Cuộc toạ đàm này đã diễn ra tại văn phòng cơ quan Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số vào ngày 23.4.2011 với sự chủ trì của nhà văn Cao Duy Sơn – Phó Chủ tịch Hội và sự điều hành của nhà thơ Inrasara. Có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu về văn học dân tộc và miền núi đã tham gia trong cuộc toạ đàm này. Tiêu biểu như: Hoàng Quảng Uyên, Lê Minh Thảo, Mã A Lềnh, Lâm Tiến, Trung Trung Đỉnh, Sương Nguyệt Minh, Phạm Duy Nghĩa… Các ý kiến đánh giá xoay quanh những đóng góp và hạn chế của tiểu thuyếtThổ phỉ cho văn học đương đại Việt Nam, nhất là văn học viết về dân tộc và miền núi.
Mã A Lềnh cho rằng: “xung đột thiệt ác đầy tính thời sự trong Thổ phỉ đã được khắc hoạ rất thành công”, nhưng “lực lượng đằng sau lưng thổ phỉ xúi bẩy huýt chó, suýt thú cắn càn… hoàn toàn vắng bóng trong tác phẩm”. Nhà nghiên cứu Lâm Tiến khẳng định: “nội dung hiện thực phản ánh trong Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam không có gì mới, trừ cụ giáo Choong”. Sương Nguyệt Minh lại không đồng ý với ý kiến này, anh cho rằng: “Đoàn Hữu Nam đã có nỗ lực rất lớn trong cách thể hiện”.
Hoàng Quảng Uyên nhấn mạnh ưu điểm trong cách sử dụng từ ngữ của Đoàn Hữu Nam là “nói như người Dao, người Mông nghĩ” không như người Kinh viết về dân tộc thiểu số lâu nay. Điều này chứng tỏ Đoàn Hữu Nam đã gắn bó rất sâu nặng với con người và cuộc sống vùng núi Lào Cai, “lặn sâu vào cuộc sống hàng ngày của đồng bào, hiểu biết vùng núi rừng với bao ngõ ngách của nó” (Trung Trung Đỉnh). Nhà thơ Inrasara lại chỉ ra xu hướng sáng tác của Thổ phỉ là “viết theo phương pháp hiện thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa nữa”. Chính vì viết theo xu hướng này, theo Inrasara, “hạn chế nổi cộm nhất” của Thổ phỉ là “cái nhìn của Thượng đế - tác giả”. Có lẽ đây không chỉ là một nhận xét riêng dành cho tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam mà là một đánh giá chung cho văn học dân tộc thiểu số, miền núi đương đại.
Có thể nói, trong cuộc toạ đàm này một số ưu điểm và hạn chế của cuốn tiểu thuyết Thổ phỉ đã được các tác giả đưa ra bàn luận một cách khách quan,
3
khoa học, thậm chí có những ý kiến trái chiều nhau. Tuy nhiên, tất cả những nhà nghiên cứu, nhà văn trong cuộc toạ đàm đều nhất trí khẳng định: Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam là cuốn tiểu thuyết thành công, có giá trị, mang lại sự mới mẻ cho văn học viết về dân tộc thiểu số những năm gần đây.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kể đến những bài báo, lời giới thiệu sách của những tác giả khác cũng có những ý kiến nhận xét về tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam. Chúng ta có thể kể đến các bài viết sau:
Trên đỉnh đèo giông bão- một tiểu thuyết có văn (trong sách: Một thế kỷ thơ văn Lào Cai, Nxb Hội nhà văn 2010) – Phạm Duy Nghĩa.
“Thế giới nghệ thuật Đoàn Hữu Nam trong tiểu thuyết Thổ phỉ (trong sách:
Một thế kỷ thơ văn Lào Cai, Nxb Hội nhà văn 2010) - Sương Nguyệt Minh.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 1
- Giai Đoạn Từ Sau Năm 1975 Đến Nay
- Hành Trình Sáng Tạo Nghệ Thuật Của Nhà Văn Đoàn Hữu Nam
- Hiện Thực Về Thổ Phỉ Và Cuộc Đấu Tranh Tiễu Phỉ Của Đồng Bào Miền Núi
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Tiểu thuyết Thổ phỉ - Vài cảm nhận - Đoàn Minh Tâm (Tạp chí Văn nghệ quân đội).
“Thổ phỉ” và hiện thực văn chương – Văn Công Hùng.
Thổ Phỉ - Tiểu thuyết đậm nét đặc trưng thể loại – Lộc Bích Kiệm.
Thổ phỉ - Làm mới một đề tài (Đọc tiểu thuyết Thổ phỉ của nhà văn Đoàn Hữu Nam, NXB Hội nhà văn, 2010 – Giải A Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2010) (In trong tạp chí: Khoa học và tổ quốc, số tháng 7/2012) – Phạm Duy Nghĩa.
“Thổ phỉ” – Từ một góc nhìn nhỏ - Lâm Tiến.
Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều đối tượng cả người nghiên cứu và người sáng tác. Tuy nhiên chủ yếu các tác giả mới chỉ quan tâm tới tiểu thuyết Thổ phỉ - một tác phẩm từng được giải thưởng cao và tạo nên tên tuổi của Đoàn Hữu Nam và cũng mới chỉ dừng lại ở những bài báo nhỏ, lẻ, chưa phải là những công trình khoa học. Ngoài tiểu thuyết Thổ phỉ, Đoàn Hữu Nam còn các tác phẩm khác cũng có giá trị như: Tình rừng,
Dốc người, trên đỉnh đèo giông bão chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Đây là những khoảng trống để chúng tôi có thể bổ sung hi vọng góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của nhà văn Lào Cai này qua những tiểu thuyết viết về dân tộc, miền núi.
Nhìn chung, Đoàn Hữu Nam là một trong những cây bút nặng lòng với đề tài dân tộc và miền núi. Ta có thể thấy được chất miền núi thấm đượm trong những trang văn của ông. Nhà văn không chỉ thành công trong hàng loạt những truyện ngắn và thơ mà còn rất thành công trong tiểu thuyết. Hàng loạt những tác phẩm tiểu thuyết của ông được bạn đọc cả nước biết đến như: Tình rừng - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – 2000, Dốc người – Tiểu thuyết – NXB Công an nhân dân – 2001, Trên đỉnh đèo giông bão – Tiểu thuyết – NXB Quân đội nhân dân – 2004, NXB Lao động tái bản năm 2010, Thổ phỉ - Tiểu thuyết – NXB Hội Nhà văn năm 2010.
Trong những sáng tác của Đoàn Hữu Nam có một vấn đề được ông đề cập đến khá sâu sắc ghi dấu một thời kỳ lịch sử dân tộc. Đó là thời kỳ tiễu phỉ ở phía Bắc nước ta. Đây là một trong những thời kỳ nhiều biến động diễn ra ở các tỉnh miền núi nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của nước ta những năm 50 - 60. Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Đoàn Hữu Nam vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác và khẳng định phong cách riêng độc đáo trong sáng tác nghệ thuật. Ông được đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài văn xuôi viết về miền núi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng về Đoàn Hữu Nam và những tác phẩm của nhà văn.
Nhìn chung, qua khảo sát những công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam mới được nghiên cứu lẻ tẻ, chưa hệ thống. Những đánh giá về đóng góp của tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam cũng chỉ được đề cập ở những nét khái quát nhất trong những công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số.
Hi vọng với công trình “Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam”, chúng tôi sẽ tiếp nối những ý tưởng của những nhà nghiên cứu đi trước để khám phá, khảo sát và chỉ ra một cách hệ thống và cụ thể những đóng góp tiêu biểu của nhà văn Đoàn Hữu Nam trên lĩnh vực tiểu thuyết cho văn học nước nhà, nhất là dòng văn học dân tộc và miền núi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, luận văn tập trung khảo sát một số phương diện tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật được biểu hiện nổi bật trong tác phẩm của Đoàn Hữu Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam.
+ Tình rừng - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – 2000.
+ Dốc người – Tiểu thuyết – NXB Công an nhân dân – 2001.
+ Trên đỉnh đèo giông bão – Tiểu thuyết – NXB Quân đội nhân dân – 2004, NXB Lao động tái bản năm 2010.
+ Thổ phỉ - Tiểu thuyết – NXB Hội Nhà văn năm 2010.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm tới một số tiểu thuyết viết về đề tài miền núi của các tác giả tiêu biểu như: Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Vi Hồng… làm đối tượng để so sánh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi vào nghiên cứu, khảo sát, phân tích, lý giải những nét đặc sắc, tiêu biểu cùng những hạn chế nhất định trong những tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, chỉ ra quan điểm nghệ thuật, vùng thẩm mĩ riêng, các nhân sinh quan, thế giới quan... trong sáng tác của ông. Từ đó khẳng định những đóng góp quý báu của tác giả cho nền văn xuôi viết về miền núi nói riêng và văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp lịch sử, văn hoá.
- Phương pháp khái quát, tổng hợp.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn hoàn thành sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy của văn xuôi đương đại viết về dân tộc và miền núi.
- Qua việc khảo sát và chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam người đọc được tiếp cận với thiên nhiên, con người và lịch sử vùng núi Lào Cai, thêm hiểu thêm yêu về vùng đất biên cương của Tổ quốc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chúng tôi triển khai trên 3 chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam trong dòng văn xuôi hiện đại viết về dân tộc miền núi.
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam.
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam.
NỘI DUNG
Chương 1
TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM TRONG DÕNG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ DÂN TỘC MIỀN NÖI
1.1. Diện mạo văn xuôi hiện đại viết về dân tộc miền núi
1.1.1. Quá trình vận động
1.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945
Đầu thế kỷ XX, hòa chung với quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam, văn học dân tộc và miền núi chính thức ra đời. Đây thực sự là một địa hạt mới mẻ. Với sức hút của một “miền đất lạ”, “một món lạ” với bao điều kỳ thú, bí ẩn về một miền “ma thiêng nước độc”, văn học về cuộc sống và con người miền núi bắt đầu được nhà văn và độc giả quan tâm. Tuy nhiên trước năm 1945 văn xuôi viết về miền núi mới chỉ có tác phẩm của các văn nghệ sĩ người Kinh mà giới nghiên cứu quen gọi là “truyện đường rừng”. Mảng hiện thực mới mẻ phong phú và hấp dẫn này đã thu hút sự chú ý của nhiều cây bút. Trong thời kỳ này hầu như chưa có tác phẩm văn xuôi nào của tác giả người dân tộc thiểu số xuất hiện. Mặc dù từ những năm 30 của thế kỷ XX, trên diễn đàn văn học cũng đã xuất hiện một số tác phẩm viết về đời sống sinh hoạt của người dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, nhưng tác giả viết về mảng này đều là người Kinh như: Thế Lữ với tập truyện Vàng và máu; Lan Khai với Truyện đường rừng; Tchya với Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya; Nhất Linh với Lan rừng, Ngậm ngải … Khái Hưng với Tiếng khèn…. Lúc bấy giờ, những tác phẩm này cũng đã thu hút sự chú ý của người đọc bởi sự mới lạ về cảnh và người miền núi và một phần nào đã kích thích trí tò mò của độc giả trước những miền đất lạ xa xôi, hoang dã với những phong tục tập quán kì lạ, bí hiểm, hoặc những hủ tục mông muội, thậm chí man rợ của những tộc người (Thổ, Mán,…) trên vùng núi cao rừng sâu. Những nhà văn lúc này giống như một du khách, một kẻ lãng tử đi khám phá những miền đất
xanh thẳm, âm u, hoang dã, phát hiện ra những điều kỳ bí trong cuộc sống của những tộc người sống trong rừng thẳm còn nhiều bí ẩn đối với con người trong xã hội văn minh.
1.1.1.2. Giai đoạn 1945 – 1975
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc: thời kì độc lập tự do. Lúc này, chúng ta phải đối đầu với những thử thách vô vàn khó khăn và khốc liệt với hai kẻ thù đó là Pháp và Mĩ để bảo vệ nền hòa bình, giải phóng và thống nhất đất nước. Dưới ánh sáng của thời đại mới, nhân dân miền núi đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc cách mạng dân tộc. Con người miền núi cũng trở thành một đối tượng thẩm mĩ vô cùng quan trọng cho nền văn học cách mạng. Có thể nói, sự phát triển của văn học miền núi giai đoạn này là sự kế thừa, phát triển của thể loại “truyện đường rừng” giai đoạn trước 1945 đã được kết tinh ở những cây bút xuất sắc như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc… những nhà văn đã có công góp phần khai phá, mở đường cho văn xuôi dân tộc miền núi hình thành và phát triển.
Nếu như văn xuôi viết theo xu hướng “truyện đường rừng” trước năm 1945 hình dung con người miền núi là những “giống người”, “bọn người”, “người mọi” mà sự dã man từ thời mông muội của loài người dường như vẫn còn rơi rớt lại, thì sau năm 1945 cái nhìn đối với con người miền núi đã có sự thay đổi. Từ cái nhìn phiến diện của “con mắt người Hà Nội” lúc ban đầu, về sau Nam Cao đã nhận ra rằng “Người Mán chẳng có gì đáng sợ… Họ chẳng giết ai và cũng chẳng có gì là quái gở”. Hơn nữa, tác giả nhận ra rằng người Mán tốt và cũng tràn đầy tinh thần cách mạng: “Họ nhịn ăn, giấu cơm đem cho người cách mạng ăn” (Nhật ký ở rừng). Nhà phê bình Lâm Tiến cho rằng “Với Nhật kí ở rừng, Nam Cao đã vẽ nên một bức tranh tuy còn đơn giản nhưng rất chân thực, mới mẻ về con người, cuộc sống của các dân tộc miền núi”.
Một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi cách mạng về miền núi, sau Cách mạng Tháng Tám đó chính là Tô Hoài. Nhà văn đã đến với đồng bào Tây Bắc và đắm chìm trong cuộc sống của con người các dân tộc miền núi. Tô Hoài đã từng ăn, ở và sinh hoạt cùng họ, cùng ăn thịt ngựa, thịt chó nhạt, ăn rêu đá nướng và bọ hung xào như bà con, cùng vác củi, thổi sáo, bắt chuột, bắt con rúi, và trong những đêm trăng sáng theo thanh niên Hmông đi “cướp vợ”. Sống với người miền núi, ông thật sự thấu hiểu và yêu quý họ. Ông tâm sự: “Tôi thích những người ấy lắm,. Cô thì nhận là em. Cô thì nhận là con… Qua họ, mình biết được người thật, việc thật, người bình thường việc bình thường. Vì thế trước kia tôi có biết tí gì về miền núi đâu. Nhưng bây giờ tôi dám viết về miền núi. Tôi say sưa về miền núi. Tôi đã để công phu vào việc học tiếng miền núi và tha thiết yêu người miền núi, coi miền núi như quê hương mình vậy”. Núi cứu quốc được tác giả viết vào năm 1948 thể hiện được sự vất vả, thiếu thốn nhưng giàu ý nghĩa đối với cách mạng nhưng cũng như quyết tâm chiến đấu của đồng bào miền núi. Tuy nhiên, tác phẩm còn nhiều hạn chế như còn nặng về thể hiện, miêu tả các tài liệu, bề mặt của hiện thực mà ít đi vào khám phá chiều sâu, bản chất của nó để rồi “chết chìm trong tài liệu” như nhà văn đã tâm sự. Năm 1960 tập truyện Truyện Tây Bắc ra đời với ba truyện ngắn là Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ được đánh giá là tác phẩm thành công xuất sắc đầu tiên về miền núi trong văn xuôi cách mạng hiện đại. Tập truyện có một vị trí quan trọng trong văn học hiện đại Việt Nam. Nó mở rộng đề tài sang những vùng núi hẻo lánh còn ít được nhà văn đào xới. Ở đấy “cảnh và người Tây Bắc hiện ra hài hòa đường nét, ấm màu sắc, êm ái âm thanh” và tác giả đã thành công trong việc “miêu tả con người chuyển sang ý thức từ tự phát đến tự giác là một đặc trưng của ngòi bút Tô Hoài”.
Đóng góp của tác giả ở chỗ ông đã nhận thức và đi sâu vào cuộc đời,
thân phận khổ cực của con người miền núi tựa như một trái núi đè nặng con