Vài Nét Về Tâm Lý, Tính Cách Người Tày Ở Cao Bằng

xuống đồng (Lồng Tồng), hội trăng (hội hai), ra núi (óc pô…). Khi cúng thì các thầy cúng đều gọi tên tất cả các thần thánh, ma quỷ ở địa phương để cầu khấn trời đất mưa thuận gió hòa cho dân làng làm ăn dễ dàng, làm gì được nấy, mùa màng tươi tốt, bội thu. Sau lễ cúng họ tổ chức các trò chơi dân gian như: Tung còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, văn nghệ , hát cọi, yếu… “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá. Thổ Công theo quan niệm của người châu Á đó là nơi cai quản và bảo vệ con người ở một vùng đất. Mỗi khi người làng có công việc như xây cất nhà cửa, hiếu hỷ, ma chay hay cưới xin, đào ao, khai huyệt, thổ địa… đều phải mang lễ vật tới đề Thổ Công thờ cúng trình báo” [26, 151].

1.4.2. Văn nghệ dân gian của người Tày ở Cao Bằng

Đời sống tinh thần truyền thống của người Tày có nhiều yếu tố tích cực, lành mạnh cần phát huy. Những yếu tố tích cực được thể hiện trong văn học - nghệ thuật dân gian. Trước hết đó là loại truyện cổ thường đề cập đến nguồn gốc của những hiện tượng tự nhiên, xã hội, lịch sử, tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn những người đã có công với làng xóm, quê hương, đất nước, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, hoặc lên án những bất công trong xã hội đương thời... Ngoài ra, dân tộc Tày còn có nhiều truyện cười, truyện tiếu lâm, như Trâu ghét cây chuối, Hổ và khỉ, Hổ với thỏ… Ngoài các truyện cổ tích, thần thoại, tục ngữ, ca dao còn một số thể loại khác nữa rất đáng được coi trọng đó là hát Lượn cọ, hát Quan làng, đọc Phong Slư… Dân tộc Tày nói chung, người Tày ở Cao Bằng nói riêng có truyền thống văn hóa từ ngàn đời về hát Lượn giao duyên. Đó là loại hình hát đối đáp nhau trong một không gian văn hóa rộng lớn, theo một tục thức hát theo mùa, theo hoàn cảnh tùy hứng, có thể là trong lễ hội mùa xuân, trong đám cưới, lễ Kỳ Yên, làm cốm, làm nhà mới, đi chợ. “Hầu như ai cũng biết hát. Người kém cỏi nhất cũng học đòi được dăm bài phòng thân. Sở dĩ nói vậy là khi đi đâu xa, đành ngủ lại nhà người. Đêm đó ắt sẽ có những người bạn khác giới mó mé tìm đến làm quen… Cuộc hát bén lên. Họ cò cưa từ đầu hôm đến sáng” [26, 107].

Hát lượn phổ biến nhất là vào các dịp vui xuân, trẩy hội. Người Tày gọi lối hát này là hát hoa tình (tiếng hát tình yêu) của trai gái. Tìm hiểu về thể loại hát này, chúng tôi được biết ở nhiều nơi như Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An, Bảo Lạc, Hà Quảng hiện nhiều người còn giữ được, thuộc các bài hát giao duyên cổ, nhất là các cụ trên 70 tuổi. Đây là một trong những thể loại dân ca đặc sắc của người Tày, nó có giá trị như hát quan họ của người Bắc Ninh, hát dân ca Bắc Bộ của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Thông qua những bài hát đó, thanh niên nam nữ có dịp làm quen với nhau, có người dùng lời hát để bày tỏ lòng mình với người yêu. Ngoài ra còn có các điệu Then ca cúng (dùng trong đám ma, hội xuống đồng…).

Văn học dân gian của người Tày khá phát triển, phong phú song nhạc cụ lại tương đối đơn giản. Thuộc loại đàn dây có đàn Tính; thuộc bộ gõ có thanh la, não bạt, trống, chuông; thuộc họ thổi có sáo (Pí lè), tiêu, kèn. Những yếu tố này cũng là những dấu ấn văn hóa được tái hiện sinh động trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn.

1.4.3. Đặc điểm nhà ở của người Tày ở Cao Bằng

Bản là đơn vị cư trú của người Tày, thường ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông suối, tên bản thường gọi theo tên đồng ruộng, khúc sông hay giếng nước. Nhà cửa người Tày thường xây dựng theo thế đất, đằng sau dựa vào đồi núi, phía trước thường nhìn ra cánh đồng, sông suối. Nhà của người Tày thường có 3 loại nhà chính: Nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ. Về kiến trúc, mỗi loại nhà đều có sự khác nhau.

Nhà sàn là loại nhà phổ biến nhất của người Tày, nhà không có điều kiện thì làm nhà gỗ kê đá, lợp lá cọ, phên vách bằng nứa đan; nhà có điều kiện thì làm nhà gỗ kê đá, cột, xà, các đồ dùng phụ tùng của nhà làm bằng gỗ tứ thiết, được bào nhẵn, lắp ghép mộng rất cầu kỳ, có nhà còn trạm trổ hình đầu rồng, các loại hoa văn hình chim, dây lá khá đẹp mắt, mái lợp bằng lá cọ hay lợp ngói âm dương. Nhà thường chia làm từ 3 gian, 5 gian, 7 gian. Xung quanh được

ghép các ván gỗ mỏng hay phiến nứa, có các cửa sổ mở thông thoáng nhìn ra phía trước, sau nhà nhìn ra cánh đồng. Nhà người Tày thường có sân phơi nhỏ. Sân phơi có tính chất như một công trình phụ gia với toà nhà chính. Sân phơi được sử dụng là nơi để phơi quần áo của các thành viên trong gia đình. Vào mùa thu hoạch, đây còn là nơi để phơi lương thực như ngô, khoai, lúa... Ngoài ra nhà người Tày còn có thêm một sân nước nhỏ được dựng ở đầu cầu thang lên nhà, đặt những vại nước to để cho khách, các thành viên trong gia đình rửa chân và sinh hoạt.

Nhà sàn của người Tày là loại nhà tổng hợp, có ba mặt chồng lên nhau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Mặt trên cùng là gác xép hay còn gọi là tối, là nơi cất giữ các hạt giống lúa Cum, các đồ làm vải và một số đồ dùng của gia đình.

Mặt bằng thứ hai là mặt bằng sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 4

Mặt dưới cùng là nền đất, nơi để nhốt trâu, bò, lợn, gà; để nông cụ, cối xay giã gạo, ngô... Ngày nay chuồng trâu, chuồng lợn... được làm xa nhà để đảm bảo vệ sinh hơn.

Gian thứ nhất của đầu hồi phía ngoài bên phải là khu đặt chạn bát của gia đình. Trong gian này cũng có đặt một bàn thờ nhỏ, thờ Táo Quân - vị thần chuyên về trông nom nhà cửa. Đối diện khu chạn bát ở phía trước ngôi nhà là nơi dành cho khách của gia đình; ở giữa gian gần kề với nơi dành cho khách là bếp. Ngoài việc là nơi để nấu nướng thì bếp còn là nơi sưởi ấm và tiếp khách của cả gia đình trong những ngày giá rét.

Gian thứ hai là gian giữa của ngôi nhà. Phía sau ngôi nhà có một khu vực chuyên dành cho phụ nữ có công việc sàng xảy gạo, ngô... Đối diện ở phía trước là khu vực dành cho ông chủ nhà nghỉ ngơi, liền kề bên tay trái là khu nghỉ ngơi của bà chủ. Đối diện với nơi nghỉ của bà chủ nhà là một buồng nhỏ dành cho cô dâu mới về.

Gian thứ ba giáp trái phía trong ngôi nhà có kho thóc, kho lương thực của gia đình (gần buồng cô dâu). Tiếp đến là nơi đặt bàn thờ tổ tiên (ở giữa).

Góc trong cùng phía dưới là buồng nhỏ dành cho con gái chủ nhà. Bên hồi phải trên cầu thang liền kề bên phải của nơi dành cho khách là buồng dành cho con trai chưa vợ của chủ nhà. Nhà được chia thành 2 phần bởi vách ngăn tạo thành phần bên trong là buồng, phần ngoài là bàn thờ được để ở vách ngăn gian giữa nhà, buồng sau bàn thờ dành cho người già, phòng gian bên trái sau bàn thờ dành cho các cặp vợ chồng mới cưới, phòng gian bên phải dành cho các con gái, nhà có khách nếu là đàn ông thì ngủ cùng các con trai, là phụ nữ thì ngủ cùng các con gái.

Nhà đất: Về kỹ thuật xây cất và cách bố trí giống như nhà sàn, trình tường, mái lợp ngói hoặc lợp tranh, có nhà vách nứa. Nhà thường có 3 gian, 2 chái, một bên chái làm kho, một bên làm bếp đun nấu, phía trước nhà có sàn phơi thóc, lúa, ngô và phơi phóng quần áo...

Mặt trước nhà chính có một cửa lớn ra vào và cửa sổ. Gian hồi phải cạnh vách có một cửa phụ thông xuống bếp. Là loại nhà tổng hợp, cách bố trí của nhà đất cũng giống kiểu nhà sàn ở một số vùng. Dọc theo chiều ngang nhà có vách ngăn chia nhà thành 2 phần, gồm các gian buồng và phòng ngoài. Giữa các gian có các vách ngăn. Bàn thờ được làm tại vách ngăn gian giữa. Buồng sau bàn thờ dành cho người già. Buồng 2 gian bên dành cho các con gái, phần phía ngoài dành cho các con trai và khách. Bếp được bố trí bên cạnh hoặc sau nhà. Các công trình phụ và vườn tược thường được bố trí bên cạnh hoặc phía sau nhà, tuỳ theo thế đất.

Nhà phòng thủ: Được xây dựng theo kiểu pháo đài - cả khu nhà gồm một căn nhà chính xây bằng đá hoặc đất, xung quanh là nhà phụ và các lô cốt. Vật liệu xây dựng chủ yếu là đất, rất ít tre và gỗ. Trong nhà được chia làm nhiều ô nhỏ, phòng nhỏ có nhiều lỗ châu mai. Gian đầu hồi bên phải là gian dành cho vợ chủ nhà. Gian này có một cửa ra vào, có hai cửa sổ, có lỗ châu mai. Gian chính giữa đặt bàn thờ tổ tiên, trước bàn thờ tổ tiên là bàn tiếp khách. Phía trước có một cửa ra vào cùng hai gian bên, kê hai giường cho khách, ông

chủ nhà ở phía sau nhà; ngoài ra còn có 2 cửa sổ ở phía trước. Gian đầu hồi trái cũng được bố trí giống gian hồi bên phải, có hai giường dành cho con gái ở phía sau, giường cho em nhỏ ở phía trước. Có hai cửa lớn thông với hai gian bên cạnh, gian này có gác xép.

Ngôi nhà của người Tày là không gian mở, luôn giao thoa với thiên nhiên rừng nói. Nhà văn Y Phương - một người con của tỉnh Cao Bằng cũng dành những dòng đẹp đẽ để mô tả về nó: “Nhà mình đơn sơ trong sương mây. Ngôi nhà đứng giữa bốn bề gió núi. Có mái ngói đen và có vách đất nâu. Nhà xưa như cụ cố cởi trần. Ngày ngày cụ mài dao, mài thuổng, chuẩn bị vào rừng đào củ mài. Ngôi nhà có cầu thang bàng gỗ xẻ, ván bắc ra sàn. Sàn chẳng đựng gì, chỉ dùng để phơi nỗi buồn tháng Chạp. Trong nhà lúc nào cũng có thiên nhiên tìm đến. Họ hàng bầu bí thì bám chắc vào tường vách. Ngôi nhà sàn như được làm bằng trẻ con. Bầu bí lắc lơ cười đùa cùng con ong mật. Chúng làm tổ với nhện giăng mắc đầy gầm nhà. Nắng với mưa làm tình trên mái ngói, đẻ ra muôn vàn rêu xám với hoa hình quả chuông” [26, 31]. Chính những mô hình kiến trúc đặc thù này được tái hiện thành những tiểu không gian trong tiểu thuyết Cao Duy Sơn. Nơi diễn ra không chỉ các sinh hoạt, lao động, hoạt động văn hoá mà còn chất chứa bao vui buồn, chứng kiến bao thăng trầm trong số phận nhân vật của con người miền núi.

1.4.4. Vài nét về tâm lý, tính cách người Tày ở Cao Bằng

Văn hóa như chúng ta đã đề cập đến, tất cả đều liên quan đến con người dù là vật chất hay tinh thần. Vì vậy, những yếu tố tâm lý, tính cách con người cũng cần tìm hiểu ở đây.

Trước hết, người dân Cao Bằng nói chung, dân tộc Tày nói riêng quanh năm sống ở núi rừng, nhà cửa thưa thớt nên trong tính cách của họ nổi bật lên sự quý mến người, “thèm người”. Đó chính là những con người cô đơn nơi rừng núi quanh năm chỉ làm bạn với cây cỏ thiên nhiên. Từ nhà này sang nhà khác cũng là cả một hành trình. Sống lặng lẽ nên họ thèm tiếng người, thèm

giao tiếp: “Người làng tôi đã hét là hét thật to, cười thật vang. Tiếng họ vọng vào núi cho núi bớt lạnh” [26, 32]. Họ quý người, mến khách: “Người dân quê tôi nếp sống chan hòa thân ái. Chả cứ quen biết thân hay sơ, hễ là người đang đứng trên đất Co Xàu thì không còn là khách lạ nữa. Họ tự nhiên cảm thông và chả bao giờ cáu gắt. Họ cứ chân mộc mà xưng hô. Chân mộc mà tiếp đãi” [26, 35]. Tình người miền núi thấm đượm từng gốc cây, ngọn cỏ: “Cái tình người miền núi sao nó thắm thiết, sâu sắc đến cỏ cây cũng hôi hổi ấm tình người. Ở miền núi nhiều năm mới hiểu thiếu vắng người sẽ như thế nào. Ở miền núi nhiều đời mới hiểu hai chữ đang đeo. Đang đeo nghĩa là tôi đói người. Tôi khô khát vì người. Kiếm đâu ra thật nhiều người cho tôi vui. Cho nhà tôi vui. Cho mường tôi tự hào vì có đông người. Có đông người là từ nay không còn biết sợ. Không còn phải nhắm mắt bịt tai khi sấm rền chớp giật. Không còn phải run lên, đang đêm hổ báo tìm về lôi trâu vác lợn. Không sợ kẻ gian mò vào buồng bắt trộm con gái, rồi chúng hằm hề vác nhau lên núi. Không còn biết sợ cái gì nữa vì từ nay chúng tôi có đông người. Nỗi sợ vì thiếu vắng người đã hằn lên một nét tính cách sâu đậm của người miền núi” [26, 20].

Mặt khác, người dân tộc miền núi cũng sống thành bản - một đơn vị như làng của người Kinh nên họ cũng rất coi trọng huyết thống, gia đình, dòng tộc: “Có lẽ vì thế, người Tày, lấy rễ cây là biểu tượng sự sống của con người.

Rễ cây ngắn, rễ người dài là một câu có tính khái quát về quan niệm huyết thống dòng tộc, trong phạm vi nhỏ. Nói rộng ra đó là quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng các dân tộc lớn” [26, 157]. Niềm tự hào của họ luôn gắn với truyền thống dân tộc: “Đó là niềm tự hào chính đáng. Những người phụ nữ Tày, họ không chỉ đẹp một cách dung dị, chân phương mà còn thiêng liêng cao quý. Thiêng liêng vì nó là sản phẩm sáng tạo của tổ tiên, ông cha, giống nòi người Tày để lại” [26, 153].

Cũng vì gần gũi với thiên nhiên như vậy nên tính cách họ cũng chuộng

những gì tự nhiên, đơn giản không kiểu cách, thích thẳng thắn chân thật:

“Nhất định không bao giờ quỳ gối, nói lời cong để lấy lòng mọi người. Trên đầu mình chỉ có một mặt trời duy nhất. Trên trán mình chỉ có hồn ông bà , cha mẹ trú ngụ. Tôi chẳng thờ ai ngoài những người ruột thịt” [26, 29]. “Nhưng những người dân quê tôi không quen. Không chịu được cái cảnh cúi rạp mình xuống để xin cho con. Trên đầu người miền núi chỉ có tổ tiên ông bà, cha mẹ và mặt trời. Cúi mình trước người khác vì cái này, cái nọ cho riêng mình thì quyết không bao giờ” [26, 64].

Người miền núi sống thành bản, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, kinh tế lạc hậu, khó khăn thường xuyên, phải chống giặc, cướp và thú rừng nên tinh thần tương trợ của họ cũng rất cao. Gắn bó sâu sắc trong tâm thức ấy nên dù đi đâu họ cũng luôn hướng về mảnh đất quê hương như những gì yên bình, an toàn nhất: “Xa quê, ai cũng muốn hình ảnh con người thân yêu nơi quê hương của mình hiện lên trong veo trước mắt. Mở ra là thấy. Nhắm vào, quê hương ròa ròa tan ra trong xương thịt” [26, 153].

Trên cơ sở tham khảo tài liệu của nhà văn Y Phương vốn hiểu biết về văn hóa Cao Bằng, người viết cố gắng tổng hợp những gì đặc trưng nhất của mảnh đất và con người nơi đây. Các yếu tố văn hóa này đặc thù, phổ biến trong Đàn trời của Cao Duy Sơn. Đặc thù vì đó là phong tục tập quán của riêng người Tày. Phổ biến vì trong tiểu thuyết này có sự giao thoa - tiếp biến với văn hóa các dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Kinh. Mặt khác, trong không gian văn hóa ấy, các mẫu người văn hóa xuất hiện vừa truyền thống, vừa hiện đại. Vùng đất biên cương Cao Bằng vừa nên thơ, vừa dữ dội đã tạo ra một không gian văn hóa đặc thù: trữ tình, khốc liệt, bảo lưu văn hóa truyền thống, giao thoa - tiếp biên với các giá trị văn hóa của các dân tộc khác. Trong không gian văn hóa ấy xuất hiện một mẫu người văn hóa lí tưởng mà chính Cao Duy Sơn là ví dụ: vừa trầm lặng, mềm mại, vừa cứng cỏi quyết liệt. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu tác

phẩm Đàn trời của tác giả Cao Duy Sơn ở chương tiếp theo.

1.5. Nhà văn Cao Duy Sơn và tiểu thuyết Đàn trời

1.5.1. Nhà văn Cao Duy Sơn

Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn, sinh năm 1956 tại Cao Bằng. Ông là tác giả của 5 cuốn tiểu thuyết và 4 tập truyện ngắn đã xuất bản như: Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà, Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Hoa bay cuối trời Ngôi nhà xưa bên suối. Ông được bạn đọc biết đến với những tác phẩm viết về đề tài miền núi, đặc biệt là mảnh đất quê hương ông phố Cô Sầu (nay là Trùng Khánh, Cao Bằng).

Các sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn ngập tràn cảnh sắc thiên nhiên, hình ảnh con người miền núi, những phong tục tập quán của những dân tộc nơi đây. Là một người con sinh ra, lớn lên ở mảnh đất này, ông muốn gửi gắm tình yêu của mình vào những trang sách. Từ những địa danh mường bản, phố huyện… cho đến câu ca tiếng hát của người dân tộc ở vùng cao đều đi vào các sáng tác của ông rất đằm thắm và sâu nặng: “ Đó là một thị trấn cổ rất nổi tiếng. Nghiệp văn chương của tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫn chưa thấy đủ, chưa thấy thấu cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này. Tôi viết như một sự trả nợ, trả nợ quê hương, trả nợ những người đã sinh ra mình, bè bạn, xóm giềng... Cả đời tôi, sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu với những con người miền núi chân chất”. Những trang viết của ông có giọt mồ hôi của người dân, có nước mắt của đau thương mà quê hương từng gánh chịu nhưng nổi bật hơn cả là niềm tự hào và tình yêu về mảnh đất này. Ngay cả cái tên quê hương khi gọi được lên, ông cũng rất hãnh diện: Tôi đã gọi được tên quê hương để cho mọi người biết đến” Đặc biệt trong những trang viết của nhà văn, một thông điệp về bản sắc văn hóa được gửi gắm tới người đọc. Ông như muốn lưu giữ, muốn bảo vệ những giá trị truyền thống của văn hóa nơi đây: “Tôi cho rằng, trong mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật đều phải đậm chất văn hóa. Văn hóa của dân tộc Tày là một phần của văn hóa dân tộc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023