Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 13


đang chứng kiến một tình yêu đích thực. Đây là vở kịch mà Châu là đạo diễn. Châu chủ động dẫn dắt Sài vào mọi chuyện. Cũng chủ động đến với Sài nhưng Hương lại biểu hiện tình cảm theo một cách khác. Khi nói đến tình yêu của cô gái lọc lõi trong tình trường, tác giả dùng giọng điệu lạnh lẽo: “Cô vẫn nhìn anh, hai hàng nước mắt từ từ chảy ra ở hai cái vòm sáng như thiên thần ấy. Bỗng cô úp hai bàn tay vào mặt gục xuống khóc nức nở mỗi lúc người cứ run lên không thể kìm giữ, không thể dỗ dành” [72, 234].

Một sắc thái khác trong giọng điệu trần thuật của Lê Lựugiọng chiêm nghiệm, tự nghĩ về mình của nhân vật. Những lời văn khởi phát từ đáy sâu tâm hồn của nhân vật nên có chút u buồn, xót xa. Đó là khi Sài nhìn nhận lại mình, tổng kết cuộc đời mình. Giọng điệu mang tính chất triết lí, chiêm nghiệm, nói với mọi người mà như nói với chính mình: “Từ bé đến lớn em cứ phải sống với một người vợ em không thể yêu để đến lúc luống tuổi, hoắng lên chạy theo cái mình không có, không phải là mình.Thời trai trẻ không được yêu, đến khi được phép yêu đương thì lại lớ ngớ như một thằng trẻ con. Một thằng vỡ lòng trong lĩnh vực này lại phải đóng vai người đã từng trải lịch lãm chỉ vì không dám thú nhận mình thua kém những con bé mới mười tám, đôi mươi đã yêu đương lọc lõi, có thể làm thầy dạy cho mình những bài học đầu tiên về cuộc sống” [72, 388]. Đây là những lời phát ra từ đáy sâu tâm hồn nhân vật nên trong giọng điệu có pha lẫn chút xót xa, buồn tủi. Đến khi miêu tả đời sống lính chiến với những kỉ luật nghiêm ngặt giọng kể lại trở nên thô ráp, thăng bằng, thẳng thắn. Khi nhìn nhận hiện tượng cuộc sống và con người sau chiến tranh trong vấn đề đạo đức và nhân cách xã hội tác giả lại dùng giọng lạnh lùng, chiêm nghiệm nhiều khi pha lẫn sự mỉa mai: “Không có những thằng sốt rét, đội bom, đội đạn ở chiến trường hàng chục năm trời, làm sao các người được phè phỡn rong chơi, gá mình vào các cơ quan nhà nước để được lấy lương và ăn cắp, để móc ngoặc và ăn đút lót. Ti vi, tủ lạnh, xa lông và hàng trăm thứ khác nứt nở đầy nhà mà vẫn ngoác mồm kêu to nhất về sự thiếu thốn, khó khăn” [72, 359].


Cứ như thế Thời xa vắng cuốn hút bạn đọc ở lối kể chuyện bình thản, chân thành khách quan bằng một thứ giọng văn mộc mạc, đậm chất nông dân. Có lúc thủ thỉ đi vào lòng người, có lúc lại gay gắt quyết liệt.

Hai nhà, nghệ thuật kể chuyện của tác giả là sự cố ý tạo ra những va đập giữa các nhân vật để làm nổi bật tính cách nhân vật. Cuộc hôn nhân của Tâm và Linh Anh đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, giằng xé, vênh lệch giữa hai người. Lối kể chuyện của Lê Lựu là thường đưa những hậu quả ra trước sau đó mới dẫn dắt người đọc đi tìm và lí giải nguyên nhân. Nổi bật trong tác phẩm là giọng kể lạnh lùng khách quan. Ta khó có thể tìm thấy những trang văn có giọng mượt mà êm ả tả phong cảnh thiên nhiên trữ tình, mà chỉ có những trang văn chen lẫn chất giọng chua xót khi tả cảnh sống khó khăn và sự tha hóa về đạo đức khi con người không kiềm chế nổi mình trước những cám dỗ. Viết về cuộc đời đầy bi kịch của Tâm, Lê Lựu tỏ rõ sự cảm thông: “Linh Anh độc ác quá. Cô đã thỏa thuê trong những mối tình, đắm đuối không biết đâu là nơi dừng lại, không biết ai là người cuối cùng còn nhấm nháp nó bằng những trang nhật kí, mỗi dòng chữ của cô như một lưỡi dao cứa vào ruột anh trong mỗi đêm khuya vắng, khiến hàng tháng nay, kể từ khi đọc được những dòng nhật kí của Linh Anh, anh không còn tự biết mình là kẻ còn sống hay đã chết, mà sống để làm gì?” [80, 196]. Khi phê phán sự băng hoại đạo đức con người, giọng văn của tác giả lại trở nên gay gắt: “Đàn bà họ thiển cận, nông nổi, ích kỉ, thực dụng nhưng chết nỗi những cái đó hoàn toàn là bản chất thật nhất của con người mà đàn ông dùng mưu mẹo, lí trí, học thức để cố tình ngụy biện, che giấu nó để tiến tới những mục đích khác xa xôi vời vợi cách trở” [80, 52].

Lại có những đoạn khác, tác giả thể hiện sự trầm ấm, thiết tha chia sẻ và thương xót cho nhân vật: “Cứ mỗi đêm, khi bóng tối sập xuống là trời lại như rộng ra, nỗi buồn tràn ngập mênh mông dìm Tâm trong căn phòng vắng lặng, anh phải vội vã dắt xe ra khỏi nhà, vội vã đạp như một kẻ chạy trốn bóng đêm của căn phòng ở cơ quan. Về nhà anh đứng thập thò ngoài cửa, rình rập như một thằng ăn cắp, đánh cắp niềm vui, nỗi buồn của các con mình…” [80 ,216]. Giọng điệu phù hợp đã lột tả được nỗi


đau đớn uất nghẹn trong con người Tâm khi anh phải đối mặt với sự bất hạnh của cuộc hôn nhân giữa anh và Linh Anh. Cả đoạn văn như một vòng tròn bánh xe, không thể thoát ra khỏi, dù Tâm có chạy trốn bóng đêm nhưng bóng đêm vẫn cứ bám riết lấy Tâm như một định mệnh.

Trong sáng tác của Lê Lựu, nhiều khi đằng sau cái giọng kể đều đều rất bình thường tác giả lại thể hiện một sự chua xót đầy dụng ý. Có khi ông sàng lọc đến từng chi tiết để bộc lộ quan điểm, dụng ý nghệ thuật của mình. Trong buổi họp bàn về cái chết của bà Đất, Lê Lựu đặc tả đến từng cút rượu, từng miếng đậu trong mâm cơm: “Cho đến mười một giờ đêm các đồng chí Đảng ủy, ủy ban, hợp tác, công an bàn bạc trong quán bà Cu Từ hết ba bảy bìa đậu, một bình lạc rang, gọi tròn năm chục chén, mười ba cút rượu, tám gói thuốc lào hội nghị mới ra được một quyết định. Lập biên bản báo cáo lên huyện chờ xin ý kiến” [ 76, 7]. Một đoạn văn trần thuật nhưng ẩn chứa trong đó là sự trào lộng, mỉa mai đến chua xót. Cái chết của bà Đất là nguyên nhân của bữa ăn. Bàn việc ma chay hay cũng chính là bàn ăn. Ở điểm này, giọng văn của Lê Lựu có sự tương đồng với các nhà văn lớp trước như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Trong Sóng ở đáy sông, Lê Lựu đã sử dụng giọng điệu khách quan đến lạnh lùng khi kể về hồ sơ của một phạm nhân được lần giở từng sự kiện. Tác giả đã sử dụng từ “hắn” khiến người đọc ngay từ đầu thấy Núi là một tên tội phạm nguy hiểm, một kẻ xấu mặc dù lúc ấy ông đang viết về một ông chủ xưởng mộc “bây giờ hắn đã là một ông chủ. Ông chủ nghề mộc của ba ba người…” Điều này chúng ta đã gặp trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao khi ông mở đầu tác phẩm bằng câu văn: “Hắn vừa đi vừa chửi…” Lối mở đầu dễ gây cho người đọc sự võ đoán nhưng rồi cuối cùng xuyên suốt tác phẩm là bi kịch của những nhân vật như Núi, như Chí Phèo. Đây là kiểu giọng điệu đóng cũi sắt cho tình cảm.

Với Chuyện làng Cuội, giọng điệu chính lại là sự phủ định phê phán, mỉa mai cái xã hội thu nhỏ của làng Cuội. Khi miêu tả bà Đất bị cạo trọc đầu bôi vôi dẫn đi bêu riếu khắp tổng Cuội vì tội chửa hoang lại là giọng điệu lạnh lùng đến tàn nhẫn. Có thể

Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 13


nhận thấy một điều trong Chuyện làng Cuội, Lê Lựu đã sử dụng quá mức nghệ thuật châm biếm trào phúng khiến cho giọng điệu đôi lúc gay gắt thái quá. Giọng điệu phê phán này là âm hưởng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

Cùng thời với Lê Lựu, nhiều nhà văn cũng tạo được dấu ấn giọng điệu trần thuật trong các tác phẩm của mình. Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh đã thể hiện một giọng văn trầm lắng, chua chát đầy triết lí và suy ngẫm. Khác với Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai đã cho thấy một giọng văn mang chất ngang tàng, kiêu bạc, xốc óc kiểu dung tục, đời thường. Giọng văn đầy lạnh lùng, cay nghiệt đến mức tàn nhẫn của Chu Lai cho người đọc một hình dung vô cùng rõ nét về số phận con người.

Khi nói đến giọng điệu kể chuyện, chúng ta cần quan tâm đến giọng điệu kể của tác giả. Lối kể chuyện của Lê Lựu mộc mạc, đậm chất nông dân, không có sự lên gân cầu kì. Giọng kể ấy đôi khi như là lời tâm sự, là lời thủ thỉ đi vào lòng người. Ở Thời xa vắng, Hai nhà giọng điệu có chất hóm hỉnh của người nông dân mặc dù trong Hai nhà không gian ông đề cập không phải là nông thôn. Ở Chuyện làng Cuội, có gì chua chát, đau xót cho số kiếp con người như bà Đất nhưng tất cả đều tạo nên phong cách riêng cho giọng kể Lê Lựu.

3.3.3. Ngôn ng

Mỗi nhà văn có một phong cách sử dụng ngôn ngữ riêng để trình bày tác phẩm. Lê Lựu xuất thân từ nông thôn nên ngôn ngữ tiểu thuyết của ông thường là thứ ngôn ngữ đời thường, giản dị, gần gũi, dễ đi vào lòng người nhưng không nhạt nhẽo, sáo rỗng. Ông đã sử dụng ngôn ngữ của đời sống một cách có ý thức, có tổ chức, có nguyên tắc, có nghệ thuật tạo nên một hiệu ứng tâm lí cao đối với bạn đọc. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết được biểu hiện ở ba hình thức: Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả.

Người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu thường kể ở ngôi thứ ba. Trong những cuốn tiểu thuyết chúng tôi tiến hành khảo sát không hề thấy xuất hiện nhân vật xưng tôi. Người kể chuyện ở đây mang một giọng điệu khách quan, thể hiện bằng việc


nhà văn không biểu hiện cuộc sống mà để cho cuộc sống tự lên tiếng, các nhân vật và sự kiện phát triển gần như là tự thân chúng. Ngôn ngữ người kể chuyện cũng rất phong phú, nó được xác định là tất cả những ngôn ngữ không gắn trực tiếp với tính cách nhân vật.

Lê Lựu có biệt tài trong việc lựa chọn, phân bố, sử dụng ngôn ngữ. Mỗi nhân vật của ông có một kiểu ngôn ngữ rất riêng, rất dễ nhận biết. Trong Thời xa vắng, ngôn ngữ của Sài bộc lộ rõ nét bản tính của anh nông dân thật thà, cam chịu, nhẹ nhàng, sâu sắc. Ngôn ngữ của Châu và Hương lại hoàn toàn khác nhau. Qua ngôn ngữ đối thoại ngôn ngữ độc thoại đã cho thấy Hương là cô gái mãnh liệt, ngay thẳng, sống và yêu hết mình còn Châu lại là người đàn bà đanh đá, sắc sảo, lọc lõi. Khi cần Châu có thể nanh nọc đến tàn nhẫn: “Đừng độc mồm, con tôi đẻ ra tôi không cần ai phải xót hộ” hay “đừng quen cái thói dọa dẫm con mẹ nhà quê mà bắt nạt ở đây nhé. Ở Sài là ngôn ngữ chân thật của người nông dân. Sự thành thật của Sài không phải là sự ngu dại mà đó là sự cam chịu, nhẹ nhàng, tình cảm và nhiều khi đến mức nhu nhược. Qua đoạn trích đối thoại sau đã bộc lộ tính cách nhân vật:

- Anh định bàn với em một việc.

- Không có việc gì phải bàn bây giờ cả

- Nếu em không muốn thì để anh nói một câu

- Muốn nói gì thì nói, xê ra cho tôi còn ngủ, mai đi làm.

- Cho anh nói đã, có lẽ chúng mình không ăn ở được với nhau nữa đâu.

- Tưởng gì, thế thì dễ thôi, làm đơn đi.

- Đơn anh viết rồi, em đọc rồi kí.

- Việc quái gì phải đọc cho mệt xác. Đưa bút đây.

Hai con người, hai tính cách, hai suy nghĩ, hai ngôn ngữ khác nhau. Một người cam chịu, nhẫn nhịn bao nhiêu thì một người nanh nọc, bốp chát, xấc xược bấy nhiêu.

Sự khác biệt giữa ngôn ngữ đối thoại cho thấy sự khác biệt giữa tính cách nhân vật. Trong Sóng ở đáy sông những cuộc đối thoại giữa hai bố con Núi cũng cho thấy sự cách biệt giữa hai người. Qua cuộc nói chuyện cho thấy giọng điệu nhát gừng, dửng


dưng vô cảm của ông bố: “Lần nào đối với cậu cũng thế, đời cậu chưa bao giờ nói lần thứ hai để thay đổi ý định của mình; đừng đổ oan cho cậu. Cậu cũng chỉ yêu cầu con làm đúng. Hộ tịch không ở đây thì người không ở đây”. Giọng điệu và ngôn ngữ của ông Đại cứ đều đều vô cảm đến tàn nhẫn. Không một tiếng mày – tao nhưng sự trung hòa về mặt tình cảm trong ngôn ngữ của ông Đại còn có sức công phá hơn bất kì thứ vũ khí nguy hiểm nào khác. Trái ngược với thái độ dửng dưng, lạnh lùng của ông Đại là sự thống thiết van nài của Núi: “Cậu ơi, con xin cậu ít ngày, con có hộ tịch, con có công ăn việc làm con sẽ có lương, con lạy cậu…”. Ngay trong ngôn ngữ thể hiện đã cho thấy Núi là đứa con bất hạnh. Những tội lỗi mà Núi gây ra một phần cũng do chính bản thân hắn, nhưng không thể phủ nhận xã hội có tên tội phạm Phạm Quang Núi là bởi sự độc đoán, vô tâm của ông Phạm Đại.

Giọng điệu của nhân vật cũng có sự thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống. Ngôn ngữ của Núi cũng thay đổi theo số phận, hoàn cảnh, môi trường. Với Mai – người vợ giang hồ ngôn ngữ Núi thể hiện là sự thô tục, cục cằn:

- Này, ngồi khép cái chân lại, đừng dạng tè he ra thế.

- Bụng to đ. khép được thì đã sao.

- Nói gì thế?

- Nói gì thì mày làm gì?

- Bốp.

- Ối giời ơi, cái thằng mặt … nó đánh tôi.

Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Hai nhà là ngôn ngữ sinh hoạt đời sống hàng ngày. Qua ngôn ngữ đó người đọc nhận thấy bản chất thật của Tâm, Linh Anh, ông Địa, bà Nhân. Trong cuộc đối thoại giữa Tâm và Linh Anh cho thấy Linh Anh là kẻ vô ơn, tráo trở và hợm hĩnh. Mặc dù là một người có học nhưng Linh Anh phát ngôn rất thiếu văn hóa. Lê Lựu đã sáng tạo thành công ngôn ngữ riêng cho nhân vật, phù hợp với từng tính cách, hoàn cảnh. Bản chất của Tâm là anh nông dân trí thức nên ngôn ngữ của anh phần nào có sự nhún nhường, dè dặt so với vợ. Hoàng Địa, gã trí


thức mang trong mình những toan tính, thù hằn do đó ngôn ngữ nhân vật thể hiện đầy sự tính toán, mưu mô.

Chuyện làng Cuội cũng phác họa rõ nét tính cách, số phận các nhân vật qua ngôn ngữ. Lưu Minh Hiếu là kiểu phát ngôn của sự giả dối, cơ hội, gian manh, lời nói ngọt nhưng sắc bén hơn dao; Ngôn ngữ của Hiền, vợ Hiếu lại là thứ ngôn ngữ của kẻ đạo đức giả và vô học; Huyền – con gái Hiếu thể hiện qua ngôn ngữ một tính cách thẳng thắn, vô tư, chân thật với cảm xúc; còn ngôn ngữ của bà Đất thể hiện sự nhún nhường, hi sinh, cam chịu, nhẫn nhịn. Sự nhẫn nhịn, hiền lành đúng như cái tên của bà “lành như đất”.

Tiểu thuyết của Lê Lựu có sự hòa quyện giữa ngôn ngữ người kể chuyện ngôn ngữ nhân vật. Trong tiểu thuyết Thời xa vắng có những đoạn khó có thể phân biệt rạch ròi giữa ngôn ngữ người kể chuyện hay ngôn ngữ nhân vật như đoạn nói về cuộc đời của Núi: “Sau này đi học, hắn có hiểu ra gốc gác những tên gọi rất vô lí của thành phố mình. Nhưng hắn vẫn chưa vỡ ra và chưa kịp hỏi ai rằng: Tại sao sông Lấp vẫn có nước chảy? Hắn đã đi tù. Cuộc đời nhà tù và cuộc đời trộm cắp nhiều hơn cuộc đời đi học. Làm sao hắn hiểu được điều gì?. Nhiều khi người kể chuyện còn mượn lời nhân vật để nói về một quan điểm, một vấn đề nào đó của cuộc sống con người mà không trực tiếp phát biểu ra hay muốn tạo sự khách quan đối với người đọc. Tiêu biểu là đoạn đối thoại giữa Tâm và nhà thơ bạn anh trong tiểu thuyết Hai nhà: “Người đàn bà dữ dằn nanh nọc như sư tử, như hổ báo hay hiền như thỏ non, lành như đất đều ở người đàn ông… Họ có khả năng tuyệt vời tinh nhạy phát hiện ra điểm yếu của người chồng, để lấn tới, sẵn sàng biến sự thiêng liêng cao quý thành tầm thường để lên mặt và khinh rẻ, đến ông trời cũng bằng cái vung. Cho nên, là thằng đàn ông chúng mình phải yêu thương chăm lo hết lòng cho vợ con. Nhưng lại có khả năng bất chấp, sẵn sàng một tư thế lành làm gáo, vỡ làm môi quyết liệt đến cùng… Không sợ mất thì còn, khư khư giữ gìn, nơm nớp sợ mất, sẽ mất. Trước hết là mất tự do, mất tư cách một thằng đàn ông” [80, 117]. Đây chính là điểm mấu chốt trong bi kịch của những nhân vật như Sài, Tâm


khi họ sống quá tốt, quá ngu ngơ, hiền lành đến mức nhu nhược để không nhận ra những quy luật nghiệt ngã của cuộc sống.‌

Lê Lựu còn để cho nhân vật tự thể hiện mình qua ngôn ngữ bên trong nội tâm nhân vật như cuốn nhật kí của Linh Anh, bức thư tuyệt mệnh của Hoàng Địa, những lần suy nghĩ tự chiêm nghiệm của Sài về sự cọc cạch của mình và Châu… Để nhân vật tự đối diện với những suy nghĩ, tự bộc lộ cá tính thật cũng chính là việc tạo tiền đề cho hướng phát triển của câu chuyện. Trong quá trình khắc họa tính cách và số phận nhân vật, Lê Lựu hết sức quan tâm tới những dằn vặt, suy tư, những suy nghĩ, trải nghiệm của nhân vật trước cuộc sống, tức là chú ý đến quá trình tự ý thức và đời sống nội tâm của nhân vật. Để khắc họa rõ nét về nhân vật, nhà văn sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, một phương tiện biểu hiện hữu hiệu thế giới bên trong của con người. Thông qua độc thoại nội tâm, cái thế giới bên trong của Giang Minh Sài với tất cả những hoài bão, ước mơ, với tất cả những đau khổ, cay đắng đã hiện lên một cách chân thực, sinh động. Thông qua độc thoại nội tâm, người đọc nhận ra rằng sâu xa trong ý nghĩ của Sài, anh luôn mong muốn được giải thoát, dù bề ngoài của anh có vẻ như chấp nhận mọi sắp đặt. Đọc những trang nhật ký của Sài, ta sẽ thấy rõ điều đó.

Ngoài ra, nhà văn cũng sử dụng ngôn ngữ dự báo những việc xảy ra trong tương lai. Đây là sự kích thích trí tò mò, gây hứng thú cho người đọc mong muốn tìm hiểu, khám phá tác phẩm. Lê Lựu thường sử dụng những câu văn như: “đúng hơn là bốn mươi năm sau Tâm và bác Địa kẻ sống, người chết với nhau thật” [80, 16], hay “nếu như ông chánh án xử vụ ly hôn biết được hai bên gia đình vào những ngày này hẳn là đã đỡ được bao nhiêu công phu điều tra và tốn giấy ghi hàng tập hồ sơ giữa lúc trẻ con còn thiếu giấy đi học” [79, 231]. Những câu nói đó nằm trong nội dung tưởng như không có gì ăn nhập, song nó lại là sự hé mở, báo trước cho người đọc đi đến phần kết của tác phẩm.

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Lựu. Nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu không thuộc diện nói nhiều song chỉ bấy nhiêu từ ngữ thôi, ta cũng có thể hiểu được tâm lý, tính cách, tình cảm, cảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2024