Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 11


Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Hai nhà đã tập trung khắc họa một lối sống đô thị khác hẳn đời sống nông thôn. Tồn tại trong không gian đô thị đó là vô số kiểu người, loại người khác nhau. Có kiểu người gốc gác ở thành phố nên: “Dù thành phố bằng cái bàn tay và nghèo kiết xác thì cũng biết khinh người. Có kiểu người sinh ra ở làng quê nhưng sinh sống ở thành phố như Sài, như Tâm thì: “Thằng nhà quê mới ra tỉnh cứ nơm nớp lo sợ người ta bảo mình khinh người nên gặp kẻ quen, người lạ, bất kì ai đến nhà cũng cười toe toét, chào mời rối rít và hai tay chộp lấy tay người ta lắc lắc thì mới là thắm thiết” [80, 6-7]. Trong khi xây dựng không gian đô thị, Lê Lựu đặc biệt đi sâu vào việc khắc họa sự đối lập gay gắt giữa con người nông thôn và thành phố. Cặp vợ chồng Châu - Sài, Linh Anh - Tâm là minh chứng. Nếu Sài và Tâm là những con người sinh ra từ làng quê, trọng tình trọng nghĩa thì Châu và Linh Anh, những cô gái thành phố chính gốc lại có lối sống thực dụng, khinh người, chi ly tính toán thiệt hơn gay gắt.

Nếu trước 1975, tiểu thuyết Việt Nam chủ yếu xây dựng những mô hình không gian rộng mở, hướng ngoại thì sau 1975, tiểu thuyết Lê Lựu chủ yếu xuất hiện những kiểu không gian nhỏ hẹp. Đó là không gian căn phòng khu tập thể; đó là căn bếp chật hẹp, cái sân lấy nước của tập thể, công viên, những khu nhà ẩm thấp và chính trong những không gian nhỏ hẹp đó, con người bị bóp chẹt, dồn nén vào bi kịch muôn mặt.

Nhân vật Sài trong Thời xa vắng đã phải hứng chịu mọi sức ép từ gia đình đến xã hội. Dưới định hướng của gia đình, xã hội, chính quyền và đồng đội Sài phải sống cuộc sống của người khác. Thân xác của anh nhưng linh hồn anh không được quyền kiểm soát. Anh phải sống theo lí tưởng được sắp đặt sẵn; Anh phải yêu cái người khác yêu và ghét cái người khác ghét. Với người con gái mình yêu tha thiết Sài cũng không đủ bản lĩnh để níu giữ. Nửa cuối đời, vì sự non nớt Sài đã rơi vào cái bẫy ái tình mà Châu vạch sẵn. Từ cuộc hôn nhân trẻ con với Tuyết đến cuộc hôn nhân người lớn với Châu cuộc đời Sài lần lượt đi từ thất bại này đến thất bại khác. Nếu trước kia, dù không có tình yêu với Tuyết nhưng sống giữa gia đình, làng xóm quê hương Sài vẫn còn được là chính mình thì nay, giữa chốn đô thị náo nhiệt, cuộc sống vợ chồng với Châu đã biến


Sài thành một người chồng ngây ngô, vô dụng, bạc nhược. Châu từ dằn vặt, hờn dỗi đến xúc phạm, coi khinh Sài. Bản thân Sài dù đã là anh trí thức sống ở thành thị nhưng anh vẫn giữ những nét thô kệch, vụng về của người dân quê trong khi đó Châu là cô gái thành thị, được nuông chiều, sành sỏi và vô cùng lọc lõi. Hai thái cực tiếp xúc với nhau gây nên sự đối nghịch gay gắt. Châu chanh chua đay nghiến sỉ vả chồng. Cuộc sống gia đình càng bế tắc khi đứa con ra đời. Sài thấy như hụt hơi, bị bỏ lại rất xa phía sau. Cái không gian vốn đã nhỏ bé ngột ngạt của căn phòng tập thể lúc này càng trở nên tù túng, bức bách. Cũng đồng điệu với không gian u ám, tối tăm của văn học hiện thực phê phán 30 – 45, Lê Lựu khi xây dựng những không gian căn phòng chật hẹp này như muốn nói rằng những căn phòng đó tựa như những gian tù ngục giam hãm, kìm kẹp, giết chết ước mơ của con người.

Không gian căn phòng một lần nữa trở lại trong tiểu thuyết Hai nhà. Đó là căn phòng khu tập thể của vợ chồng Tâm - Linh Anh. Một căn phòng rộng 14m2 chật chội, dột nát. Trong không gian tù túng đó mâu thuẫn vợ chồng ngày một chồng chất. Cũng giống như Sài, Tâm là người chồng nhu nhược, nhẫn nhịn. Với người vợ khôn ngoan như Linh Anh, Tâm trở thành người đàn ông vô dụng. Mặc dù hết lòng cung phụng, nâng niu vợ con nhưng Linh Anh với bản tính chua ngoa, lẳng lơ đã gây ra bao tội lỗi, đau khổ cho Tâm.

Nếu căn phòng của vợ chồng Châu - Sài được miêu tả biệt lập thì căn phòng khu tập thể của Tâm - Linh Anh lại được đặt trong mối quan hệ với hàng xóm, láng giềng. Căn phòng của gia đình Tâm nằm liền kề với căn phòng của gia đình bác Địa – bà Nhân Di-đen. Với rất nhiều mối đồng cảm, đặc biệt đều là những người có học, Tâm

– Địa trở thành hàng xóm tốt, là hai công dân trí thức kiểu mẫu. Họ sống mẫu mực, nhường nhịn nhau và nhường nhịn vợ con. Hai gia đình luôn song hành, giúp đỡ lẫn nhau. Đây cũng chính là khởi nguồn của mọi bi kịch sau này. Ở giai đoạn đầu, họ sống chân thành, tình cảm theo đúng nghĩa bán anh em xa mua láng giềng gần. Mọi mâu thuẫn trong gia đình đều được hai bên chung tay tháo gỡ. Đến giai đoạn sau, sự thù hằn, dối trá đã len lỏi vào giữa. Bác Địa – con người mẫu mực, chân thành mà Tâm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

kính trọng, tin tưởng cuối cùng lại phản bội anh để ngủ với Linh Anh. Việc qua lại của ông Địa với vợ Tâm nằm trong kế hoạch của ông để trả thù mụ Nhân Di-đen vì mụ ta cắm lên đầu chồng không biết bao nhiêu cái sừng nhưng đồng thời cũng thể hiện sự xuống cấp, suy thoái nghiêm trọng trong lối sống, đạo đức của con người. Những tưởng những trí thức có học như ông Địa sẽ không bao giờ làm những trò bỉ ổi đó. Nhưng thực tế đã cho thấy, hoàn cảnh thay đổi, con người bị cuốn vào guồng quay của xã hội rối ren, phức tạp thì dù ở địa vị nào, tầng lớp nào cũng đều có thể tha hóa.

Ngoài không gian căn phòng tập thể thì không gian sinh hoạt tập thể cũng được Lê Lựu đề cập đến. Đó là cảnh sinh hoạt ở bể nước công cộng. Bể nước trở thành không gian sống sinh động, chân thực của khu tập thể sáu gian. Hai nhà trí thức Tâm – Địa đã dồn biết bao tâm huyết vào những cái xô, cái chậu, khoan khoái khi nghe tiếng nước chảy tẹt…tẹt. Mặc dù ngồi nghiên cứu sách vở, tài liệu nhưng tâm trí của hai ông đặt cả vào cái vòi nước. Chính cuộc sống với biết bao bộn bề, bao lo toan cơm áo đã làm cho ngòi bút của anh nhà báo Tâm dường như nhạt nhẽo, vô vị đi rất nhiều. Để tồn tại, Tâm đã phải chạy theo thị hiếu của xã hội, viết những bài báo tầm thường, câu khách. Nhân vật Tâm khiến chúng ta liên tưởng đến văn sĩ Hộ trong Đời thừa của Nam Cao. Họ đều là những anh trí thức nghèo bị cuộc đời với bao nỗi lo cơm áo, gạo tiền ghì sát đất. Muốn cất mình bay cao trên bầu trời nghệ thuật mà không được.

Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới - 11

Trong Sóng ở đáy sông, Lê Lựu lại kiến tạo kiểu không gian rộng lớn gắn với những biến cố trong cuộc đời của Phạm Quang Núi. Không gian được mở rộng theo bước chân của nhân vật: từ Hải Phòng, Hà Nội đến Bắc Giang, Lạng Sơn… Trong không gian mênh mông đó Lê Lựu cũng kiến tạo nên những không gian nhỏ hẹp như căn nhà hai tầng với hai loại con người sinh sống của anh em Núi; Những bến cảng, ngõ ngách, đường phố in hằn dấu chân bôn ba của Núi. Đặt những không gian nhỏ hẹp tha hương trong cái không gian mênh mông dường như nhà văn muốn khắc họa đậm nét nỗi cô đơn, sự bươn chải và bi kịch tội lỗi của Núi.

Không gian tuổi thơ của Núi là ngôi nhà hai tầng giàu có. Tuy nhiên ngay trong ngôi nhà ấy lại phân chia hai cấp bậc. Những đứa con loại một và những đứa con loại


hai. Mẹ Núi là người ở trong gia đình nên anh em Núi là những đứa con loại hai, phải sống trong góc nhà tầng một. Ông Đại – hiện thân của một người cha bảo thủ, độc đoán, nguyên tắc và vô tâm đến mức nhẫn tâm. Trong một gia đình mà biên giới phân chia cha con, anh em còn rõ nét, khó xâm phạm hơn cả biên giới quốc gia, lãnh thổ: “Cha và các anh con mẹ cả trên tầng hai, mỗi người riêng một phòng. Người chơi ghi- ta, người tập Piano, người vẽ tranh, người đánh ten-nít… Anh nào cũng nói tiếng Tây như rán mỡ và nhanh như gió. Mấy mẹ con hắn ở tầng dưới nhưng vẫn có một nửa ở phía ngoài là nơi tiếp khách. Ở cùng một nhà nhưng tầng trên, tầng dưới như hai nước khác nhau” [79, 6-7].

Trong đại gia đình đó sự phân chia rất là rõ rệt và đối lập. No đủ - thiếu thốn; giàu sang - nghèo hèn; hợm hĩnh - run sợ… Vì là những đứa con hạng hai, luôn bị coi thuờng, khinh ghét, cộng với sự ghẻ lạnh, vô tâm, hà khắc của người cha nên trong Núi lúc nào cũng tồn tại một sự ấm ức, bất bình. Cảm giác này như mạch ngầm len lỏi trong tâm trí Núi từ thưở ấu thơ cho đến tận sau này. Không gian gia đình không còn là môi trường tốt nhất, thuận lợi nhất để cho những đứa con như Núi được phát triển. Trái lại đã trở thành vết cắt in hằn trong tâm trí, trong suy nghĩ của Núi và các em.

Đối lập với sự ghẻ lạnh, vô tâm trong gia đình thì không gian khu phố của tổ nước sôi nơi bố con Núi được cưu mang lại chan chứa tình người và lòng nhân ái. Từ bà tổ trưởng tổ nước sôi đến anh công an khu vực, ai cũng hết lòng cưu mang, nâng đỡ bố con Núi. Ngay trong khi Núi tha hóa, trộm cắp, lừa lọc họ vẫn dang rộng vòng tay thứ tha và bao dung với Núi: “Bà đã biết hắn đi ăn cắp, không nỡ phê phán và cũng không muốn gặp mặt. Cũng giống như những người bán hàng ở chợ Sắt, chợ ga, đều làm ngơ mỗi khi hắn bế con đến. Anh công an ở chợ Sắt cũng ngoảnh mặt đi không trông thấy hắn như trọng tài trong trận bóng không trông thấy cầu thủ phạm lỗi phạt đền” [79, 240]. Cũng chính vì mọi người bao dung, vị tha như vậy nên Núi liên tiếp rơi vào bi kịch. Con người có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh nhưng không thể khẳng định hoàn cảnh cướp hết của mình cơ hội tồn tại. Mỗi người đều phải tự chịu trách nhiệm về nhân cách của mình. Cái vòng luẩn quẩn trộm cắp - hoàn lương - trộm cắp; ra tù - vào tù - ra


tù… cứ bám riết, xiết chặt lấy Núi. Công bằng mà nói, Núi bị đẩy ra cuộc đời, bị tha hóa cũng bởi tại sự ghẻ lạnh, vô trách nhiệm đến tàn nhẫn của ông Đại nhưng cuộc đời không phải không đem đến cho Núi cơ hội hoàn lương. Cuộc gặp gỡ với Hồng – cô bạn từ thưở niên thiếu ở quê ngoại khi Núi về sơ tán đã mở đường cho Núi hoàn lương. Nhưng vì nhu nhược, đớn hèn Núi đã không giữ được Hồng khi để cho Mai – người vợ giang hồ, chanh chua nanh nọc đến sỉ vả đuổi Hồng đi. Để rồi cuối cùng Núi lại rơi vào vòng luẩn quẩn của sự tha hóa.

Có thể khẳng định, không gian xã hội nhào nặn nên một anh Núi lưu manh, trộm cắp, lừa lọc thì không gian nhà tù, trại giam lại là nơi cải tạo, hoàn lương cho Núi. Trong tù, chính con gái Núi đã cứu sống phần người trong anh. Những người thân xung quanh từ chị công an Minh Vũ đến anh Đông bạn tù đã giúp đỡ, nâng đỡ Núi đứng dậy. Anh Đông đã truyền cho Núi nghề mộc để sau này quay lại với cuộc đời, Núi còn có một cái nghề để tồn tại. Chị Minh Vũ đã thắp sáng trong Núi một ước mơ lương thiện và nhân ái: “Cứ sống có nghĩa cử, có nhân tâm đi. Ông cụ không thương sẽ có tình thương khác lớn hơn đem đến cho mình” [79,34].

Cũng chính trong nhà tù, Núi đã gặp lại đứa con trai sau bao nhiêu năm xa cách. Phạm Quang Đồi - kết quả tình yêu của Núi với Hiền - người cô họ bảy đời mà vì những hủ tục lạc hậu của làng quê, Hiền đã phải đi tha phương sinh con. Đứa con trai thất lạc bao nhiêu năm, nay trở về với nỗi niềm cảm thông, thấu hiểu anh. Gặp lại con, Núi đã xác định được tương lai phía trước. Anh biết mình sẽ phải làm gì, cần những gì để sau này ra tù anh sẽ sống đúng nghĩa con người.

Cũng viết về không gian phố phường song Chu Lai trong tiểu thuyết Phố tập trung khắc họa sự đổi thay mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội thời mở cửa. Cùng với đó là sự đảo lộn, phá vỡ những giá trị truyền thống.

Trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng cũng xây dựng không gian gia đình để đề cập vấn đề của những gia đình Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Mùa lá rụng trong vườn tập trung bàn về tính phức tạp trong các mối quan hệ thuộc nội bộ gia đình hoặc giữa gia đình với xã hội, với dân tộc. Với


cách đặt vấn đề mới của tác giả, các mối quan hệ thông thường giữa cha và con, vợ và chồng, anh và em, bố chồng và nàng dâu, chị dâu và em chồng... bỗng trở thành điểm thử thách sự bền vững của kiểu gia đình truyền thống trong cuộc va chạm với kiểu gia đình hiện đại. Nguy cơ rạn nứt, đổ vỡ trong từng gia đình do vậy cũng được dự báo kịp thời. Ngoài những điều đó, Mùa lá rụng trong vườn, còn cảnh báo sự tác động đáng ngại của xã hội thời mở cửa đối với tổ chức gia đình vốn dĩ rất dễ bị thương tổn. Việc đề cao đồng tiền quá mức, việc sống buông thả theo dục vọng thấp hèn (mặt trái của nền kinh tế thị trường) rất dễ làm xói mòn mọi giá trị truyền thống, làm đảo điên xã hội.

Trở lại với sáng tác của Lê Lựu, có thể thấy bằng cái nhìn tinh tế của mình nhà văn đã phát hiện bi kịch gia đình của những cặp vợ chồng; những mối quan hệ anh em, bạn bè trong không gian đô thị đầy bức bách, ngột ngạt từ đó xây dựng thành công những không gian nghệ thuật đặc sắc, có sức ám ảnh day dứt người đọc để khi gấp những trang sách lại người đọc dường như còn mường tượng thấy hình ảnh các nhân vật hiện lên sống động. Không chỉ thành công khi xây dựng những không gian hiện hữu mang nặng sức ám ảnh, không gian tâm tưởng cũng là một thành công đáng ghi nhận của Lê Lựu. Không quá lời khi nhận định, Lê Lựu là nhà văn có biệt tài trong việc kiến tạo những khoảng không gian nghệ thuật đặc sắc.

3.2.3. Không gian tâm tưởng

Nếu không gian nông thôn, đô thị là không gian hiện hữu thì không gian tâm tưởng là không gian ẩn sâu trong tâm trí nhân vật. Đây là thế giới tâm hồn, thể hiện những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, quan niệm của nhân vật. Kiểu không gian này không nhằm tái hiện hiện thực mà nhằm biểu hiện con người. Kiến tạo kiểu không gian này, Lê Lựu muốn thâm nhập, đi sâu vào từng ngõ ngách trong tâm hồn con người để phát hiện những trạng thái tâm lí, tình cảm suy nghĩ của nhân vật. Nhưng cũng phải thừa nhận so với các nhà văn cùng thời như Chu Lai, Bảo Ninh thì không gian tâm tưởng trong sáng tác của Lê Lựu chưa chiếm vai trò chủ đạo.


Không gian tâm tưởng trong sáng tác của Lê Lựu trước hết được biểu hiện qua những suy nghĩ, trăn trở của nhân vật Giang Minh Sài. Chính những trang nhật kí của Sài đã ghi lại những dòng cảm xúc của anh trước số phận và cuộc đời. Từ cuộc ép duyên với Tuyết, sự trốn chạy dư luận làng Hạ Vị đến tình yêu vô vọng với Hương đều được Sài ấp ủ trong từng trang nhật kí. Bao tâm tư, tình cảm Sài không thể chia sẻ với bất kì ai vì vậy, đêm đêm cuốn nhật kí là người bạn đồng hành thân thiết với anh. Sài viết nhật kí mà như hoang tưởng, ảo mộng. Anh tưởng tượng sự có mặt của Hương ở đơn vị, cảnh Sài li dị với Tuyết; đám cưới trong mộng với Hương… Những dòng nhật kí đã phản ánh chân thực sự mộng mị, hoang mang, bấn loạn trong tâm tưởng của Sài.

Không gian tâm tưởng cũng được Lê Lựu khắc họa trong nỗi nhớ gia đình, quê hương của Sài khi anh chiến đấu trên chiến trường khốc liệt. Sài nhớ vô cùng những đêm làng ngập trắng trong biển nước, những miếng bánh đúc ngô chấm tương kho tép… Những kỉ niệm ấy cứ ùa về dạt dào trong tâm tưởng của người lính trẻ tạo nên những trang viết giàu cảm xúc, đáng trân trọng.

Một trong những nhân vật sống mãnh liệt với những dòng tâm tưởng là Hương. Trong tình yêu với Sài, Hương tỏ ra vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt: “Sài có biết em chết từng giờ, từng phút vì Sài không?” [72,146]. Khi tình yêu tan vỡ, Hương mạnh dạn bày tỏ với Hiểu – người đồng chí của Sài: “Em không thể có lời lẽ nào êm nhẹ hơn mỗi khi nói về hắn (…) em không thể ghìm nổi sự uất hận căm thù của mình” [72,148].

Đi sâu vào không gian tâm tưởng, Lê Lựu khám phá ra quá trình tự ý thức – chiêm nghiệm của nhân vật để nhận thức lại chính mình. Trong cuộc hôn nhân với Châu, Sài đã nhận ra sự khập khiễng, vênh lệch giữa hai người. Sài quá chân thật, ngay thẳng đến nhàm chán. Anh chỉ biết lao đầu vào công việc và phục tùng vợ con hết mình. Sài chỉ nghĩ được những cái thiết thực. Còn Châu, một cô gái thành thị từng trải lại khao khát một người chồng lãng mạn, biết vuốt ve, chiều chuộng. Sài có thể quên mình chăm chút cho vợ con nhưng anh không thể nghĩ đến việc cần thiết tặng vợ một bó hoa thay cho xôi thịt, cơm gà. “Anh chỉ biết sống thật thà hết mình. Đến bây giờ không còn gì cho riêng mình kể cả danh dự và lòng tự trọng” [72, 33]. Sự cọc cạch


không dung hòa được giữa anh và Châu đã khiến Sài trăn trở, suy tư rất nhiều. Sau bao đêm thức trắng, giằng xé tâm can, cuối cùng Sài cũng đi đến quyết định li dị Châu. “Anh không thể tiếp tục một cuộc sống không phải là của mình, không còn là mình” [72, 33].

Cũng rơi vào bi kịch tinh thần như Sài, Tâm đã vô cùng đau đớn, hoang mang khi đọc được cuốn nhật kí của Linh Anh. Còn gì đau xót hơn khi những gì mình tôn thờ, yêu thương, sẵn sàng hi sinh vì nó cuối cùng chính nó lại làm mình tổn thương, chính nó lại phản bội mình. Hai đứa con Tâm yêu thương, quên mình chăm chút lại không phải là con đẻ của anh. Rút cuộc Tâm cay đắng nhận ra anh chỉ là một con bài thế chỗ trong cuộc đời Linh Anh. Linh Anh đã cắm lên đầu Tâm biết bao nhiêu cái sừng. Tâm đau đớn thừa nhận người vợ anh hết lòng thương yêu hóa ra lại là hiện thân của lối sống buông thả, lăng loàn, đàng điếm. Bế tắc và tuyệt vọng, Tâm đã tìm đến rượu để chạy trốn thực tại. Càng chạy anh càng vấp ngã. Càng lăn lộn Tâm càng bị trói chặt hơn vào sợi dây bi kịch luẩn quẩn. Lê Lựu đã vô cùng tinh tế khi khắc họa tâm trạng nhân vật trong sự mâu thuẫn, giằng xé nội tâm, đấu tranh với chính mình để tìm lối thoát.

Không gian tâm tưởng trong Chuyện làng Cuội chủ yếu được thể hiện qua những suy tư, trăn trở của bà Đất. Từ một cô gái ngây thơ, ngoan ngoãn, Đất đã bị rơi vào lưới tình của tổng Lỡi để rồi cuối cùng một mình ôm con trong tủi hận, xấu hổ ê chề. Những tháng ngày sống biệt lập chờ sinh con, Đất không biết giãi bày với ai ngoài cuốn sổ ghi chép nhỏ: “Hôm nay lại tưởng chết vì những trận nôn. Tám ngày nay, không biết bao nhiêu trận cứ móc họng lôi thốc cả ruột gan ra ngoài [76,28]. “Hôm nay, mẹ ngồi nhìn con thì con ói, nếu mỗi ngày, mỗi đêm không có tiếng khóc của con thì không tài nào mẹ gượng dậy được” [76, 29]. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, nhiều lần tâm tưởng của bà Đất được khắc họa thông qua những cung bậc cảm xúc, tâm trạng khác nhau: Đó là nỗi đau đớn ê chề khi chồng bị bắt và bị quy kết là địa chủ; Đó là sự mất mát to lớn khi chồng bị xử bắn; Nỗi đau khổ dày vò khi “phải quay mặt trốn lủi để cháu khỏi reo lên gọi bà, để bà khỏi phải nhao tới ôm cháu vào lòng. Bà cháu quấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2024