Không Gian “Bản” Trong Tiểu Thuyết Đàn Trời Của Cao Duy Sơn

Việt Nam. Thông điệp tôi muốn gửi tới cho tất cả mọi người biết rằng, dù sống thế nào cũng phải giữ lấy bản sắc văn hóa truyền thống. Đó là sự nuôi dưỡng lâu bền nhất đối với con người không những trong đời sống tâm hồn, đời sống văn hóa mà còn cả trong đời sống vật chất, trong quan hệ giữa người với người và muôn đời nó sẽ giữ được những điều tốt đẹp mãi” [12].

Với nhà văn Cao Duy Sơn, sáng tác là một khổ công. Mỗi tác phẩm ông đều nâng niu, trân trọng nó, dồn tâm sức cũng như tình yêu trọn vẹn vào đứa con tinh thần của mình: “Đối với tôi không có tác phẩm nào viết dễ dàng cả. Tiểu thuyết thường là vài năm. Truyện ngắn cũng vậy, một năm tôi chỉ viết 2 đến 3 truyện ngắn là cùng. Tôi viết rất khó nhọc. Thêm nữa, đối với tôi văn chương là một cái gì đó rất cao qúy mà mình đến với nó không phải giống như một cuộc chơi mà phải có trách nhiệm với từng câu, từng chữ. Việc lựa chọn những từ ngữ, chương đoạn, hoặc chi tiết phải đặt nó thật đúng chỗ, chính xác. Để làm được đầy đủ điều đó thì phải viết một cách rất thận trọng” [12]. Qua những tâm sự giản dị ở trên, chúng ta thấy nhà văn có một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc và trách nhiệm. Những trang viết của ông không chỉ mang lại cho người đọc cảm xúc thẩm mỹ mà còn là kho tri thức văn hóa để chúng ta tìm hiểu, khám phá.

Nhà văn Cao Duy Sơn hai lần đoạt giải A, giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và giải thưởng Văn học ASEAN. Đây là những phần thưởng xứng đáng cho công sức làm việc nghiêm túc, tình yêu và những trăn trở ông dành cho quê hương đất nước.

1.5.2. Vài nét về tác phẩm Đàn trời

Đàn trời là một tiểu thuyết hơn 600 trang viết về đề tài chống tham nhũng. Câu chuyện xoay quanh cuộc đấu tranh giữa một số cán bộ trẻ nhiều khát vọng đẹp với những lực lượng hắc ám, thao túng quyền lực, móc nối, chiếm đoạt tài sản nhà nước và nhân dân. Tác phẩm là những mảnh đời được đan cài giữa quá khứ và hiện tại. Điều ấn tượng ở tiểu thuyết này theo người

viết chính là mô tả một nền văn hóa độc đáo bên cạnh những “đổ vỡ” văn hóa trong cơ chế thị trường. Hơn nữa, mô tả thiên nhiên, cảnh vật, con người giầu cảm xúc, trong trẻo bên cạnh những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc của hoài niệm, của nỗi nhớ. Đó chính là nét đẹp chỉ có những nhà văn giàu trải nghiệm, nhiề u trăn trở mới mang đế n cho người đọc những ấn tượng như vậy.

Nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến đã từng nhấn mạnh: “Nói đến dòng phim chính luận, đụng chuyện chính trị nghe ghê lắm nhưng không dựa trên các chất liệu thời sự thì phim không thật được”. Bao nhiêu năm thai nghén, bao nhiêu năm cày ải với những truyện ngắn, tiểu thuyết “quanh quẩn” quê nhà với các câu chuyện của mình, Cao Duy Sơn bất ngờ xuất hiện trong điện ảnh với tiểu thuyết Đàn trời. Một tác phẩm được thai nghén dựa trên cơ sở những mảng hiện thực của cuộc sống miền núi Cao Bằng quê hương ông. Điều này cho thấy tâm huyết, lòng dũng cảm của nhà văn khi cho ra đời tác phẩm này. Với Cao Duy Sơn, để hoàn thành tác phẩm Đàn trời ông đã mất bốn năm để viết. Mỗi năm ông viết một ít, rồi đọc, rồi nghiền ngẫm, rồi nghĩ xem viết thế nào? Viết thế này có “đụng” ai không? Nhạy cảm không? Viết xong có được xuất bản không?… Nhữ ng câu hỏi như thế cứ quanh quẩn ông, giằng xé trong con người ông. Trước khi xuất bản tác phẩm một năm, ông cảm nhận thấy dư luận sẽ rất lớn. Vậy là ông rời xa quê hương, xa thị trấn Cô Sầu. Nhà văn quan niệm rằng: Cái gì mình biết mà không viết ra được thì đau và hèn lắm”. Cái đáng trọng nhất ở nhà văn có lẽ là ở đây. Một con người dám vượt qua dư luận, vượt qua bản thân, sẵn sàng đối mặt với thách thức không phải là một điều đơn giản. Thường thì khi sáng tác, muốn yên lành các nhà văn nên viết về những đề tài, những chủ đề vô thưởng, vô phạt sẽ tránh được phiền toái. Nhà văn Cao Duy Sơn với tính cách con người Cao Bằng, không chấp nhận sự giả dối, hay thờ ơ với hiện thực như ông từng tâm sự: “Tôi luôn đặt câu hỏi khi viết Đàn trời. Đó là mình có đủ can đảm để vượt qua chính mình và có dũng khí để vượt qua áp lực hay không. Khó khăn nhất đấy là gì? Chất liệu đã có, vốn sống đã có, với

20 năm làm báo, tôi cũng đi khắp nơi vùng sâu vùng xa, đến những nơi xa xôi, hẻo lánh, chứng kiến biết bao mảnh đời, cuộc sống của đồng bào, của nhân dân. Đó cũng là lúc tôi được đặt chân đến các công trình này, công trình khác được xây dựng từ nguồn tiền thuế của dân đóng cho Nhà nước và từ những chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Nhưng khi về địa phương thực hiện thì ngồn ngộn những sai trái, tiêu cực, nó bị rơi rớt, khi đến tay với đồng bào đã bị rơi rớt rất nhiều. Tôi rất trăn trở. Những vấn đề như thế báo chí đã nói nhiều nhưng sao văn chương chưa nói đến… Nếu thế thì mình phải tiên phong chứ?” [12]. Dù viết về đề tài chống tham nhũng nhưng vượt lên trên tất cả là những khái quát nhân văn cao đẹp, Đàn trời đọng lại sâu lắng trong các mối quan hệ nhân ái, đằm thắm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Trên hết là chân lý, “cái tà, cái ác” luôn bị trừng trị, những kẻ cơ hội sẽ không thể tồn tại lâu dài, không bao giờ len lỏi mãi ở những nơi công quyền được.

Đến nay tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình, nó đã được đông đảo bạn đọc, người xem hưởng ứng bởi đề tài nóng hổi, cách truyền tải tự nhiên, không cứng nhắc mà nhà văn và đạo diễn thực hiện. Làm được điều đó quả thực Cao Duy Sơn đã minh chứng cho một chân lý: Những gì có giá trị dù trải qua nhiều khó khăn vẫn sẽ được đánh giá đúng vị trí của nó.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

*

* *

Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 5


Ở chương một người viết tập trung triển khai các vấn đề về nghiên cứu văn học dưới góc độ văn hóa trên các bình diện: khái niệm, mối quan hệ giữa văn hóa và văn hóa học, các khuynh hướng nghiên cứu văn hóa cơ bản. Đồng thời chúng tôi cũng muốn khái quát những đặc trưng cơ bản của văn hóa miền núi phía Bắc, cụ thể là văn hóa của dân tộc Tày để làm cơ sở khảo sát các chương tiếp theo. Chương một này cũng tập trung tìm hiểu vài nét về nhà văn Cao Duy Sơn, cùng các quan niệm của ông về nghệ thuật, về cuộc sống, đặc

biệt là hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đàn trời, đối tượng chính luận văn muốn khảo sát. Trên cơ sở đó chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Văn hóa là một phạm trù rộng bao hàm tất cả những giá trị liên quan đến đời sống của con người về mọi mặt. Việc tìm hiểu văn học dưới góc độ này khá phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải có một vốn văn hóa phong phú, nhất là trong việc tìm hiểu những yếu tố tinh thần, tâm linh.

Văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết. Văn hóa là phông nền để cho văn học xuất hiện với sự đa dạng và phong phú. Văn học được gắn với từng giai đoạn văn hóa cụ thể , phản ánh nhữ ng biến độ ng, những giá trị văn hóa mang tính lịch sử, tính thời đại, tính dân tộc. Tuy nhiên văn học là một yếu tố “năng độ ng” có khả năng tác động ngược trở lại, làm thay đổi các giá trị văn hóa.

Các khuynh hướng nghiên cứu văn học dưới góc độ văn hóa rất đa dạng, nhiều cấp độ. Để tìm hiểu được một cách sâu sắc nhất, chúng ta nên kết hợp các khuynh hướng lại với nhau, chọn lọc những hướng đi phù hợp cho từng vấn đề của tác phẩm.

Nhà văn Cao Duy Sơn là cây bút tiêu biểu của văn học miền núi. Ông đã mang được “hồn văn hóa” của mảnh đất Cao Bằng vào trong tác phẩm của mình. Đó là những nét văn hóa đặc trưng, cùng với đời sống và con người nơi đây. Tác phẩm Đàn trời là một tiểu thuyết được ông dầ y công sáng tác . Nó đánh dấ u một bước tiến của nhà văn trên con đường văn chương của mình.

Trên đây là những vấn đề lý thuyết cơ bản để chúng tôi triể n khai đề tài trên bình diện: Không gian văn hóa, mẫu người văn hóa trong tiểu thuyết Đàn trời. Việc phân chia chỉ mang tính chất tương đối để tiện cho việc khảo sát. Các không gian và mẫu người văn hóa thực chất đan quện vào nhau chứ không tách rời một cách độc lập.

Chương 2

KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI

CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN


Một lần nữa chúng tôi khẳng định văn hóa là tất cả những gì do con người tạo ra, liên quan đến con người. Nó thường trực trong bầu khí quyển, trong hơi thở của chúng ta. Mỗi vùng miền, mỗi mảnh đất đều có một bản sắc văn hóa riêng, một không gian văn hóa đặc thù. Đó là mảnh đất “ươm mầm” cho nhiều thế hệ trưởng thành về văn hoá, nhiều lĩnh vực và đặc biệt là văn học nghệ thuật.

Tiểu thuyết Đàn trời cũng vậy, nó được “ươm mầm” từ bản sắc của văn hóa miền núi phía Bắc, thấm đẫm những truyền thống, phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Đó chính là linh hồn của tác phẩm, là đặc trưng cho cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn Cao Duy Sơn.

Không gian văn hóa là một phạm trù rất rộng: “Không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc ta đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ, không gian văn hóa của 2 dân tộc ở cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh. Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt, có thể hình dung nó như một hình tam giác, cạnh đáy là sông Dương Tử, đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam” [49, 210]. Dựa vào ý kiến về không gian văn hoá Việt Nam của GS. Trần Quốc Vượng trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm không gian văn hóa: Không gian văn hóa là phạm vi lãnh thổ mà ranh giới địa lý có độ “co giãn” cao, có những đặc điểm riêng về tự nhiên, xã hội, văn hóa, là nơi cộng cư của một tộc người hay một nhóm tộc người có sự tương đồng, gần gũi, gắn kết về văn hóa, tạo nên một bản sắc văn

hóa độc đáo, vừa bền vững, vừa tiếp biến với các “nguồn” văn hoá ngoài nó để sáng tạo và phát triển. Phạm vi lãnh thổ ấy là một không gian văn hóa. Hiểu theo nghĩa rộng, không gian văn hoá tương đồng với khái niệm “vùng văn hoá”. Hiểu theo nghĩa hẹp, “vùng văn hóa” là chỉnh thể bao gồm nhiều bộ phận là các không gian văn hóa cấu thành nên nó. Ở chương 2 này, chúng tôi phân tách không gian văn hóa trong Đàn trời ra làm nhiều kiểu không gian văn hóa một cách tương đối để tiện khảo sát. Về bản chất, sự tổng hòa của các kiểu không gian này mới tạo ra không gian văn hóa vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tác phẩm của Cao Duy Sơn.

2.1. Không gian “Bản” trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn

“Bản” là một đơn vị cộng cư của người dân miền núi. Nó cũng giống như “làng” ở đồng bằng. Một bản gồm nhiều hộ gia đình sống xung quanh một khu vực nhất định ở miền đồi hoặc núi, hỗ trợ nhau trong lao động, sinh hoạt, săn bắt, trồng trọt…

Tiểu thuyết Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn xây dựng trên khung cảnh của một tỉnh miền núi, không gian bản xuất hiện rất nhiều lần trong tá c phẩ m. Bản với những ngôi nhà sàn là biểu tượng, là “linh hồn” của những người dân miền núi. Nó hiện lên trong tác phẩm một cách trong trẻo, đẹp đẽ: “Nhìn dòng suối trong vắt bắt nguồn từ khe núi chảy qua dưới chân nhà sàn, Tuệ đưa mắt nhìn về phía xa, trong ánh chiều tà những ngôi nhà tranh cột gỗ đứng chênh vênh trên triền non cao như bàn tay ai che mát đang dõi theo những cánh chim bay về núi” [28, 81], “Đứng bên con suối tỏa khói” [28, 550].

Làng bản miền núi thấp thoáng trong văn Cao Duy Sơn đẹp nhưng buồn và cô đơn. Giọng văn tràn đầy cảm xúc yêu thương và xót xa. Đó là quê hương, là nơi sinh ra, nơi giữ lửa cho trái tim nhà văn nhưng nghèo và xác xơ. Những ngôi nhà lác đác ẩn hiện trong sương, trong mây, trong những vạt rừng nhưng lúc nào cũng u ẩn một nỗi buồn: “Bởi cái làng quê của anh mở mắt ra vướng núi, một bước ra cửa vượt đèo. Bản xa phố chợ, mua được cân muối, chai dầu

là cả một kì công. Nhiều bận theo mẹ đi chợ phiên, khi ra cửa trời vẫn mờ tối, sương bện ngang mặt, đến khi mồ hôi vã ướt lưng, mặt trời chếch bên má mới tới nơi” [28, 46]. “Những ngôi nhà sàn nằm thưa thớt trên triền đồi” [28, 369], “Thấp thoáng những nếp nhà sàn lợp ngói âm dương dưới những rừng cây hai bên đường” [28, 354].

Không gian bản luôn luôn gắn bó với thiên nhiên rừng núi. Vẻ đẹp đó là vẻ đẹp cộng hưởng của những gì con người tạo ra với nguyên sơ của tạo hóa. Tình yêu của nhà văn dành cho quê hương đã vẽ nên những bức tranh đẹp và buồn trên nền thiên nhiên sinh động: “Phía lưng đồi trước mặt có ánh lửa lập lòa. Ngôi nhà gỗ mái thấp quen thuộc hiện ra trước mặt. Nhà Bàn Tín đây! Giờ nhắm mắt tìm đến cũng không thể lạc. Người Dao Tiền Phja Đeng không làm nhà sàn theo kiểu nối dài thành chòm xóm như các tộc khác. Mỗi hộ độc lập với một khu rừng. Nhà nọ cách nhà kia dễ đến vài trăm mét, có khi gần cây số” [28, 142]. Tác giả đã phác họa nên khung cảnh làng bản miền núi rất đa dạng từ dân tộc Tày, Dao, Nùng… Sự am hiểu văn hóa miền núi chính là thế mạnh của nhà văn khi viết về đề tài này.

Không gian làng bản được tái hiện trong tác phẩm, được gắn với phong tục, tập quán của con người nơi đây như ma chay, cưới xin, sinh hoạt…: “Nhìn chiếc nồi gang đáy nhọn tựa bên kiềng, Thức nắm hai quai bằng dây thép nhấc đặt ngay trước mặt, với cây đảm và chiếc bát tải ủn trong chạn, mở vung nồi, dùng đảm quệt đầy một bát ngô, đưa lên ăn ngon lành” [28, 144], “Thứ rau đặc sản này chỉ một lúc nữa là bán hết veo. Thân lá xanh non, tay rau quăn tít, xào với thịt bò bao nhiêu vị ngon của thịt. Loại rau này có tác dụng bổ thận, tráng dương, ăn một lần nhớ mãi” [28, 323].

Đấy là những nét văn hóa ẩm thực của con người miền núi, những món ăn dân dã, món ăn của nghèo đói nhưng nó gắn bó thường trực với đời sống con người, nuôi lớn bao thế hệ. Đó là món ăn tình nghĩa. Văn hóa không chỉ đậm đà trong những món ăn mà còn phảng phất trong lời ca, tiếng hát của

những đôi lứa yêu nhau: “Nàng đã chấp nhận lời tỏ tình của anh bằng điệu Tù Dung. Một lối hát thơ từ ngàn đời của người Dao tiền” [28, 151]. Văn hóa đi vào những nghi lễ, những tập tục của người dân tộc: “Những thứ đó là nợ cưới cả đời nhà ta đã đi với dân bản, giờ là lúc nó quay về. Nhà khác rồi cũng thế, đây là lúc giúp nhau, sau rồi tiếp tục nhà này lại đi với nhà kia” [28, 357]. Những nét đẹp văn hóa không chỉ được tái hiện một cách giản dị, trong trẻo mà còn thấm đẫm tình người. Một không gian làng bản với tình làng nghĩa xóm giúp đỡ nương tựa nhau, đem lại cho người đọc cảm giác yên bình trong tâm hồn. Không gian bản được xuất hiện nhiều trong các hồi ức của nhân vật như một sự cảnh báo về những giá trị đang dần mai một. Chúng tôi thật sự ấn tượng với những đoạn viết về hồi ức đó. Văn phong của Cao Duy Sơn nổi bật lên trên tất cả có lẽ là giọng điệu thấm đẫ m chất “thơ” đó. Nó êm ái, nhẹ nhàng và đầy trải nghiệm của một tâm hồn nghệ sĩ. Nhà văn yêu, rung cảm thật sự với núi rừng, không gian văn hóa dân tộc nơi ông sinh ra và lớn lên. Ông cảm nhận được một cách sâu sắc những “mảnh vỡ” nơi tâm hồn dân tộc đang từng ngày bị quá trình đô thị hóa làm rạn nứt. Thứ mà người đọc, cảm nhận được nhiều nhất ở tác phẩm Đàn trời có lẽ không phải chỉ là những xung đột, tranh giành quyền lực, những biến động xã hội dữ dội mà là cảm xúc trong trẻo khi lần tìm lại những giá trị xưa cũ đang hiện hình trong những trang văn. Đó là những nhà sàn đơn sơ bên bếp lửa ấm áp tình người. Đó là thiên nhiên hòa quyện cùng tâm hồn trong lời ăn tiếng nói và những phong tục độc đáo. Những ám ảnh cùng nỗi nhớ làm cho cảm xúc dâng trào trong hồi ức xưa cũ, nhà văn Cao Duy Sơn quả thực đã thành công khi tái hiện nên không gian văn hóa làng bản này trong tiểu thuyết của mình.

Bằng tình yêu, hiểu biết của mình về mảnh đất quê hương, tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm giác thú vị, những tri thức phong phú về đời sống bản làng của người dân tộc thiểu số. Chúng tôi đặc biệt yêu thích

những đoạn văn viết về làng bản trong tác phẩm. Nó không quá cầu kỳ nhưng

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí