôi dạt về làng Cuội; Phạm Quang Núi xoay vòng trong cái chuỗi trùng lặp của việc ăn cắp – tù tội; tha hóa – hoàn lương. Từ bối cảnh không gian bên ngoài, ngoại cảnh cho đến không gian bên trong, tâm cảnh đều mang tính khép kín, vòng tròn. Điều này khiến cho bức tranh hiện thực và con người càng trở nên tăm tối, mù mịt. Qua sự khắc họa không gian nghệ thuật, Lê Lựu đã thể hiện những quan niệm về con người và xã hội đồng thời cũng bộc lộ tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật và bao quát xã hội sâu sắc của nhà văn.
3.3. Nghệ thuật trần thuật
3.3.1. Điểm nhìn trần thuật
Có thể bạn quan tâm!
- Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 9
- Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 10
- Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 11
- Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 13
- Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 14
- Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 15
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật bởi lẽ, để miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn điểm nhìn hợp lý. Tiểu thuyết Lê Lựu tái hiện những điểm nhìn đa dạng, nhiều chiều, đan xen hòa quyện vào nhau. Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong trần thuật về hiện thực là quan điểm đánh giá – cảm thụ. Lê Lựu đã tiến hành trần thuật theo quan điểm của mình, đan xen vào đó là quan điểm của các nhân vật khác nhau.
Tiến hành khảo sát các tiểu thuyết tiêu biểu của Lê Lựu, chúng tôi thấy đại bộ phận Lê Lựu tiến hành trần thuật ở vị trí của người kể chuyện – ngôi thứ ba. Điều này tạo cho câu chuyện một sự khách quan, không gò bó.
Hầu hết các tác phẩm Lê Lựu tiến hành trần thuật theo điểm nhìn trường tác giả. Vị trí này tạo thái độ khách quan, thỉnh thoảng xen lẫn những bình luận, nhận xét của tác giả về các sự kiện, nhân vật. Chính từ điểm nhìn này câu chuyện về cuộc đời Sài được bao quát hơn, việc đan xen những nhân vật có mối quan hệ với nhau cùng hiện lên trong một thời điểm, có thể chuyển từ cảnh nọ sang cảnh kia một cách nhanh chóng mà không cần kết thúc cảnh. Trong khi trần thuật Lê Lựu không biểu hiện cuộc sống mà để cho cuộc sống tự kể. Các nhân vật, sự kiện phát triển gần như tự thân chúng, sự kiện nọ nối tiếp sự kiện kia, nhân vật nọ nối tiếp nhân vật kia tự biểu hiện những cảm
xúc, suy nghĩ của mình. Tác giả sẽ xâu chuỗi những chi tiết đó để tạo sự liền mạch cho tác phẩm. Xen kẽ giữa những sự việc, nhân vật là những đoạn ngoài lề, những đoạn diễn giải làm sáng tỏ sự việc, những lời bình luận để ta hiểu đúng tác phẩm. Những lời trữ tình ngoại đề này đôi khi được đặt vào tâm tưởng của nhân vật khiến ranh giới giữa người trần thuật và nhân vật bị xóa mờ. Trong Sóng ở đáy sông khi Lê Lựu nói về cơ hội thứ hai giúp Núi hoàn lương là một minh chứng: “Đã có một lần nếu như hắn có nghị lực? Nếu hắn dám từ bỏ một thói quen tội lỗi. Nghĩa là phải có rất nhiều cái nếu như thì hắn mới làm lại được cuộc đời hắn. Đến bây giờ? Tất cả có sẵn như cơm đã dọn ra chỉ việc ngồi xuống là ăn. Có đúng là hắn có quý nhân phù trợ thật không? Cái hạnh phúc đem lại nằm ngay bên cạnh, ôm ráo riết lấy hắn, thở những làn hơi nóng gấp gáp phả vào mặt hắn mà hắn vẫn tưởng như không phải là thế, không bao giờ hắn được như thế” [79, 168].
Mặc dù đóng vai trò là người trần thuật, với trường nhìn tác giả nhưng Lê Lựu không dửng dưng đứng ngoài tác phẩm. Ẩn sau những hành động, suy nghĩ của nhân vật là thái độ, quan điểm của tác giả trong cách giải quyết các vấn đề. Lê Lựu hòa mình vào nhân vật, đặt mọi suy nghĩ của nhân vật trong suy nghĩ của mình. Trong Thời xa vắng Lê Lựu đã phát hiện ra Sài mang tâm trạng một con người thân cô thế cô giữa những lời đay nghiến của gia đình nhà vợ. Đó là một cách nhìn ấm áp đầy cảm thông với bi kịch của Sài. Xen kẽ vào những suy nghĩ của anh về đứa con ốm đau là những lời bình luận của tác giả về tình cảnh của Sài: “Trước người ta yêu anh vì chịu khó, thật thà chất phác. Dù có láu cá nhưng vẫn là cái láu cá của cái anh nhà quê, chưa thể là sự lọc lõi xảo trá. Người ta thương vì anh ngờ nghệch dại dột, trước người vợ từng trải khôn ngoan. Đến bây giờ, ngay lúc bình tĩnh nhất, mọi người vẫn có thêm một ấn tượng nữa về anh. Đấy là sự ngu. Đã là thằng ngu ai cũng có quyền khinh bỉ, coi thường” [72, 317]. “Đã là thằng ngu ai cũng có quyền khinh bỉ coi thường” – đó vừa như một câu Sài chua chát nghĩ về mình, vừa như một lời nhận xét đầy cảm thông, xót xa của tác giả. Mọi công sức, cố gắng của Sài đối với Châu và con đều thành vô nghĩa. Anh cần cù để làm gì, chăm chút, lo toan để làm gì, để bây giờ họ khinh tất cả những
cái đó của anh? Dù thế anh vẫn hi vọng vào Châu nhưng “Đến bây giờ bắt gặp những cử chỉ dù rất nhỏ của sự coi thường ở cả hai phía, anh có cảm giác như mình đang cố sức leo lên cây, cứ ngửa mặt cố lên mãi đến lúc tưởng chỉ cần giơ tay là hái được quả mới ngỡ ra rằng nó vẫn còn mờ xa mà mình thì kiệt sức hết hơi, tụt xuống thì mọi người cười chê, mà leo lên thì không đủ sức. Từ khi lấy vợ đến giờ đây là lần đầu tiên anh cảm thấy cô đơn quá, bất lực quá.” [72, 318]. Đó là sự hụt hẫng của Sài mà Lê Lựu cảm thấy như mình có lỗi trong nỗi đau đó.
Trong Hai nhà, tác giả cũng trở lại với điểm nhìn trần thuật theo trường tác giả tuy nhiên sự tham gia của tác giả vào suy nghĩ, cuộc sống của nhân vật rất dễ nhận ra. Có lúc người đọc tưởng chừng như tác giả đã hòa vào điểm nhìn bên trong của chính nhân vật để chiêm nghiệm về cuộc đời mình. Những suy nghĩ, nhìn nhận của Tâm trước số phận, trước bản chất của Linh Anh khiến người đọc có cảm tưởng Lê Lựu đang giãi bày về cuộc đời mình.
Có thể khẳng định điểm nhìn nghệ thuật là vấn đề luôn luôn song hành với người kể chuyện. Vị trí của người kể chuyện quyết định rất nhiều đến điểm nhìn nghệ thuật. Trong các tác phẩm của mình, Lê Lựu cho người đọc thấy được một điểm nhìn khách quan không phiến diện. Đó là cái nhìn bao quát, thấy được mọi mặt, cả mặt tích cực và tiêu cực của cuộc sống và con người. Điều này tránh được cái nhìn chủ quan, phiến diện, một chiều. Lê Lựu không né tránh những sai lầm, bi kịch của nhân vật và lịch sử. Dù hiện thực có đen tối đến đâu ông cũng trung thành tái hiện lại và cố gắng đến mức tối đa phát hiện những giá trị Chân – Thiện – Mỹ trong hiện thực ấy nhằm mục đích nâng đỡ con người. Lê Lựu rất công bằng trong việc nhìn nhận đánh giá con người và thời cuộc. Trong Chuyện làng Cuội ngoài những nhân vật tội lỗi như tổng Lỡi, Lưu Minh Hiếu vẫn còn những tấm lòng trong sáng, hướng thiện như bà Đất, anh Kiêm, cô Huyền… Cái làng xóm nhìn bề ngoài sống giả dối với nhau ấy, nhưng bên trong là sự cảm thông, yêu thương nhau. Trước tình cảnh của bà Đất, người làng cũng
thương xót cảm thông nhưng với thân phận của mình họ chỉ biết nhỏ nước mắt thay cho hành động. Trước sự a dua, vào hùa của người nông dân trong cuộc cải cách ruộng đất và đấu tố, Lê Lựu không phê phán một chiều mà nhìn nhận thấu đáo nguyên nhân sâu xa của những hành động ấy là bản tính thật thà, nhút nhát, sợ liên lụy.
Không chỉ phẩm bình hiện thực và lịch sử mà ở phương diện nhân vật, Lê Lựu cũng quan sát, đánh giá bằng điểm nhìn đa chiều, phức tạp. Ở họ có cả những tính xấu và tốt, đáng chê và cũng đáng khen. Trong lao động và chiến đấu Sài rất giỏi, rất tháo vát nhưng trong tình yêu và xây đắp hạnh phúc gia đình anh lại quá ngu ngơ, khờ khạo. Hay nhân vật Núi trong Sóng ở đáy sông cũng là nhân vật đa diện. Dưới con mắt của những người xung quanh và của ông Đại thì Núi là kẻ côn đồ, trộm cướp, vào tù ra tội. Thậm chí với ông Đại, Núi là thằng con bỏ đi, không bao giờ có thể cảm hóa nổi. Nhưng với những người bao dung, độ lượng Núi là đứa con tội nghiệp, là sản phẩm của lối giáo dục nửa vời, hà khắc, nhất bên trọng, nhất bên khinh. Nếu không có những ông bố như ông Đại, không có những hủ tục lạc hậu như làng quê Kinh Môn thì có lẽ sẽ không có tên lưu manh Phạm Quang Núi. Sâu sắc hơn, Lê Lựu không đổ lỗi hết cho hoàn cảnh. Ông muốn nhân vật của mình biết vượt lên trên hoàn cảnh, biết tự nhận thức và chịu trách nhiệm về nhân cách của mình. Bi kịch của Sài, của Tâm hay của Núi một phần do hoàn cảnh nhưng phần nhiều cũng do suy nghĩ, nhận thức và cách ứng xử của họ đối với những biến cố, thử thách trong cuộc đời. Nhân vật Châu trong Thời xa vắng hay Linh Anh trong Hai nhà là những người phụ nữ vì thất vọng trong tình yêu mà coi cuộc sống gia đình như một sự cứu cánh và rồi lại ngập trong bi kịch gia đình mà hư hỏng, nổi loạn, buông thả. Lấy cái sai này để chữa cái sai khác không bao giờ có thể có được một cái đúng. Những người đàn bà đó đáng trách, đáng lên án là thế nhưng ta cũng phải thừa nhận họ mạnh mẽ, sắc sảo, quyết đoán và tháo vát. Điều này những người đàn ông, những người chồng của họ không có được và vì vậy những lỗi lầm họ gây ra không hoàn toàn là do chính bản thân họ. Từ điểm nhìn bên trong Lê Lựu đã
tinh tế, sâu sắc đánh giá nhân vật để từ đó khái quát lên những số phận, tính cách nhân vật chân thực, đa diện, phù hợp với nhu cầu phản ánh con người và xã hội bấy giờ.
Cùng thời với Lê Lựu, nhiều tác giả đã khai thác tối đa hiệu quả của điểm nhìn trần thuật trong việc khái quát hiện thực, đánh giá và phân tích tâm lý, trạng thái nhân vật.
Tạ Duy Anh trong Thiên thần sám hối đã chọn điểm nhìn bên trong - hài nhi trong bụng mẹ. Thoạt đầu, hài nhi “khao khát chờ đến cái ngày vĩ đại ấy” - ngày cậu được chào đời. Chỉ còn bảy mươi hai giờ nữa thôi. Nhưng chính trong thời khắc chuẩn bị chào đời, cậu lại suy tư: “Thực ra tôi đang ngẫm nghĩ về những điều lạ lùng nói ra từ miệng người đàn bà có giọng khàn khàn. Có quá nhiều điều không thể nào hiểu nổi (...) Có biết bao tai vạ khó lường mình còn chưa cắt nghĩa được bằng từ ngữ. Vậy thì dại gì mà chui đầu vào rọ khi mình có toàn quyền quyết định”. Cứ thế, toàn bộ câu chuyện được kể từ điểm nhìn của hài nhi và người đọc có dịp chứng kiến sự tha hóa đáng sợ của con người qua những điều cậu nghe được. Tính hiệu quả của việc lựa chọn điểm nhìn bên trong mà Tạ Duy Anh thực hiện trong Thiên thần sám hối là ở chỗ, nhà văn không cần biện giải, bình luận thêm thắt gì mà tự cái cuộc sống đầy tội lỗi kia cứ hiện lên rõ ràng như những thước phim tư liệu hết sức khách quan.
Trong Thoạt kỳ thủy Nguyễn Bình Phương cũng rất khéo léo trong việc kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong là cõi vô thức của Tính. Điểm nhìn bên ngoài là câu chuyện về cuộc đời Tính và những người dân xóm Soi. Dấu hiệu điểm nhìn bên trong rõ nhất là những đoạn in nghiêng trong văn bản. Đặc biệt, câu văn “Mắt chó vàng như trăng” được nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm. Hiện tượng này vốn xuất phát từ cái nhìn của Tính, nhưng cũng có trường hợp được người kể chuyện nhắc lại. Trong trường hợp ấy, nó trở thành một thành tố của điểm nhìn bên ngoài.
Như vậy qua sự khảo sát một số tiểu thuyết của Lê Lựu và các nhà văn cùng thời chúng tôi thấy được điểm nhìn trần thuật cùng với các biện pháp nghệ thuật trần thuật khác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tái hiện, đánh giá, nhìn nhận về hiện thực và con người. Có thể khẳng định, muốn biết nhà văn viết gì, nghĩ gì về hiện thực và con người hãy xem anh ta đứng ở đâu để nhìn nhận và đánh giá về những điều đó.
3.3.2. Giong điệu trần thuật
Tiểu thuyết là một hình thức kể chuyện đặc biệt. Đó là một trong những phương thức hết sức quan trọng giúp con người nắm bắt được thực tại. Các hình thức kể chuyện khác nhau cũng tương ứng với các hình thức khác nhau của thực tại. Việc lựa chọn quan điểm trần thuật cho phép đánh giá tài năng của tác giả bởi vì từ quan điểm tự sự sẽ toát lên sức ảnh hưởng của nhà văn, mê hoặc độc giả chấp nhận điều mình nói. Chính vì vậy, giọng điệu trần thuật của một tác phẩm hay của những tác phẩm trong một giai đoạn văn học là yếu tố quan trọng mà khi tìm hiểu về tiểu thuyết thời kì đổi mới nói chung và tiểu thuyết Lê Lựu nói riêng chúng tôi không thể không nói tới.
Giọng điệu được hiểu là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả. Nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Khi xem xét giọng điệu trần thuật ở tác phẩm phải đồng thời tìm ra sự tổ chức những tiếng nói bên trong khác nhau. Giọng điệu trần thuật là sự tổng hợp giọng của các nhân vật, của người kể chuyện, của tác giả, cả giọng đối thoại và độc thoại. PGS.TS Lý Hoài Thu nhận xét: “Tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi, diễn biến của câu chuyện. Trong tiểu thuyết, người kể chuyện giữ một vai trò hết sức quan
trọng: là cầu nối để tạo nên mối quan hệ khăng khít: nhân vật – người kể chuyện – độc giả”.
Trong tiểu thuyết của Lê Lựu có những kiểu giọng điệu rất phù hợp trong mỗi đoạn đặc tả những sự kiện, tâm lý, hành động nhân vật; những đoạn tả cảnh hay bình xét; những đoạn thể hiện sự chiêm nghiệm, nhìn nhận lại mình và đi tìm chính mình của nhân vật. Tất cả những điều đó thể hiện sự phong phú, linh hoạt trong giọng kể của Lê Lựu.
Chúng ta có thể bắt gặp giọng điệu trữ tình, sâu lắng đằm thắm, thiết tha trong những trang viết về tình yêu đẹp đẽ của Sài và Hương. “Cô sung sướng ôm lấy cổ, ghì lấy khuôn mặt anh vào bộ ngực căng đầy và cầm lấy tay anh đặt lên phía ấy. Cô ngẩng mặt mỉm cười ngắm bầu trời đầy trăng, thanh thản như một người mẹ ngồi ôm con bú. Cái phút ngây ngất ấy cũng chính là giây phút đầu tiên trong đời cô, nó làm cô run bắn lên khi bàn tay anh chạm vào thân thể mình” [72, 667]. Tình yêu chân thành giữa người con trai và người con gái dưới giọng kể của Lê Lựu trở nên thánh thiện, trong sáng chứ không mang màu sắc nhục dục. Một tình yêu giản dị bất ngờ giữa khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt nhưng đối với họ lại vô cùng lãng mạn, sâu sắc. Giữa khung cảnh xiêu vẹo, mục nát, vàng úa và lụi tàn tình yêu của họ nảy nở, nó soi sáng một vùng trời nước, làm đẹp thêm cho khung cảnh thiên nhiên. “Ngẩng lên đã thấy mặt nước cồn cào trăng sáng, thứ ánh sáng rập rờn lấp lánh như bạc. Phía trước mặt là đồng nước đầy ánh trăng thơ mộng, phía sau lưng nước đã tràn lên các mái nhà” [72, 64]. Tình yêu đầu đời của Sài như bị động trước tình cảm của Hương. Sài như người vấp ngã, bước hụt được Hương giơ tay đỡ. Đó là tình yêu chân thành nhất và cũng là duy nhất của anh trong cuộc đời.
Cũng xuất phát từ tình yêu nhưng tình yêu giữa Sài và Châu lại mang một sắc thái khác. Những tưởng đến với Châu, Sài có sự chủ động nhưng thực chất một lần nữa trước ngưỡng cửa hôn nhân anh lại bị động. Với mối tình này, Lê Lựu khắc họa một cách lạnh lẽo, rời rạc. Từng động tác, lời nói, suy nghĩ của Sài nó tỉ mẩn đầy sốt ruột. Qua giọng điệu của Lê Lựu ta thấy mình như đang xem một vở kịch chứ không phải