Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 2

giọng điệu mà chủ yếu phân tích thế giới nhân vật, không gian thời gian và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.

Khi tìm hiểu về đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả Đinh Thị Minh Hảo có kết luận sơ lược: “Các nhân vật lý tưởng được miêu tả bằng cảm hứng ngợi ca. Cao Duy Sơn đã sử dụng hai bút pháp khác nhau nhưng đều gần gũi với bút pháp của truyện cổ dân gian Việt Nam” [10, 54]. Ở phần luận văn của mình, tác giả Đinh Thị Minh Hảo chỉ ra cảm hứng ngợi ca nhân vật chính diện của Cao Duy Sơn được thể hiện qua bút pháp ước lệ, tượng trưng và bút pháp tương phản. Luận văn của tác giả tập trung nghiên cứu về cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật. Tác giả không đào sâu tìm hiểu về vấn đề giọng điệu trần thuật mà chỉ có đôi lời nhận xét về tình cảm, thái độ của Cao Duy Sơn đối với nhân vật của mình.

Tác giả Đào Thủy Nguyên đề cập đến vấn đề giọng điệu trần thuật: “Giọng văn trần thuật của Cao Duy Sơn thực sự gieo vui khi kể về phong tục tập quán của dân tộc mình” [21, 46]. Hoặc: “Bên cạnh giọng điệu ngợi ca tự hào, giọng điệu xót xa thương cảm cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương xứ sở. Yêu đất mẹ bao nhiêu, Cao Duy Sơn càng xót xa bấy nhiêu trước thực trạng quê hương còn nhiều điều chua xót…” [21, 49]. Như vậy là tác giả đã chỉ ra hai biểu hiện của giọng điệu trong truyện ngắn Cao Duy Sơn là giọng điệu ngợi ca tự hào và giọng điệu xót xa thương cảm.

Thứ ba: Những bài báo, công trình nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong tác phẩm của Cao Duy Sơn.

Có rất ít tác giả tìm hiểu tác phẩm của Cao Duy Sơn theo hướng tiếp cận này, dù ở phần kết các công trình nghiên cứu về Cao Duy Sơn ít hoặc nhiều có đề cập đến một cách sơ lược về vấn đề, những dấu ấn văn hóa miền núi được tái hiện trong tác phẩm của nhà văn. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn mới chỉ có hai tác giả với hai bài báo: Cội nguồn văn hóa

dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn của Đào Thủy Nguyên; Cao Duy Sơn: giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén của Sông La. Bài báo của Đào Thủy Nguyên đã phân tích sự kết hợp giữa các phương diện văn hóa truyền thống và hiện đại, từ đó khẳng định cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.

Tác giả Sông La lại khẳng định Cao Duy Sơn đã “ băng qua những vỉa tầng văn hóa” của miền núi để sáng tạo và thành công. Tác giả viết: “ngòi bút của Cao Duy Sơn đã phác thảo lên những bức tranh sinh động về cuộc sống ở vùng cao miền núi phía Bắc . Ở đó có những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân tộc dày đặc được hun đúc qua hàng trăm thế hệ… Những phong tục tập quán của người Tày bị hiểu sai lệch làm biến dạng nét đẹp văn hóa truyền thống. Bằng bút pháp dung dị, nhẹ nhàng, thông qua đặc tả diễn biến nội tâm nhân vật trong từng cốt truyện, Cao Duy Sơn đã gửi đến độc giả một thông điệp: Mất văn hóa nghĩa là mất gốc” (Sông La, Cao Duy Sơn - giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén).

Như vậy, dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài báo tìm hiểu về sáng tác của Cao Duy Sơn nhưng một công trình tìm hiểu chuyên sâu theo hướng tiếp cận văn hóa học vẫn chưa được thực hiện. Chính bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, hy vọng với hướng tiếp cận này, những giá trị đã phát lộ và còn tiềm ẩn của tác phẩm sẽ được soi sáng thêm, phát hiện thêm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thực hiện luận văn, chúng tôi không khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn Cao Duy Sơn mà chủ yếu tập trung vào tác phẩm Đàn trời. Trong qúa trình tìm hiểu, người viết cũng chỉ đi sâu vào những yếu tố văn hóa, phương diện văn hoá để làm nổi bật hướng nghiên cứu văn hóa học. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ so sánh với các tiểu thuyết khác của nhà văn cũng như một số tác giả khác.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 2

Phạm vi khảo sát của luận văn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Cao Duy Sơn: Đàn trời (Nhà xuất bản Thanh niên, 2010), trong mối liên hệ với các hiện tượng văn hóa, văn học khác ngoài nó.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp các khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học.

- Tìm hiểu các dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Đàn trời để đưa ra một cách nhìn mới, khám phá mới về tác phẩm, từ đó khẳng định giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như đóng góp của nhà văn cho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đai nói chung.

4.2. Đóng góp mới của luận văn

Nghiên cứu Tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, luận văn làm sáng rõ hơn, đầy đủ hơn về góc nhìn văn hóa được nhà văn thể hiện qua sáng tác của mình, từ đó có cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Cao Duy Sơn trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại. Không gian văn hóa; Các mẫu người văn hóa đặc thù trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Huy Sơn.

5. phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp sau:

- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hoá học hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người và xã hội. Nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn với một phạm vi rộng khắp, trong đó văn hóa học văn học nghệ thuật như một tiểu hệ thống. Từ cái nhìn văn hóa, chúng tôi sẽ tìm thấy những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để thực hiện đề tài này, luận văn cần kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, nghiên

cứu dân tộc học... Phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp luận văn giải quyết những vấn đề cần nghiên cứu được thỏa đáng.

Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như phân tích thi pháp tác phẩm, tổng hợp và so sánh…

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm ba phần:

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN CAO DUY SƠN

Chương 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN

Chương 3: MẪU NGƯỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI

CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN

NỘI DUNG

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN CAO DUY SƠN


1.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Cựu Tổng giám đốc Unessco Federico Mayor có đưa ra định nghĩa về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong lời ngỏ của trang Wed về văn hóa vanhoahoc.com cũng đưa ra khái niệm tương tự: “Con người tồn tại trong môi trường văn hóa. Môi trường ấy thể hiện trong không gian và qua thời gian. Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm chất men của không gian văn hóa. Cha ông ta, bản thân ta, rồi con cháu ta, sinh ra trong văn hóa, sống trong văn hóa và chết đi trong thời gian văn hóa. Tất cả những cái ta đã biết, liên quan đến con người thuộc về văn hóa, tất cả những gì chúng ta còn chưa biết liên quan đến con người cũng thuộc về văn hóa. Chính là theo nghĩa đó. Edouard Herriot (1872 - 1957) - nhà khoa học và chính khách, Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp - đã nói câu bất hủ: “Văn hóa là cái còn lại khi ta đã quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả” [33, 1].

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống bao quanh con người, tồn tại hữu thức và cả vô thức trong mỗi chúng ta. Ngay cả những

khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng mang dấu hiệu văn hóa. Nó có thể xấu, có thể tốt, có thể cao cấp, có thể thứ cấp… nhưng tất cả những yếu tố thuộc về con người, mang dấu ấn của con người đều là văn hóa. Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng nằm trong văn hóa.

1.2. Mi quan hệ giữa văn hóa và văn học

Văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ, hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người. “Văn học ở thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của văn hoá, nhưng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ. Trước đây, văn học và văn hóa bị xem xét một cách biệt lập do người ta quan niệm văn học có đặc trưng loại biệt. Bây giờ đặc trưng loại biệt không phải là không còn, nhưng trong nhiều cách tiếp cận thì cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá đang cho thấy đây là một hướng tiếp cận có hiệu quả. Cách tiếp cận này xem văn học như một thành tố trong cấu trúc của tổng thể văn hóa, nó truyền tải, lưu giữ được những giá trị văn hoá” [41, 3]. Trong lịch sử văn học của bất cứ quốc gia nào cũng tồn tại mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Đó là một mối quan hệ hai chiều khăng khít không thể tách rời. Ở đây chúng tôi muốn khẳng định thêm một lần nữa mối quan hệ đó, để có thể thấy hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa là cần thiết.

Có một thời gian dài văn hóa, văn học được đặt ở vị trí ngang bằng, “được coi là quan hệ tương hỗ”, tức là nghiên cứu văn hóa thì dùng văn học làm tư liệu, còn nghiên cứu văn học lại dùng văn hóa để soi chiếu. Gần đây, sau khi Unesco phát động những thập kỷ phát triển văn hóa cùng với thay đổi nhận thức văn hóa, các công trình của M.Bakhtin được giới thiệu, các nhà nghiên cứu đã thống nhất văn hóa là nhân tố chi phối văn học. Văn hóa trở thành một hướng nghiên cứu hiệu quả. Đã có một số tác giả đi theo hướng nghiên cứu này: Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho ThìnTác giả Đỗ Lai Thúy khẳng định: “Văn hóa là một tổng thể, một hệ thống bao

gồm nhiều yếu tố, trong đó có văn học. Như vậy, văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan hệ bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và năng động. Bởi thế, nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống. Trong khi đó hệ thống, nhất là hệ thống văn hóa, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định. Như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không thể tránh khỏi, nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống” [41, 3].

Bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định văn hóa chính là chất liệu để văn học sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của mình, là “sân khấu” để văn học có thể thể hiện nổi bật các giá trị của mình, đồng thời văn hóa cũng là “chìa khoá” để “giải mã” các “ẩn số” nghệ thuật. Mặt khác, văn học lại phản ánh văn hóa, tái tạo mô hình văn hóa qua thế giới nghệ thuật. Chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của văn học trong việc định hướng cho phát triển văn hóa.

Ta có thể ví văn hóa như một dòng sông lớn, còn văn học là nhánh sông nhỏ. Sông lớn có đầy nước thì nhánh sông nhỏ mới đầy, nhánh sông nhỏ lại góp phần điều tiết nước cho sông mẹ. Lịch sử văn học đã chứng minh rõ điều này.

Văn hoá dân gian Việt Nam phong phú, đa dạng. Ta có thể thấy điều đó qua sân khấu dân gian, tranh dân gian, âm nhạcrõ nhất là ở văn học dân gian.

Có thể nói, văn học dân gian chính là nơi bảo lưu văn hóa đầy đủ nhất. Như chúng ta đã thấy, sân khấu dân gian đang dần bị lấn át bởi các loại hình nghệ thuật hiện đại, các làng nghề tranh dân gian đang dần lụi tàn, các giai điệu dân gian ngày càng ít người biết đến thì văn học dân gian vẫn ghi đậm dấu ấn trong tâm thức người Việt. Ở đó người Việt tìm được cội nguồn của mình, tìm được đầy đủ những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc. Không biết từ bao giờ văn hoá đã trở thành “nguồn sữa”, chất liệu cho văn học “lớn lên”. Ta có thể bắt

gặp tục ăn trầu qua truyện cổ tích Trầu cau hay tục làm bánh trưng, bánh dầy ngày tết qua Sự tích bánh trưng bánh dầy. Như vậy, các phong tục tập quán, các yếu tố văn hóa được đưa vào văn học, làm đề tài cho văn học, bảo lưu trong văn học. Mặt khác, văn học lại lý giải các giá trị văn hoá, đồng thời bảo lưu chúng trong trường kỳ lịch sử. Nhờ vậy mà nhiều giá trị văn hóa đã chiến thắng được thời gian đến tận bây giờ.

Văn hoá thời kỳ phong kiến cũng được phản ánh sâu sắc qua các sáng tác văn học. Chúng ta có thể thấy được hào quang của các triều đại phong kiến qua các tác phẩm văn học, thấy được lịch sử qua các trang sách, thấy được cha ông ta đã sống ra sao, chiến đấu thế nàotrong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Qua văn học, chúng ta có thể thấy được bức tranh văn hóa của dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, văn học không thể phản ánh trực tiếp được văn hoá: “...mà chỉ có thể phản ánh thông qua “lăng kính” văn hóa, thông qua “bộ lọc” của các giá trị văn hóa. Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh “gương”, phản ánh một cách trần trụi. Và, có lẽ, cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối phản ánh đặc trưng, phản ánh như người ta nói, có nghệ thuật[41, 3].

Có người cho rằng, chúng ta có thể tìm thấy văn hóa qua sử sách, thậm chí còn rõ hơn văn học. Chúng ta có thể biết người xưa ăn gì, mặc gì, sinh hoạt ra sao một cách cụ thể. Đây là điều không cần bàn cãi nhưng cũng chỉ là một phần, bởi khái niệm văn hóa có nội hàm rất rộng. Sử học có thể tái hiện được những giá trị văn hóa cụ thể nhưng còn những giá trị phi vật chất. Đó là điều khó có thể dựng lại được nếu chỉ qua một mảnh gốm, một lưỡi cày hay lưỡi cuốc. Chẳng hạn như tinh thần yêu nước, tư tưởng nhân đạo. Đó là những truyền thống văn hóa quý giá chỉ có thể thấy được rõ nhất qua hình tượng nghệ thuật văn học. Đó là khả năng phản ánh tuyệt vời của văn học nếu chỉ miêu tả bằng ngôn ngữ thông thường khó có thể thuyết phục được. Mặt khác, có những yếu tố văn hóa từ lâu đã không còn nữa, thời gian đã xoá nhoà nó đi mà sử học cũng không sao tạo dựng lại được, lúc đó họ phải tìm đến các tác phẩm văn thơ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023